Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh nội trú tại bệnh viện y dược học dân tộc năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 130 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HÀ THỊ THƯY DIỄM

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
CÔNG TÁC CHĂM SĨC CỦA ĐIỀU DƢỠNG VỚI NGƢỜI
BỆNH NỘI TRƯ TẠI VIỆN Y DƢỢC HỌC DÂN TỘC
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

HÀ THỊ THƯY DIỄM

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
CÔNG TÁC CHĂM SĨC CỦA ĐIỀU DƢỠNG VỚI NGƢỜI
BỆNH NỘI TRƯ TẠI VIỆN Y DƢỢC HỌC DÂN TỘC
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01
HDKH: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN HƢNG

HÀ NỘI - 2019



i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ ................................................ v
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chƣơng 1 .......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4
1.1.

Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 4

1.1.1. Các khái niệm chung. ....................................................................................... 4
1.1.2. Các khái niệm về điều dƣỡng ........................................................................... 5
1.1.3. Một số học thuyết liên quan ............................................................................ 6
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của điều dƣỡng ............................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu về thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dưỡng đối với
người bệnh nội trú ................................................................................................... 10
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................... 10
1.2.2 Tại Việt Nam ................................................................................................... 11
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc của điều dưỡng ............................ 14
1.3.1. Yếu tố cá nhân ................................................................................................ 14
1.3.2. Áp lực cơng việc ............................................................................................. 15
1.3.3. Chính sách và mơi trƣờng làm việc ................................................................ 17
1.4. Giới thiệu viện y dược học dân tộc .................................................................. 19
1.5. Khung lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu .................................................... 20


Chƣơng 2 ........................................................................................................ 22


ii

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.2. Thời gian v đ a điểm nghiên cứu ................................................................... 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.4. Cỡ mẫu v phương pháp chọn mẫu ................................................................ 23
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lƣợng ...................................................................... 23
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính ......................................................................... 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 24
2.5.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................................ 24
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu định lƣợng............................................................... 24
2.5.3. Công cụ thu thập số liệu định tính .................................................................. 26
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 26
2.6.1. Số liệu định lƣợng .......................................................................................... 26
2.6.2. Thơng tin định tính ......................................................................................... 27
2.7. Các biến số trong nghiên cứu .......................................................................... 27
2.7.1 Bảng biến số phỏng vấn qua bộ công cụ ......................................................... 27
2.7.2 Bảng biến số qua phỏng quan sát trực tiếp ...................................................... 28
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................... 32
2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá qua khảo sát ý kiến của điều dƣỡng viên ...................... 32
2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá qua quan sát trực tiếp của điều dƣỡng viên .................. 33
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 35

Chƣơng 3 ........................................................................................................ 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37

3.1. Mô tả thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dưỡng ..................................... 37
3.1.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 37
3.1.2. Thực thực trạng cơng tác chăm sóc ngƣời bệnh ............................................. 38
3.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc điều dưỡng................................ 50


iii
3.2.1. Yếu tố cá nhân điều dƣỡng viên ..................................................................... 50
3.2.2. Yếu tố ảnh hƣởng từ áp lực công việc ............................................................ 50
3.3. Sai số của nghiên cứu v cách khắc phục ...................................................... 60
3.3.1. Hạn chế, sai số của nghiên cứu ...................................................................... 60
3.3.2. Cách khắc phục............................................................................................... 61

Chƣơng 4 ........................................................................................................ 62
BÀN LUẬN .................................................................................................... 62
4.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc bệnh nhân .................................................... 62
4.1.1. Công tác dinh dƣỡng ...................................................................................... 62
4.1.2. Công tác vệ sinh hằng ngày ............................................................................ 64
4.1.3. Chăm sóc tinh thần ......................................................................................... 66
4.1.4. Công tác giáo dục sức khỏe ............................................................................ 69
4.2

Yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác chăm sóc điều dưỡng................................ 75

4.2.1. Yếu tố cá nhân ................................................................................................ 75
4.2.2. Áp lực công việc ............................................................................................. 77
4.2.3. Ảnh hƣởng yếu tố chính sách và mơi trƣờng làm việc................................... 79


KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89


iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

BN

Bệnh nhân

CSNB

Chăm sóc ngƣời bệnh

CSĐD

Chăm sóc điều dƣỡng

ĐDTK

Điều dƣỡng trƣởng khoa

ĐDV


Điều dƣỡng viên

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HSV

Hộ sinh viên

KHCS

Kế hoạch chăm sóc

NCV

Nghiên cứu viên

NNNB

Ngƣời nhà ngƣời bệnh

PVS

Phỏng vấn sâu


PHCN

Phục hồi chức năng


v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số điều dƣỡng viên của 5 khoa lâm sàng ................................................. 23
Bảng 2.2 Trọng điểm thực hiện 6 nội dung chăm sóc theo nhóm ............................ 33
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ............................................ 37
Bảng 3.2 Quan sát hoạt động chăm sóc dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh ...................... 38
Bảng 3.3 Hoạt động chăm sóc tinh thần cho ngƣời bệnh ......................................... 39
Bảng 3.4 Hoạt động tƣ vấn giáo dục sức khỏe ......................................................... 41
Bảng 3.5 Hoạt động theo dõi đánh giá ngƣời bệnh .................................................. 43
Bảng 3.6 Hoạt động sử dụng thuốc .......................................................................... 44
Bảng 3.7 Kết quả đánh giá áp lực công việc ............................................................ 50

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Khung lý thuyết thực trạng chăm sóc của điều dƣỡng ............................ 21
Biểu đồ 3.1. Nội dung chăm sóc vệ sinh cá nhân ..................................................... 39
Biểu đồ 3.2. Nội dung chăm sóc theo dõi và đánh giá của điều dƣỡng ................... 43
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đạt của 6 nội dung chăm sóc của điều dƣỡng ............................. 47
Biểu đồ 3.4. Mức độ phù hợp vị trí cơng việc .......................................................... 53


vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU


Việc thực hiện nội dung chăm sóc của điều dƣỡng đối với ngƣời bệnh hết sức
quan trọng trong quá trình hồi phục của ngƣời bệnh. Thực hiện các nội dung chăm
sóc một cách đầy đủ, thƣờng xuyên giúp tăng cƣờng hiệu quả trong khám và điều trị
cho bệnh nhân, giúp họ sớm lấy lại sự tự chủ. Bộ y tế đã đƣa ra hƣớng dẫn rất rõ
ràng và cụ thể về nhiệm vụ và công tác chăm sóc qua 12 nội dung chăm sóc trong
Thơng tƣ 07/2011/TT-BYT. Đối với Viện Y Dƣợc học dân tộc TP.HCM là Viện
đặc thù, chuyên điều trị bằng y học cổ truyền hiện tại có kết học y học hiện đại,
chúng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm cải thiện chất lƣợng chăm sóc của điều
dƣỡng và hiệu quả chăm sóc đối với ngƣời bệnh. Nghiên cứu: “Thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh nội
trú tại Viện Y Dược học Dân tộc năm 2019”. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên
cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lƣợng và định tính. Nghiên cứu thu
thập thơng tin 60 điều dƣỡng và các cuộc phỏng vấn sâu ban lãnh đạo.
Trong 6 nội dung quan sát trực tiếp thì có theo dõi đánh giá đạt trên 90%, chăm
sóc phục hồi chức năng và chăm sóc tinh thần tỷ lệ đạt chiếm trên 80%, hoạt động
chăm sóc về thuốc, chăm sóc dinh dƣỡng, giáo dục sức khỏe chiếm trên 70%, tỷ lệ
đạt thấp nhất là chăm sóc vệ sinh cá nhân với tỷ lệ 65.5%. Từ kết quả nghiên cứu
định tính tìm hiểu thấy đƣợc một số yêu tố ảnh hƣởng đến cơng tác chăm sóc ngƣời
bệnh tại Viện nhƣ yếu tố tuổi và thâm niên, số lƣợng ngƣời bệnh yếu tố kiến thức,
yếu tố mơi trƣờng làm việc, chính sách.
Từ kết quả trên, tác giả khuyến nghị Viện nên tổ chức đào tạo cung cấp kiến thức và
tập huấn thực hành các cơng tác chăm sóc cho điều dƣỡng cũng nhƣ kiến thức và kỹ
năng giao tiếp để điều dƣỡng tự tin trong thực hiện nhiệm vụ còn chƣa thực hiện tốt,
cần cải thiện; Cung cấp trang thiết bị đầy đủ và bảo dƣỡng thƣờng xuyên, bố trí
nhân lực điều dƣỡng sao cho phù hợp để đảm bảo công tác chăm sóc ngƣời bệnh tại
khoa phịng đƣợc thực hiện tốt hơn, đồng thời cần cải tiến quy trình làm việc và
chăm sóc một cách tốt nhất dựa theo nguồn lực sẵn có của viện, nhằm nâng cao chất
lƣợng chăm sóc của viện cũng nhƣ chất lƣợng bệnh viện. Khuyến nghị Viện nên tổ
chức đào tạo cung cấp kiến thức và tập huấn thực hành kỹ năng kiến thức, thái độ



vii
cho điều dƣỡng cũng nhƣ kiến thức về tâm lý bệnh nhân để điều dƣỡng an tâm thực
hiện đúng và đủ quy trình tiêm an tồn, nhấn mạnh các tiêu chí cần cải thiện.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ trƣớc đến nay, trên thế giới công tác chăm sóc của điều dƣỡng ln là một
trong nhiều vấn đề đƣợc quan tâm ở nhiều nƣớc đặc biệt các quốc gia đang phát
triển trong đó Việt Nam cũng rất lƣu tâm. Theo WHO, trong hệ thống y tế điều
dƣỡng đƣợc đánh giá là trụ cột [20, 52]. Nếu bác sĩ là mảng chuyên khám và chữa
bệnh cho ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng là ngƣời thúc đẩy, trợ giúp, hỗ trợ giao
tiếp, chăm sóc ngƣời bệnh cả về vật chất lẫn tinh thần[6],[5]. Điều dƣỡng (ĐD) “là
một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ƣu về sức khỏe và
các khả năng; dự phòng bệnh và sang thƣơng; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và
điều trị đáp ứng con ngƣời; tăng cƣờng chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng
và xã hội” [2]. Với tình hình hiện tại nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng đƣợc
nâng cao thì vị thế của điều dƣỡng càng quan trọng. Vai trò của ngƣời điều dƣỡng
chăm sóc ngƣời bệnh đã đƣợc khẳng định từ rất sớm và ngày càng khẳng định đƣợc
vị thế của mình.
Theo thống kê của cục Quản lý khám chữa bệnh ở Việt Nam (2018), bác sỹ làm
trong công tác khám chữa bệnh có trên 73.000, gần 130.000 điều dƣỡng, ngồi ra
cịn nữ hộ sinh làm việc tại các cơ sở chữa bệnh và khám bệnh. Tỷ lệ ĐD-NHS/BS
là 1,8 thấp hơn rất nhiều so với quy định và các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới [14]. Thời gian gần đây trình độ điều dƣỡng đƣợc nâng lên đáng kể, nhƣng tình
trạng nhân lực vẫn đang thiếu và quá tải, gây nhiều trở ngại đối với hoạt động chăm
sóc hằng ngày của điều dƣỡng[14].
Thông tƣ 07/2011/TT-BYT về hƣớng dẫn các công tác điều dƣỡng do Bộ Y tế

ban hành 26/01/2011 quy định về nhiệm vụ trách nhiệm và đảm bảo điều kiện thực
hiện chăm sóc tại bệnh viện [9]. Tại Việt Nam nhiều nghiên cứu khác nhƣ nghiên
cứu của tác giả Bùi Thị Bích Ngà, Nguyễn Thị Thanh Điều (2007), Nguyễn Thị
Diệu Trang và Châu Thị Hoa (2010), Dƣơng Thị Bình Minh (2012) [19], [17], [24]
đã nói tới tầm quan trọng của cơng tác chăm sóc điều dƣỡng qua nhận xét của NB là
rất lớn, một số yếu tố tác động lên cơng tác chăm sóc ngƣời bệnh mà chƣa có tiến
hành trực tiếp hay gián tiếp quan sát cũng nhƣ từ phía ngƣời làm cơng tác chăm sóc
trực tiếp cho ngƣời bệnh.
Viện Y Dƣợc học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Viện) là
một bệnh viện hạng 1 với quy mô giƣờng bệnh là 300 giƣờng công suất sử dụng tối


2
đa trong năm 2018 và đầu năm 2019. Theo nhận định của cán bộ y tế tại bệnh viện
thì viện đang tiếp nhận điều trị những ngƣời bệnh bệnh điều trị dài ngày hoặc các
bệnh đã điều trị bằng đông y đó một số cơng tác chăm sóc ít thực hiện đối với điều
dƣỡng nhƣ vấn đề chăm sóc ngƣời bệnh trƣớc và sau phẫu thuật hay chăm sóc
ngƣời bệnh tử vong hầu nhƣ không thực hiện. Mặc bệnh nổi trội của viện là những
bệnh mãn tính nằm lâu ngày, lớn tuổi, nhập viện nhiều lần nên nhiều vấn đề cần
phải quan tâm, về mặt tinh thần, tâm lý và thể chất nên công tác tƣ vấn giáo dục sức
khỏe và chăm sóc hƣớng dẫn có nhiều vấn đề cần cần phải khắc phục. Mang tính
chất đặc thù của một bệnh viện đông y thƣờng điều trị những bệnh nhẹ, bệnh mãn
tính và ổn định nhƣng hiện mặc bệnh cũng đa dạng, có một vài khoa có ngƣời bệnh
nặng nhƣ các bệnh ung thƣ cơng tác chăm sóc cũng khó khăn. Cùng tỷ lệ tổng số
ngƣời bệnh điều trị nội trú năm 2018 tăng 2.3 %, tổng số ngày điều trị tăng 6.1% so
với năm 2007 [44]. Bên cạnh đó tại Viện còn thực hiện một số kỹ thuật kết hợp điều
trị mà bắt buộc phải có sự hỗ trợ chăm sóc về chuyên khoa. Lực lƣợng điều dƣỡng
hiện tại đang cịn mỏng. Với tình hình thực tế tại Viện với cơng tác chăm sóc của
điều dƣỡng khối lâm sàng phải đối diện với nhiều áp lực từ ngƣời bệnh, từ yếu tố
nguy cơ trong nghề nghiệp, từ những căng thẳng xung quanh cơng tác chăm sóc. Để

tìm hiểu về thực trạng các công tác hiện tại của điều dƣỡng nhƣ thế nào? Những yếu
tố nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng chăm sóc của các điều dƣỡng lâm sàng? Vì vậy
tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác
chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh nội trú tại Viện Y Dược học Dân tộc năm
2019” với mong muốn có cái nhìn tổng quan về cơng tác chăm sóc điều dƣỡng, xác
định những yếu tố ảnh hƣởng. Nhằm có kế hoạch cải thiện nhiều hơn nữa chất
lƣợng chăm sóc tại viện và đƣa ra một số những giải pháp hƣớng khắc phục để góp
phần nâng cao sức khỏe của ngƣời bệnh và cũng nhƣ an tâm chữa trị của ngƣời
bệnh thông qua việc hỗ trợ ngƣời thực hiện cơng tác chăm sóc ngƣời bệnh.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc của điều dƣỡng với ngƣời bệnh nội trú tại
Viện Y dƣợc học dân tộc năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác chăm sóc ngƣời bệnh và đề xuất
giải pháp.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.1.

1.1.1. Các khái niệm chung.
Định nghĩa bệnh viện:

Theo WHO: “bệnh viện là một bộ phận của tổ chức y tế, nhiệm vụ của nó là

-

chăm sóc sức khỏe tồn dân, phịng và điều trị bệnh. Bệnh viện cịn là nơi đào tạo
cán bộ y tế và nghiên cứu”[26]. Bệnh viện còn là một cơ sở y tế trong khu vực dân
cƣ sinh sống bao gồm cở sở hạ tầng, trang thiết bị đội ngũ cán bộ phù hợp để thực
hiện việc chăm sóc ni dƣỡng và chăm sóc cung cấp các dịch vụ y tế cho bệnh
nhân.
-

Theo từ điển Việt Nam: “bệnh viện còn đƣợc gọi là nhà thƣơng là tổ chức

chăm sóc sức khỏe cung cấp và điều trị cho bệnh nhân với các nhân viên y tế và
điều dƣỡng chuyên ngành kết hợp với thiết bị y tế”[1].
Định nghĩa về ngƣời bệnh:
- Theo luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 định nghĩa ngƣời bệnh là:
“ngƣời sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh”.
- Theo từ điển Việt Nam:
+ Ngƣời bệnh “ngƣời bệnh còn đƣợc gọi là bệnh nhân là đối tƣợng đƣợc
nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe”.
+ Ngƣời bệnh nội trú “đƣợc nhập viện và ở lại qua đêm hoặc trong một
khoảng thời gian không xác định, thƣờng là vài ngày hoặc vài tuần, mặc dù trong
một số trƣờng hợp nghiêm trọng, nhƣ hơn mê hoặc tình trạng thực vật vĩnh viễn,
bệnh nhân sẽ phải ở lại bệnh viện trong nhiều năm, đôi khi cho đến khi qua đời.
Điều trị đƣợc cung cấp theo cách này đƣợc gọi là chăm sóc nội trú. Có thủ tục khi
bệnh nhân nhập viện, cũng nhƣ khi xuất viện”.
+ Ngƣời bệnh ngoại trú “bệnh nhân nằm viện dƣới 24 giờ”.
Định nghĩa chăm sóc ngƣời bệnh: TT 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế trong
khoản XX điều 2 đã ghi nhƣ sau: “chăm sóc bệnh ban đầu trong bệnh viện bao gồm



5
đáp ứng các nhu cầu cần thiết nhất và sự hỗ trợ cho mỗi ngƣời bệnh nhằm duy trì
tuần hồn, hơ hấp, dinh dƣỡng, chăm sóc tâm lý, thân nhiệt, bài tiết, vệ sinh cá
nhân, tƣ thế, vận động, nghỉ ngơi; hỗ trợ điều trị và tránh những yếu tố nguy cơ từ
bên ngồi, nhƣ mơi trƣờng bệnh viện tác động vào ngƣời bệnh” [12].
Chăm sóc điều dƣỡng: Trong tài liệu hƣớng dẫn đánh và giá chất lƣợng CSNB
của Hội điều dƣỡng Việt Nam chƣơng II có ghi nhƣ sau: “chăm sóc điều dƣỡng là
thực hiện việc chăm sóc với ngƣời bệnh trong suốt quá trình chữa trị bệnh tại Viện.
Nội dung chính bao gồm: tinh thần, chăm sóc thể chất, dinh dƣỡng, theo dõi, lập kế
hoạch chăm sóc, phục hồi chức năng, sử dụng thuốc, giáo dục sức khỏe. Chăm sóc
điều dƣỡng là ngƣời bệnh bắt đầu đến khám, vào nhập viện đến khi ngƣời bệnh ra
viện hoặc tử vong” [25]
1.1.2. Các khái niệm về điều dƣỡng
Theo Florence Nightingale: “điều dƣỡng sử dụng môi trƣờng một cách nghệ
thuật để hỗ trợ công tác phục hồi cho NB”[7]. Đến 1960, theo định nghĩa của
Handeson “nhiệm vụ lớn nhất của ngƣời điều dƣỡng là hỗ trợ, nâng cao hoặc phục
hồi sức của ngƣời khỏe hoặc ngƣời bệnh, hoặc giúp họ có đƣợc sức khỏe ý chí và
kiến thức hoặc một cái chết nhẹ nhàng. Giúp đỡ các mỗi ngƣời bệnh để họ có đƣợc
sự tự chủ cá nhân càng sớm càng tốt” [7]. Vào năm 1973 định nghĩa này đƣợc Hội
đồng điều dƣỡng quốc tế chấp nhận và đa số các học thuyết điều dƣỡng đã có sự
thống nhất, đồng bộ. Vai trò và nhiệm vụ của điều dƣỡng là chăm sóc và hỗ trợ
ngƣời bệnh thực hiện các hoạt động thƣờng ngày theo Handerson [7].
Theo Hiệp Hội điều dƣỡng Mỹ: “điều dƣỡng là một ngành nghề hỗ trợ cung ứng
các dịch vụ chăm sóc góp phần vào việc cải thiện sức khỏe” [7].
Vào năm 1999 tại Việt Nam nhà xuất bản xã hội: “điều dƣỡng là ngƣời phụ trách
các công tác điều dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, theo dõi tình trạng ngƣời bệnh các
công việc khác để phục vụ cho cả quá trình từ CSSK ban đầu cho đến phục hồi và
trị liệu cho ngƣời bệnh”[1].

Trƣớc đây điều dƣỡng đƣợc xem là một ngành nghề phụ thuộc vào khối điều trị
nhƣng hiện nay đƣợc gọi là điều dƣỡng viên vì họ đã có thể độc lập trong cơng việc
CSNB và là một nghề mang tính độc lập trong tồn hệ thống y tế. Bộ Nội vụ quy
định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dƣỡng, mã số của nghề điều dƣỡng.


6
Ngƣời điều dƣỡng hiện có nhiều thứ bậc, trình độ và đã đƣợc quy định rất cụ thể và
chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định TT
26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 TT liên tịch của BYT và BNV [15].
1.1.3. Một số học thuyết liên quan

Học thuyết Nightingle: Florence Nightingle (1960) là nơi bắt nguồn của lịch sử
các học thuyết điều dƣỡng, đƣợc xem nhƣ mô hình học thuyết và khái niệm điều
dƣỡng, là ngƣời đƣa ra khung thực hành điều dƣỡng. Các nguyên lý của thực hành
về điều dƣỡng của Florence Nightingle đánh giá vai trị chức năng của ngƣời điều
dƣỡng khơng chỉ đơn thuần là hƣớng dẫn hoặc cho ngƣời bệnh sử dụng thuốc mà
cịn là định hƣớng mơi trƣờng nhƣ một phƣơng tiện chăm sóc. Điều dƣỡng cần biết
mối liên hệ và sự ảnh hƣởng giữa môi trƣờng với bệnh tật, để tận dụng các yếu tố
môi trƣờng để tác động vào việc chăm sóc. Mơi trƣờng: Sự thơng khí trong lành,
ánh sáng, sức nóng, sự sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân để lồng ghép vào điều
dƣỡng và điều trị. Tác động của học thuyết này nhiều đến nội dung thực hành của
điều dƣỡng [7].
Học thuyết Virginia Henderson: Virginia Henderson có những nguyên tắc thực
hành điều dƣỡng cũng ảnh hƣởng đến các nhu cầu căn bản của con ngƣời.
Henderson đƣa ra 14 nhu cầu cơ bản xác định rõ ràng hơn nội dung về thực hành
điều dƣỡng đó là: “ thở bình thƣờng; bài tiết theo trạng thái bình thƣờng cửa cơ thể;
dinh dƣỡng ăn uống phù hợp; ngủ và nghỉ ngơi đủ; tƣ thế phù hợp; duy trì thân
nhiệt trong giới hạn cho phép; mặc và thay đổi quần áo; vệ sinh cá nhân đƣợc sạch
sẽ; môi trƣờng thoải mái; giao tiếp tốt đẹp hòa nhã; thỏa mãn niềm tin, đƣợc tơn

trọng và tự do tơn giáo; có ích với xã hội ; thƣ giãn giải trí; tiếp thu kiến thức, đƣợc
học hành, tiếp nhận kiến thức y học” [7].
Theo học thuyết của Virginia Henderson: “điều dƣỡng là là ngƣời làm việc
độc lập ngƣời hỗ trợ cho ngƣời bệnh, giúp giúp họ có khả năng phục hồi, giữ gìn
sức khỏe, đƣợc chết trong êm ả” [7].
Mục tiêu của điều dƣỡng theo học thuyết của Virginia Henderson
+ Tạo cho ngƣời bệnh tính tự lập sớm nhất có thể.
+ Chỉ ra 14 nhu cầu cơ bản của trong nhiều các lĩnh vực khác nhau
(1) Thở bình thƣờng.


7
(2) Dinh dƣỡng đầy đủ.
(3) Chăm sóc bài tiết.
(4) Ngủ và nghỉ ngơi.
(5) Tƣ thế vận động đúng.
(6) Mặc quần áo phù hợp
(7) Nhiệt độ cơ thể đƣợc duy trì.
(8) Vệ sinh cá nhân.
(9) Tránh nguy hiểm, an toàn
(10) Đƣợc giao tiếp tốt.
(11) Tơn trọng tự do tín ngƣỡng.
(12) Đƣợc tự chăm sóc, làm việc.
(13) Thƣ giãn giải trí.
(14) Học tập có kiến thức cần thiết.
Orem cho rằng: Nhu cầu tự chăm sóc của cá thể. Orem cho biết ngƣời điều
dƣỡng chỉ là giúp đỡ ngƣời bệnh khi họ không thể tự chăm sóc cả về tâm thần lẫn
thể chất, mối quan hệ xã hội và tự phát triển hoàn thiện cho chính họ [10], [29].
Học thuyết Newman: “Học thuyết cho rằng con ngƣời là một phức hợp chức năng
của các thành phần sinh lý học, xã hội học, phát triển thể chất, tâm thần và tâm linh.

điều dƣỡng quan tâm đến toàn bộ cá nhân con ngƣời” [7].
1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của điều dƣỡng
-

Những điều kiện để đảm bảo cơng tác chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh

viện
Hƣớng dẫn cơng tác điều dƣỡng về chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện của
BYT (2011), TT số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 về việc hƣớng dẫn công tác
điều dƣỡng về chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện [9].
Bệnh viện phải phải đạt tiêu chuẩn về nhân lực điều dƣỡng viên, hộ sinh viên
theo quy định Thông tƣ liên tịch số 08/2007/ TTLT-BNV-BYT ngày 5 tháng 6 năm


8
2007 của BYT và BNV về hƣớng dẫn mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nƣớc
để đảm bảo việc chăm sóc ngƣời bệnh đƣợc diễn ra liên tục [4].
Hội đồng điều dƣỡng và phòng điều dƣỡng [6]. Với bệnh viện từ hạng III trở lên
thành lập phạm vi thực hành của điều dƣỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
viên chức y tế điều dƣỡng tại quyết định số 41/2005/QD-BNV ngày 22/4/2005 của
BNV và các quy định có ảnh hƣởng đến BYT [3].
Quy định mã số, chức danh nghề nghiệp, thẩm quyền, nhiệm vụ và kiến thức, kỹ
năng của điều dƣỡng Thông tƣ 26/2015/TTLT-BYT-BNV [10].
-

Nội dung hoạt động chăm sóc ngƣời bệnh của điều dƣỡng

Theo quyết định số 41/2005/QĐ-BNV về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các
ngạch viên chức điều dƣỡng[8].
Nguyên tắc chăm sóc bệnh trong bệnh viện

+ Theo dõi và chăm sóc là trách nhiệm của các BV, tất cả hoạt động chăm sóc
điều dƣỡng và theo dõi là do ĐDV, HSV chịu trách nhiệm và thực hiện.
+ Đặt trung tâm của công tác chăm sóc là ngƣời bệnh, ngƣời bệnh đƣợc chăm
sóc về mọi mặt và liên tục đảm bảo ngƣời bệnh hài lòng yên tâm điều trị.
-

Khi có đánh giá nhu cầu của mỗi ngƣời bệnh và có u cầu chun mơn thì

thì điều dƣỡng thực hiện can thiệp điều dƣỡng [12].
-

Chức năng vai trò của điều dƣỡng

Điều dƣỡng là một nghề nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơng tác
chăm sóc ngƣời bệnh. Chữa trị và điều dƣỡng là hai nghề nghiệp có định hƣớng
khác biệt nhƣng trong nhiệm vụ chữa trị và chăm sóc ln có sự kết hợp chặt chẽ
giữa thầy thuốc và điều dƣỡng [49] với nhau giúp cho ngƣời bệnh bình phục sớm
thì điều dƣỡng hay điều trị đều phải hoàn thành tốt chức năng nghề nghiệp của
mình. Hội điều dƣỡng Mỹ và một số nƣớc lân cận đề cập rõ nhiệm vụ và chức năng
của của ngƣời điều dƣỡng là:
(1)

Chức năng chăm sóc

(2)

Chức năng đƣa thông tin về bệnh tật

(3)


Chức năng giáo viên


9

-

(4)

Chức năng tƣ vấn giáo dục sức khỏe

(5)

Chức năng biện hộ cho ngƣời bệnh

Công tác thuộc về chuyên môn của điều dƣỡng trong cơng tác chăm sóc

ngƣời bệnh. Nhiệm vụ chun mơn chăm sóc điều dƣỡng trong cơng tác chăm sóc
ngƣời bệnh đƣợc thể hiện trong TT 07/2011/TT-BYT [9] gồm mƣời hai nhiệm vụ
sau:
(1)

Tƣ vấn, hƣớng dẫn giáo dục sức khỏe cho NB/NNNB

(2)

Chăm sóc hỗ trợ tinh thần và về tâm lý cho ngƣời bệnh

(3)


Chăm sóc hỗ trợ hằng ngày về vấn đề vệ sinh thân thể

(4)

Chăm sóc dinh dƣỡng cho ngƣời bệnh

(5)

Chăm sóc phục hồi chức năng

(6)

Chăm sóc ngƣời bệnh trƣớc thủ thuật, phẫu thuật

(7)

Thực hiện theo dõi sử dụng thuốc cho ngƣời bệnh

(8)

Chăm sóc ngƣời bệnh giai đoạn nguy kịch và ngƣời bệnh tử vong

(9)

Thực hiện kỹ thuật điều dƣỡng

(10)

Đánh giá theo dõi ngƣời bệnh


(11)

Bảo đảm sự an tồn và tránh sai sót trong chun mơn kỹ thuật

(12)

Ghi chép hồ sơ


10

1.2.

Các nghiên cứu về thực trạng cơng tác chăm sóc của điều dƣỡng đối với

ngƣời bệnh nội trú
1.2.1. Trên thế giới
Đối với đánh giá cơng tác chăm sóc điều dƣỡng đƣợc diễn ra thƣờng xuyên nhiều
nƣớc trên thế giới nhằm đảm bảo cải thiện chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh. Vào
những năm 1993, tiêu chuẩn thực hành của điều dƣỡng đã đƣợc Viện hàn lâm Mỹ
đã xây dựng: nội dung về các quy trình chăm sóc, hƣớng dẫn cách ghi chéo hồ sơ,
phƣơng thức giúp bảo vệ ngƣời bệnh an toàn, từ việc nghiên cứu quan sát trực tiếp
nhiều hoạt động chăm sóc của điều dƣỡng và dựa vào thơng tin lấy đƣợc từ những
đánh giá của ngƣời bệnh đƣa ra kết quả chăm sóc đặc biệt. [40].
Theo tác giả Linda H.Aiken thực hiện nghiên cứu trên hơn 10.000 điều dƣỡng tại
hơn 300 bệnh viện 4 nƣớc Châu Âu. Thấy rất rõ kết quả: tỷ lệ điều dƣỡng có đánh
giá chung về sự mệt mỏi đối với công việc hằng ngày hơn mức bình thƣờng có sự
biến chuyển từ Scotland là 34% đến hơn 50% ở Mỹ. Vấn đề bố trí và sắp xếp lịch
và kíp trực hợp lý tác động khơng nhỏ đến chất lƣợng chăm sóc của điều dƣỡng. Từ
kết quả của nghiên cứu thấy đƣợc các vấn đề tác động đến hiệu quả chăm sóc điều

dƣỡng khi có đƣợc có đƣợc hỗ trợ và sắp xếp ca kíp hợp lý cao hơn ba lần so với ca
kíp không đƣợc sắp xếp, hỗ trợ. Tác giả đã đƣa ra kết luận: chìa khóa để nâng cao
chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh là bố trí sắp xếp cơng việc có khoa học và tăng
cƣờng hỗ trợ thật tốt việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc điều dƣỡng, làm tăng mức
độ hài lòng, giảm căng thẳng với việc thực nhiện nhiệm vụ chăm sóc của điều
dƣỡng [47].
Một vài nghiên cứu khác của Hoa kỳ nói về mức độ quan trọng của điều dƣỡng
viên trong cơng tác chăm sóc ngƣời bệnh và ảnh hƣởng đến mức độ tử vong của
bệnh viện. Theo cơ quan nghiên cứu chất lƣợng chăm sóc sức khỏe dịch vụ nhân
sinh và Y tế Hoa Kỳ đã đƣa ra kết quả nhƣ sau ở các bệnh viện tỉ lệ tử vong tỷ lệ
nghịch với số lƣợng điều dƣỡng, những bệnh viện có tỷ lệ điều dƣỡng cao thì tỷ lệ
tử vong nhỏ hơn, đặc biệt đối với các đơn vị có trách nhiệm chun sâu nhƣ phịng
chăm sóc đặc biệt nguy có biến chứng và tử vong giảm rõ rệt khi tăng cƣờng nhân
lực điều dƣỡng. Nghiên cứu đã đƣa ra kết luận khi tăng nhân lực điều dƣỡng thì chỉ
số về chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sẽ đƣợc duy trì tốt nhất [51].


11
Đề tài nghiên cứu đánh giá chất lƣợng các dịch vụ chăm sóc điều dƣỡng dựa trên
sự hài lịng ngƣời bệnh của tác giả Nguyễn Thị Bích Lƣu đƣợc tiến hành tại ngoại
khoa tại bệnh viện Banpong trên 175 ngƣời bệnh, tỉnh Ratchaiburi, Thái Lan. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lịng với dịch vụ chăm sóc là 59.4% ngƣời
bệnh đánh giá cao cơng việc chăm sóc và 51 ngƣời bệnh rất hài lịng với nội dung
chăm sóc đó [50]. Cơng tác chăm sóc đƣợc đánh giá tỷ lệ hài lòng rất cao.
1.2.2 Tại Việt Nam
Ngành điều dƣỡng thế giới có nhiều mốc son lớn, ở Việt Nam trong gần đây
cũng có nhiều tiến triển tốt, điều dƣỡng bắt đầu khẳng định vị thế nghề nghiệp của
bản thân trong cơng tác Y tế. Có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam khẳng định điều đó.
Trong một nghiên cứu vào năm 2008 của tác giả Đào Thị Thanh Bình thực hiện
điều tra ý kiến 302 ngƣời bệnh tại Trung Ƣơng Quân đội 108 (khoa Đông y bệnh

viện) để đánh giá các hoạt động CSNB của điều dƣỡng. Kết quả đạt đƣợc thể hiện
ngƣời bệnh đƣợc tiếp đón trong thời gian ngắn đạt hơn 90%, 84.4% ngƣời bệnh
đƣợc tƣ vấn chế độ dinh dƣỡng phù hợp; các kỹ thuật chuyên môn thực hiện không
đạt chỉ chiếm 14.2%. Với 100% việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn đƣợc đánh giá rất
tốt [23].
Vào năm 2007 nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Điều nghiên cứu về thực trạng
cơng tác chăm sóc và đƣa ra giải pháp chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện Quân đội
108 kết quả cho ta thấy đƣợc sự hiệu quả của nội dung tiếp đón ngƣời bệnh tại bệnh
viện, tỷ lệ đánh giá chƣa đạt chỉ có 4%, tuy vậy cơng tác hƣớng dẫn ngƣời bệnh tự
chăm sóc đạt 77.5%, nội dung hƣớng dẫn PHCN sau mổ không đạt chiếm 21.7%.
Điểm mạnh của nghiên cứu này là chỉ ra đƣợc mức độ tự giác, chủ động trong công
việc của điều dƣỡng còn chƣa cao, cần đƣợc quan tâm nhiều hơn và đẩy mạnh công
tác tập huấn [30].
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Trung về đánh giá công tác chăm sóc
của điều dƣỡng tại bệnh viện tỉnh Lâm Đồng năm 2011, nghiên cứu đƣợc tiến hành
trong thời gian 6 tháng đối tƣợng là điều dƣỡng, điều dƣỡng trƣởng khoa và ngƣời
bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có trên 90% ngƣời bệnh có nhu cầu chăm sóc
tinh thần, trên 40% ngƣời bệnh cần đƣợc hỗ trợ vệ sinh cá nhân, có gần 98% ngƣời
bệnh có yêu cầu hỗ trợ thay quần áo bệnh viện và thay ga trải giƣờng và có 48.5%
đến 73% ngƣời bệnh có nhu cầu cần giúp vận động xoay trở, PHCN. Nhƣng tỷ lệ


12
đáp ứng nhu cầu của ngƣời bệnh cịn có các mức độ khác nhau nhƣng việc đáp ứng
không đạt 24.7 % đến 55,9 % nhu cầu chăm sóc về tinh thần và 1.6% đến 10.1 % về
thể chất. Kết quả trên ta thấy rất rõ vai trò của ngƣời điều dƣỡng quan trọng. Hoạt
động hỗ trợ các nhu cầu chăm sóc của ngƣời bệnh vơ cùng khó khăn, đây cũng là
thách thức chung cho toàn ngành [41].
Tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre nghiên cứu 102 ngƣời bệnh đƣợc
ni ăn qua đƣờng sonde dạ dày của tác giả Võ Thị Trang Đài, nghiên cứu nói về

vấn đề chăm sóc dinh dƣỡng đóng vai trị đặc biệt với ngƣời ni ăn qua sonde. Kết
quả cho thấy có 91.2% gia đình ngƣời bệnh không đƣợc nhân viên y tế tƣ vấn, giải
thích về chế độ ăn uống. Điều cần ghi nhận là gần 50% bệnh nhân không đƣợc hỗ
trợ cho ăn mà đƣợc ngƣời nhà ngƣời bệnh tự cho ăn [45], tuy nhiên nghiên cứu này
chƣa xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến cơng tác chăm sóc dinh dƣỡng cho ngƣời
bệnh của điều dƣỡng.
Một nghiên cứu tƣơng tự của Nguyễn Hồng Nƣơng (2012) về hiệu quả của việc
nâng cao kỹ năng chăm sóc bằng thuốc của điều dƣỡng tại bệnh viện Đa khoa Đồng
Tháp qua khảo sát 94 điều dƣỡng tại 5 khoa lâm sàng sau đó kiểm tra giám sát và
can thiệp tập huấn. Kết quả cho thấy có 69.1% điều dƣỡng hiểu biết về các tính chất
dƣợc lý của thuốc, 49.9% có hƣớng dẫn giải thích ngƣời bệnh cách sử dụng thuốc
phù hợp [36]. Trong nghiên cứu này cũng chƣa nói đến các yếu tố ảnh hƣởng khơng
tốt đến việc thƣc hiện nhiệm vụ trên.
Một nghiên cứu tƣơng tự của Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 tiến hành đánh giá
thực trạng công tác CSNB của điều dƣỡng bằng phƣơng pháp điều tra trên 266
ngƣời bệnh đang thực hiện điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ƣơng. Từ
kết quả thấy rất rõ một số chức năng cơ bản làm tƣơng đối tốt nhƣ công tác trợ giúp
điều trị phối hợp thực hiện y lệnh đạt hơn 80%, gần 20% theo dõi đánh giá ngƣời
bệnh không đạt, cơng tác tiếp đón ngƣời bệnh đạt 78.9 %, đạt 66.2% với hoạt động
trợ giúp về tinh tinh thần ngƣời bệnh và giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh chỉ đạt
dƣới 50%[17, 23].
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngà [18], Chu Thị Hải Yến [13] đa phần
chƣa đánh giá sơ bộ các hoạt động chăm sóc qua ngƣời bệnh là chính và một số
nghiên cứu khác đánh việc ghi chép hồ sơ bệnh án tại bệnh viện Trung Ƣơng Huế
của Phan Cảnh Chƣơng cộng sự tiến hành năm 2012 nghiên cứu trên 84 nhân viên y
tế và 60 hồ sơ bệnh án. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc ghi chép chuyển biến của


13
ngƣời bệnh vơ phiếu chăm sóc chƣa đầy đủ và kịp thời chiếm 22%, chƣa tốt chiếm

12%, lƣợng giá hoạt động chăm sóc phù hợp với tỷ lệ 70% [37].
Có một số nghiên cứu gần đây nhƣ nghiên cứu của tác giả Bùi Trƣơng Hỷ
(2014), tiến hành nghiên cứu trên 216 ngƣời bệnh và tiến hành quan sát điều dƣỡng
mô tả thực trạng chăm sóc ngƣời bệnh của điều dƣỡng tại bệnh viện đa khoa khu
vực Cam Ranh tỉnh Khánh Hịa. Kết quả cho thấy một số cơng tác trong chăm sóc
tỷ lệ hồn thành rất thấp nhƣ tỷ lệ đúng giờ trong phục hồi chức năng rất thấp chỉ
đạt 12.7 % và tìm hiểu đƣợc sự khác biệt thực hiện cách nội dung chăm sóc trong và
ngồi giờ có tỷ lệ làm đúng chênh nhau, kết quả thực hiện đúng trong giờ cao
(P<0.05, or = 2.48) [18].
Nghiên cứu của Chu Văn Anh (2013) nghiên cứu tiến hành trên 199 điều dƣỡng
viên tại 11 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nhi trung ƣơng, thực hành chăm sóc điều
dƣỡng đạt chƣa cao chỉ 58.8%, tỷ lệ đạt về ghi chú dinh dƣỡng 63.5% và tỷ lệ đặt
về tƣ vấn chế độ ăn cho ngƣời bệnh là 78.4%. Việc chăm sóc về dinh dƣỡng tại
nghiên cứu này đạt chƣa cao.
Qua các nghiên cứu thấy đƣợc hoạt động chăm sóc của điều dƣỡng là rất cần
thiết để nâng cao chất lƣợng cho bệnh viện, vì vậy phải thƣờng xuyên cải thiện chất
lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh.


14

1.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến cơng tác chăm sóc của điều dƣỡng
1.3.1. Yếu tố cá nhân
1.3.1.1. Yếu tố tuổi tác, thâm niên công tác
Về yếu tố cá nhân một số nghiên cứu đã tìm thấy đây cũng là một yếu tố liên
quan mật thiết đến cơng tác chăm sóc của ngƣời điều dƣỡng với nghiên cứu của
Trần Ngọc Trung số lƣợng điều dƣỡng tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng cho
rằng tuổi tác là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hoạt động chăm sóc ngƣời bệnh chiếm tỷ
lệ 10% [41]. Tác giả Lê Văn Thế (2018) tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh
Thanh Hóa qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy điều dƣỡng lớn tuổi có thâm

niên cơng tác thì hồn thành các nội dung chăm sóc tốt hơn nhƣ vấn đề chăm sóc tƣ
vấn giáo dục sức khỏe, những điều dƣỡng trẻ thì cịn ngại giao tiếp và tƣ vấn còn
thiếu tự tin [27]. Nguyễn Thị Trâm (2014) nói về mối liên quan của tuổi và mức độ
hoàn thành kỹ thuật điều dƣỡng những ngƣời trên 30 tuổi thì có mức độ hồn thành
gấp 2 lần sao với dƣới 30 tuổi[32]. Vậy tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hƣởng đến
công tác chăm sóc, cần xem xét về vấn đề này.
1.3.1.2. Giới
Theo một nghiên cứu của Ozdemir (2008), nghiên cứu về nghề nghiệp và giới,
nhận thức của sinh viên điều dƣỡng nam về của điều dƣỡng nam ở Thổ Nhĩ Kỳ kết
quả cho thấy một trong ngành nghề phù hợp với nữ giới [46].
Ở nghiên cứu dựa trên 175 ngƣời bệnh của tác giả Nguyễn Thị Bích Lƣu đƣợc tại
bệnh viện Banpong, tỉnh Ratchaiburi, Thái Lan. Những yếu tác động đến sự hài
lòng của ngƣời bệnh là giới, tuổi, trình độ, thời gian điều trị nội trú của ngƣời bệnh,
giáo dục sức khỏe và sự cung ứng dịch vụ y tế. Ngƣời bệnh hài lịng tƣơng đối tốt
với chăm sóc của điều dƣỡng (P<0.001). Ngƣời bệnh nhận xét điều dƣỡng có thái
độ, thái độ chăm sóc và có sự quan tâm tốt thì sự hài lòng với điều dƣỡng cao
(<0.001). Bệnh nhân đƣợc cung cấp đủ các thông tin y tế và GDSK đầy đủ thì mức
độ khơng hài lịng càng thấp (p<0.001). Bởi vậy ta thấy vấn đề từ phía điều dƣỡng
ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình điều trị và mức độ hồi phục và mức hài lòng của
ngƣời bệnh cũng tăng. Ngƣời có mức độ hài lịng cao là những ngƣời đánh giá chất
lƣợng chăm sóc điều dƣỡng tốt (p<0.001) [50].
1.3.1.2. Trình độ


15
Trình độ học vấn là vấn đề rất quan trọng đối với cơ chế chính sách làm việc của
mọi tổ chức. Ở ngành y tế trình độ cũng ảnh hƣởng mức độ nào đó đến hiệu quả
điều trị cho ngƣời bệnh một minh chứng tƣơng đối cụ thể: 2015 tác giả Bùi Anh Tú
cũng thực hiện nghiên cứu công tác chăm sóc ngƣời bệnh về vấn chăm sóc và họ
vấn là một trong những vấn đề tác động trực tiếp đến q trình chăm sóc cho ngƣời

bệnh. Nghiên cứu liên quan đến điều trị nội trú của điều dƣỡng Viện Y học cổ
truyền quân đội. Kết quả cho thấy các yếu tố độc lập của điều dƣỡng trong GDSK
tỷ lệ chƣa tốt đạt 3%, chăm sóc dinh dƣỡng chỉ ở mức độ hƣớng dẫn, NNNB là
ngƣời chăm sóc chính về vệ sinh cá nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc các yếu tố
ảnh hƣởng đến cơng tác chăm sóc bao gồm ngƣời bệnh các tỉnh khác, ngƣời bệnh
có trình độ từ cao đẳng trở lên, ngƣời bệnh phân cấp chăm sóc cấp III đánh giá hoạt
động chăm sóc tốt hơn nhóm khác (P<0.05). Cơng tác chăm sóc cịn có một số hạn
chế: trình độ chun mơn điều dƣỡng chƣa tốt, vẫn còn bị động, phối hợp giữa các
khoa phòng chƣa tốt, sự quan tâm động viên của lãnh đạo chƣa cao [16].
Nghiên cứu 2013 của tác giả Phùng Thị Phƣơng trên 216 ngƣời bệnh tại bệnh
viện Quân y 354 và 69 điều dƣỡng viên trực tiếp chăm sóc ngƣời bệnh kết quả đánh
giá đón tiếp tốt tỷ lệ 97.2%, 96.3% theo dõi đánh giá ngƣời bệnh đƣợc đánh gía tốt.
Bên cạnh đó chăm sóc hỗ trợ tinh thần, tâm đạt tỷ lệ còn thấp. Tƣ vấn GDSK ngƣời
bệnh còn thấp 48.15%. Kết quả nghiên cứu về việc thực hiện chăm sóc trong giờ và
ngồi giờ có sự khác biệt và trình độ chun mơn điều dƣỡng ảnh hƣởng tƣơng đối
lớn đến hoạt động chăm sóc của điều dƣỡng, đặc biệt tiên lƣợng bệnh, theo dõi,
đánh giá và tƣ vấn GDSK ngƣời bệnh [25].
Nghiên cứu của Chu Văn Anh (2013) tiến hành trên 199 điều dƣỡng viên tại 11
khoa lâm sàng tại bệnh viện Nhi TW tỷ lệ đạt cao gấp 2.5 lần (P<0.05) khi có sự hỗ
trợ của các điều dƣỡng khác, tỷ lệ đạt ở nhóm có kiến thức về dinh dƣỡng cao gấp 5
lần so với nhóm khơng có kiến thức. Ta thấy rõ ràng yếu tố ảnh hƣởng yếu tố kiến
thức thức giữa hai nhóm [27]. Cũng theo tác giả Lê Văn Thế (2018) trên kết quả
nghiên cứu định tính xác định rằng trình độ học vấn cũng ảnh hƣởng đến hoạt động
tƣ vấn giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh. Những ngƣời có chun mơn trình độ cao
sẽ thuận lợi hơn so với những điều dƣỡng viên có trình độ thấp [34].
1.3.2. Áp lực cơng việc
1.3.2.1. Nhân lực


16

Trong yếu tố áp lực công việc bao gồm nhiều nội dung nhƣ ảnh hƣởng của yếu tố
nhân lực, yếu tố từ ngƣời bệnh, yếu tố từ vị trí chuyên môn. Nhiều nghiên cứu cho
thấy rõ đƣợc tác động của những yếu tố này đến hoạt động chăm sóc hằng ngày của
điều dƣỡng viên.
Trong hoạt động của bệnh viện nhân lực là yếu cố tiên quyết đến quá trình tồn tại
và phát triển của nó. Nhƣ nghiên cứu Trần Ngọc Trung (2012) có 43% ĐDV cho
rằng thiếu nhân lực ảnh hƣởng đến chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh theo kết quả
định tính của tác giả của tác giả cũng cho kết quả tƣơng tự về mức độ hồn thành
cơng việc của điều dƣỡng so với số lƣợng điều dƣỡng hiện tại [42]. Có rất nhiều
nghiên cứu khi tìm hiểu cơng tác chăm sóc điều dƣỡng và các yếu tố ảnh hƣởng,
hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra nhiều yếu tố nhƣng yêu tố ảnh hƣởng lớn nhất là
yếu tố môi trƣờng làm việc. Tuy nhiên trong nghiên cứu đánh giá toàn diện về
nguồn lực điều dƣỡng của Li–ming You cùng cộng sự trên 5766 ngƣời bệnh và
9688 điều dƣỡng. Kết quả cho thấy: có 45% điều dƣỡng khơng hài lịng với cơng
việc hiện và 38% trong số các điều dƣỡng đƣợc nghiên cứu làm việc quá sức. Gia
tăng tỷ lệ điều dƣỡng đánh giá môi trƣờng làm việc và chất lƣợng chăm sóc ngƣời
bệnh tại bệnh viện của họ với mức thấp và trung bình (29 – 61%) và mức độ an tồn
của ngƣời bệnh thấp chỉ có 36%. Khi tăng tỷ lệ ngƣời bệnh trên 1 điều dƣỡng sẽ
làm thay đổi chất lƣợng chăm sóc (khi mỗi điều dƣỡng tăng thêm 1 ngƣời bệnh thì
sẽ tăng sự khơng hài lòng với nghề nghiệp và cả mức độ gắng sức là 1.04), tăng cả
tỷ lệ chất lƣợng chăm sóc thấp và trung bình (OR = 1.05). Có mối ảnh hƣởng rất lớn
giữa tăng tỷ lệ cử nhân điều dƣỡng với kết quả chất lƣợng chăm sóc [53]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mật thiết về nhân lực, cũng nhƣ số lƣợng ngƣời
bệnh ảnh hƣởng đến công tác chăm sóc ngƣời bệnh làm tăng áp lực cơng việc cho
điều dƣỡng viên.
1.3.2.2. Số lƣợng bệnh nhân
Nhân lực đáp ứng đƣợc tốt về vấn đề chăm sóc thì tỷ lệ ngƣời bệnh phải tƣơng
xứng, nhiều hay ít đều khơng thể duy trì đáp ứng này đƣợc vì vậy ta thấy một số
nghiên cứu rõ rõ mối quan hệ này nhƣ của Dƣơng Thi Bình Minh (2012) cho thấy
29% điều dƣỡng viên phải chăm sóc 10 đến trên 20 BN trong đêm trực và 19%

chăm 10-20 bệnh nhân trong giờ hành chính [24]. Cơng việc của điều dƣỡng địi hỏi
ngƣời điều dƣỡng luôn đối mặt với những vấn đề liên quan tới mạng sống với số


×