Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích tính khả thi của dự án xây dựng nhà máy chế biến quặng zirconium thành hợp chất zoc (zirconium oxide chlorur) tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.35 KB, 98 trang )

i

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

ĐỖ TRẦN THANH
GVHD: TS. NGUYỄN THU HIỀN

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN QUẶNG ZIRCONIUM THÀNH HỢP CHẤT
ZOC (ZIRCONIUM OXIDE CHLORUR) TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2013


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền
Cán bộ chấm nhận xét 1:…………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2:.………………………………………………...
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ

KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . .


tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ……..
2. Thư ký: ………
3. Ủy viên: ……...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Tp. HCM, ngày 01 tháng 04 năm 2013

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: ĐỔ TRẦN THANH ............................................ Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 08/07/1982 ..................................................... Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh ................................................. MSHV: 11170837
Khoá (Năm trúng tuyển): 2011 – 2013
1- TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN QUẶNG ZIRCONIUM THÀNH HỢP CHẤT ZOC (ZIRCONIUM OXIDE
CHLORUR) TẠI VIỆT NAM

2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:
Áp dụng các phương pháp đánh giá dự án để phân tích tính khả thi dự án về mặt tài chính,
kinh tế và xã hội.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/11/2012
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/04/2013
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền
Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


iv

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn công ty Meiwa và Daiichi Kigenso Kagaku Kogyo

Nhật Bản đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi hồn thành Khóa luận này.

Trong suốt q trình thực hiện Khóa luận, Tiến sĩ Nguyễn Thu Hiền đã tận tình chỉ dẫn

cũng như đóng góp những ý kiến q báu cho tơi về mặt khoa học. Nếu khơng có sự
hướng dẫn của cơ, có lẽ tơi khơng thể hồn thành Khóa luận này. Tơi xin chân thành

cảm ơn cơ vì tất cả điều đó.


Ngồi ra, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô trong Khoa Quản lý Công
nghiệp của trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh vì những tri thức mà
các thầy, cơ đã tận tâm truyền đạt cho tôi trong suốt thời gian qua.

Thật thiếu sót nếu tơi khơng gửi lời cảm ơn đến các bạn, anh, chị, em trong lớp Cao

học Khóa 2011. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường học vấn và cuộc sống

tương lai.
Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ,

em gái, đặc biệt là vợ và con của tơi. Mọi người trong gia đình đã và vẫn luôn là điểm

tựa vững chắc cho tôi luôn tiến bước trong cuộc sống. Tôi rất biết ơn và xin cám ơn

mọi người trong gia đình lần nữa.

Đỗ Trần Thanh


v

TÓM TẮT KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Ngành Titan – Zircon Việt Nam có lịch sử phát triển hơn 20 năm, nhưng cho đến nay

các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu khoáng sản thô là chủ yếu. Để đảm bảo phát triển bền
vững, Chính phủ đã thực hiện quy hoạch và ban hành các quy định ngăn cấm xuất khẩu

quặng thơ, khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất chế biến sâu quặng Titan thành các


sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn tại địa phương từ năm 2008.

Nhận thấy nhu cầu thị trường và tiềm năng khoáng sản của Việt Nam, cơng ty Meiwa

và DKK dự tính đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu quặng Zircon thành hợp chất

ZOC tại địa phương phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Dự án dự kiến có cơng suất

11,500 tấn ZOC/năm với vốn đầu tư lên đến 50,500,000 USD kéo dài gần 40 năm. Nếu

muốn thực hiện dự án, liên doanh Meiwa – DKK cần phải lập báo cáo đánh giá tính

khả thi về mặt tài chính để đảm bảo việc quyết định đầu tư, đồng thời chứng minh tính

khả thi về mặt kinh tế - xã hội để được nhà nước cấp phép hoạt động.

Kết quả thẩm định tài chính cho thấy dự án hoàn toàn khả thi và kỳ vọng sẽ mang lại

lợi nhuận cao cho Chủ đầu tư. Phân tích rủi ro về mặt tài chính của dự án thể hiện mức
rủi ro thấp nên dự án đáng được thực hiện.

Kết quả thẩm định về mặt kinh tế nhìn chung cho thấy dự án tác động tích cực đối với
tổng thể nền kinh tế. Trong suốt quá trình hoạt động, dự án sẽ đóng khoản thuế là NPV

= 35,234,909 USD và các doanh nghiệp liên quan (chủ đầu tư khu công nghiệp. các

nhà cung cấp nguyên nhiên liệu…) sẽ được nhận NPV = 256,838,961 USD. Ngoài ra,
dự án cịn tạo ra những tác động tích cực đến ngành sản xuất hóa chất, khai khống và


vận tải biển tại địa phương.


vi

Bên cạnh các tác động tích cực, cịn phải lưu ý đến các tác động tiêu cực tiềm năng như
ô nhiễm môi trường, áp lực giao thông đường bộ… Các tác động này nên được đánh
giá chi tiết hơn để quản lý và hạn chế.


vii

ABSTRACT

The Titan – Zircon industry of Viet Nam has developed more than 20 years, but so far
the local enterprises have still exported raw material mainly. To ensure the sustainable
development, the Government has made plans and launched regulations to stop
exporting crude ore, encourage investment projects which process Titan ore into higher
value added products in local since 2008.
Realizing the potential of market and Viet Nam’s mineral industry, Meiwa and DKK
Corporation intend to invest a Zircon processing factory in local to produce ZOC
compound for exporting. The project has expected capacity around 11,500 tons of
ZOC/year with an investment up to 50,500,000 USD for nearly 40 years. Before doing
this project, Meiwa – DKK have to make a Financial Feasibility Study for investment
decision and demonstrate the feasibility of economic – social aspects at the same time
to be licensed by Government.
The result of financial valuation shows that the project is absolutely feasible and
expected to bring high return for the investors. Besides, the financial risk evaluation
also shows that the project’s risk is low, so it should be done.
Generally, the economic valuation results the project has positive impacts on the whole

economy. During the operation, the project will fund the Government’s tax NPV =
35,234,909 USD and local related enterprises (industrial owner, material & fuel
suppliers, etc.) will be received NPV = 256,838,961 USD. In addition, the project will
impact on the local industries of chemical, mining and shipping positively.
In the other hand, the project’s negative impacts; such as environmental pollution,
traffic pressure, etc.; should be noticed. These effects should be evaluated in details for
management and restriction.


viii

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ ....................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN THẠC SĨ ....................................................................... iv
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xiv
PHỤ LỤC BẢNG..................................................................................................... xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.1 Lý do hình thành đề tài nghiên cứu .................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 3
1.3 Ý nghĩa đề tài .................................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.5 Bố cục Khóa luận .............................................................................................. 4

1.6 Nguồn dữ liệu .................................................................................................... 4
1.6.1 Dữ liệu thứ cấp ........................................................................................... 4


ix

1.6.2 Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT ................................................................. 6
2.1 Lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho nghiên cứu .................................................... 6
2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính........................................... 8
2.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế .................................................. 12
2.4 Các bước phân tích .......................................................................................... 12
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH VÀ MƠ TẢ DỰ ÁN 13
3.1 Phân tích thị trường sản phẩm của dự án – hợp chất ZOC................................ 13
3.1.1 Tổng quan thị trường ZOC ....................................................................... 13
3.1.2 Dự báo nhu cầu và giá ZOC ..................................................................... 14
3.2 Phân tích nguồn cung quặng Zircon tại Việt Nam ............................................ 14
3.2.1 Tiềm năng ngành khoáng sản Titan – Zircon tại Việt Nam ....................... 14
3.2.2 Xu hướng giá Zircon ................................................................................ 16
3.3 Phân tích thị trường Xút và Clo ....................................................................... 16
3.3.1 Tổng quan về ngành hóa chất Xút – Clo ................................................... 16
3.3.2 Dự báo ..................................................................................................... 18
3.4 Phân tích thị trường khí gas thiên nhiên CNG.................................................. 19
3.4.1 Nguồn cung .............................................................................................. 19
3.4.2 Dự báo ..................................................................................................... 20


x

3.5 Phân tích thị trường điện ................................................................................. 20

3.6 Cơng nghệ, thiết bị và tuổi thọ của dự án ......................................................... 21
3.6.1 Công nghệ ................................................................................................ 21
3.6.2 Thiết bị và tuổi thọ dự án.......................................................................... 21
3.7 Lực lượng lao động cần thiết ........................................................................... 21
3.8 Mô tả dự án ..................................................................................................... 21
3.8.1 Chủ đầu tư ................................................................................................ 22
3.8.2 Quy mô công suất..................................................................................... 22
3.8.3 Địa điểm nhà máy .................................................................................... 23
3.8.4 Chi phí đầu tư, thời gian hoạt động và nguồn tài trợ ................................. 23
3.8.5 Tác động môi trường ................................................................................ 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ............................................................... 25
4.1 Biểu đồ dòng tiền ............................................................................................ 25
4.1.1 Doanh thu và vốn lưu động của dự án ...................................................... 25
4.1.2 Chi phí đầu tư ban đầu, nguồn vốn tài trợ và kế hoạch trả nợ.................... 26
4.1.3 Suất chiết khấu ......................................................................................... 27
4.1.4 Chi phí vận hành ...................................................................................... 29
4.1.5 Lịch khấu hao và Thanh lý tài sản cố định cuối kỳ ................................... 30
4.1.6 Thuế ......................................................................................................... 31


xi

4.1.7 Lạm phát .................................................................................................. 31
4.1.8 Báo cáo thu nhập ...................................................................................... 32
4.1.9 Biểu đồ dòng tiền ..................................................................................... 32
4.2 Kết quả phân tích tài chính và kết luận ............................................................ 35
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH RỦI RO ...................................................................... 36
5.1 Phân tích độ nhạy ............................................................................................ 36
5.1.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều ......................................................................... 36
5.1.1.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều của NPV, IRR và B/C danh nghĩa theo

mức tăng doanh thu .......................................................................... 36
5.1.1.2 Phân tích độ nhạy 1 chiều của NPV, IRR và B/C theo mức tăng
% chi phí vận hành ........................................................................... 37
5.1.1.3 Phân tích độ nhạy 1 chiều của NPV, IRR và B/C danh nghĩa theo

Chi phí đầu tư ban đầu ..................................................................... 38

5.1.1.4 Phân tích độ nhạy 1 chiều của NPV, IRR và B/C theo tỉ lệ lạm
phát .................................................................................................. 39
5.1.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều ......................................................................... 40
5.1.2.1 Phân tích độ nhạy 2 chiều của mức tăng % doanh thu – chi phí

vận hành đối với dự án ..................................................................... 40

5.1.2.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều của lạm phát – doanh thu đối với dự án .... 41
5.1.2.3 Phân tích độ nhạy 2 chiều của chi phí đầu tư – mức tăng doanh

thu đối với dự án .............................................................................. 42


xii

5.1.2.4 Phân tích độ nhạy 2 chiều của chi phí đầu tư – mức tăng chi phí

vận hành đối với dự án ..................................................................... 43

5.2 Phân tích tình huống ........................................................................................ 44
5.3 Phân tích Mơ phỏng bằng phần mềm Crystal Ball ........................................... 45
5.4 Kết luận về mức độ rủi ro ................................................................................ 47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 48

6.1 Kết luận ........................................................................................................... 48
6.2 Kiến nghị......................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 53


xiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B/C:

Phương pháp tỉ số lợi ích/chi phí (Benefit/Cost).

CAGR:

Tỉ lệ tăng trưởng tổng hợp hàng năm (Compound Annual Growth Rate)

CAPM:

Mơ hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model)

CB:

Cân bằng tiền mặt (Cash Balance)

CĐT:

Chủ đầu tư


CF:

Hệ số chuyển đổi kinh tế (Conversion Factor)

CNG:

Khí gas thiên nhiên nén (Compressed Natural Gas)

CPVCP:

Chi phí vốn cổ phần

DKK:

Cơng ty Daiichi Kigenso Kagaku Kogyou Nhật Bản.

FY:

Năm tài chính (Fiscal Year)

IRR:

Suất sinh lợi nội tại (Internal Rate of Return).

MARR:

Suất sinh lợi tối thiểu của nhà đầu tư (Minimum Attractive Rate of
Return)

NPV:


Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)

PP:

Thời gian hòa vốn (Payback Period)

TĐT:

Tổng đầu tư

TPCP:

Trái phiếu chính phủ


xiv

TTCK:

Thị trường chứng khoán

VAT:

Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax)

VICACO:

Nhà máy hóa chất Biên Hịa


VINACHEM: Tập đồn hóa chất Việt Nam
WACC:

Chi phí vốn bình qn có trọng số (Weighted Average Cost of Capital)

Zircon:

Quặng Zirconium.

ZOC:

Hợp chất Zirconium Oxide Chlorur


xv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Dòng tiền danh nghĩa của dự án theo quan điểm Tổng đầu tư. ............... 33
Biểu đồ 4.2: Dòng tiền thực của dự án theo quan điểm Tổng đầu tư. ......................... 33
Biểu đồ 4.3: Dòng tiền danh nghĩa của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư. ................. 34
Biểu đồ 4.4: Dòng tiền thực của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư. ........................... 34


xvi

PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tóm tắt các quan điểm phân tích dự án ....................................................... 7
Bảng 3.1. Tài nguyên quặng titan – zircon trên diện tích 782 km2 đã điều tra vào
năm 2010 ................................................................................................. 15

Bảng 3.2: Tóm tắt cơng suất, sản lượng và nhu cầu thị trường Xút – Clo trên thế
giới .......................................................................................................... 16
Bảng 3.3: Sản lượng các nhà máy sản xuất Xút – Clo tại Việt Nam .......................... 17
Bảng 3.4: So sánh giá lịch sử của Xút NaOH 50% và Acid HCl 32% tại thị
trường Việt Nam và Thái Lan ................................................................... 18
Bảng 3.5: Cung và cầu khí thiên nhiên tại Việt Nam.................................................. 19
Bảng 3.6: Dự báo giá phân phối CNG ....................................................................... 20
Bảng 3.7: Tóm tắt nhu cầu và khả năng cung ứng nguyên nhiên liệu cho dự án ........ 23
Bảng 4.1: Chi phí đầu tư ban đầu của dự án .............................................................. 27
Bảng 4.2: Kế hoạch vốn và vay nợ ........................................................................... 27
Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả tính tốn chi phí vốn chủ sở hữu theo phương pháp

gián tiếp với dữ liệu thống kê của Damodaran đối với thị trường Mỹ

giai đoạn 2002 – 2011............................................................................... 28

Bảng 4.4: Suất chiết khấu dự án (làm tròn) ................................................................ 29
Bảng 4.5: Các khoản mục chi phí vận hành. .............................................................. 30
Bảng 4.6: Kết quả phân tích tài chính của dự án ....................................................... 35


xvii

Bảng 5.1: Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều của NPV, IRR và B/C danh nghĩa
của dự án theo mức tăng % doanh thu...................................................... 37
Bảng 5.2: Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều của mức tăng % chi phí vận hành

hàng năm đối với dự án ............................................................................ 38

Bảng 5.3: Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều của NPV, IRR và B/C của dự án


theo Chi phí đầu tư ban đầu ...................................................................... 39

Bảng 5.4: Kết quả phân tích độ nhạy 1 chiều của lạm phát hàng năm tác động

đến dự án .................................................................................................. 40

Bảng 5.5: Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều của tác động mức tăng Doanh thu

và Chi phí vận hành đến NPV của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư ........ 41

Bảng 5.6: Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều của tác động mức tăng Doanh thu

và lạm phát đến NPV của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư ..................... 42

Bảng 5.7: Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều của tác động mức tăng doanh thu và

chi phí đầu tư đến NPV của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư. ................. 43

Bảng 5.8: Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều của tác động mức tăng chi phí vận

hành và chi phí đầu tư đến NPV của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư..... 44

Bảng 5.9: Kết quả phân tích tình huống bằng phần mềm Excel.................................. 45
Bảng 5.10: Tóm tắt kết quả phân tích tình huống có tính đến xác suất xảy ra đối
với tình huống tốt nhất và xấu nhất là 15%, tình huống kỳ vọng là
70% .......................................................................................................... 46
Bảng 5.11: Tóm tắt kết quả phân tích mơ phỏng bằng phần mềm Crystal Ball........... 47
Bảng 6.1: Tóm tắt kết quả phân tích tài chính dự án .................................................. 56



1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 1 dẫn nhập lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu. Nguồn dữ liệu chính được sử dụng để thực hiện đề tài cũng được
trình bày trong chương này.

1.1 Lý do hình thành đề tài nghiên cứu:

Với đặc tính chống mài mịn, chống ăn mịn, chịu nhiệt cao và có khả năng cách

điện, Zircon là một loại Titan có nhiều ứng dụng trong ngành cơng nghiệp cơ khí,

điện tử, hóa chất… Từ quặng Zircon thơ có thể sản xuất Zircon Oxide Chloride (gọi
tắt là ZOC) dùng trong công nghiệp sản xuất mực in, sơn, dệt nhuộm…; Zirconia

dùng trong công nghiệp điện tử, gốm sứ… và Zircon kim loại được dùng trong
ngành công nghiệp năng lượng.
Cho đến nay, Trung Quốc được xem như là quốc gia có trữ lượng quặng Titan nói

chung và Zircon nói riêng lớn nhất thế giới với trữ lượng ước tính khoảng 200 triệu
tấn Zircon. Vào năm 2010, tổng nhu cầu tiêu thụ Zircon tồn thế giới khoảng 1.4

triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm 40% sản lượng tương đương 0.56 triệu tấn.
Mặc dù có trữ lượng quặng lớn, nhưng hàng năm Trung Quốc chỉ sử dụng khoảng

10% lượng quặng trong nước, còn lại nhập khẩu từ Úc, Nam Phi và Việt Nam. Tại
Trung Quốc có khoảng 10 nhà máy chế biến sâu quặng Zircon thành các hợp chất
ZOC, Zircon kim loại và Zirconia. Riêng sản phẩm ZOC, Trung Quốc cung cấp


hàng năm khoảng 200,000 tấn, chiếm 90% tổng sản lượng của thế giới, trong đó

40% sản lượng được xuất khẩu và 60% sản lượng còn lại được tiêu thụ trong nước.

Qua các số liệu thống kê trên, ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến thị

trường Titan, đặc biệt đối với sản phẩm ZOC, là rất lớn: Trung Quốc vừa là quốc

gia có trữ lượng quặng lớn nhất, là thị trường tiêu thụ quặng thô lớn nhất mà cũng
vừa là nhà cung cấp ZOC lớn nhất thế giới.


2
Đối nghịch với tình hình giàu có tài ngun Titan của Trung Quốc, Nhật Bản hầu
như khơng có loại khống sản này và các nhà sản xuất đều phải nhập khẩu nguyên

liệu ZOC từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ Nhật – Trung gần đây có những

chuyển biến khơng thuận lợi (như là tranh chấp chủ quyền đảo, sự trổi dậy của chủ
nghĩa chống Nhật…) cũng như các chính sách hạn chế xuất khẩu, kiểm soát thị

trường Titan (thắt chặt cấp phép cho những dự án đầu tư mới, yêu cầu về bảo vệ
mơi trường cao hơn…) của chính phủ Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến

hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngồi. Vì thế, việc tìm kiếm và

chuyển đổi nguồn cung ứng ZOC ở các khu vực khác ngoài Trung Quốc là nhiệm

vụ cần thiết và cấp bách để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công ty Nhật Bản trong
tương lai.

Ngành khai thác và chế biến Titan của Việt Nam có hơn 20 năm, nhưng chủ yếu là
khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng thơ. Theo số liệu thống kê năm 2008, Việt

Nam có tổng trữ lượng quặng Titan khoảng 479.3 triệu tấn, trong đó trữ lượng

quặng Zircon là 78.7 triệu tấn, xếp thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Dựa trên kết

quả khảo sát này, chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh quan trọng về chính
sách như là: ngăn cấm hoặc áp thuế xuất khẩu 30% đối với quặng Titan thơ, đặc biệt

là Zircon; khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu các loại
sản phẩm Titan tại địa phương…

Nhận thấy tiềm năng thị trường Titan từ rất sớm, công ty Meiwa – thành viên tập

đồn Mitsubishi Nhật Bản – và cơng ty Daiichi Kigenso Kagaku Kogyo (gọi tắt là
DKK) thơng qua văn phịng đại diện tại Việt Nam đã có những hoạt động xúc tiến

đầu tư vào lĩnh vực Titan từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, do vào thời điểm đó
Việt Nam chưa có những thống kê và quy hoạch chính thức cho ngành Titan nói

chung và quặng Zircon nói riêng, nên các dự án đầu tư có vốn nước ngồi đều

khơng được chấp thuận. Cho đến sau năm 2008, khi mà Chính phủ có chủ trương
kêu gọi hợp tác đầu tư để sản xuất chế biến sâu quặng Titan tại địa phương, dự án

đầu tư chế biến sâu quặng Zircon thành hợp chất ZOC của liên doanh Meiwa –
DKK mới được chú ý xem xét.



3

Với tình hình thực tế hiện nay, liên doanh Meiwa – DKK phát sinh nhu cầu cập nhật
lại dữ liệu và phân tích tính khả thi của dự án để phục vụ cho mục đích ra quyết

định đầu tư. Đây cũng là lý do hình thành đề tài tốt nghiệp này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:

Mục tiêu của Khóa luận là phân tích tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế, xã hội
của dự án “Xây dựng nhà máy chế biến quặng Zircon thành hợp chất ZOC tại Việt
Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
-

Dựa trên các dự báo về dịng tiền, dự án có khả thi về mặt tài chính hay
khơng?

-

Dự án có khả thi về các mặt kinh tế, xã hội hay không?

Dựa trên cơ sở này, nghiên cứu đi đến kết luận:
-

Có nên thực hiện đầu tư hay khơng?

-

Lợi ích tài chính, kinh tế, xã hội đạt được từ dự án này như thế nào?


1.3 Ý nghĩa đề tài:

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho công ty Meiwa ra quyết định thực hiện đầu tư tại
Việt Nam. Ngoài ra, các ban ngành quản lý Nhà nước và các bên liên quan (nhà

cung cấp, vận chuyển…) cịn có thể dùng kết quả nghiên cứu này để tham khảo,

xem xét nhu cầu đầu tư của cơng ty Meiwa nói riêng cũng như các nhà đầu tư quốc
tế trong lĩnh vực Titan nói chung.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi khóa luận, nghiên cứu chỉ tập trung vào tính khả thi về mặt tài chính,

kinh tế và xã hội của dự án. Các yếu tố khác như là tác động của dự án đến ngành
khai thác chế biến Titan… sẽ được bỏ qua.


4

1.5 Bố cục Khóa luận:

Khóa luận gồm có 6 chương, trong đó Chương 1 là chương dẫn nhập, trình bày lý

do hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
được tham khảo. Chương 2 trình bày tóm tắt nền tảng lý thuyết làm cơ sở cho
nghiên cứu và các phương pháp được dùng để phân tích dự án. Kế đến Chương 3

phân tích các yếu tố hình thành và mơ tả dự án, bao gồm tổng quan, phân tích và dự
báo thị trường của các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra của dự án. Phân

tích tài chính được thực hiện tại Chương 4, tập trung xây dựng dòng tiền cho dự án.


Chương 5 phân tích rủi ro của dự án bao gồm các phân tích độ nhạy 1 chiều và 2
chiều, phân tích tình huống và phân tích mơ phỏng bằng phần mềm Crystal Ball.

Kết luận và kiến nghị về tính khả thi của dự án được trình bày tại Chương 6, cũng là
chương kết thúc Khóa luận này.

1.6 Nguồn dữ liệu:
1.6.1 Dữ liệu thứ cấp:

Sử dụng dữ liệu thứ cấp do công ty Meiwa và các đối tác (các nhà cung cấp sản
phẩm và dịch vụ cho dự án) khảo sát, tổng hợp. Sau đó, các dữ liệu nguồn này sẽ

được phân tích, đánh giá lại trước khi đưa vào phân tích đánh giá tính khả thi của
dự án đầu tư.

1.6.2 Dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn với các thành viên phụ trách dự

án chính của cơng ty Meiwa và DKK. Cụ thể, thơng tin về thị trường, chi phí vốn,

quy định Nhà nước được cung cấp bởi ông Keinichi Ando (Trưởng Đại diện văn

phịng Meiwa Việt Nam) và thơng tin sơ cấp về kỹ thuật, thiết bị, đầu tư, vận hành

được cung cấp bởi ơng Masayuki Itahashi (Trưởng phịng Dự án – Hợp tác quốc tế
của công ty DKK Nhật Bản).



5

CHƯƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT

Chương 2 trình bày các lý thuyết cơ bản và phương pháp được dùng để phân tích,
đánh giá dự án.

2.1 Lý thuyết nền tảng làm cơ sở cho nghiên cứu:

Các thông số quan trọng trên dịng ngân lưu dự án được tính như sau:1
-

Khấu hao: dùng để tính thuế và giá trị thanh lý.

-

Khoản thực thu trong kỳ = doanh thu trong kỳ + thay đổi khoản phải thu

-

-

trong kỳ (= khoản phải thu đầu kỳ - cuối kỳ)

Khoản thực chi trong kỳ = khoản mua hàng trong kỳ + thay đổi khoản phải

chi trong kỳ (= khoản phải chi đầu kỳ - cuối kỳ)

Thay đổi số dư tiền mặt (CB) trong kỳ: phần tăng CB là một ngân lưu ra,
phần giảm CB là ngân lưu vào.


-

Chi phí đầu tư vào đất là giá trị thuê đất suốt thời gian dự án.

Một số khái niệm cơ bản được dùng để nghiên cứu như sau:
-

Giá tài chính (hay cịn gọi là giá thị trường) được sử dụng để thiết lập dịng

ngân lưu tài chính. Giá kinh tế (hay còn gọi là giá mờ) được dùng để thiết lập
ngân lưu kinh tế cho dự án.

-

1

Khi đánh giá dự án, sử dụng khái niệm “có và khơng có dự án”. Khơng dùng

khái niệm “trước và sau khi có dự án” để đánh giá.

Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, 1995, Sách hướng dẫn Phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết
định đầu tư, Harvard Institue For International Development, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.


6
Phân tích dự án trên quan điểm chủ đầu tư. Sự khác biệt trong phân tích dự

-


án giữa các quan điểm Tổng đầu tư, Chủ đầu tư, Kinh tế và Ngân sách chính
quyền được tóm tắt trong Bảng 2.1 như sau.

Bảng 2.1: Tóm tắt các quan điểm phân tích dự án.
Quan điểm

Tổng đầu tư

Chủ đầu tư

Kinh tế

Thực thu

+

+

+

Thực chi

-

-

-

Chi phí cơ hội


-

-

-

Trợ cấp

+

+

-

Thuế

-

-

+

+/-

-/+

Vay/ trả nợ
Ngoại tác

Ngân sách


+/-

Nguồn: Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, 1995, Sách hướng dẫn Phân tích
chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Harvard Institue For International

Development, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright.
Nghĩa là kết quả phân tích dự án = Thực thu – Thực chi – Chi phí cơ hội + Trợ cấp
– Thuế + Vay – Trả nợ2. Trong đó:
-

-

Quan điểm Tổng đầu tư xem xét dự án về mặt tổng thể, bao gồm cả việc vay

nợ và góp vốn đầu tư, tài trợ cho dự án.

Quan điểm của ngân hàng đánh giá mức độ an toàn của việc vay nợ bằng

cách xem xét dịng ngân lưu chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì dự án và doanh
thu để xác định nhu cầu vay vốn và khả năng chi trả nợ của dự án.

2

Cao Hào Thi, 2012, Giáo trình mơn học Lập và phân tích dự án, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ

Chí Minh.


7


-

Quan điểm Chủ đầu tư xem xét giá trị thu nhập tiềm năng của dự án, đồng
thời cũng tính các khoản vốn vay và lãi vay vào dòng ngân lưu ra để tính thu

nhập cịn lại cho cổ đơng.
-

-

Quan điểm của nền kinh tế nói chung là xem xét lợi ích và chi phí của dự án

đối với cả quốc gia, đồng thời xét đến những ngoại tác khi thực hiện dự án.

Quan điểm của ngân sách xem dự án có thể tạo ra (hoặc tiêu tốn) nguồn ngân
sách của chính phủ.

2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính:

Trong phân tích khả thi dự án, các phương pháp chính thường được sử dụng là
phương pháp tính tốn dịng tiền chiết giảm để tính giá trị hiện tại rịng (NPV), tính
suất sinh lời nội tại (IRR), tỉ số lợi ích / chi phí (B/C), hệ số an tồn trả nợ (DSCR)

và tính thời gian hồn vốn (PP).
Các phương pháp tính được trình bày tóm tắt như sau:
Phương pháp NPV (Giá trị hiện tại rịng của dịng tiền).
Cơng thức là NPV =



N

t=0

Bt − Ct
, trong đó:
(1 + i ) t

(2.1)

Bt: lợi ích dự án.
Ct: Chi phí dự án.
i: suất chiết khấu.
Tiêu chuẩn đánh giá là dự án khả thi khi NPV ≥ 0.
NPV là tiêu chuẩn đánh giá dòng tiền tạo ra ở mức độ tuyệt đối của dự án và doanh
nghiệp có tính đến chi phí cơ hội của vốn. NPV được tính cho từng đối tượng vì mỗi

đối tượng có suất chiết khấu khác nhau. Mặc dù phương pháp NPV không quan tâm

đến quy mô và thời gian hồn vốn, nhưng đây là tiêu chí quyết định đến việc lựa
chọn dự án.


8
Phương pháp IRR (suất chiết khấu để NPV = 0):
Tiêu chuẩn đánh giá là dự án khả thi khi IRR ≥ MARR (suất sinh lợi yêu cầu tối
thiểu của nhà đầu tư). Vì MARR là yếu tố biến động theo thời gian và phụ thuộc

vào thị trường, nên đối với dự án dài hạn như dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế


biến ZOC thì IRR khơng được xem như là tiêu chuẩn chính để xác định tính khả thi
của dự án.
Phương pháp tỉ số lợi ích/chi phí (B/C):
Cơng thức tính B/C = Giá trị hiện tại của tổng lợi ích / Giá trị hiện tại của tổng chi
phí.

(2.2)

Tiêu chuẩn đánh giá là dự án khả thi khi B/C ≥ 1.
Phương pháp B/C cho thấy phần lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra một cách đơn

giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến nhầm lẫn khi lựa chọn
các dự án loại trừ nhau. Do đó, tỉ lệ B/C cần được kết hợp với các phương pháp
khác khi đánh giá dự án.

Thời gian hoàn vốn (PP):
Cơng thức tính PP ≈ 1/MARR = (năm, tháng)

(2.3)

Tiêu chuẩn đánh giá theo quan điểm Chủ đầu tư là PP < (1/MARR*100%) =

1/14.97%*100% = 6.68 năm. (giá trị MARR = 14.97% được giải thích tại chương

4).
Phương pháp PP có ưu điểm là dễ tính, đơn giản, nhanh chóng và dễ hiểu. Tuy
nhiên, phương pháp này có thể bỏ qua những khoản thu nhập phát sinh sau thời gian
hoàn vốn và cũng không quan tâm đến giá trị hiện tại của dịng tiền.
Phương pháp tính chi phí vốn của dự án:
Chi phí vốn của dự án phản ánh chi phí cơ hội của nguồn lực được sử dụng để tài


trợ cho dự án. Trong thẩm định dự án về mặt tài chính, chi phí vốn là chi phí tài


×