Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng lâm sàng khối nội tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ từ năm 2016 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGA

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
LIÊN TỤC CHO ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG KHỐI NỘI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM
2016-2021

LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ NGA

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
LIÊN TỤC CHO ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG KHỐI NỘI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM
2016-2021
LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. BÙI THỊ THU HÀ



HÀ NỘI – 2020


i
LỜI CẢM ƠN
Thành cơng có được nhờ sự khơng ngừng cố gắng của bản thân. Tuy nhiên,
thành công không chỉ do một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ của nhiều người. Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ tận tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè và đồng nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị Thu Hà – Hiệu
trưởng Trường Đại học Y tế công cộng, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời
gian em làm luận văn tốt nghiệp. Mặc dù Cô bận công việc nhưng không ngần ngại chỉ
dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân
thành cảm ơn Cô và chúc Cô dồi dào sức khoẻ và cơng tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn Gia đình đã luôn bên cạnh hỗ trợ trong suốt thời gian đi
học và làm luận văn của em. Em xin gửi lời cảm ơn tới Quý đồng nghiệp và bạn bè
trong lớp Thạc sĩ Quản lí bệnh viện 11-1B đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học
tập của mình.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều
kinh nghiệm làm nghiên cứu nên nội dung của luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
xót, kính mong quý thầy cô, bạn bè thông cảm và bản thân em sẽ cố gắng cải thiện ở
những nghiên cứu sau này.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, gia đình, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt
đẹp nhất!

Nguyễn Thị Nga


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ......................................................................... vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
Chương 1 ................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 4
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 4
1.1.1 Điều dưỡng ................................................................................................ 4
1.1.2 Đào tạo liên tục .......................................................................................... 5
1.1.3 Nhu cầu đào tạo ......................................................................................... 5
1.1.4 Đánh giá nhu cầu đào tạo .......................................................................... 6
1.1.5 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đánh giá nhu cầu đào tạo ..................... 6
1.1.6 Phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo ..................................................... 7
1.2 Phân loại điều dưỡng, nhiệm vụ và chức năng của điều dưỡng tại Việt Nam . 8
1.2.1 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của điều dưỡng ................................. 8
1.2.2 Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng .................................................... 8
1.2.3 Chức năng của người điều dưỡng.............................................................. 8
1.3 Công tác đào tạo liên tục của điều dưỡng ........................................................ 9
1.3.1 Trên thế giới .............................................................................................. 9
1.3.2 Tại Việt Nam ........................................................................................... 11
1.4 Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng................................ 12
1.4.1 Trên thế giới ............................................................................................ 12
1.4.2 Tại Việt Nam ........................................................................................... 13
1.5 Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ............................................... 15
1.6. Khung lý thuyết/cây vấn đề ........................................................................... 16

Chương 2 ................................................................................................................. 19


iii
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 19
2.1.1. Nghiên cứu định lượng: .......................................................................... 19
2.1.2. Nghiên cứu định tính: ............................................................................. 19
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: ................................................................................ 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 19
2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 19
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 19
2.4.2. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 20
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu định lượng............................................... 20
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu định tính .................................................. 21
2.6. Biến số nghiên cứu ........................................................................................ 22
2.6.1. Biến số định lượng ................................................................................. 22
2.6.2. Các chủ đề nghiên cứu định tính ............................................................ 22
Nhu cầu ĐTLT cho Điều dưỡng: thời gian, thời điểm, thời lượng, nội dung giảng
dạy.2.7. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................ 22
2.7.1. Xử lý số liệu nghiên cứu định lượng ...................................................... 22
2.7.2. Xử lý thông tin nghiên cứu định tính ..................................................... 22
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................. 22
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 24
3.1. Thông tin chung về điều dưỡng khối Nội...................................................... 24
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng khối Nội năm 2020.......................... 24
3.2 Thực trạng công tác đào tạo liên tục của điều dưỡng khối Nội từ năm 2016-2019
....................................................................................................................... 25

3.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng khối Nội ....................................... 32
3.3.1 Nhu cầu về nội dung đào tạo liên tục của điều dưỡng khối Nội ............. 32
3.3.2. Nhu cầu về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đào tạo liên tục ....... 40
Chương 4 BÀN LUẬN ........................................................................................... 43
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 58


iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMA: Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ
BVĐK: Bệnh viện đa khoa
CFPC: College of Family Physologists Canada
CME: Continuing Medical Education
CPD: Continuing Professional Development
CSNB: Chăm sóc người bệnh
CSYT: Cơ sở y tế
ĐTLT: Đào tạo liên tục
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDSK: Giáo dục sức khỏe
HTYT: Hệ thống y tế
KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
NCĐT: Nhu cầu đào tạo
NCKH: Nghiên cứu khoa học
PHCN: Phục hồi chức năng
PRC: Professional Regulation Commission
PVS: Phỏng vấn sâu
RCPSC: Royal College of Physologists and Surgeons of Canada
SLTC: Số liệu thứ cấp
TLN: Thảo luận nhóm

TNA: Training Needs Assessment


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng khối Nội ...................................................24
Bảng 3.2. Tỉ lệ tham gia đào tạo phân theo đặc điểm các lớp ĐTLT trong 4 năm gần
đây (từ 2016-2019) ........................................................................................................25
Bảng 3.3. Tỷ lệ điều dưỡng khối Nội đã được đào tạo về nội dung thực hiện..............27
Bảng 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng khối Nội đã được đào tạo về nội dung thực hiện các kỹ
thuật điều dưỡng cơ bản (2016-2019) (tỷ lệ %) ............................................................28
Bảng 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng khối Nội được đào tạo về nội dung thực hiện các ............29
Bảng 3.6. Tỷ lệ điều dưỡng khối Nội đã được đào tạo về nội dung thực hiện các công
việc khác (2016-2019) (tỷ lệ %) ....................................................................................31
Bảng 3.7. Tỷ lệ điều dưỡng khối Nội thực hiện, tự tin và nhu cầu đào tạo về lĩnh vực
thực hiện chăm sóc người bệnh .....................................................................................33
Bảng 3.8. Tỷ lệ điều dưỡng khối Nội thực hiện, tự tin và nhu cầu đào tạo về nội dung
thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản .....................................................................34
Bảng 3.9. Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện, tự tin và nhu cầu đào tạo về nội dung thực hiện
các kỹ thuật điều dưỡng phức tạp ..................................................................................36
Bảng 3.10. Tỷ lệ điều dưỡng thực hiện, tự tin và nhu cầu đào tạo liên tục về nội dung
thực hiện các công việc khác (tỷ lệ) ..............................................................................38
Bảng 3.11. Nhu cầu về thời gian, địa điểm các lớp đào tạo liên tục (2020-2021) ........40
Bảng 3.12. Nhu cầu về cách thức tổ chức các lớp đào tạo liên tục (2020-2021) ..........40


vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Lý thuyết khoảng cách


7

Hình 1.2. Khung lý thuyết đánh giá nhu cầu đào tạo của điều dưỡng

18

Biểu đồ 1: Tỉ lệ điều dưỡng khối Nội đã tham gia đào tạo liên tục theo các chủ đề
(2016-2019)

25

Biểu đồ 2: Tỉ lệ điều dưỡng khối Nội có nhu cầu đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn
(2020-2021)
31


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Đào tạo liên tục là hình thức đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lực y tế nói
chung và điều dưỡng nói riêng. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đào tạo
liên tục cho điều dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tuy nhiên, chưa có đánh giá nào
về tình hình đào tạo cũng như chưa khảo sát nhu cầu của người học. Chính vì vậy,
nhằm đưa ra căn cứ khoa học để khuyến nghị với Bệnh viện thực hiện công tác đào tạo
liên tục được hiệu quả và đúng quy định hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng và nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng lâm sàng khối Nội tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ từ năm 2016-2021” nhằm hai mục tiêu: (1)- Mô tả thực trạng
đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối Nội tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
năm 2016-2019; (2)- Xác định nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng lâm sàng khối
Nội tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020-2021.

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020, với phương pháp
nghiên cứu mơ tả cắt ngang kết hợp định tính và định lượng.Tiến hành phát vấn 130
điều dưỡng các khoa lâm sàng khối Nội, thực hiện 8 cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo
bệnh viện và các khoa lâm sàng khối Nội Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, thảo luận
nhóm với các điều dưỡng, đồng thời hồi cứu số liệu thứ cấp về các khóa đào tạo liên
tục.
Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2016–2019, Bệnh viện đã tổ chức đào tạo
liên tục theo thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn đào tạo
liên tục cho 100% các điều dưỡng lâm sàng khối Nội. Đa phần các điều dưỡng đã
tham gia các khóa học ngắn kéo dài từ 1-3 ngày và từ 4-5 ngày; các lớp có tỉ lệ tham
gia cao chủ yếu được tổ chức tại bệnh viện; trong đó tỷ lệ được cấp chứng chỉ là
67,69%, tỷ lệ đạt tổng số tiết đào tạo từ 48 tiết trở lên đạt 38.46%. Về chủ đề đào tạo,
giao tiếp và chun mơn kĩ thuật có tỉ lệ tham gia đào tạo nhiều nhất tương ứng
83,08% và 84,62%, ít nhất là chủ đề Quản lý điều dưỡng 2,31%. Tất cả các nội dung
chăm sóc và các kĩ thuật điều dưỡng cơ bản đều được đào tạo với tỉ lệ tham gia cao
>60%. Các kĩ thuật phức tạp tỉ lệ tham gia giảm dần tùy theo độ khó của kĩ thuật. Các
cơng việc hành chính, quản lý trang thiết bị, giao tiếp và hợp tác trong chăm sóc và
điều trị điều dưỡng được đào tạo đầy đủ với tỉ lệ rất cao >80%; riêng hoạt động NCKH
tỉ lệ tham gia đầy đủ chỉ chiếm 34,62%.


viii
Về nhu cầu đào tạo, điều dưỡng có nhu cầu tham gia các lớp đào tạo có thời gian
ngắn, số tiết ít và mong muốn lớp tổ chức tại Bệnh viện với hình thức giảng lý thuyết
kết hợp thực hành, và có tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận/chứng chỉ cuối khóa. Nội
dung mong muốn đào tạo trên 50% gồm: An tồn người bệnh, Chun mơn kỹ thuật
điều dưỡng, Nâng cao trình độ chun mơn, và Tư vấn, truyền thơng GDSK. Trong
lĩnh vực chăm sóc, các nội dung có nhu cầu đào tạo cao gồm: Chăm sóc phục hồi chức
năng, Chăm sóc dinh dưỡng, Tư vấn GDSK. Trong nhóm thực hiện các kỹ thuật điều
dưỡng cơ bản, tỷ lệ tự tin và thường xuyên thực hiện khá cao, tuy nhiên hai kỹ thuật

thiết yếu mà điều dưỡng có nhu cầu đào tạo là Kỹ thuật cấp cứu ban đầu và Kỹ thuật
bóp bóng ambu và ép tim ngồi lồng ngực. Với các kỹ thuật phức tạp, tỷ lệ thường
xuyên thực hiện và tự tin khi thực hiện các kỹ thuật phụ giúp bác sĩ thấp, do đó, nhu
cầu đào tạo các kỹ thuật phụ giúp bác sĩ cao trên 80%, gồm các kỹ thuật: Chọc dịch
não tủy, Chọc dịch màng bụng, Chọc dịch khí màng phổi, Chọc dò màng tim, Đặt ống
nội khí quản, Mở khí quản, Rửa màng phổi. Nội dung Nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực điều dưỡng được điều dưỡng nhận định có mức độ thường xuyên thực hiện và tự
tin thấp, do đó, nhu cầu đào tạo về nội dung này cao.
Khuyến nghị đưa ra là Bệnh viện cần xây dựng nội dung đào tạo dựa trên kết quả
nghiên cứu để tiến hành đào tạo liên tục cho điều dưỡng lâm sàng khối Nội từ cuối
năm 2020.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế giới ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc cạnh tranh ngày càng cao.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, để tồn tại và phát triển, tất cả mọi tổ
chức từ các doanh nghiệp trong và ngồi nước, cũng như các tổ chức cơng lập phải
nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị mình. Một trong những yếu tố cạnh tranh bên
trong hết sức quan trọng của tổ chức là nguồn nhân lực. Đối với ngành y tế, nguồn
nhân lực đóng vai trò quyết định chất lượng mọi dịch vụ y tế bởi đối tượng phục vụ là
sức khỏe con người. Do vậy, nhân viên ngành y tế cần phải học tập suốt đời để hồn
thành tốt nhiệm vụ của mình (1). Một trong những nhân tố quan trọng trong nguồn
nhân lực y tế đó là đội ngũ điều dưỡng. Do vậy, ngành y tế đã và đang chú trọng đến
việc đào tạo nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ điều dưỡng trong các CSYT
công lập cũng như tư nhân. Nâng cao chất lượng cán bộ điều dưỡng góp phần to lớn
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh, sự hài lòng người bệnh,
sự phát triển toàn diện của xã hội. Song hành cùng sự phát triển ngày càng không
ngừng của xã hội như hiện nay, người dân ngày càng có nhu cầu cao về chăm sóc sức
khỏe, do vậy, chất lượng của cán bộ điều dưỡng cũng phải được nâng cao (2).

Để nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu
ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, ĐTLT trở nên cấp thiết. ĐTLT giúp nhân
viên y tế cập nhật thường xuyên các kiến thức, kỹ năng phục vụ cơng tác chăm sóc sức
khỏe. Từ đó, chất lượng chăm sóc sức khỏe được nâng cao, đóng góp vào sự phát triển
của đất nước bởi sức khỏe là thứ quý giá nhất. Trong điều 33, 37 của Luật Khám chữa
bệnh và Thông tư 22/2013/TT-BYT đã quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ tham gia đào
tạo liên tục của cán bộ y tế (3),(4). Cụ thể, Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành
nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục
tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.Tuy nhiên, thực tế việc triển khai ĐTLT tại
các CSYT còn tồn tại nhiều bất cập và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để công tác ĐTLT phát huy được lợi ích mà nó đem lại, trước tiên cần xác định
được nhu cầu đào tạo tại chính CSYT sở tại. Việc xác định NCĐT giúp tìm ra những
nội dung, đối tượng và hình thức đào tạo phù hợp với CSYT đó.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện tuyến tỉnh Hạng 1, quy mô 2000
giường bệnh với tổng số nguồn nhân lực 1564 người, trong tổng số điều dưỡng toàn


2
viện là 688 người (chiếm 43.54%) (5). Hiện nay, Bệnh viện là bệnh viện khu vực các
tỉnh miền núi Tây Bắc. Bệnh viện là tuyến điều trị cuối cùng của các tỉnh lân cận gồm
Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, là cơ sở đào tạo liên tục được
Bộ Y tế cấp mã đào tạo C15.01(6).Trong những năm vừa qua, công tác ĐTLT cho đội
ngũ cán bộ y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng đã và đang được Ban giám đốc
Bệnh viện quan tâm. Tuy nhiên, công tác đào tạo cho điều dưỡng tại Bệnh viện chưa
thực sự đạt hiệu quả cao, các bài giảng chủ yếu lý thuyết chưa tập chung chuyên sâu
vào thực hành, chương trình đào tạo được dùng chung cho tất cả điều dưỡng khác
nhau. Tính đến nay, Bệnh viện chưa có một đánh giá nào về thực trạng và nhu cầu đào
tạo liên tục của điều dưỡng trong những năm qua.
Để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu đạo tạo liên tục của điều dưỡng, từ đó có kế
hoạch đào tạo phù hơp, nâng cao chất lượng, số lượng các buổi đào tạo, tôi tiến hành

nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng lâm sàng khối
Nội tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ năm 2016-2021”.
Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ khoa học để giúp Ban Giám đốc bệnh viện xây
dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, thiết thực cho điều dưỡng, mang lại hiệu quả cao trong
cơng tác chăm sóc người bệnh, nâng cao sự hài lòng cho người bệnh.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối Nội tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2016-2019
2. Xác định nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng lâm sàng khối Nội tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020-2021


4
Chương 1
TỞNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Mợt sớ khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1 Điều dưỡng
Theo định nghĩa của WHO, Điều dưỡng bao gồm sự chăm sóc tự chủ và hợp
tác của các cá nhân ở mọi lứa tuổi, gia đình, nhóm và cộng đồng, bị bệnh hoặc khỏe
mạnh trong tất cả các cơ sở. Bao gồm việc tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật
và chăm sóc người bệnh, tàn tật và người sắp chết. Các điều dưỡng đóng một vai trò
quan trọng trong chăm sóc sức khỏe và thường là những anh hùng vô danh trong các
cơ sở chăm sóc sức khỏe và ứng phó khẩn cấp. Họ thường là những người đầu tiên
phát hiện các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe và làm việc trên tuyến đầu của phòng
chống dịch bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm sự khuyến
khích, phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng.
Ở nhiều quốc gia, các điều dưỡng chiếm một nửa trong số tất cả các nhân viên

chăm sóc sức khỏe và có một vai trò quan trọng trong cách tổ chức và áp dụng các
hành động y tế, cả ở cấp tuyến đầu và cấp quản lý. Họ thường là nhân viên y tế đầu
tiên hoặc duy nhất mà bệnh nhân sẽ nhìn thấy trong suốt quá trình đánh giá ban đầu
cho đến chăm sóc sau đó. Vì vậy, điều dưỡng có vai trị rất quan trọng đối với chăm
sóc sức khỏe (7).
Theo Hội Điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ, cung cấp các dịch
vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khoẻ. Để phản ánh đầy đủ
bản chất nghề nghiệp, phạm vi hành nghề, vị trí của Ngành Điều dưỡng trong chăm
sóc sức khoẻ, Hội Điều dưỡng Mỹ năm 1980 cho rằng: Điều dưỡng là chuẩn đoán và
điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có khả năng
xảy ra. Từ đó đã đưa ra quy trình điều dưỡng mà hiện nay đang được áp dụng trong
giảng dạy, thực hành điều dưỡng ở nhiều nước (8).
Năm 2005, Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra
định nghĩa: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc bệnh nhân, góp phần nâng cao chất


5
lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để
người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn .
Ngày nay, Điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng
cộng tác với các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong HTYT để
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội,
người làm nghề điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên (9).
Theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ Nội
vụ định nghĩa Điều dưỡng là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, tổ chức
thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại
các cơ sở y tế(9).
1.1.2 Đào tạo liên tục
ĐTLT là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các

khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống
văn bằng giáo dục quốc dân(10).
Cơ sở ĐTLT là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên cứu; các cơ
sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã
ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế
(11).
1.1.3 Nhu cầu đào tạo
NCĐT của một người là những gì người đó cần học để có thể đạt được một
mục tiêu nhất định trong cuộc sống hay công việc của họ. Thông thường, nhu cầu học
thường xuất phát từ những mong muốn hay nguyện vọng của chính người học. Đơi
khi, người học khơng tự mình thấy ngay được những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ
trợ, tư vấn của người làm cơng tác đào tạo để có thể thấy rõ.
Vậy NCĐT chính là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và quan điểm mà
học viên cần học để đáp ứng những nguyện vọng trong công việc và cuộc sống của họ
(10).


6
1.1.4 Đánh giá nhu cầu đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình mà bạn cố gắng hiểu rõ về người
tham gia và năng lực của họ trước khi đào tạo. Đánh giá nhu cầu đào tạo quan tâm đến
nhu cầu cần phải học, không phải quan tâm đến việc thích hay khơng thích của người
học. Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp xác định sự chênh lệch giữa kỹ năng, kiến thức và
thái độ mà người học đang có với kỹ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần
phải có (12).
Đánh giá nhu cầu đào tạo (Training Needs Assessment - TNA) là phương pháp
xác định liệu một NCĐT có cần thiết hay khơng và nếu có, cần phải đào tạo những gì
để lấp đầy khoảng cách. Khoảng cách giữa trạng thái hiện tại và trạng thái mong muốn
có thể chỉ ra các vấn đề mà lần lượt có thể được chuyển thành nhu cầu đào tạo (13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với đặc thù của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú

Thọ, điều dưỡng cần đa nhiệm, thực hiện được nhiều công việc chuyên mơn, hành
chính, sẵn sàng thực hiện các kĩ thuật từ khó đến dễ. Thêm vào đó, các kĩ năng ít được
thực hành cũng luôn cần tái đào tạo do đặc thù người bệnh không phổ biến ở tất cả các
mặt bệnh, nhưng điều dưỡng cần nắm vững để sẵn sàng thực hành bất cứ khi nào. Do
vậy, nhu cầu đào tạo mà bệnh viện/phòng đào tạo đặt ra là tất cả các nội dung đào tạo.
1.1.5 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đánh giá nhu cầu đào tạo
Để có một chương trình đào tạo đạt hiệu quả, việc xác định và phân tích NCĐT
là bước đầu tiên phải tiến hành. Đây là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo đáp
ứng nhu cầu học tập của học viên, đồng thời đảm bảo rằng đào tạo của bạn đứng trên
quan điểm “lấy học viên làm trung tâm”. Quá trình đánh giá NCĐT giúp tìm hiểu cấp
độ năng lực hiện tại của mỗi cá nhân và khả năng phản ứng của học viên đối với các
nội dung đào tạo. Kết quả đánh giá NCĐT giúp thiết kế khoá đào tạo sao cho có thể
đáp ứng được những nhu cầu chung và cả những nhu cầu riêng biệt của nhóm học
viên mục tiêu (11).
Làm tốt việc đánh giá NCĐT mang lại rất nhiều lợi ích :
• Đưa ra những bằng chứng khoa học về việc đào tạo có phải là giải pháp tốt
hay không


7
• Xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng được NCĐT, kích thích được sự quan
tâm, hào hứng, nhiệt tình tham gia của người học trong q trình đào tạo
• Xây dựng chương trình đào tạo với chủ trương lấy học viên làm trung tâm,
chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của người học
• Tìm ra được nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp đối với người học
• Tăng cường hiệu quả đào tạo, ứng dụng thực tiễn .
• Tạo được niềm tin của người học đối với người dạy và chất lượng của việc
đào tạo
1.1.6 Phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo
Một trong những phương pháp đánh giá NCĐT phổ biến là phương pháp phân

tích khoảng cách của Beckhard và Harris (1987). Chúng ta có thể minh họa phương
pháp này như sau (14):
Khoảng cách
Hiện Trạng

Lý Tưởng

Hình 1.1. Lý thuyết khoảng cách
Phương pháp này gồm 3 thành phần cơ bản là Hiện Trạng, Lý Tưởng và
Khoảng cách. Trong đó:
Hiện Trạng là hình ảnh con người đang có. Trong những kiến thức, kỹ năng,
thái độ làm việc hiện tại của người học, có những điều tốt, hiệu quả như mong đợi, và
có những điều chưa được như mong muốn và chưa đáp ứng được nhu cầu của đối
tượng phục vụ.
Lý Tưởng là hình ảnh người học làm việc tốt nhất ở mỗi vị trí cơng việc của
họ. Hình ảnh lý tưởng thể hiện người học có đủ các kiến thức, kỹ năng và phương
pháp tiên tiến nhất, phù hợp nhất, để làm việc với hiệu quả cao nhất. Họ có động cơ,
thái độ làm việc tích cực, hợp tác với mọi người, vì lợi ích chung. Họ có khả năng tự
phân tích cơng việc, tự học để liên tục cải tiến phương pháp, nội dung và mơi trường
làm việc. Hình ảnh lý tưởng là người hồn thành những cơng việc của mình như mong
đợi và hơn mong đợi, đáp ứng nhu cầu của đối tượng phục vụ.


8
Khoảng cách là những điểm cần thay đổi ở hình ảnh “Hiện trạng” để đạt tới
hình ảnh “Lý tưởng”. Như vậy, khi so sánh giữa “Hiện trạng” và “Lý tưởng” chúng ta
sẽ nhận thấy rằng để có được lý tưởng, cần bổ sung một số kiến thức, kỹ năng và thái
độ phù hợp; đồng thời cần giảm thiểu, hoặc thay đổi một số kiến thức, kỹ năng và thái
độ không còn phù hợp. Những điều cần bổ sung và giảm thiểu đó chính là “Khoảng
cách”. Như vậy, việc bổ sung những điểm phù hợp, hay giảm thiểu những điểm khơng

cịn phù hợp đều là công việc “lấp đầy các khoảng cách”.
1.2 Phân loại điều dưỡng, nhiệm vụ và chức năng của điều dưỡng tại Việt Nam
1.2.1 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của điều dưỡng
Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng được chia thành 3 hạng: Hạng II, hạng
III và hạng IV với các bậc lương khác nhau. Theo đó tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp của mỗi hạng có sự phân biệt khác nhau theo mức độ về chức trách nhiệm vụ,
về trình độ đào tạo và bồi dưỡng. Thơng tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV
ngày 7/10/2015 của Bộ Y Tế và Bộ Nội Vụ quy định về nhiệm vụ, tiêu chuẩn trình độ
đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng (15).Thông tư này là căn
cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức điều dưỡng trong các
cơ sở y tế công lập.
1.2.2 Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng
Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng được quy định tại Chương II của
thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 của Bộ Y tế bao gồm: (1) Tư vấn,
hướng dẫn giáo dục sức khỏe, (2) Chăm sóc về tinh thần, (3) Chăm sóc vệ sinh cá
nhân, (4) Chăm sóc dinh dưỡng, (5) Chăm sóc phục hồi chức năng, (6) Chăm sóc
người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật, (7) Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc
cho người bệnh, (8) Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong,
(9) Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng, (10) Theo dõi, đánh giá người bệnh, (11) Bảo
đảm an tồn và phịng ngừa sai sót chun mơn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh,
(12) Ghi chép hồ sơ bệnh án (16) .
1.2.3 Chức năng của người điều dưỡng
Chức năng độc lập (chủ động): Tất cả các Điều dưỡng viên đều cần có sự độc
lập trong cơng tác chăm sóc, theo dõi, làm thủ tục hay hướng dẫn người bệnh từ lúc
nhập viện cho đến khi xuất viện. Điều dưỡng viên cần nhận định, theo dõi và đánh giá


9
Bệnh nhân trong q trình chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc cụ thể đối với từng người
bệnh để quá trình điều trị và hồi phục được rút ngắn, thực hiện các trường hợp sơ cứu,

cấp cứu ban đầu lúc chưa có bác sĩ.
Chức năng phối hợp (hợp tác): Bên cạnh chức năng làm việc độc lập thì các
điều dưỡng còn cần chức năng phối hợp với các bộ phận khác để hồn thành tốt nhất
nhiệm vụ của mình như: Phối hợp với các kỹ thuật viên khác như: Xét nghiệm,
Xquang, ECG, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng,… để thực hiện một số kỹ thuật
chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
sẽ góp phần trong việc phản ánh diễn biến của người bệnh, giúp các bác sĩ xử trí
nhanh, kịp thời khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân chuyển nặng ( thở oxy, hô hấp
nhân tạo, ép tim, cầm máu, băng bó…).
Chức năng phụ thuộc (thụ động): Mặc dù khả chức năng độc lập của người
điều dưỡng được đề cao những trong quá trình điều trị, điều dưỡng viên cần phụ thuộc
vào bác sĩ trong công tác: cho người bệnh dùng thuốc (uống, tiêm truyền…), thụt tháo,
đặt sonde,…; phụ giúp bác sĩ thực hiện một số thủ thuật điều trị; thực hiện một số thủ
thuật, theo yêu cầu điều trị; lấy bệnh phẩm để xét nghiệm;…(17)
1.3 Công tác đào tạo liên tục của điều dưỡng
1.3.1 Trên thế giới
Nghề y là một nghề đặc biệt, nhiệm vụ của cán bộ y tế gắn liền với sức khỏe
tính mạng con người. Việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối
thiểu những sai sót chuyên môn là nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề. Kiến
thức y học của thế giới thay đổi từng ngày, đòi hỏi cán bộ y tế phải cập nhật thường
xuyên. Đào tạo y khoa liên tục (Continuing Medical Education - CME) là q trình
cán bộ y tế khơng ngừng cập nhật những kiến thức và tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe. Đào tạo y khoa liên tục được định nghĩa là “hoạt động được xác
định rõ ràng để phát triển chuyên môn của cán bộ y tế và dẫn tới việc cải thiện chăm
sóc cho bệnh nhân. CME bao gồm tất cả các hoạt động học tập mà cán bộ y tế mong
muốn thực hiện để có thể thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực chun mơn của
mình”.
ĐTLT ln gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của nghề y. Tại mỗi nước
đều có quy định bắt buộc người làm nghề y phải luôn cập nhật, bổ sung kiến thức liên



10
tục, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổ
chức quản lý công việc, đạo đức y học, giảng dạy, nghiên cứu... không ngừng nâng cao
năng lực chuyên môn, đòi hỏi cán bộ y tế phải học tập suốt đời. Từ năm 1950, CME đã
được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Anh và Châu Âu
(11).
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) định nghĩa ĐTLT là các hoạt động đào tạo y
học nhằm duy trì, phát triển hoặc tăng cường kiến thức, kỹ năng, và hiệu suất chuyên
môn và các mối quan hệ mà nhân viên y tế sử dụng để cung cấp dịch vụ cho bệnh
nhân, cộng đồng. AMA định nghĩa nội dung của CME là kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp được công nhận và chấp nhận trong các ngành khoa học y tế cơ bản, chuyên
ngành y học lâm sàng và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng (18).
Năm 1971, New Mexico trở thành tiểu bang đầu tiên yêu cầu chứng chỉ CME để cấp
phép lại giấy phép hành nghề. Các bác sĩ thường dành trung bình 50 giờ mỗi năm cho
các hoạt động CME nhằm cải thiện hiệu suất của họ và tối ưu hóa việc chăm sóc bệnh
nhân. Việc tham gia vào CME không phải là việc làm tự nguyện, đây là một yêu cầu
để tiếp tục duy trì chứng chỉ hành nghề tại 41 tiều bang (19).
Tại Canada, chứng chỉ đào tạo liên tục được cấp bởi Royal College of
Physologists and Surgeons of Canada (RCPSC) và College of Family Physologists
Canada (CFPC). RCPSC chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện tất cả các kỳ thi cấp
chứng nhận cho từng chuyên ngành khác nhau ngoại trừ Y học gia đình. CFPC u
cầu 250 giờ tín chỉ trong vòng năm năm, năm mươi tín chỉ phải được lấy cho mỗi năm
(20).
Yêu cầu CME tại Châu Á cũng rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Tại Phillippine,
bác sĩ hành nghề phải đảm bảo tuân thủ quy định về đào tạo liên tục (CPD) tương
đương với 45 tín chỉ cần thiết để được gia hạn giấy phép theo quy định của Uỷ ban
quản lý nghề nghiệp (Professional Regulation Commission-PRC) (20). Tại Singapore,
từ năm 2005, điều kiện cần và đủ để gia hạn chứng chỉ hành nghề đó là tham dự các
khóa ĐTLT (10).

Năm 2008, CME được Hội Điều dưỡng Malaysia đã giới thiệu. Theo đó, tất cả
Điều dưỡng có đăng ký hành nghề phải tham gia và cung cấp các tài liệu chứng minh


11
rằng họ đã tham gia tối thiểu 25 tín chỉ của CME mỗi năm trước khi gia hạn giấy phép
hành nghề (22).
1.3.2 Tại Việt Nam
Những năm 1990, khái niệm ĐTLT đã được đưa vào trong ngành y tế Việt
Nam, với sự giúp đỡ của dự án hỗ trợ hệ thống đào tạo nhân lực y tế (03/SIDA-Thụy
Điển), Bộ Y tế đã hướng dẫn các tỉnh triển khai mạnh mẽ công tác đào tạo lại, ĐTLT.
Từ năm 2008, thông tư số 07/2008/TT-BYT, Bộ Y tế cũng định nghĩa “ Đào tạo liên
tục là các khoá đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ; y khoa liên tục; đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ
đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác trong lĩnh vực y tế”(16).
Năm 2013, Thông tư số 22/2013/TT-BYT được ban hành ngày thay thế cho thông tư
số 07/2008/TT-BYT về việc hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Theo đó,
tất cả cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam, trong đó có Điều dưỡng
phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn,
nghiệp vụ của mình. Trừ một số trường hợp học tập được qui đổi khi tham dự các hội
thảo, hội nghị quốc tế hoặc tham gia tổ chức giảng dạy, nghiên cứu còn yêu cầu chung
cho tất cả cán bộ y tế có thời gian đào tạo tối thiểu là 24 tiết học một năm (4).
Thông tư 22/2013/TT-BYT đưa ra quy định về các nội dung sau: Tổ chức hệ
thống đào tạo liên tục; Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục; Giảng viên đào tạo
liên tục; Quản lý công tác đào tạo liên tục; Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục;
Kinh phí cho đào tạo liên tục ( Phụ lục 07).
Như vậy, việc thực hiện công tác ĐTLT được Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn rõ
ràng về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, chương trình và tài liệu, ĐTLT, quản lý ĐTLT và
quản lý chất lượng cơ sở ĐTLT. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản, tài
liệu và chương trình hành động để thúc đẩy công tác ĐTLT cán bộ y tế. Hiện nay,

mạng lưới ĐTLT đã rộng khắp, nhiều bệnh viện trung ương và sở y tế đã thực hiện
thành công. Công tác ĐTLT đang được triển khai mạnh mẽ góp phần tăng cường chất
lượng đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Việc ĐTLT cho đội ngũ điều dưỡng ngày càng nhận được sự quan tâm. ĐTLT
giúp người điều dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cũng
như thái độ của họ để đáp ứng được nhu cầu công việc. Hiện nay, mục tiêu của ngành


12
y tế là chất lượng bệnh viện và đổi mới phong cách, tinh thần, thái độ phục vụ của
nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Điều dưỡng là lực lượng đông
đảo, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhiều nhất trong các CSYT, đóng góp một phần
không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu này.
1.4 Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng
1.4.1 Trên thế giới
Tác giả Caporiccio J và cộng sự (2019) tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu NCĐT
liên tục của điều dưỡng Haiti. Nghiên cứu này được thiết kế như một cuộc điều tra để
khảo sát NCĐT của điều dưỡng tại Haiti. Kết quả được phân tích từ 100 khảo sát
thuộc 4 nhóm tập chung. Phần lớn các điều dưỡng mong muốn được tham gia đào tạo
liên tục. Điều dưỡng đã nhận thức được việc đào tạo liên tục là cần thiết để cung cấp
dịch vụ chăm sóc chất lượng cao. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu
chính thức đầu chỉ ra rằng đào tạo liên tục cho điều dưỡng ở Haiti là thiết yếu. Nghiên
cứu đưa ra khuyến nghị cho những nhà quản lí xây dựng chương trình giảng dạy và cải
thiện các chương trình đào tạo liên tục (23).
Năm 2018, nghiên cứu mô tả cắt ngang của Wang Y và cộng sự tiến hành trên
2826 điều dưỡng đến từ 23 bệnh viện của Bắc Kinh nhằm mô tả thực trạng ĐTLT cho
điều dưỡng tại Bắc Kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy 72% đến 88% điều dưỡng nhận
thấy tầm quan trọng, hữu ích, tính thực tế của chương trình đào tạo liên tục cho điều
dưỡng tại Bắc Kinh. Thu thập đủ số tín chỉ yêu cầu và nâng cao chất lượng toàn diện
là hai động lực hàng đầu để điều dưỡng tham gia đào tạo liên tục. Nghiên cứu chỉ ra

hai rào cản hàng đầu đối với việc đào tạo liên tục cho điều dưỡng là hạn chế về thời
gian và khơng có khả năng nhận thông tin đào tạo kịp thời. Các nhu cầu đào tạo của
điều dưỡng cũng được xác định trong nghiên cứu này (24).
Năm 2013, Mei Chan Chong và cộng sực tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang
kết hợp định lượng trên 792 điều dưỡng tại các bệnh viện công và phòng khám của
Malaysia với phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn nhằm mô tả thực hành của
điều dưỡng và NCĐT liên tục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 71% (562) điều dưỡng
tham gia các hoạt động ĐTLT trong 12 tháng qua, tuy nhiên chỉ 324 (40.9%) điều
dưỡng đạt được ít nhất 25 tín chỉ để duy trì chứng chỉ hành nghề. Hình thức đào tạo
phổ biến của ĐTLT là hội thảo, chiếm 43.6% số điều dưỡng tham dự. Điều dưỡng đã


13
nhận thấy tầm quan trọng và cần thiết của việc ĐTLT để nâng cao trình độ chun
mơn của họ. Tuy nhiên, việc ĐTLT chỉ đạt hiệu quả khi chương trình được lập kế
hoạch và thực hiện dựa trên nhu cầu của Điều dưỡng. Vì vậy, nghiên cứu khuyến cáo
nhà quản lí nên lập kế đào tạo liên tục dựa trên nhu cầu của điều dưỡng chứ không đơn
thuần dựa trên yêu cầu đào tạo của tổ chức (25).
1.4.2 Tại Việt Nam
Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo
liên tục cho cán bộ y tế quy định: Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo tối thiểu 48 tiết trong 2 năm liên tiếp sẽ bị
thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của luật khám bệnh, chữa bệnh. Do vậy,
ĐTLT cho nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng là quyền lợi và nghĩa vụ
của mỗi cá nhân và tổ chức trong ngành y.
Đến nay, nghiên cứu về NCĐT liên tục của điều dưỡng tại một số bệnh viện đã
được tiến hành. Năm 2015, Nguyễn Thị Hoài Thu tiến hành nghiên cứu mô tả cắt
ngang kết hợp định lượng và định tính “Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục của điều
dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Phổi Trung ương, giai đoạn 2015 – 2017”. Nghiên cứu
được tiến hành trên 224 điều dưỡng các khoa lâm sàng và phỏng vấn lãnh đạo bệnh

viện cùng thảo luận nhóm lãnh đạo khoa lâm sàng. Nghiên cứu chỉ ra thứ tự ưu tiên
đào tạo liên tục như sau: Chăm sóc PHCN, Cấp cứu ban đầu, Bóp bóng Ambu và ép
tim ngồi lồng ngực, Phụ giúp bác sĩ chọc dò màng tim, Phụ giúp đặt ống nội khí
quản, Phụ giúp bác sĩ mở khí quản, phụ giúp bác sĩ rửa màng phổi, NCKH. Thời gian
cho mỗi khóa học kéo dài từ 2-5 ngày, đào tạo tại bệnh viện là phù hợp nhất (26).
Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng đã tìm hiểu nhu cầu ĐTLT của 118
điều dưỡng khoa lâm sàng bệnh viện C Thái Nguyên. Nghiên cứu đã khai thác mức độ
thực hiện, mức độ tự tin của điều dưỡng và nhu cầu đào tạo về các kỹ thuật từng
chuyên khoa như nội, ngoại, sản-nhi. Các nội dung ưu tiên đào tạo lần lượt là: Tư vấn,
GDSK; Phục hồi chức năng, Kiểm soát nhiễm khuẩn; Giao tiếp ứng xử; Kỹ thuật phụ
bác sỹ đặt ống nội khí quản, phụ chọc dị màng tim, cấp cứu sốc phản vệ, tuyền máu,
cấp cứu trẻ sơ sinh bị ngạt. Thời gian mỗi khóa học từ 2-5 ngày và tổ chức tại bệnh
viện là hợp lý (27).


14
Năm 2017, tác giả Nguyễn Dung Nghi cũng tiến hành nghiên mơ tả cắt ngang
kết hợp định tính với định lượng, “Thực trạng thực hiện nhiệm vụ và nhu cầu đào tạo
liên tục bác sỹ, điều dưỡng lâm sàng tại hai khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và chống
độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017”. Nghiên cứu định lượng chọn mẫu
toàn bộ 114 bác sỹ và điều dưỡng lâm sàng tại 2 khoa để thực hiện bộ câu hỏi tự điền.
Nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 09 cán bộ quản lý và cán bộ có liên quan đến
công tác đào tạo liên tục cho thấy 100% bác sỹ và điều dưỡng lâm sàng có nhu cầu
được đào tạo liên tục. Về hình thức đào tạo: 89% đối tượng mong muốn được đào tạo
2-3 lần/năm; 57% đối tượng mong muốn thời gian cho 1 đợt đào tạo kéo dài khoảng 25 ngày; 58,8% đối tượng mong muốn được học trực tiếp theo hình thức tập trung;
92,1% mong muốn được đào tạo ngay tại bệnh viện và 89,5% đối tượng mong muốn
phương pháp đào tạo kết hợp lý thuyết với thực hành. Nghiên cứu cho thấy, các bác sĩ
và điều dưỡng lâm sàng nhận thấy họ còn hạn chế ở nhóm năng lực giao tiếp và cộng
tác. Cán bộ y tế mong muốn được đào tạo tại chỗ, với thời gian đào tạo ngắn hạn,
phương pháp đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (28).

Thực trạng đào tạo liên tục cũng được chỉ ra trong một số nghiên cứu. Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng đã tìm hiểu nhu cầu ĐTLT của 118 điều dưỡng khoa
lâm sàng bệnh viện C Thái Nguyên năm 2016. Kết quả cũng cho thấy cơng tác ĐTLT
cịn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, kế hoạch đào tạo thiếu cơ sở khoa học để xây
dựng. Bệnh viện chủ yếu đào tạo về kỹ năng điều dưỡng cơ bản như tiêm truyền chiếm
tỉ lệ 80%, các nội dung lặp lại nhiều năm. Chưa chú trọng đào tạo kỹ thuật điều dưỡng
phức tạp và chuyên khoa sâu (các lớp chiếm tỉ lệ dưới 40%) (27).
Năm 2017, nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Minh Nguyệt tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ương từ năm 2014-2016” chỉ ra rằng từ năm 2014 - 2016, điều dưỡng
tham gia 21 khóa đào tạo với nhiều chủ đề, trung bình một điều dưỡng được đào tạo
1,5 lượt/năm; 14,6 tiết/năm là chưa đủ theo quy định và có 25% điều dưỡng chưa tham
gia đầy đủ một lớp học nào. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức đào tạo liên
tục gồm quá tải công việc, chưa có cán bộ chun trách về đào tạo, hình thức giảng
chủ yếu là lý thuyết và chưa thực sự phù hợp với định hướng chuyên môn điều dưỡng.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra khuyến nghị bệnh viện cần tăng cường đào
tạo đảm bảo tối thiểu 24 tiết/năm và các khóa đào tạo cần tổ chức theo hình thức kết


15
hợp giảng lý thuyết với thực hành, có cấp chứng nhận hoặc kiểm tra cuối khóa và lựa
chọn phù hợp với chuyên ngành điều dưỡng (29).
1.5 Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Năm 1965, tiền thân là Bệnh viện cán bộ, BVĐK tỉnh Phú Thọ được thành lập.
Đến năm 2006, Bệnh viện được đổi tên thành BVĐK tỉnh Phú Thọ.
Là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện được xếp loại Bệnh
viện hạng I với quy mô 2.000 giường bệnh, tổng số cán bộ viên chức 1.564 cán bộ. Sứ
mệnh và tầm nhìn của Bệnh viện là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong việc khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận
khu vực Tây Bắc.
Bệnh viện có tổng số 40 khoa, phòng, trung tâm trong đó: 08 phòng chức năng,

06 khoa Cận lâm sàng, 17 khoa Lâm sàng và 10 Trung tâm: Trung tâm Ung
bướu; Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến; Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng
cao; Trung tâm tim mạch; Trung tâm xét nghiệm;Trung tâm huyết học - truyền máu;
Trung tâm Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng;Trung tâm Đột quỵ; Trung tâm
Thận - Lọc máu; Trung tâm Sản Nhi.
Bệnh viện có tổng số 40 phòng khám trong đó có 26 phòng khám cơng lập, 12
phòng khám theo yêu cầu, 01 phòng khám OPC và 01 phòng khám Hỗ trợ sinh sản.
Với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại: Bệnh viện nằm
trong khuôn viên rộng 2.94 ha với 3 tòa nhà 7 tầng, 2 tòa nhà 11 tầng (Tòa nhà đa
trung tâm và Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao)>. Mỗi ngày, Bệnh viện tiếp
đón trung bình từ 1.300 – 1.500 lượt đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình
1.600 – 1.800 người. Số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng tăng. Hiện
nay, Bệnh viện đang tập chung phát triển các thế mạnh của mình như ung bướu, tim
mạch, chấn thương chỉnh hình, đột qụy, hỗ trợ sinh sản, huyết học truyền máu, ghép
thận, lọc máu - thận nhân tạo...
Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được 100% danh mục kỹ thuật loại I và 46%
danh mục kỹ thuật loại đặc biệt, trang thiết bị của Bệnh viện ngày càng được đầu tư
hiện đại và đồng bộ. Cụ thể như Bệnh viện đã ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu như
gây mê hồi sức, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật u não, phẫu thuật thay khớp, phẫu
thuật chấn thương, phẫu thuật Tim hở, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, nội soi tiết niệu, nội


×