Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thực trạng nhiễm HIVAIDS và một số yếu tố liên quan ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại cộng đồng tỉnh tiền giang năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.07 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HUỲNH THỊ TỐ TRINH

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CỘNG ĐỒNG
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
MỤC LỤC

HUỲNH THỊ TỐ TRINH

THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NHĨM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CỘNG ĐỒNG
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. LÃ NGỌC QUANG
2. TS. NGUYỄN THÀNH CHUNG



HÀ NỘI, 2020


i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám
hiệu nhà trường và tất cả các thầy cô giáo Trường Đại học Y tế cơng cộng đã nhiệt
tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lã Ngọc Quang và TS. Nguyễn Thành
Chung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Tiền Giang, các chuyên trách HIV/AIDS của các Trung tâm Y tế tuyến huyện và các
nhân viên tiếp cận cộng đồng của dự án USAID SHIFT đã giúp đỡ tơi trong q
trình điều tra nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng khóa đã động viên,
ủng hộ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu tại địa phương.
Tơi mong được sự chỉ dẫn, góp ý tiếp theo của các thầy cô đối với luận văn
nghiên cứu của tôi. Tôi xin được dùng những kết quả nghiên cứu này vào cơng tác
phịng chống HIV/AIDS tại địa phương.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2020.
Tác giả


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chương 1 ..................................................................................................................... 4
TỒNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 4
1.1. Khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ............................................4
1.1.1. Khái niệm về HIV và giám sát HIV .............................................................4
1.1.2. Giới tính và Giới ...........................................................................................5
1.1.3. Hành vi tình dục (sexual bihaviour) .............................................................6
1.2. Tình hình nhiễm HIV của MSM trên Thế giới .................................................7
1.3. Tình hình nhiễm HIV của MSM ở Việt Nam ..................................................9
1.4. Tình hình nhiễm HIV tại Tiền Giang .............................................................10
1.5. Một số yếu tố liên quan tới tình hình nhiễm HIV trong nhóm MSM .............11
1.5.1. Yếu tố về nhân khẩu học ............................................................................11
1.5.2. Yếu tố về kiến thức phịng tránh nhiễm HIV trong nhóm MSM ...............12
1.5.3. Yếu tố về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM ...................12
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu: ...................................................................13
1.7. Khung lý thuyết: .............................................................................................15
Chương 2 ................................................................................................................... 17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................17
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................17
2.3. Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................17
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: ........................................................................................17
2.5. Phương pháp chọn mẫu: .................................................................................18
2.6. Phương pháp thu thập số liệu: ........................................................................18
2.7. Các biến số nghiên cứu: ..................................................................................19
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá: ...............................................20


iii


2.9. Phương pháp phân tích số liệu:.......................................................................21
2.10. Vấn đề y đức của nghiên cứu: ....................................................................222
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................23
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ..........................................................23
3.2. Kiến thức, thực hành phòng chống HIV/AIDS ..............................................25
3.3. Tỷ lệ nhiễm HIV và Một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV .......................28
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………..………………35
4.1. Mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................35
4.2. Nhiễm HIV trong nhóm MSM .......................................................................38
4.3. Các mối liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM…......................39
4.4. Sai số và hạn chế của nghiên cứu…………………………………………..40
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 42
KHUYẾN NGHỊ…………………………..……………………………………….43
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 43
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 49


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

BCS

Bao cao su

CDC


Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (Center for
Disease Control and Prevention)

CI

Khoảng tin cậy

HIV

Vi

rút

gây

suy

giảm

miễn

dịch



người

(Human


Immunodefieficiency Virus)
MSM

Nam có quan hệ tình dục đồng giới (Men who have sex with men)

QHTD

Quan hệ tình dục

STIs

Các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (Sexually transmitted
infections)

TCMT

Tiêm chích ma túy

UAI

Quan hệ tình dục khơng an tồn qua đường hậu mơn (Unprotected
anal intercourse)

UNAIDS

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về phòng chống
HIV/AIDS (The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS)

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

PNMD

Phụ nữ mại dâm

NVTCCĐ

Nhân viên Tiếp cận cộng đồng


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các thông tin cá nhân của nhóm MSM
Bảng 3.2. Kiến thức về HIV/AIDS và cách phòng tránh
Bảng 3.3. Hành vi nguy cơ nhiễm HIV/AIDS
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm HIV
Bảng 3.5. Liên quan giữa đặc điểm cá nhân của MSM với nhiễm HIV
Bảng 3.6. Liên quan kiến thức HIV với nhiễm HIV của MSM
Bảng 3.7. Liên quan hành vi nguy cơ nhiễm HIV của MSM với nhiễm HIV
Bảng 3.8. Liên quan giữa nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của MSM với
nhiễm HIV
Bảng 3.9. Mơ hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV
của MSM



vi

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nam quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) đang là nhóm nguy cơ cao lây
truyền HIV và ngày càng gia tăng. Tại Tiền Giang qua 7 năm nay chưa có một cuộc
nghiên cứu nào tìm hiểu tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm MSM tại tỉnh Tiền
Giang nên chúng tơi tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng này với mục tiêu mô
tả thực trạng nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại cộng đồng
Tiền Giang và phân tích các yếu tố liên quan tới nhiễm HIV của nhóm nam quan hệ
tình dục đồng giới tại cộng đồng Tiền Giang năm 2020.
Thời gian nghiên cứu được triển khai từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2020 trên
170 MSM. Địa điểm nghiên cứu ở 4 huyện Cái Bè, Châu Thành, Thành phố Mỹ
Tho và Thị xã Gị Cơng. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang. MSM được nhân
viên tiếp cận cộng đồng tiếp cận phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi phỏng
vấn đã thiết kế và xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng.
Khách hàng nam tự nhận có hành vi quan hệ tình dục đồng giới đang sinh
sống tại 4 huyện Cái Bè, Châu Thành, Thành Phố Mỹ Tho và Thị xã Gị Cơng được
nhân viên tiếp cận cộng đồng là MSM ở 4 huyện thông qua bạn bè giới thiệu và
thông qua các trang mạng xã hội dùng cho người đồng tính (Blued, Grindr, Zalo,
Facebook,..) tìm bạn làm quen có định vị vị trí các khách hàng ở xung quanh họ
nhắn tin làm quen và mời các khách hàng đó ra phỏng vấn và làm xét nghiệm.
Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở MSM là 20,6%. Các
đối tượng có trình độ học vấn từ Trung học phổ thơng trở lên có khả năng nhiễm
cao hơn 3,6 lần so với các đối tượng có trình độ Trung học cơ sở trở xuống (OR=
3,64, CI=1,42-9,35; p=0,003). Nhận thức nguy cơ nhiễm của bản thân khơng có khả
năng nhiễm HIV của các đối tượng lại có khả năng nhiễm HIV cao hơn 6,49 lần so
với các đối tượng nhận thức bản thân có khả năng nhiễm HIV (OR=6,49, CI=2,9014,53; p<0,001). Đối tượng có tuổi trung bình QHTD lần đầu là 18,5 (2,61) nhỏ
nhất là 13 tuổi, lớn nhất 32 tuổi. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khuyến
nghị là cần đẩy mạnh truyền thông can thiệp phịng chống lây nhiễm HIV/AIDS

trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới nam tại địa phương.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, theo kết quả giám sát trọng điểm (GSTĐ) cho thấy, nhiễm HIV
trong nhóm MSM tăng nhanh từ 5,1% (2015) lên 7,5% ( 2016) và 12,2% (2017) (1).
Ước tính số người MSM nhiễm mới năm 2018 là 24% người quan hệ tình dục đồng
giới và người chuyển giới nữ (1).
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM một số tỉnh khu vực phía Nam qua
GSTĐ-2015 ở An Giang là 1,4%, Sóc Trăng 5,3%; Cần Thơ 8% và Thành phố Hồ
Chí Minh là 11,4% (2).
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV ở nhóm MSM tại Cần Thơ, An Giang
qua GSTĐ năm 2019 là biết nơi xét nghiệm HIV (OR=3,22; KTC95%: 1,16-8,97);
MSM có xét nghiệm HIV nhưng không biết kết quả (OR=6,42; KTC95%: 1,5926,01) và MSM biết bạn tình bị nhiễm HIV (OR=11,85; KTC95%: 2,41-58,28) (3).
Độ tuổi nhiễm HIV đồng giới nam chủ yếu ở nhóm dưới 30 tuổi, đặc biệt ở
nhóm 20 tuổi rất lớn. Khơng chỉ nhiễm mà số tử vong cũng rất lớn. Các chuyên gia
lo ngại có thể bùng lên một đợt dịch HIV mới ở nhóm đối tượng này (4).
Tại Tiền Giang, theo số liệu điều tra vẽ bản đồ năm 2010 của ngành y tế cho
thấy có gần 400 MSM hiện đang sinh sống tại Thành phố Mỹ Tho, Cái Bè, Châu
Thành và Thị xã Gị Cơng. Năm 2011, Tiền Giang có tiến hành 01 cuộc điều tra trên
nhóm MSM tại cộng đồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 2,9% (5) thấp
hơn tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM trên tồn quốc, tuy nhiên tỷ lệ này khá
cao so với một số tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như: Cần
Thơ (GSTĐ 2013) 1,3% (6); Kiên Giang (2013) là 2% (7).
Theo số liệu báo cáo Quý I/2019 và Quý II/2019 của Khoa Phòng chống
HIV/AIDS Tiền Giang trong tổng số 14.242 (Quý I 6.724, Quý II 7.500) khách
hàng được xét nghiệm HIV và phát hiện 198 ca dương tính với HIV (Quý I 95, Quý
II 103). Trong tổng số khách hàng xét nghiệm HIV có 309 khách hàng MSM (Quý I
225, Quý II 84) xét nghiệm HIV chiếm 2,2% và phát hiện 58 ca dương tính chiếm

29,3% số ca dương tồn tỉnh, chưa kể bạn tình của những ca nhiễm HIV MSM.
70,7% ca dương tính cịn lại được phát hiện trên các đối tượng nguy cơ khác như:


2
tiêm chích ma túy (NCMT) 6%; Phụ nữ bán dâm (PNBD) 0%; vợ /chồng/ bạn tình
người nhiễm HIV 0,5%, .... (8, 9). Số liệu báo cáo này tổng hợp từ báo cáo của 11
huyện/thị/thành phố trong tỉnh và tại phòng tư vấn xét nghiệm khẳng định của Khoa
phòng chống HIV/AIDS phát hiện ra, ngồi cộng đồng cịn rất nhiều MSM chưa
tiếp cận được để làm tư vấn xét nghiệm HIV.
Qua 7 năm đến nay, tồn tỉnh chưa có một cuộc điều tra nào về nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới, nhóm đối tượng này vẫn là nhóm khó tiếp cận và tự kỳ
thị nhiều nhất, ngại đến cơ sở y tế để tư vấn xét nghiệm. Các dự án Ngân hàng Thế
giới, Quỹ tồn cầu đã kết thúc khơng cịn tài trợ cho các cuộc điều tra nữa, tình hình
nhiễm HIV tại Tiền Giang có xu hướng càng gia tăng trong nhóm nguy cơ cao nhất
là MSM. Hơn nữa, số liệu giám sát thông qua lượng khách hàng đến với dịch vụ y
tế không phản ánh hết thực trạng nhiễm HIV/AIDS của nhóm đối tượng này.
Vì thế để tìm hiểu các hành vi nguy cơ của họ và có các biện pháp can thiệp
giúp họ thay đổi những hành vi và hạn chế lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng
này, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố
liên quan ở nhóm Nam quan hệ tình dục đồng giới tại cộng đồng tỉnh Tiền
Giang năm 2020”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại
cộng đồng Tiền Giang năm 2020.
2. Phân tích các yếu tố liên quan tới nhiễm HIV của nhóm nam quan hệ tình

dục đồng giới tại cộng đồng Tiền Giang năm 2020.


4
Chương 1
TỒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm HIV và giám sát HIV
Theo qui định tại Điều 2 của Luật phòng chống nhiễm virút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS được
hiểu như sau:
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus”
là vi rút gây ra suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng
chống lại các tác nhân gây bệnh (10).
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Accquired Immune Deficiency
Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được
biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong
(10).
- Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì
bị nhiễm HIV (10).
- Hành vi nguy cơ cao là hành vi dễ làm lây nhiễm HIV như quan hệ tình dục
khơng an tồn, dùng chung bơm kim tiêm và những hành vi khác dễ làm lây nhiễm
HIV (10).
- Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS là việc thu thập thông tin định kỳ và hệ
thống về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác
nhau để biết được chiều hướng và kết quả theo thời gian nhằm cung cấp thông tin
cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp
phòng, chống HIV/AIDS (10).
- Giám sát trọng điểm HIV/AIDS là việc thu thập thông tin thông qua xét
nghiệm HIV theo định kỳ và hệ thống trong các nhóm đối tượng được lựa chọn để

theo dõi tỷ lệ và chiều hướng nhiễm HIV qua các năm nhằm cung cấp thông tin cho
việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng,
chống HIV/AIDS (10).


5
- Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chun mơn nhằm xác định
tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể (10).
- HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ
thể người đã được xác định nhiễm HIV (10).
- Nhóm giáo dục đồng đẳng là những người tự nguyện tập hợp thành một
nhóm để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và giúp đỡ những người có
cùng cảnh ngộ (10).
1.1.2. Giới tính và Giới
1.1.2.1. Giới tính
Giới tính (sex) là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác biệt sinh học giữa phụ nữ và
nam giới (hay trẻ em trai và trẻ em gái) (11).
Phụ nữ: có buồng trứng và mang thai; tiết sữa cho con bú; có âm đạo (11).
Nam giới: có tinh hồn và tinh trùng; mọc râu rậm ở cằm có dương vật (11).
Sự khác biệt về giới tính được biểu hiện trước hết ở cấu tạo cơ thể, đặc điểm
thể chất và sinh lý, chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới (11).
Các đặc điểm sinh học của phụ nữ hoặc nam giới được hình thành ngay từ khi
sinh ra (bẩm sinh), không thay đổi theo thời gian (trừ trường hợp có sự can thiệp
của tiến bộ khoa học) và các đặc điểm này có sự giống nhau giữa các nhóm dân tộc
và các vùng địa lý (11). Khi một người nam giới được phẩu thuật chuyển thành phụ
nữ, nhìn bên ngồi thì họ có vóc dáng của phụ nữ nhưng khơng thể có buồng trứng,
khơng thể mang thai và tiết sữa.
1.1.2.2. Giới
Giới (gender) Là thuật ngữ dùng để chỉ các đặc điểm xã hội của phụ nữ và
nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm này bao gồm vai trị, vị trí,

trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội (11).
Ví dụ: Nam giới phải mạnh mẽ giữ vai trị trụ cột kinh tế trong gia đình, hơn
nhân, quan hệ tình dục với phụ nữ. Ngược lại nữ giới phải dịu dàng, chăm chỉ, chăm
sóc gia đình, giỏi nội trợ...


6
1.1.2.3. Định kiến giới
Là nhận thức, quan điểm, thái độ, nhận định, đánh giá chưa đúng, thiên lệch
hoặc tiêu cực của cộng đồng về đặc điểm, vi trí, vai trị, trách nhiệm, năng lực
củaphụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Định kiến giới thường giới
hạnở những gì cộng đồng mong muốn hoặc cho phép nam giới hay phụ nữ thực
hiện trong các quan hệ xã hội (11).
Ví dụ: phụ nữ nấu nướng tốt hơn nam giới; nam giới không tham gia vào các
công việc lặt vặt trong gia đình (giặt giũ, chăm con) vì quan niệm cho rằng đây là
công việc của phụ nữ.
Theo quan niệm nam giới là người làm kinh tế tạo cơ sở vật chất trong gia
đình, người làm việc nặng, duy trì dịng họ cịn nữ giới là người quản lí chi tiêu
trong gia đình, người chăm sóc gia đình, làm việc nhẹ, khơng có vai trị trong duy
trì dịng họ, chỉ có vai trị tại gia đình (11).
1.1.3. Hành vi tình dục (sexual bihaviour)
Thuật ngữ “nam có quan hệ tình dục đồng giới” được sử dụng cho tất cả nam
giới có quan hệ tình dục với nam giới khác, cho dù người đó có đặc tính tình dục
như thế nào. Nhiều người nam có quan hệ tình dục với nam giới khác, nhưng vẫn tự
nhận là người có khuynh hướng tình dục đồng giới hoặc tình dục với cả hai giới
(bisexual). Những người này có thể vẫn quan hệ tình dục qua đường hậu mơn hoặc
chỉ quan hệ tình dục với nam giới khác vì được trả tiền hoặc do hồn cảnh thuận
tiện (12).
Có thể phân loại nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) theo nhiều cách:
Theo đặc tính tình dục (đồng tính nam (gay), đồng tính (homosexual), tình dục

khác giới (Heterosexual); tình dục cả hai giới (Bisexual), chuyển đổi giới tính hoặc
những khái niệm tương tự) mà khơng quan tâm đến hành vi tình dục (12);
Theo thừa nhận và cơng khai về đặc tính tình dục (cơng khai là đồng tính nam
hoặc cịn ẩn giấu) (12);
Theo bạn tình (nam/ nữ hoặc chuyển đổi giới tính) (12);


7
Theo các lý do để chọn lựa bạn tình (ý thích tự nhiên, bị cưỡng ép hoặc chịu
áp lực, được thúc đẩy làm mại dâm, do hoàn cảnh thuận tiện, hoặc chỉ là vui chơi,
phải sống trong mơi trường tồn nam giới) (12);
Theo vai trị trong các thực hành tình dục cụ thể (cho, nhận, cả cho cả nhận,
khơng có vai trị nào, tình dục qua đường miệng, thủ dâm cho nhau hoặc những
hành động khác) (12);
Theo đặc tính vai trị và hành vi có liên quan đến giới (nam hay nữ, tính nam
hoặc tính nữ, y phục giống nữ hoặc y phục theo giới tính đang mang) (12).
1.2.Tình hình nhiễm HIV của MSM trên Thế giới
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh
đặc hiệu nên các biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế đến mức tối đa tác hại và sự lan
truyền của HIV ra cộng đồng là dự phòng sự lây lan HIV ngồi cộng đồng và có các
biện pháp can thiệp hữu hiệu.
Năm 2013 ước tính tồn thế giới có 35 triệu người nhiễm HIV trên tồn cầu,
có 2.1 triệu người mới nhiễm năm 2013 số người nhiễm HIV đã giảm so với những
năm trước, ít hơn 15% so với năm 2009. Dịch tập trung ở các nhóm đối tượng nguy
cơ cao. Tỷ lệ nhiễm HIV ở Nam quan hệ tình dục đồng giới ở các khu vực Châu
Mỹ, Châu Âu, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương có xu hướng tăng (13).
Trong năm 2014 ước tính có 1.4 triệu ca nhiễm mới, có 63% là nữ. Số người
mới nhiễm ở Đông Âu và Trung Á tăng 30% từ năm 2000 đến năm 2014 phần lớn
do người tiêm chích ma túy. Ở Trung Đơng và Bắc Phi phát hiện nhiễm HIV gia
tăng đáng kể từ năm 2000 trong nhóm phụ nữ mại dâm, nam quan hệ tình dục

đồng giới và bạn tình của họ. Ở Châu Á và Thái Bình Dương số người nhiễm HIV
cũng tăng nhẹ từ năm 2010 đến nay. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu đang phải đối mặt với
dịch bệnh tăng trở lại trong các nhóm MSM, phụ nữ bán dâm, NCMT và bạn tình
của họ (14).
Một nghiên cứu về tỷ lệ xét nghiệm HIV trong nhóm MSM ở Trùng Khánh
Trung Quốc năm 2010 tỷ lệ nhiễm HIV là 11,7%. Độ tuổi trung bình của lần quan
hệ tình dục đầu tiên với một người đàn ông là 20 tuổi (IQR: 18-23). Hơn một người
bạn tình nam trong sáu tháng qua 56%, có 18% hiện đang sống với bạn tình nam.


8
Nghiên cứu còn cho thấy 51% người tham gia nhận thấy nguy cơ nhiễm HIV cao
khi tiếp xúc với người đồng tính. Trong số 477 MSM có bạn tình nam gần đây trong
sáu tháng qua, 94% trong số họ đã sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua
đường hậu môn và 19% luôn sử dụng bao cao su (15).
Tỷ lệ nhiễm HIV cao ở nam giới có QHTD đồng giới tại 12 thành phố ở Ấn
Độ năm 2013. Tỷ lệ nhiễm HIV là 7,0% (range:1,7%- 13,1%). Tuổi trung bình là 25
tuổi (16).
MSM chiếm tỷ lệ mới nhiễm HIV từ 50% đến 80% ở một số nước trong khu
vực Châu Á và Thái Bình Dương. Năm 2015, ước tính tỷ lệ mới nhiễm HIV ở
những người trưởng thành tại Philippines là 81% , Thái Lan là 51% (17).
Tại Ba Lan, năm 2016 có 87,3% được chẩn đốn là nhiễm HIV mới phát hiện
chủ yếu ở nam giới, ở độ tuổi từ 20- 39 tuổi (71,2%), 81,2% là nam quan hệ tình
dục đồng giới nam (18).
Nam QHTD đồng giới tại Nhật Bản chiếm 78% trong tổng số các trường hợp
nhiễm HIV tại Nhật Bản năm 2016. Hơn 30% trường hợp mới phát hiện nhiễm HIV
chuyển sang giai đoạn AIDS hàng năm. Cho thấy một tỷ lệ nhiễm lớn những người
nhiễm HIV khơng biết tình trạng nhiễm của họ (19).
Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại Brazil tăng cao 21,7% năm 2016. Do nhiều nguyên
nhân khác nhau như sự kỳ thị phân biệt đối xử với người MSM, chính sách tơn

giáo, tuổi, trình độ học vấn, họ khơng đi xét nghiệm HIV (20).
Tại Thái Lan, những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới có tỷ lệ nhiễm
HIV cao hơn nhiều. Nghiên cứu này cho rằng 40% MSM dương tính với HIV
khơng có quan hệ tình dục với một người đàn ơng trong suốt 12 tháng. Khoảng
4,31% quan hệ tình dục khơng được bảo vệ, có 12,28% giao hợp qua đường hậu
môn và miệng không được bảo vệ. Khoảng 16,6% thực hành hành vi tình dục có
nguy cơ (21).
Các chun gia lo ngại có thể bùng lên một đợt dịch HIV mới ở nhóm đối
tượng này (4).


9
1.3. Tình hình nhiễm HIV của MSM ở Việt Nam
Dịch HIV ở Việt Nam tập trung ở các quần thể chính và các bạn tình của họ những người tiêm chích ma túy, những người đàn ơng quan hệ tình dục với nam
giới, gái mại dâm và bạn tình của những người nhiễm HIV (22).
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tính đến ngày 30/9/2010 cả nước có 180,312 người nhiễm HIV hiện đang
cịn sống, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người tử vong do
HIV/AIDS là 48.368 trường hợp. Cho đến nay đã có 100% số tỉnh, thành phố,
97,8% số quận huyện và trên 74% số xã phường báo cáo có người nhiễm
HIV/AIDS.
Qua kết quả GSTĐ HIV và lồng ghép hành tại khu vực phía Nam 2010 - 2014
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM dao động ở mức 2 - 10% và có xu hướng gia
tăng 2,5 % năm 2012 lên 9,5% năm 2014 (23).
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM ở An Giang năm 2010 là 6,3%. Yếu tố
liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV là độ tuổi, tuổi có nguy cơ cao nhất là 25 tuổi và
QHTD khơng an tồn (24).
Theo kết quả Giám sát trọng điểm cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy là 14%, nhóm MSM là 12,2% và phụ nữ bán dâm là 3,7%. Tỷ
lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy thay đổi khơng đáng kể, tuy nhiên tỷ

lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhanh
từ 5,1% năm 2015 lên 7,4% năm 2016 và 12,2% năm 2017. Sự gia tăng tỷ lệ lây
nhiễm HIV ở MSM, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi, dần sẽ là nhóm chính nhiễm mới
HIV ở Việt Nam (1). Các can thiệp cho MSM tại khu vực phía Nam chưa thể ngăn
chặn sự bùng phát dịch HIV qua QHTD đồng giới (23).
Dịch HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội, chiếm 35% số người nhiễm HIV của cả nước; tiếp đến là các tỉnh,
thành Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, An Giang, Thái
Nguyên, Đồng Nai, mỗi tỉnh chiếm khoảng 3% số người nhiễm HIV cả nước.
Sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM, đặc biệt trong nhóm trẻ
tuổi sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam. Một số địa bàn có nguy cơ lây


10
nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm
HIV trong cộng đồng do người dân khơng có đủ kiến thức về phòng, chống
HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cao nhưng chưa được xét
nghiệm phát hiện địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS (1).
Qua báo cáo của UNAIDS số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của
họ ở các nước Châu Á và Thái Bình Dương, chưa đến một nửa số MSM biết tình
trạng nhiễm HIV của họ. Năm 2015, Việt Nam chỉ có 32% MSM biết tình trạng
nhiễm HIV của mình, vì thế vơ tình họ làm lây lan HIV cho bạn tình của họ và
ngoài cộng đồng ngày càng cao (25).
Năm 2015, 8/13 tỉnh thành phố khu vực phía Nam triển khai Giám sát trọng
điểm HIV đã thực hiện giám sát HIV quần thể nam QHTD đồng giới. Tỷ lệ hiện
nhiễm HIV chung ở quần thể MSM là 5,4% năm 2015. Tỷ lệ hiện nhiễm dao động
từ 0% Đồng Tháp, 1,4% An Giang, 2% Đồng Nai, 2,6% Cà Mau, 5,3 % Sóc Trăng,
8% Cần Thơ, 11,3% Kiên Giang đến 11,4% ở Thành phố Hồ Chí Minh (2).
MSM là một quần thể nguy cơ mới nổi trong những năm gần đây và tỷ lệ hiện
mắc HIV ở quần thể này năm 2015 cao gấp đôi so với quần thể PNMD tại khu vực

phía Nam 5,4% ở MSM so với 2,6% ở PNMD. Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên
Giang và Cần Thơ là các địa phương có tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở quần thể này cao
nhất khu vực (2).
Tính đến hết tháng 9-2018, số người nhiễm HIV hiện được báo cáo đang còn
sống là 208.750 trường hợp, lũy tích người nhiễm HIV tử vong được báo cáo là
98.519 trường hợp. Ước tính số người nhiễm mới HIV trong năm 2018, có khoảng
5.500 người từ 15 tuổi nhiễm HIV và trẻ em nhiễm mới là 268 trẻ. Số người nhiễm
mới là người lớn giảm 64% so với năm 2010. Trong số nhiễm mới HIV, có 36% là
phụ nữ bịlây từ chồng, bạn tình bị nhiễm HIV, 24% là người quan hệ tình dục đồng
giới và người chuyển giới nữ, 23% là người nghiện chích ma túy, 10% là người
mua dâm, 5% là nam giới lây từ vợ, bạn tình bị nhiễm HIV, 2% là phụ nữ bán dâm.
1.4. Tình hình nhiễm HIV tại Tiền Giang
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại tỉnh được phát hiện ở Cái Bè tháng
12/1992 do lây qua đường tình dục. Cách 10 năm đến năm 2002 số ca mới phát hiện


11
nhiễm HIV là 350 ca, chuyển AIDS là 48 ca, tử vong 38 ca. Tính đến ngày
30/11/2016, có 4.483 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện (2.650 ca trong tỉnh,
1833 ca ngồi tỉnh), trong đó có 3.583 nhiễm HIV đang cịn sống được báo cáo
(1.802 trong tỉnh; 1.781 ngồi tỉnh), 764 người chuyển AIDS hiện còn sống (575
trong tỉnh; 189 ngồi tỉnh). Hiện tồn tỉnh có 98,8% (171/173) xã/phường đã phát
hiện có người nhiễm HIV và 100% huyện thị đều có ca nhiễm HIV (26).
Hình thái lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 39,4%; kế
đến là đường máu (chủ yếu TCMT) chiếm 25,1%; lây truyền từ mẹ sang con 1,8%;
33,7% không rõ đường lây truyền. Số trường hợp nhiễm HIV phát hiện là nam giới
chiếm 77%, nữ chiếm 23% (26).
Theo số liệu báo cáo Quý I/2019 và Quý II/2019 của Khoa Phòng chống
HIV/AIDS Tiền Giang trong 6 tháng có 309 khách hàng MSM (Quý I 225, Quý II
84) làm xét nghiệm HIV, phát hiện 58 khách hàng dương tính chiếm 29,3% số ca

dương tính tồn tỉnh, chưa kể bạn tình của những ca nhiễm HIV MSM. (8, 9). Số
liệu báo cáo này tổng hợp từ báo cáo của 11 huyện/thị/thành phố trong tỉnh và tại
phòng tư vấn xét nghiệm khẳng định của Khoa phòng chống HIV/AIDS phát hiện
ra, ngồi cộng đồng cịn rất nhiều MSM chưa tiếp cận được để làm tư vấn xét
nghiệm HIV.
Tính đến ngày 31/8/2019 tồn tỉnh có 5.354 trường hợp nhiễm HIV được phát
hiện, 1773 ca chuyển sang giai đoạn AIDS và 959 ca tử vong (27).
Từ đầu mùa dịch năm 1992 mãi đến năm 2010 Tiền Giang mới bắt đầu điều
tra can thiệp trên nhóm MSM, kết quả qua điều tra tỷ lệ nhiễm ở MSM là 2,9%. Đã
hơn 7 năm, Tiền Giang chưa có một cuộc điều tra lại nào về tình hình nhiễm HIV
trên nhóm MSM, các đối tượng này vẫn là nhóm khó tiếp cận và tự kỳ thị nhiều
nhất, ngại đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm nên làm lây truyền HIV trong cộng
đồng.
1.5. Một số yếu tố liên quan tới tình hình nhiễm HIV trong nhóm MSM
1.5.1. Yếu tố về nhân khẩu học
Qua điều tra về MSM tại Tiền Giang năm 2011 tuổi trung bình của nhóm
MSM là 25 tuổi. Trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 43,3%, trung học phổ


12
thơng 32,5%. Sống với gia đình 77,4%, MSM sống một mình 10,0%. Thu nhập
hàng tháng 55,4% trên 2 triệu và 29,7% có thu nhập từ 1 đến 2 triệu đồng (5).
Nghiên cứu về MSM tại Việt Nam năm 2014 cho biết MSM nằm trong độ tuổi
trẻ dưới 25 tuổi chiếm 71,2%, phần lớn MSM chưa lập gia đình chiếm 84,2%. 8,2%
MSM sống chung với bạn tình nam, có QHTD chưa đầy 20 tuổi (28).
Kết quả nghiên cứu về MSM tại Thừa Thiên Huế công bố năm 2015 cho thấy
tỷ lệ nhiễm HIV của MSM là 1,5%. Độ tuổi 20 - 29 chiếm chủ yếu (68,0%), trình
độ cao đẳng - đại học là 62,0%, 24,0% là phổ thông trung học. Độc thân 87,0%,
sống với gia đình là 71,0% (29).
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM ở An Giang năm 2010 là 6,3%. Yếu tố

liên quan đến tỷ lệ nhiễm HIV là độ tuổi, tuổi có nguy cơ cao nhất là 25 tuổi và
QHTD khơng an tồn (24).
1.5.2. Yếu tố về kiến thức phịng tránh nhiễm HIV trong nhóm MSM
Nghiên cứu MSM ở Tiền Giang cho biết MSM có nghe thơng tin về
HIV/AIDS chiếm 93,3%, 88,5% MSM biết dùng BCS khi QHTD, 70,2% biết
chung thủy với 1 bạn tình, 64,7% biết đúng 3 cách phòng lây nhiễm HIV. Tỷ lệ
MSM hiểu chưa đúng về các đường lây truyền HIV chiếm 37,7%, 14% cho rằng ăn
chung và 32,5% cho rằng muỗi đốt có thể lây truyền HIV. Nhận thức về nguy cơ
nhiễm HIV của bản thân có 38,9% MSM cho rằng họ ít hay nhiều có nguy cơ đã bị
nhiễm HIV; 54,2% cho rằng khơng có nguy cơ và 6,9% khơng biết có nguy cơ hay
không.(5).
Kết quả nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế năm 2015 cho biết rằng MSM có kiến
thức đúng về HIV/AIDS là 65,5%, 96,0% đã được nghe nói về HIV. Hầu hết MSM
hiểu biết 3 đường lây (83,5%) (29).
1.5.3. Yếu tố về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM
Qua nghiên cứu về MSM tại Việt Nam (2014) tỷ lệ MSM cho biết luôn luôn
sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu mơn với bạn tình nam trong 1 tháng qua là
33,1%. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm MSM ở Cần Thơ (54,4%), tiếp đến là Khánh
Hịa (47,4%), An Giang (26,8%) và thấp nhất ở Thành Phố Hồ Chí Minh (18,5%).
54% trong số họ cho biết có sử dụng BCS trong lần gần đây nhất khi QHTD với bạn


13
tình nam qua đường hậu mơn. Tỷ lệ này khác nhau ở các tỉnh, cao nhất là Cần Thơ
(79,3%), Khánh Hòa (65,3%), An Giang (50%), thấp nhất là ở Thành Phố Hồ Chí
Minh (37%). Gần 1/4 MSM báo cáo có bán dâm trong vòng 12 tháng qua. Trong số
720 MSM tham gia nghiên cứu, 6% cho biết đã từng tiêm chích ma túy, trong đó
72,5% trong số họ có tiêm chích ma túy trong 1 tháng qua (28).
Nghiên cứu tại Huế 2015 cho biết 63,5% thích bạn tình nam, quan hệ tình dục
lần đầu tiên với bạn tình nam là 74,0%, lý do quan hệ tình dục với bạn tình nam vì

tình yêu là 49,3%, vì thỏa mãn tình dục là 43,2%. Quan hệ tình dục với bạn tình
nam trong tháng qua là 97,5%. 64,0% có quan hệ tình dục vừa cả đường hậu mơn
và đường miệng. Chỉ có 31,8% sử dụng duy nhất đường miệng (29).
Nghiên cứu nhiễm HIV trong nhóm MSM ở An Giang năm 2010. Yếu tố liên
quan đến tỷ lệ nhiễm HIV là QHTD không an toàn (24).
Một nghiên cứu khác về MSM ở Israel năm 2016 cho rằng trong tất cả 276
MSM bị nhiễm HIV, có 202 (73,2%) đã sử dụng chất ma túy và rượu. Những người
sử dụng chất ma túy và rượu trẻ tuổi hơn, có quan hệ tình dục sớm hơn, có nhiều
bạn tình hơn, có nhiều khả năng thực hiện QHTD qua đường hậu môn không được
bảo vệ với các bạn tình bình thường, thường tham gia vào quan hệ tình dục có trả
tiền (30).
Nghiên cứu tại Bắc Kinh Trung Quốc cho biết MSM không bao giờ hoặc đôi
khi sử dụng BCS khi QHTD qua đường hậu mơn với bạn tình nam trong 6 tháng
qua là (aOR = 1.515, 95% CI: 1.016–2.257, p = 0.041) (31).
Nghiên cứu ở San Fransisco năm 2017 tỷ lệ MSM uống rượu hàng tuần và ít
nhất là hàng tuần là 24,9% và 19,3%. Tỷ lệ uống rượu độc hại ở mức trung bình và
cao lần lượt là 11,4% và 29,9% (32).
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu:
Huyện Cái Bè, Châu Thành là 2 huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang
nằm dọc trên tuyến quốc lộ 1A là cửa ngõ đi qua các tỉnh thuộc Đồng bằng sơng
Cửu Long, thuận tiện về vị trí địa lý, giao lưu kinh tế thương mại giữa các vùng nên
tập trung nhiều dân di biến động đến làm việc và sinh sống, dẫn đến nhiều tệ nạn
xảy ra, số trường hợp phát hiện nhiễm HIV cũng cao. Thành phố Mỹ Tho là trung


14
tâm hành chính, thương mại của tỉnh Tiền Giang nơi tập trung nhiều khu công
nghiệp của tỉnh, số trường hợp phát hiện nhiễm HIV cao nhất của tỉnh. Thị xã Gị
Cơng nằm ở phía Đơng của tỉnh Tiền Giang, là đô thị đứng thứ hai của tỉnh sau
Thành phố Mỹ Tho. Thị xã Gị Cơng có tuyến quốc lộ 50 đi qua nối với Thành phố

Hồ Chí Minh 60 km về phía Bắc, cách Thành phố Mỹ Tho 35 km về phía Tây.
Theo số liệu điều tra vẽ bản đồ tại Tiền Giang năm 2010 của ngành Y tế cho
thấy có khoảng 400 MSM hiện đang sinh sống tại tỉnh tập trung nhiều nhất tại
Thành phố Mỹ Tho và Thị xã Gị Cơng (Thành phố Mỹ Tho 313 MSM; Thị xã Gị
Cơng 75 MSM).
Tính đến 30/11/2016 Thành phố Mỹ Tho vẫn là địa phương có tổng số người
phát hiện nhiễm HIV cao nhất 672 ca chiếm 25,3% toàn tỉnh, kế đến là Châu Thành
371 ca chiếm 14%, Cái Bè 351 ca chiếm 13,2%, Thị xã Gị Cơng 186 ca chiếm 7%
toàn tỉnh (26).
Đã hơn 7 năm, từ khi các dự án Life Gap, World Bank, Quỹ toàn cầu đã kết
thúc hỗ trợ cho Tiền Giang đến nay chưa có cuộc điều tra nào về các nhóm đối
tượng nguy cơ cũng như nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Từ tháng 10/2018, Dự án USAID SHIFT bắt đầu hỗ trợ kỹ thuật về tư vấn xét
nghiệm và điều trị HIV/AIDS trên nhóm nguy cơ cao cho Tiền Giang để đạt được
mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 chấm dứt dịch AIDS vào 2030 do Liên hợp quốc
đưa ra Việt Nam đã cam kết. Dự án SHIFT phối hợp cùng Sở Y tế đã chọn 4 huyện
có số đối tượng nguy cơ nhiều để can thiệp là Thành phố Mỹ Tho, Châu Thành, Cái
Bè và Thị xã Gị Cơng. Dự án SHIFT hỗ trợ can thiệp và tư vấn xét nghiệm sàng lọc
HIV tại cộng đồng trên các nhóm nguy cơ cao là nhóm mại dâm, nhóm nghiện
chích ma túy, nhóm MSM và bạn tình/ vợ chồng/ con của những đối tượng đó, đặc
biệt chú trọng đến nhóm MSM là nhóm khó tiếp cận, ngại đến các cơ sở y tế để làm
xét nghiệm.
Nhân viên tiếp cận cộng đồng tại 4 huyện được Dự án USAID SHIFT tuyển
chọn và hỗ trợ tập huấn và được Sở Y tế Tiền Giang cấp giấy chứng nhận tư vấn và
xét nghiệm HIV cho nhân viên tiếp cận cộng đồng.


15
Giám sát viên tuyến Huyện được chọn là 4 cán bộ làm việc tại Trung tâm Y tế
huyện đang quản lý chương trình HIV của Huyện sẽ giám sát hỗ trợ các bạn nhân

viên tiếp cận cộng đồng tại địa bàn quản lý.
Chúng tôi chọn 4 huyện mà Dự án hỗ trợ tư vấn xét nghiệm để làm nghiên
cứu trên nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới.
1.7. Khung lý thuyết:
Khung lý thuyết đánh giả tỷ lệ và yếu tố liên quan tới nhiễm HIV trong nhóm
MSM được xây dựng dựa vào Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá chương trình phịng
chống HIV/AIDS của Bộ Y tế (33).


16

Các yếu tố liên quan đến
tình hình nhiễm HIV trong
nhóm MSM

Thơng tin về nhân
khẩu
- Năm sinh, tuổi
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Dân tộc
- Sống cùng ai
- Thu nhập hàng
tháng

Kiến
thức
HIV/AIDS và cách
phịng tránh
- Nghe nói về HIV

- Hiểu sai lầm về HIV
-Hiểu đúng cách
phòng ngửa nhiễm
HIV
- Nhận thức bản thân
về nhiễm HIV

Thực trạng nhiễm HIV của
nhóm MSM

Hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV
- Nơi gặp bạn tình
- Uống rượu bia trước
khi QHTD
- Sử dụng ma túy
trước khi QHTD
-QHTD với bạn tình
nữ
-QHTD với gái mại
dâm
- QHTD bằng đường
miệng
- QHTD qua đường
hậu môn


17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
- Nam giới tự nhận có hành vi quan hệ tình dục đồng giới nam, trên 18 tuổi.
- Đang sinh sống tại Thành phố Mỹ Tho, Cái Bè, Châu Thành và Thị xã Gị Cơng.
- Có quốc tịch Việt Nam.
- Đồng ý xét nghiệm HIV và tham gia phỏng vấn.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Nam đồng giới bị khuyết tật nghe nói, rối loạn tâm thần không trả lời được câu hỏi
phỏng vấn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1.Thời gian nghiên cứu: Từ 1/12/2019 đến 30/6/2020
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Cái Bè, Châu Thành, Thành Phố Mỹ Tho và Thị
xã Gò Công.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang phối hợp nghiên cứu định lượng phỏng vấn dựa trên
bảng hỏi thiết kế sẳn.
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu:

N: kích thước mẫu
Z21-a/2 : khoảng tin cậy 95%, tra bảng Z ta được 1,96
p: tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm MSM tại Kiên Giang qua GSTĐ của Viện Pasteur
năm 2015 là 0,11 (2) .
d: Độ chính xác mong muốn 0,05
Thay các giá trị trên vào ta tính được n = 152 đối tượng MSM, dự kiến 10%
phiếu không đạt yêu cầu (kể cả không làm xét nghiệm), ta chọn cỡ mẫu cần thiết
n = 170 người được điều tra phỏng vấn và xét nghiệm HIV.


×