BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ HẰNG
DỰ ĐỊNH HIẾN MÁU NHẮC LẠI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG, NĂM 2020
LUẬN VĂN
THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ HẰNG
DỰ ĐỊNH HIẾN MÁU NHẮC LẠI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG, NĂM 2020
LUẬN VĂN
THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS. BÙI THỊ THU HÀ
2. TS. NGÔ MẠNH QUÂN
HÀ NỘI, 2020
I
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp chương trình thạc
sĩ Y tế cơng cộng, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các thầy cơ
trong và ngồi Trường, sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng, cơ quan cơng tác,
bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến GS. TS.
Bùi Thị Thu Hà – Chủ tịch Hội đồng Trường, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường
Đại học Y tế công cộng - giáo viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của tơi, người đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng giá trị và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. BS. Ngô Mạnh Quân – Phó Giám đốc Trung
tâm Máu Quốc Gia, Trưởng khoa Vận động và Tổ chức hiến máu Viện Huyết học –
Truyền máu Trung ương, đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ và góp ý
về mặt chun mơn giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế công
cộng; Ban lãnh đạo Viện Huyết học – truyền máu Trung ương; các anh chị khoa Vận
động và Tổ chức hiến máu, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương; CLB Thanh
niên vận động hiến máu Trường Đại học Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và ln hỗ trợ tơi hồn thành nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tơi vơ cùng biết ơn cha mẹ, những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ, cho tơi nguồn động lực lớn lao để chun
tâm hồn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2020
Nguyễn Thị Hằng
II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I
MỤC LỤC ................................................................................................................ II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... VI
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...............................................................................VII
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................VII
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................. VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Thực trạng về hiến máu nhắc lại ...................................................................4
1.1.1.
Một số khái niệm .................................................................................4
1.1.2.
Tầm quan trọng của hiến máu nhắc lại ...............................................6
1.1.3.
Tình hình tiếp nhận máu ......................................................................8
1.2. Dự định hiến máu nhắc lại ...........................................................................10
1.2.1.
Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến dự định hiến máu nhắc lại
…………………………………………………………………………………...10
1.2.2.
Các yếu tố liên quan đến dự định hiến máu nhắc lại .........................12
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................17
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ....................................................17
1.5. Khung lý thuyết ...........................................................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...............................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................20
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................................20
2.5. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................................21
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................21
2.6.1.
Công cụ thu thập số liệu ....................................................................21
III
2.6.2.
Cách thức thu thập số liệu .................................................................22
2.7. Các biến số nghiên cứu ................................................................................23
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .............................................23
2.9. Phương pháp phân tích số liệu.....................................................................25
2.10. Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...................................................27
3.2. Kiến thức về HMTN, thái độ về HMNL, sự hài lòng về lần hiến máu gần
nhất, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của ĐTNC ...............29
3.2.1.
Kiến thức về hiến máu tình nguyện của ĐTNC ................................29
3.2.2.
Thái độ về hiến máu nhắc lại của ĐTNC ..........................................32
3.2.3.
Sự hài lòng của ĐTNC về lần hiến máu gần nhất .............................36
3.2.4.
Chuẩn mực chủ quan của ĐTNC ......................................................41
3.2.5.
Nhận thức về kiểm soát hành vi của ĐTNC ......................................44
3.3. Mô tả dự định hiến máu nhắc lại .................................................................47
3.3.1.
Dự định hiến máu nhắc lại của đối tượng nghiên cứu ......................47
3.3.2.
Dự định về thời gian tham gia hiến máu nhắc lại .............................48
3.3.3.
Dự định về tần suất hiến máu nhắc lại ..............................................49
3.3.4.
Dự định về địa điểm tham gia hiến máu nhắc lại ..............................50
3.4. Một số yếu tố liên quan đến dự định hiến máu nhắc lại ..............................51
3.4.1.
Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với những người có dự định hiến
máu nhắc lại ......................................................................................................51
3.4.2.
Mối liên quan giữa yếu tố kiến thức, thái độ, sự hài lòng, chuẩn mực
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi với dự định hiến máu nhắc lại ........54
Chương 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................56
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học và thông tin chung về ĐTNC ..............................56
4.2. Dự định hiến máu nhắc lại của ĐTNC ........................................................57
4.3. Một số yếu tố liên quan đến dự định HMNL ..............................................60
4.3.1.
Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân của ĐTNC và dự định HMNL ...60
4.3.2.
Mối liên quan giữa kiến thức của ĐTNC và dự định HMNL ...........61
IV
4.3.3.
Mối liên quan giữa thái độ về HMNL và dự định HMNL ................63
4.3.4.
Mối liên quan giữa sự hài lòng về lần hiến máu gần nhất và dự định
HMNL………… ...............................................................................................64
4.3.5.
Mối liên quan giữa chuẩn mực chủ quan và dự định HMNL ...........65
4.3.6.
Mối liên quan giữa nhận thức về kiểm soát hành vi và dự định
HMNL…… .......................................................................................................67
4.4. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73
PHỤ LỤC .................................................................................................................81
Phụ lục 1: Bảng biến số cụ thể của nghiên cứu.....................................................81
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát ..........................................................................89
Phụ lục 3: Kế hoạch thực hiện nghiên cứu ...........................................................98
V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLB
Câu lạc bộ
ĐHYTCC
Đại học Y tế công cộng
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
HBV
Hepatitis B virus – Virus viêm gan B
HCV
Hepatitis C Virus – Virus viêm gan C
HIV
Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
HMNL
Hiến máu nhắc lại
HMTN
Hiến máu tình nguyện
TNVĐ
Thanh niên vận động
TPB
The Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành vi có kế
hoạch
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình tiếp nhận máu tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2017...............9
Bảng 3.1. Mô tả yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 429) .......................27
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát kiến thức về hiến máu tình nguyện của ĐTNC ............29
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thái độ về hiến máu nhắc lại của ĐTNC .......................32
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về phản ứng của cơ thể mà ĐTNC đã gặp phải trong lần
hiến máu gần nhất .....................................................................................................36
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát trải nghiệm về lần hiến máu gần nhất của ĐTNC ........37
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát chuẩn mực chủ quan của ĐTNC ...................................41
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát nhận thức về kiểm soát hành vi của ĐTNC ..................44
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với dự định hiến máu nhắc lại...........51
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kênh thông tin phổ biến và dự định HMNL của
ĐTNC ........................................................................................................................52
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, sự hài lòng, chuẩn mực chủ quan
và nhận thức kiểm soát hành vi với dự định hiến máu nhắc lại ................................54
VII
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kênh thông tin chủ yếu ĐTNC tiếp cận về HMTN .............................28
Biểu đồ 3.2. Phân bố tổng kiến thức về hiến máu tình nguyện của ĐTNC ..............31
Biểu đồ 3.3. Phân nhóm kiến thức về HMTN của ĐTNC ........................................32
Biểu đồ 3.4. Phân bố tổng điểm thái độ về HMNL của ĐTNC ................................34
Biểu đồ 3.5. Phân nhóm thái độ về HMNL của ĐTNC ............................................35
Biểu đồ 3.6. Phân bố tổng điểm hài lòng về lần hiến máu gần nhất của ĐTNC ......39
Biểu đồ 3.7. Phân nhóm sự hài lòng về lần hiến máu gần nhất của ĐTNC..............40
Biểu đồ 3.8. Phân bố tổng điểm chuẩn mực chủ quan của ĐTNC ...........................42
Biểu đồ 3.9. Phân nhóm chuẩn mực chủ quan của ĐTNC .......................................43
Biểu đồ 3.10. Phân bố tổng điểm nhận thức về kiểm soát hành vi của ĐTNC ........45
Biểu đồ 3.11. Phân nhóm nhận thức về kiểm sốt hành vi của ĐTNC.....................46
Biểu đồ 3.12. Mô tả dự định hiến máu nhắc lại của ĐTNC ......................................47
Biểu đồ 3.13. Mô tả dự định về thời gian tham gia HMNL ......................................48
Biểu đồ 3.14. Mô tả dự định về tần suất tham gia HMNL ........................................49
Biểu đồ 3.15. Mô tả dự định về địa điểm tham gia HMNL ......................................50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) ................12
Hình 1.2. Khung lý thuyết đề xuất ............................................................................19
VIII
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Theo Tổ chức Y tế thế giới, để đảm bảo an toàn truyền máu, ngành y tế cần
dựa trên nền tảng là những người hiến máu tình nguyện (HMTN), nhắc lại thường
xuyên. Do đó, bên cạnh việc vận động cộng đồng để có người hiến máu mới, cần duy
trì ổn định những người hiến máu nhắc lại (HMNL). Sinh viên là lực lượng hiến máu
tiềm năng, tuy nhiên tỷ lệ HMNL của đối tượng này chưa cao. Nghiên cứu “Dự định
hiến máu nhắc lại và một số yếu tố liên quan của sinh viên hệ chính quy Trường
Đại học Y tế công cộng, năm 2020” được thực hiện nhằm mô tả thực trạng và xác
định một số yếu tố liên quan đến dự định HMNL của sinh viên hệ chính quy Trường
Đại học Y tế cơng cộng năm 2020, qua đó giúp cung cấp thơng tin để cải thiện hoạt
động tuyên truyền, vận động HMNL hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cắt ngang mơ tả có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng, phỏng vấn theo bộ câu hỏi cấu trúc được thiết kế trước. Nghiên cứu tiến
hành thu thập số liệu tại Trường ĐHYTCC trên 429 sinh viên hệ đào tạo chính quy
đã từng tham gia HMTN. Kết quả cho thấy, 83,9% sinh viên có dự định sẽ tiếp tục
tham gia HMNL và 16,1% khơng có dự định HMNL trong tương lai. Với những sinh
viên có dự định HMNL, phần lớn lựa chọn sẽ hiến máu trong 3 tháng tới và tần suất
ưu tiên là 6 tháng/lần. Các đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) cho biết các chương trình
HMTN (59,2%) và trường học/nơi làm việc (56,7%) là địa điểm dự định để hiến máu.
Kiểm định Chi-square được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố và
dự định HMNL. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa số lần hiến máu, kiến thức
về HMTN, thái độ về HMNL, sự hài lòng về lần hiến máu gần nhất, chuẩn mực chủ
quan và nhận thức về kiểm soát hành vi với dự định HMNL (p < 0,05). Theo đó
những ĐTNC có số lần hiến máu cao, kiến thức đạt, thái độ tích cực, hài lòng về lần
hiến máu gần nhất, chuẩn mực chủ quan tích cực và nhận thức tốt về kiểm sốt hành
vi có dự định HMNL cao hơn. Từ những kết quả trên, cần đẩy mạnh và cải tiến công
tác truyền thông với nội dung, hoạt động phù hợp với đặc thù của mỗi nhóm đối tượng
khác nhau. Riêng với nhóm người HMNL, cần truyền thơng trọng tâm vào các yếu
tố có liên quan tích cực đến dự định, qua đó giúp tăng tỷ lệ HMNL ở nhóm đối tượng
này.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền máu là một thành phần không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe, góp
phần cứu sống hàng trăm triệu người mỗi năm (1). Tại Mỹ, cần khoảng 36.000 đơn
vị hồng cầu mỗi ngày và cứ sau 2 giây lại có 1 bệnh nhân cần truyền máu (2). Hiện
nay có khoảng 117,4 triệu đơn vị máu được hiến trên toàn cầu mỗi năm (3). Tuy vậy,
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn trong việc bảo đảm nguồn máu ổn định, thiếu hụt các đơn vị máu an toàn,
tỷ lệ hiến máu thấp. Theo khuyến cáo của WHO, đối với một quốc gia, để đạt chuẩn
an toàn về dự trữ máu thì mỗi năm cần tối thiểu khoảng 2% dân số tham gia hiến máu
(4). Tại Việt Nam, năm 2019 cả nước tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu, tương
đương 1,5% dân số tham gia hiến máu, lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình
nguyện (HMTN) là 99% (5). Tuy nhiên, lượng máu thu được hiện nay mới chỉ đáp
ứng khoảng 70% - 75% nhu cầu điều trị. Nghị quyết của Hội đồng Y tế Thế giới được
thông qua năm 2010 nhấn mạnh rằng việc cung cấp các thành phần máu an toàn dựa
trên HMTN là mục tiêu quốc gia quan trọng để ngăn ngừa thiếu máu (6). Đặc biệt
những người hiến máu tình nguyện nhắc lại thường xuyên được coi là nhóm người
hiến máu an tồn nhất vì tỷ lệ mang mầm bệnh lây truyền qua đường máu là thấp nhất
(7). Nguồn cung cấp máu đầy đủ, chất lượng, an tồn, chỉ có thể được đảm bảo dựa
trên nền tảng những người hiến máu nhắc lại (HMNL), hiến máu thường xuyên (7).
Tại Việt Nam, tỷ lệ HMNL mới chỉ đạt 42,5% vào năm 2019 (5), trong khi ở các
nước khác là 75-85% (8).
Những năm qua, phong trào HMTN của thành phố Hà Nội đã không ngừng
lớn mạnh và trở thành điểm sáng trong phong trào HMTN của cả nước. Trong đó sinh
viên và những người trong độ tuổi trẻ là lực lượng hiến máu tiềm năng do có sức
khỏe, thời gian và sự nhiệt tình. Theo thống kê, đối tượng hiến máu ở nước ta hiện
nay chủ yếu là thanh niên, sinh viên (chiếm trên 60%) (9). Đặc biệt, sinh viên là nhóm
có điều kiện tiếp cận thông tin, kiến thức thuận lợi, dễ bị thu hút bởi các hoạt động
cộng đồng như HMTN. Bên cạnh đó họ cịn có vai trị quan trọng trong công tác tuyên
truyền, vận động cộng đồng tham gia HMTN (10). Tuy nhiên, theo TS. Bạch Quốc
2
Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tỷ lệ HMNL trong
sinh viên còn khá thấp, bởi sinh viên hiến máu là hoạt động phong trào. Khi các bạn
sinh viên đến những năm cuối hoặc sau khi tốt nghiệp đi làm thì ít tham gia hiến máu
hơn. Theo nghiên cứu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trên sinh viên
năm cuối của 6 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỷ lệ sinh viên dự định
sẽ HMNL sau khi ra trường chỉ đạt 57,4% (10). Vì vậy cần phải tăng tỷ lệ HMNL
cao hơn trong nhóm đối tượng này.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên các địa bàn khác nhau cho thấy hành vi
hiến máu nhắc lại trong tương lai có thể được dự đoán được từ việc dự định hiến
máu nhắc lại với độ chính xác đáng kể (11-13). Vì vậy, nếu thúc đẩy được các yếu
tố có liên quan tích cực đến dự định HMNL có thể giữ chân những người đã từng
hiến máu tiếp tục tham gia HMNL trong tương lai. Trên thế giới đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến dự định HMNL trên các đối
tượng dân số khác nhau (14-18). Trong khi đó, tại Việt Nam các nghiên cứu đa số
mới chỉ tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến hành
vi HMTN mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu về dự định HMNL cũng như yếu tố có
liên quan. Tại Trường Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC), sinh viên tích cực tham
gia và quan tâm đến phong trào HMTN. Tuy nhiên tại trường, chưa có bất kỳ nghiên
cứu nào về HMTN nói chung cũng như HMNL nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn và
những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Dự định hiến máu nhắc lại và
một số yếu tố liên quan của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Y tế cơng
cộng, năm 2020” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả dự định hiến máu nhắc lại của sinh viên hệ
chính quy Trường Đại học Y tế công cộng năm 2020; (2) Xác định một số yếu tố liên
quan đến dự định HMNL của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Y tế công cộng
năm 2020, nhằm đưa ra cơ sở khoa học, cung cấp bằng chứng để cải thiện hoạt động
vận động hiến máu hiệu quả hơn qua đó tăng tỷ lệ HMNL ở sinh viên.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả dự định hiến máu nhắc lại của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Y tế
công cộng năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến dự định hiến máu nhắc lại của sinh viên hệ
chính quy Trường Đại học Y tế công cộng năm 2020.
4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Thực trạng về hiến máu nhắc lại
Máu và các sản phẩm máu là một nguồn tài nguyên quốc gia độc đáo và quý
giá vì chúng chỉ có thể lấy được từ người hiến máu hoặc hiến các thành phần của
máu. Hầu hết các quốc gia rất cần sự gia tăng đáng kể số người đủ điều kiện và sẵn
sàng hiến máu để đảm bảo cung cấp ổn định các sản phẩm máu an toàn, đủ để đáp
ứng nhu cầu quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên đoàn Chữ thập đỏ và
Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), Hội đồng Châu Âu, Hiệp hội Truyền máu Quốc
tế, Liên đoàn các Tổ chức người Hiến máu Quốc tế và hầu hết các quốc gia khác đã
đề nghị rằng việc hiến máu nên là tự nguyện, khơng được trả thù lao và khơng nên có
bất kỳ sự sự ép buộc nào đối với người hiến máu (19).
1.1.1. Một số khái niệm
Hiến máu: là quá trình mà một người tự nguyện cho máu hoặc các thành phần
của máu (tiểu cầu, huyết tương,…). Máu sau khi được thu thập có thể dùng để truyền
hoặc trải qua một quá trình dược - sinh học gọi là “phân tách” tạo ra các chế phẩm
máu (WHO, 2005).
Phân loại hiến máu theo WHO: Theo WHO, người hiến máu được chia làm
3 nhóm: Hiến máu có nhận tiền/bán máu; hiến máu gia đình/thay thế; hiến máu tình
nguyện:
-
Hiến máu có nhận tiền hoặc bán máu: hiến máu để được nhận tiền hoặc các
lợi ích khác đáp ứng nhu cầu cơ bản; hoặc có thể được bán, chuyển đổi thành
tiền mặt hoặc chuyển cho người khác. Họ thường cho máu thường xuyên và
thậm chí có thể có hợp đồng với ngân hàng máu để cung cấp máu với mức phí
thỏa thuận. Ngồi ra, họ có thể bán máu của mình cho nhiều ngân hàng máu
hoặc tiếp cận gia đình bệnh nhân và cố gắng bán máu của họ bằng cách đóng
giả là người hiến máu gia đình/thay thế (19).
-
Hiến máu gia đình/thay thế: là những người hiến máu khi được yêu cầu bởi
một thành viên trong gia đình hoặc cộng đồng. Trong đa số các trường hợp là
người thân của bệnh nhân được bệnh viện yêu cầu hiến máu. Nhưng trong một
5
số cơ sở y tế, bệnh nhân phải truyền máu khi nhập viện khẩn cấp hoặc trước
khi phẫu thuật theo kế hoạch phải bắt buộc cung cấp một số lượng cụ thể người
hiến thay thế. Mặc dù người hiến máu không được trả tiền bởi cơ sở truyền
máu hoặc bệnh viện, nhưng có thể được trả tiền ẩn (tiền hoặc các hình thức trả
tiền khác) bởi gia đình bệnh nhân (19). Có hai dạng cơ bản trong hệ thống này.
Đầu tiên là người nhà bệnh nhân cho một lượng máu tương ứng với lượng máu
cần cho người thân của họ. Lượng máu này được đưa vào kho máu chung của
ngân hàng máu và chúng sẽ được sử dụng khi cần thiết. Người hiến máu không
được biết về người nhận máu của họ. Dạng thứ 2 được biết đến là người cho
máu trực tiếp. Người cho máu yêu cầu một cách rõ ràng máu của họ phải được
cho bệnh nhân có tên này, có lẽ vì họ sợ sự khơng an tồn của máu từ những
người mà họ khơng biết. Mặc dù vậy, cho máu trực tiếp không được WHO
ủng hộ (20).
-
Hiến máu tình nguyện: Người cho máu tồn phần, huyết tương hoặc các thành
phần máu khác một cách tự nguyện và khơng nhận tiền hay các vật phẩm khác
có giá trị tương đương. Thậm chí ngay cả với thời gian nghỉ lao động, ngoại
trừ điều đó là hợp lý với thời gian cho máu và đi lại. Điều động viên, cổ vũ
duy nhất đối với họ là được giúp đỡ người bệnh mà khơng vì bất kỳ một lợi
ích cá nhân nào. Những chi tiết sau không được coi là hình thức trả tiền hoặc
thay thế cho tiền như:
Vật lưu niệm nhỏ để công nhận hoặc biểu dương, đánh giá, ví dụ như huy
hiệu hoặc bằng khen và nó khơng có bất kỳ một giá trị mua bán nào.
Khoản tiền hoàn trả trực tiếp cho việc đi lại mà đã được cam kết một cách
rõ ràng khi được đề nghị đến cho máu.
Bữa ăn nhẹ ngay trước, trong hoặc sau khi hiến máu (21).
Người hiến máu tình nguyện được phân làm các nhóm dựa theo tần suất và số
lần hiến máu (22):
Người hiến máu mới: là người hiến máu tình nguyện chưa có lần hiến máu
nào trước thời điểm đăng ký.
6
Người hiến máu không thường xuyên (ngắt quãng): là người hiến máu tình
nguyện đã từng hiến máu nhưng đã ngừng hiến trên 12 tháng hoặc hiến
máu không thường xuyên.
Người hiến máu nhắc lại: là người hiến máu tình nguyện lặp lại sau
khoảng thời gian quy định kể từ ngày hiến máu lần trước đó (ở nước ta là
84 ngày) và trong vịng 12 tháng.
Người hiến máu tình nguyện thường xuyên là người hiến máu tình nguyện
đã từng hiến máu mà khơng có thời gian ngắt qng q dài (12 tháng)
giữa hai lần hiến máu, có ít nhất 3 lần hiến máu trước đó, lần cuối cùng vào
năm trước đó.
1.1.2. Tầm quan trọng của hiến máu nhắc lại
Truyền máu và các sản phẩm máu giúp cứu sống hàng trăm triệu người mỗi
năm, kể cả trong những trường hợp khẩn cấp như xung đột, thiên tai và sinh nở. Nó
có thể giúp bệnh nhân bị các tình trạng đe dọa tính mạng sống lâu hơn, có chất lượng
cuộc sống cao hơn, và hỗ trợ các thủ thuật y tế, phẫu thuật phức tạp. Truyền máu là
một dịch vụ cốt lõi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, do đó người hiến máu có vai
trị vơ cùng quan trọng đối với sức khỏe, sự sống của người khác. Tuy nhiên, ở nhiều
quốc gia, nhu cầu vượt quá nguồn cung nên các cơ sở truyền máu phải đối mặt với
thách thức kép là vừa phải cung cấp đủ máu, đồng thời phải đảm bảo chất lượng, an
toàn của máu và các sản phẩm máu cho bệnh nhân. Nguồn cung cấp máu cần phải
được bổ sung liên tục vì máu và các thành phần máu có thời hạn sử dụng hạn chế (1).
Người hiến máu tình nguyện được cơng nhận là rất quan trọng cho sự an toàn
và bền vững của nguồn cung cấp máu quốc gia. Những người hiến máu tình nguyện,
đặc biệt là những người HMNL thường xuyên, là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc
ngăn ngừa lây truyền HIV, virus viêm gan và các bệnh nhiễm trùng đường máu khác
thông qua con đường truyền máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người
HMNL thường xuyên được chứng minh là an toàn hơn những người hiến máu lần
đầu do có nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu thấp hơn (23-25). Vì vậy, so
với việc tuyển chọn người hiến máu mới thì việc giữ chân người hiến máu hiện tại
7
quay trở lại hiến máu thường xuyên là điều cần thiết để hơn duy trì nguồn cung cấp
máu đầy đủ (26, 27). Ở một số quốc gia, bệnh nhân có thể thích sự hiến máu trực tiếp
của các thành viên gia đình hoặc bạn bè hơn là người lạ, vì họ tin rằng điều này sẽ
giúp loại bỏ các nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm (28). Tuy nhiên, một số
nghiên cứu đã báo cáo rằng tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm ở người hiến máu gia
đình/thay thế và người hiến máu nhận tiền cao hơn so với người hiến máu tình nguyện
(29, 30). Bên cạnh đó, đối tượng hiến máu thay thế, gia đình hoặc bạn bè của bệnh
nhân hiếm khi có thể đáp ứng nhu cầu lâm sàng về máu, còn người hiến máu nhận
tiền/bán máu lại đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn cũng như sức khỏe
của người nhận và cả người hiến. Người hiến máu tình nguyện thường xun được
cơng nhận là đối tượng an tồn nhất vì họ được thúc đẩy bởi lòng vị tha và mong
muốn giúp đỡ người khác cùng ý thức về nghĩa vụ đạo đức hoặc trách nhiệm xã
hội. Phần thưởng duy nhất họ nhận được là sự hài lòng cá nhân, lòng tự trọng và niềm
tự hào. Vì vậy, nếu khơng có một hệ thống cung cấp máu dựa trên hiến máu tình
nguyện, đặc biệt là hiến máu tình nguyện nhắc lại thường xuyên, thì khơng quốc gia
nào có thể cung cấp máu đầy đủ và an toàn cho tất cả bệnh nhân cần truyền máu.
Trong một chương trình hiến máu, người hiến máu tình nguyện, đặc biệt là
người HMNL sẽ được thơng báo đầy đủ về các tiêu chí lựa chọn người hiến máu, do
đó họ có thể trì hỗn hiến máu tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu họ không đủ điều kiện.
Điều này cũng dẫn đến ít lãng phí máu hiến và các chi phí liên quan hơn, bởi vì ít đơn
vị máu xét nghiệm dương tính với các bệnh lây truyền qua đường máu cần phải được
loại bỏ. Tỷ lệ các dấu hiệu nhiễm trùng trong số các đơn vị máu được hiến không chỉ
là một chỉ số về nguy cơ tương đối của bệnh lây truyền qua đường máu, mà cịn ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng máu. Ví dụ, ở Mỹ Latinh và Caribê, khoảng 240.000
đơn vị máu đã bị loại bỏ vào năm 2005 vì các xét nghiệm sàng lọc trong phịng thí
nghiệm cho thấy bằng chứng nhiễm trùng. Với chi phí ước tính cho các nguồn cung
cấp cơ bản là 56 đô la Mỹ mỗi đơn vị, điều này dẫn đến khoản lỗ 13,4 triệu đô la Mỹ
(29).
8
Bên cạnh đó, những người hiến máu tình nguyện cịn đóng vai trị quan trọng
trong việc tun truyền, vận động và tuyển chọn người hiến máu trong cộng
đồng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ảnh hưởng tích cực từ những người hiến máu là
một trong những chiến lược hiệu quả nhất để tuyển dụng người hiến máu (31). Người
hiến máu tình nguyện cũng đóng vai trị như tác nhân tích cực trong việc tăng cường
sức khỏe. Ngồi việc thực hành lối sống lành mạnh, họ còn giúp xây dựng cộng đồng
lành mạnh thông qua ảnh hưởng của họ với các đồng nghiệp và gia đình. Ngay cả
những người hiến máu khơng cịn khả năng hiến do tuổi tác hoặc điều kiện y tế thì họ
vẫn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiến máu tình nguyện
trong gia đình, nơi làm việc và cộng đồng của họ.
1.1.3. Tình hình tiếp nhận máu
Trên thế giới:
Khoảng 117,4 triệu đơn vị máu hiến tặng được thu thập trên tồn cầu mỗi
năm. Trong đó, 42% số lượng máu này được thu thập ở các quốc gia có thu nhập cao,
nơi có ít hơn 16% dân số thế giới. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều bệnh nhân cần truyền
máu khơng được tiếp cận kịp thời với các sản phẩm máu và máu an toàn.
Sự gia tăng của 11,6 triệu người hiến máu tình nguyện đã được báo cáo từ năm
2008 đến 2015. Trong đó, 78 quốc gia đã báo cáo hơn 90% nguồn cung cấp máu của
họ từ những người hiến máu tình nguyện, trong số đó 56 quốc gia có 100% lượng
máu cung cấp từ những người hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, ở 58 quốc gia, nguồn
cung cấp máu đến từ những người hiến máu tình nguyện chỉ đạt dưới 50%. Phần lớn
nguồn cung cấp máu của họ vẫn phụ thuộc vào gia đình/người thay thế và người hiến
máu được trả tiền (7).
Theo số liệu thống kê (tính đến 31/12/2008), trên thế giới đã có 54 quốc gia
đạt 100% người hiến máu tình nguyện khơng lấy tiền, nhiều quốc gia đạt tỷ lệ người
hiến máu tình nguyện trên số dân cao như: Nhật Bản 6,8%, Australia 5,81%, Thụy Sĩ
10%, Hồng Kông 2,3%, Malaysia 2,0%, Singapore 2,3%. Nhiều nước trong khu vực
đã đạt 100% nguồn cung cấp máu từ người hiến máu tình nguyện như: Thái Lan,
Malaysia, Singapore (32).
9
Tại Việt Nam:
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo vận động HMTN quốc gia, giai đoạn 2008 –
2017 toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được 9.212.670 đơn vị máu, quy đổi là
10.175.048 đơn vị máu 250 ml (tương đương với 2.543.762 lít máu) cho điều trị:
Bảng 1.1. Tình hình tiếp nhận máu tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến 2017
(*)
TT
Nội dung
1
Kết quả tiếp nhận máu (đơn
vị)
2
Đơn vị máu quy đổi (250
ml) (*)
3
Tỷ lệ HMTN
4
5
Năm 2008
518.325
Năm 2012
Năm 2017
912.310
1.342.354
1.073.020
1.456.958
71,6%
91%
98%
Tỷ lệ HMTN nhắc lại
26,5%
39,4%
41,5%
Tỷ lệ dân số hiến máu
0,61%
1,03%
1,57%
Ghi chú: Tính quy đổi: 1 đơn vị máu 350 ml tương đương 1,4 đơn vị 250ml.
Theo đó, số đơn vị máu tiếp nhận tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước và
đạt chỉ tiêu đề ra, với mức tăng trung bình hàng năm là 8,5%. Đến năm 2012 tăng gấp
gần 2 lần và đến năm 2017 tăng hơn gần 3 lần so với năm 2008. Đồng thời, số đơn vị
máu của người HMTN ngày càng chiếm ưu thế và số đơn vị máu của người hiến máu
nhận tiền và người nhà cho máu ngày càng giảm mạnh; tỷ lệ dân số hiến máu liên tục
tăng; tỷ lệ HMTN nhắc lại cũng tăng đều hàng năm (32). Theo thống kê năm 2019,
toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu (tỷ lệ đơn vị máu
thể tích từ 350 ml trở lên đạt trên 44%). Trong đó, 99% lượng máu tiếp nhận từ người
hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu, tỷ lệ HMNL
đạt 42,5% (5). Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu mới chỉ sử dụng túi máu thể tích là 250
ml/mỗi lần hiến máu. Cụ thể, trong năm 2017, toàn quốc tiếp nhận được 57,54% số
máu 250 ml, 40,88% số máu 350 ml, và 1,5% số máu 450 ml. Trong khi đó, hầu hết
10
các nước trên thế giới đều đang tiếp nhận từ 350-450 ml/ mỗi lần hiến máu. Nếu mới
dừng lại ở mức tính đơn giản này, số liệu của Việt Nam sẽ khó được sử dụng vào
bảng tổng hợp báo cáo của các nước trên thế giới. Vì phần lớn mới tiếp nhận ở mức
250 ml/lần hiến nên khi tính tốn số lượng máu có thể cao nhưng tính theo tiêu chuẩn
quốc tế chúng ta mới chỉ đạt được khoảng một nửa (9).
Kết quả vận động và tiếp nhận máu trong 10 năm từ 2008 - 2017 tuy đã đạt
được những thành tích đáng khích lệ, nhưng lượng máu thu được hàng năm (theo
khuyến cáo của WHO) mới đáp ứng từ 70 - 75% nhu cầu cấp cứu và điều trị; ở nhiều
địa phương tỷ lệ dân số hiến máu thấp dưới 1%. Nguồn máu tiếp nhận vẫn chưa đạt
100% từ người hiến máu tình nguyện. Tỷ lệ đơn vị máu hiến thể tích trên 250 ml cịn
thấp, chiếm khoảng 50%. Vẫn cịn tình trạng thiếu nguồn cung cấp máu vào mùa hè
và dịp tết Nguyên đán hàng năm (32). Theo TS. Bạch Quốc Khánh (Viện trưởng Viện
Huyết học - Truyền máu Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động
hiến máu tình nguyện) cho biết, truyền máu là biện pháp điều trị có thể cứu sống
người bệnh nhưng luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cho người bệnh. Đặc biệt, trong
đó có việc lây nhiễm các mầm bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai.
Một trong những giải pháp quyết định và bền vững cho việc nhận nguồn hiến máu an
tồn đó là tích cực xây dựng và duy trì được nguồn người HMNL thường xuyên.
1.2.
Dự định hiến máu nhắc lại
Hiến máu nhắc lại: là hành vi hiến máu lặp lại trong vòng 12 tháng và đảm
bảo khoảng thời gian quy định tối thiểu 3 tháng kể từ ngày hiến máu lần trước đó.
Xuất phát từ khái niệm “Dự định hành vi” (Behavior intention) là khả năng
nhận thức của một người về xác suất mình sẽ thực hiện một hành vi (Theory of
Reasoned Action - Ajzen and Fishbein, 1980; Fishbein and Ajzen, 1975). Trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm: “Dự định hiến máu nhắc lại là khả
năng nhận thức của một người về xác suất mình sẽ tiếp tục hiến máu sau khoảng
thời gian 3 tháng trở lên kể từ ngày hiến máu trước đó”.
1.2.1.
Khung lý thuyết các yếu tố liên quan đến dự định hiến máu nhắc lại
11
Một trong những khung lý thuyết được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
tìm hiểu yếu tố liên quan đến dự định thực hiện hành vi xã hội là lý thuyết hành vi có
kế hoạch (The Theory of Planned Behavior - TPB) được xây dựng bởi Ajzen vào năm
1991 bổ sung từ Thuyết Hành động hợp lý của Fishbein năm 1967. Nhiều nghiên cứu
được thực hiện để thử nghiệm mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) trong bối
cảnh hiến máu cho thấy tính ứng dụng cao trong việc giải thích các mối liên quan đến
dự định và hành vi hiến máu nhắc lại (16-18, 33-36).
Trong lý thuyết này, tác giả cho rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải
thích bởi dự định thực hiện hành vi đó (intention). Và dự định thực hiện hành vi sẽ
chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố chính là: thái độ đối với hành vi (attitude - đánh giá
hành vi tích cực hay tiêu cực của một cá nhân), chuẩn mực chủ quan (subjective nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội và do đó phản ánh niềm tin về những kỳ vọng
chuẩn mực của người khác, người quan trọng với mình) và nhận thức về kiểm soát
hành vi (perceived behavioral control) (37). Nhận thức về kiểm soát hành vi là yếu tố
được Ajzen bổ sung thêm vào thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen năm
1975 như một yếu tố ảnh hưởng thứ 3 đến dự định thực hiện hành vi, được hiểu là sự
dễ dàng hoặc khó khăn liên quan đến việc thực hiện một hành vi. Khái niệm này liên
quan mật thiết với khả năng kiểm soát hành vi của một người và mức độ tự tin cá
nhân về việc có thể thực hiện hoặc khơng thực hiện hành vi đó (35, 38). Theo tổng
quan hệ thống trên 20 nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến dự định HMNL của
tác giả Nguyễn Thị Thi Anh và cộng sự tiến hành năm 2016 cho thấy kết quả rằng lý
thuyết hành vi có kế hoạch được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu về dự định
HMNL để giải thích cho động lực/rào cản, các yếu tố liên quan đến dự định HMNL
hoặc hành vi quay trở lại hiến máu (22).
12
Thái độ
(Attitude)
Chuẩn mực chủ quan
(Subjective norm)
Dự định
(Intention)
Hành vi
(Behavior)
Nhận thức về kiểm sốt
hành vi
(Preceived Behavioral
Control)
Hình 1.1. Mơ hình Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991)
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến dự định hiến máu nhắc lại
Thái độ (Attitude) là đánh giá hành vi tích cực hay tiêu cực của một cá nhân,
được xem là phản ánh niềm tin về kết quả có thể xảy ra khi thực hiện hành vi. Nghiên
cứu tổng quan hệ thống của tác giả Bagot năm 2016 tổng hợp 38 nghiên cứu cho kết
quả: thái độ tích cực đối với hiến máu có mối liên quan tới dự định HMNL (15). Năm
2015, tác giả Anadil Faqah tiến hành nghiên cứu về dự định hiến máu của sinh viên
Y khoa tại Pakitstan thông qua việc sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch. Nghiên
cứu cho kết quả rằng, thái độ là một trong các yếu tố có liên quan nhiều nhất đến dự
định tham gia hiến máu của sinh viên (33). Tổng quan nghiên cứu khác của Benall
năm 2013 với 47 nghiên cứu (24 nghiên cứu tương quan dự đoán về hành vi hiến máu
và 37 nghiên cứu về ý định hiến máu) cũng chỉ ra kết quả tương tự (39).
Sự hài lòng khi hiến máu (Donation Satisfaction) là phản ứng, đánh giá của
người hiến máu khi tham gia hiến máu (chuyên môn của cán bộ y tế, thái độ của cán
bộ y tế, thời gian hiến máu, các phản ứng của cơ thể,…), đặc biệt là trong lần hiến
máu gần nhất (22). Sự hài lịng khơng phải là một yếu tố quyết định trực tiếp đến dự
định HMNL và không xuất hiện trong mơ hình gốc của TPB, nhưng nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng sự hài lịng của người hiến máu có tương quan với dự định quay trở
lại hiến máu trong tương lai thơng qua thái độ (16, 40).
Cũng có nhiều nghiên cứu khác tập trung chủ yếu vào yếu tố hài lòng của
người hiến máu với dự định HMNL. Nghiên cứu của Christian Weidmann trên 6,600
13
người hiến máu tại Đức cho thấy trong những người hiến máu có kinh nghiệm và rất
có kinh nghiệm, có một mối liên hệ quan trọng giữa sự hài lòng với dự định quay trở
lại hiến máu trong tương lai (41). Nghiên cứu của tác giả Dorothy D. Nguyễn và cộng
sự năm 2013 cho kết quả tương tự (p = 0,002). Trong số những người HMNL, sự hài
lòng hiện tại có tương quan với sự hài lịng ở trải nghiệm hiến máu lần gần nhất của
họ (p < 0,001) (40). Nghiên cứu của tác giả Christopher R. France và cộng sự năm
2013 cũng cho thấy sự hài lòng là yếu tố có liên quan trực tiếp đến dự định HMNL
(42). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng biến số “Sự hài lòng về lần hiến máu
gần nhất” là một trong các yếu tố được cho rằng có liên quan đến dự định HMNL.
-
Các phản ứng sức khỏe khi tham gia hiến máu (Blood donation reactions
inventory): bao gồm cả các phản ứng vật lý trong và sau khi hiến máu, nỗi lo
lắng, sợ đau, sợ kim đâm khi tham gia hiến máu,... Nghiên cứu của France năm
2004 trên 1,052 người hiến máu tình nguyện chỉ ra rằng phản ứng của cơ thể
khi hiến máu (ví dụ, ngất, chóng mặt, vã mồ hơi, lo lắng,…) làm giảm ý định
HMNL trong vịng 1 năm tới, nhất là với người hiến máu lần đầu tiên (43).
Tác giả tiếp tục tiến hành một nghiên cứu khác vào năm 2008 và cho ra kết
quả rằng sự lo lắng gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến dự định HMNL. Bên
cạnh đó sự lo lắng cịn gián tiếp ảnh hưởng đến dự định HMNL (thông qua
việc làm tăng khả năng đau do kim lấy máu; tăng khả năng phản ứng của cơ
thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sự hài lòng của người hiến) (44). Nghiên cứu
cắt ngang tại Mỹ trên 7905 người hiến máu (61% là người HMNL, 39% người
hiến máu lần đầu) năm 2008 của Karen S. Schlumpf cho thấy tác động vật lý
diễn ra trong q trình hiến máu càng ít và được xử lý tốt thì dự định hiến máu
càng tăng (13). Barbara M. Masser và cộng sự thực hiện nghiên cứu về ảnh
hưởng của phản ứng hiến máu đến dự định HMNL trên 1,848 người hiến máu
vào năm 2016. Kết quả khẳng định ảnh hưởng tiêu cực của các phản ứng vật
lý đến dự định HMNL. Cụ thể, phản ứng vật lý làm giảm dự định tiếp tục hiến
máu toàn phần trong tương lai (45). Nghiên cứu tổng quan hệ thống của tác
giả Nguyễn Thị Thi Anh năm 2016 cho kết quả rằng tác động của các phản
ứng khi hiến máu ảnh hưởng đến dự định HMNL ở người hiến máu (22).
14
-
Trải nghiệm trong lần hiến máu trước đó (Past donation): Yếu tố này liên
quan nhiều đến việc hiến máu nhắc lại. Nghiên cứu do Mauka và cộng sự đo
lường được tại Tanzania năm 2015 trên 454 người hiến máu chỉ ra rằng người
có trải nghiệm tốt từ lần hiến máu trước đó có liên quan đáng kể đến việc
HMNL (12). Các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng xử lý tốt những người
hiến máu trong tồn bộ q trình hiến sẽ làm tăng khả năng trở lại của họ và
xây dựng dự định cao để HMNL (40). Nghiên cứu của France năm 2007 cũng
cho biết cần xem xét yếu tố trải nghiệm về lần hiến máu trước đối với thái độ
của người hiến máu trong mơ hình mở rộng của lý thuyết hành vi có kế hoạch
trong việc dự đốn ý định HMNL (16). Nghiên cứu của tác giả Dorothy D.
Nguyễn và cộng sự năm 2008 cho kết quả sự hài lịng với quy trình hiến máu
hiện tại có liên quan đáng kể đến dự định quay trở lại hiến máu trong tương
lai (p = 0,002) (40).
Chuẩn mực chủ quan (Subjective norm): là nhận thức của cá nhân về áp
lực xã hội, do đó phản ánh niềm tin về những kỳ vọng chuẩn mực của người khác
(46). Chuẩn mực chủ quan cho thấy sự ảnh hưởng của người xung quanh như người
thân trong gia đình, bạn bè, thầy cơ, chủ lao động, đồng nghiệp, những người quan
trọng, v.v… đến quan điểm, hành vi của mỗi người (niềm tin về việc những người
quan trọng khác có tán thành một hành vi hay khơng và liệu sự tán thành đó có giá trị
hay khơng). Nói cách khác chuẩn mực chủ quan như “tập tục”, “thói quen”, “áp lực
xã hội” do xã hội đặt ra và các cá nhân trong cộng đồng có xu hướng tuân theo những
chuẩn mực xã hội đặt ra đó. Do đó, một người càng tin tưởng mạnh mẽ rằng những
người quan trọng khác chấp nhận họ tham gia hiến máu, họ càng có ý định hiến máu
(22, 35). Năm 2005, tác giả Lemmens tiến hành nghiên cứu cắt ngang trên đối tượng
sinh viên tại Hà Lan, sử dụng mơ hình mở rộng của TPB để tìm hiểu các yếu tố liên
quan đến dự định hiến máu của sinh viên, kết quả cho thấy chuẩn mực chủ quan là
một trong những những yếu tố dự định trở thành người hiến máu (35). Nghiên cứu
của Veldhuizen năm 2011 trên 11.480 người hiến máu cho thấy “chuẩn mực chủ
quan” có đóng góp khơng nhỏ vào việc dự đốn ý định hiến máu trong tương lai (47).
15
Nghiên cứu của France năm 2014 trên 1.080 sinh viên đại học cũng cho ra kết quả
tương tự (48).
Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived behavioral control): được hiểu là
sự dễ dàng hoặc khó khăn liên quan đến việc thực hiện một hành vi (49). Ajzen và
cộng sự đã phát triển thêm khung lý thuyết khi bổ sung yếu tố nhận thức kiểm soát
hành vi như một yếu tố ảnh hưởng thứ 3 đến dự định thực hiện hành vi. Điều này
được hiểu rằng những dự định của cá nhân sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu họ tin rằng
mình có khả năng kiểm sốt tốt một hành vi cụ thể. Khái niệm này liên quan mật thiết
với khả năng kiểm soát hành vi của một người và mức độ tự tin cá nhân về việc có
thể thực hiện hoặc khơng thực hiện hành vi đó (35, 38). Nghiên cứu của tác giả Anadil
Faqah năm 2015 trên 391 sinh viên Y khoa tại 4 trường đại học tại Pakitstan với mục
đích tìm hiểu về dự định hiến máu của họ thơng qua việc sử dụng lý thuyết hành vi
có kế hoạch đã cho kết quả rằng, nhận thức về kiểm sốt hành vi là một trong các yếu
tố có liên quan nhiều nhất đến dự định tham gia hiến máu của sinh viên (33). Năm
2013, tác giả Conner đã thực hiện nghiên cứu trên 1108 người đã từng hiến máu cho
kết quả, nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố dự báo việc có ý định HMNL trong 6
tháng tới (50). Nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh rằng nhận thức kiểm soát hành
vi thường là yếu tố dự báo cá nhân mạnh mẽ về ý định HMNL trong tương lai (15,
39, 48, 49).
Yếu tố cá nhân: Với dự định HMNL, yếu tố nhân khẩu học thuộc về cá nhân
là đầu vào để cung cấp thông tin về đối tượng nghiên cứu, để các tác giả có thể so
sánh, đo lường các biến liên quan khác trong các nghiên cứu (22).
-
Tuổi: Nhóm tuổi là yếu tố được các nhà nghiên cứu lưu ý khi đo lường sự ảnh
hưởng của các yếu tố nhân khẩu học lên dự định HMNL (22). Nghiên cứu tổng
quan hệ thống từ 61 bài báo của Bednall năm 2013 chỉ ra rằng các yếu tố tiền
đề thể hiện mối liên hệ tích cực với hành vi hiến máu bao gồm số lần hiến máu
trong quá khứ và tuổi của người hiến máu (39). Một nghiên cứu thuần tập với
4.112 người HMNL của S. A. Mousavi năm 2014 đã củng cố hơn về mối liên
quan giữa biến nhân khẩu học và dự định HMNL. Dự định hiến máu bị ảnh