Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá rủi ro về sức khỏe cộng đồng ảnh hưởng của ngập lụt đô thị trong điều kiện mực nước biển dâng nghiên cứu tại quận ninh kiều thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HUỲNH THỊ THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO
ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP LỤT ĐÔ THỊ TRONG
ĐIỀU KIỆN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG.
NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Mơi trường
Mã số: 608510

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa –ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S. NGUYỄN HỒNG QUÂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ............................................................
2. ............................................................
3. ............................................................
4. ............................................................
5. ............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRƯỞNG KHOA…………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Thị Thảo Nguyên
Ngày, tháng, năm sinh: 08/6/1989

MSHV: 12260669
Nơi sinh: Bình Định

Chun ngành: Quản lý tài ngun và mơi trường

Mã số : 608510

I. TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ RỦI RO VỀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG DO ẢNH HƯỞNG CỦA NGẬP
LỤT ĐÔ THỊ TRONG ĐIỀU KIỆN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG. NGHIÊN CỨU TẠI
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Lựa chọn một số vi sinh vật để đánh giá khả năng gây bệnh đường ruột có trong nước
ngập lụt đô thị; đánh giá mối tương quan giữa mơi trường ngập lụt và bệnh đường ruột;
tính tốn định lượng rủi ro lây nhiễm các bệnh này ứng với điều kiện hiện tại và đánh
giá định tính trong điều kiện mực nước biển dâng trong tương lai; đề xuất một số cảnh
báo rủi ro sức khỏe cộng đồng liên quan đến bệnh đường ruột tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 20/01/2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2014
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : T.S. NGUYỄN HỒNG QUÂN

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa đã

tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn, tất cả Quý Thầy Cô khoa Môi trường của trường
Đại học Bách Khoa, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong
chương trình học Cao học làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Quân, Thầy đã tận tình hướng dẫn
chỉ bảo cho tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn để tơi có thể hồn thành tốt bài
làm của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Cần Thơ đã
nhiệt tình cung cấp tài liệu cho tơi trong thời gian thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình ln tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
trong suốt q trình học cũng như làm luận văn.
Thời gian thực hiện có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn
cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của Q Thầy Cơ và
các anh chị học viên để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014
Học viên
Huỳnh Thị Thảo Nguyên


TĨM TẮT
Ngập lụt đơ thị đang đặt ra một thách thức lớn cho đời sống của cộng đồng, đặc biệt là
những đô thị của các nước đang phát triển. Khi nước ngập sẽ hòa tất cả các chất bẩn từ hệ
thống cống, nước ô nhiễm trong sông, hồ, kênh thải ra từ hoạt động sản xuất và sinh
hoạt…, những nguồn này chứa lượng lớn vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân.
Trong đề tài này đánh giá rủi ro về sức khỏe cộng đồng, cụ thể là bệnh do một số vi sinh
vật đường ruột gây ra khi tiếp xúc nước ngập lụt ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Đề tài đã
sử dụng phương pháp Đánh giá rủi ro định lượng vi sinh vật (Quantitative Microbial Risk
Assessment - QMRA) và dựa trên nồng độ vi sinh vật phân tích được từ mẫu nước ngập
lụt thu thập được tại một số vị trí trên địa bàn nghiên cứu để định lượng rủi ro lây nhiễm
bệnh tật khi ngập lụt xảy ra cho hai đối tượng là người lớn và trẻ em, đánh giá định tính

rủi ro lây nhiễm trong điều kiện nước biển dâng trong tương lai, từ đó đưa ra một số cảnh
báo về rủi ro bệnh tật cho cộng đồng. Các vi sinh vật được lựa chọn là E.coli, Salmonella,
Cryptosporidium, Campylobacter và Rotavirus; trong đó phân tích nồng độ E.coli và
Salmonella trong mẫu nước cịn các vi sinh vật còn lại xác định nồng độ dựa trên tỉ lệ
E.coli:vi sinh vật. Qua đó cho thấy, đối với người lớn, xác suất lây nhiễm trung bình
Salmonella là 1,4 x 10-2, của E.coli là 4,03 x 10-4, của Campylobacter là 3,51 x 10-5, của
Cryptosporidium là 7,36 x 10-7, Rotavirus là 1,09 x10-3; tương tự đối với trẻ em xác suất
lây nhiễm trung bình ít nhất là: 1,21 x 10-3, 3,96 x 10-2, 1,05 x10-4, 3,24 x 10-3 và 2,21 x
10-6.
Ngồi ra, cịn so sánh liều lượng tiếp nhận E.coli với liều lượng cho phép từ Tiêu chuẩn
nước tắm Châu Âu 2006, so sánh nồng độ và liều lượng tiếp nhận Coliform với Quy
chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ dành cho hoạt động giải trí
QCVN 10:2008/BTNMT.
Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm SPSS để xét mối tương quan giữa ngập lụt đô thị và
bệnh tật do ngập lụt gây ra với p = 0,001 < 0,01 và số ô mong đợi 86,7%, kết quả dựa
trên dữ liệu của điều tra khảo sát một số hộ dân trên địa bàn quận Ninh Kiều.
Dựa vào các đánh giá rủi ro để đưa ra một số cảnh báo về rủi ro sức khỏe cho người dân.


Từ khóa: Quận Ninh Kiều, ngập lụt đơ thị, quan trắc, đánh giá rủi ro định lượng vi sinh
vật, bệnh tật lây qua nước ngập lụt.


ABSTRACT
Urban flooding poses a range of threats to human life, health and well-being, particularly
the residents of the rapidly expanding towns and cities in developing countries. Urban
flood water dissolves wastewater in sewer systerm, polluted surface water (river,
canal,…) from domestic, industrial activities… These flood waters are likely to be
contaminated and may pose potential health risks to citizens exposed to pathogens in
these waters. This thesis focuses on health risk assessment related with intestinal

microorganism in Ninh Kieu district of Can Tho. Quantitative Microbial Risk
Assessment (QMRA) was used to estimate the public health risk. This method uses
ingested doses of pathogenic organisms for the calculation of infection probabilities.
Ingested dose estimations are based on pathogen measurements and E.coli :pathogen
ratio. These samples have been analysed for concentrations of E.coli, Salmonella,
Cryptosporidium, Campylobacter and Rotavirus. Dose-response relations from literature
are used to calculate infection probabilities for floodevents. The results show that mean
probabilities of Salmonella, E.coli, Campylorbacter, Cryptosporidium infection when
contact with urban flood water are 1,4 x 10-2 , 4,03 x 10-4, 3,51 x 10-5, 7,36 x 10-7 per
event respectively for adults and at least 1,21 x 10-3, 3,96 x 10-2, 1,05 x10-4, 3,24 x 10-3 và
2,21 x 10-6 per event for children, respectively.
In addition, comparing ingested doses of E. coli with allowed doses from European
bathing water standards in 2006, comparing ingested doses of coliform with Technical
Regulations Vietnam Coastal Water Quality for recreational activities
QCVN10:2008/BTNMT.
Besides, using Statistical Package for the Social Sciences (SPSS) software to calculate
the relationship between urban flooding and disease caused by flooding with p = 0.001
<0.01 and 86.7% expect cells, based on survey data from households in Ninh Kieu
District.
Based on the risk assessment to give some warning about the health risks to people.
Keyword : Ninh Kieu district, urban flooding, monitoring, quantitative microbial risk
assessment,
waterborne
disease.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, số liệu trong luận văn
được điều tra trung thực, tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Huỳnh Thị Thảo Nguyên


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 6
5. Tính mới/Tính khả thi của đề tài .................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................................ 9
1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội quận Ninh Kiều, Cần Thơ ............................. 9
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................... 15
1.2. Ngập lụt đô thị ở Ninh Kiều – Cần Thơ .................................................................. 16
1.2.1. Thực trạng ............................................................................................................ 16
1.2.2. Nhận xét chung về các nguyên nhân gây ngập .................................................... 18
1.3. Tình hình bệnh tật do ảnh hưởng ngập lụt đơ thị trong những năm gần đây tại quận
Ninh Kiều, Cần Thơ ....................................................................................................... 19
1.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng đối với sức khoẻ con người
........................................................................................................................................ 19
1.3.2. Tình hình sức khỏe người dân Tp. Cần Thơ trong những năm gần đây .............. 21
1.3.3. Tình hình phịng chống bệnh tật, ứng phó BĐKH ở Cần Thơ những năm gần đây
........................................................................................................................................ 23
1.4. Sơ lược quá trình phát triển của đánh giá rủi ro vi sinh .......................................... 25
1.5. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 27
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 27

1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ........................................................................ 31
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG... 34
2.1. Các khái niệm, định nghĩa....................................................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 36
2.2.1. Khung nghiên cứu ................................................................................................ 36
 
 


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 39
2.3. Đặc điểm hình thái và ảnh hưởng của các vi sinh vật ............................................. 54
2.4. Một số kịch bản ngập lụt đô thị do ảnh hưởng của mực nước biển dâng tại Ninh
Kiều, Cần Thơ ................................................................................................................ 58
Chương 3: KẾT QUẢ - BÀN LUẬN ............................................................................ 62
3.1. Đánh giá mực nước ngập lụt và nước cống ............................................................ 62
3.1.1. Điều kiện ngập lụt lúc lấy mẫu ............................................................................ 62
3.1.2. Kết quả đo mực nước ........................................................................................... 62
3.2. Kết quả phỏng vấn hộ dân và đánh giá mối tương quan giữa tiếp xúc nước ngập lụt
và sức khỏe cộng đồng ................................................................................................... 63
3.2.1. Kết quả phỏng vấn các hộ dân ............................................................................. 63
3.2.2. Kết quả đánh giá tương quan ............................................................................... 69
3.3. Đánh giá rủi ro định lượng vi sinh vật .................................................................... 70
3.3.1. Nhận diện mối nguy hại ....................................................................................... 70
3.3.2. Đánh giá phơi nhiễm ............................................................................................ 75
3.3.3. Phân phối xác suất nồng độ của vi sinh vật gây bệnh .......................................... 78
3.3.4. Phân phối xác suất lây nhiễm (Infection probability distribution – Pinf) ............. 81
3.4. Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng của ngập lụt đô thị trong điều
kiện ảnh hưởng của mực nước biển dâng ...................................................................... 87
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 91
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 91

4.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 91
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 94
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 98
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG.............................................................................................. 4
=
1

(1+-α

 
 


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH 

Biến đổi khí hậu 

ĐBSCL 

Đồng bằng sơng Cửu Long 

NBD

Nước biển dâng

ProACC

Programme on Adaptation to Climate change


QCVN 

Quy chuẩn Việt Nam 

QMRA 
US EPA
VSMT 
WACC 
WHO 

Quantitative Microbial Risk Assessment – Đánh giá rủi ro định
lượng vi sinh vật 
United States Environmental Protection Agency – Cơ quan bảo vệ
môi trường Mỹ
Vệ sinh môi trường 
Center of Water managerment and Climate Change – Trung tâm
quản lý nước và biến đổi khí hậu 
World Health Organization: Tổ chức y tế thế giới 

1
 


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ........................................................... 9
Hình 1. 2. Vị trí quận Ninh Kiều.................................................................................... 10
Hình 1. 3. Khung nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 37
Hình 2. 1. Hình ảnh minh họa cho thiết bị đo mực nước tự động ................................. 41
Hình 2. 2. Các thành phần của đánh giá rủi ro vi sinh ................................................... 45

Hình 3. 1. Biểu đồ thể hiện kết quả đo đạc mực nước ngập lụt trên đường Trần Văn
Khéo, Quang Trung, Phan Văn Trị ................................................................................ 62
Hình 3. 2. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích vi sinh vật trong nước ngập lụt.............. 72
Hình 3. 3. Biểu đồ thể hiện nồng độ vi sinh vật và mực nước ngập lụt một số thời điểm
trên đường Trần Văn Khéo ............................................................................................ 73
Hình 3. 4. Biểu đồ thể hiện nồng độ vi sinh vật và mực nước ngập lụt một số thời điểm
trên đường Phan Văn Trị ................................................................................................ 73
Hình 3. 5. Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích vi sinh trong nước cống tại các thời điểm
........................................................................................................................................ 74
Hình 3. 6. Biểu đồ thể hiện hàm phân phối nồng độ của Salmonella trong nước ngập lụt
........................................................................................................................................ 79
Hình 3. 7. Biểu đồ thể hiện Hàm phân phối nồng độ của E.coli trong nước ngập lụt ... 79
Hình 3. 8. Phân phối xác suất nồng độ của Salmonella, E.coli, Coliform, Escherichia,
Campylobacter, Rotavirus và Cryptosporidium trong nước ngập lụt ............................ 81
Hình 3. 9. Phân phối xác suất lây nhiễm Cryptosporidium của người đi đường và trẻ
em khi phơi nhiễm nước ngập lụt .................................................................................. 84

2
 


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Độ ẩm và bốc hơi trung bình tháng tại Cần Thơ (%) ................................... 12
Bảng 1. 2. Lượng mưa bình quân nhiều năm (mm) tại Cần Thơ ................................... 13
Bảng 1. 3. Coliform trong nước mặttại một số địa điểm ở Tp. Cần Thơ ....................... 14
Bảng 1. 4. Các bệnh truyền nhiễm có số mắc cao nhất (M/100.000 dân) ..................... 21
Bảng 1. 5. Tình hình một số bệnh truyền nhiễm trong năm 2011, 2012, 2013 ............. 22
Bảng 2. 1. Tọa độ các vị trí lấy mẫu vi sinh vật............................................................. 41
Bảng 2. 2. Tổng quan về các mẫu nước ......................................................................... 42
Bảng 2. 3. Phương pháp phân tích nồng độ vi sinh vật ................................................. 43

Bảng 2. 4. Tỉ lệ của E.coli:vi sinh vật ............................................................................ 46
Bảng 2. 5. Lượng nước trung bình đi vào cơ thể (v) trong các trường hợp phơi nhiễm
khác nhau........................................................................................................................ 48
Bảng 2. 6. Thông số r củaCryptosporidium trong vật chủ con người........................... 49
Bảng 2.7. Thông số μ và N50 của Salmonella, E.coli, Campylobacter và Rotavirus trong
vật chủ con người ........................................................................................................... 50
Bảng 2. 8. Bảng so sánh % diện tích ngập theo triều và mưa theo hai phương án (so
sánh với tần suất mưa hiện tại)....................................................................................... 59
Bảng 3. 1. Bảng thống kê mực nước ngập lụt cao nhất ................................................. 63
Bảng 3. 2. Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=34) ............................................................. 64
Bảng 3. 3. Tần suất và độ sâu nước ngập vào nhà trong năm ........................................ 65
Bảng 3. 4. Bệnh thường gặp và đối tượng dễ mắc bệnh ................................................ 67
Bảng 3. 5. Bảng thống kê biện pháp giảm thiểu bệnh tật khi ngập lụt xảy ra ............... 68

3
 


Bảng 3. 6. Bảng kết quả đánh giá tương quan bằng kiểm định Chi-square giữa việc tiếp
xúc nước ngập lụt và bệnh tật ........................................................................................ 69
Bảng 3. 7. Bảng thống kê chéo giữa tần suất mắc bệnh do ngập lụt gây ra và tần suất
tiếp xúc nước ngập ......................................................................................................... 70
Bảng 3. 8. Nồng độ trung bình vi sinh vật trong nước ngập lụt..................................... 71
Bảng 3. 9. Nồng độ trung bình vi sinh vật trong nước cống .......................................... 74
Bảng 3. 10. Kết quả tính liều lượng tiếp nhận trung bình vi sinh vật của trẻ em và
người lớn - D (MPN)...................................................................................................... 75
Bảng 3. 11. Bảng kết quả liều lượng tiếp nhận trung bình Coliform trong một lần tiếp
xúc nước ngập ................................................................................................................ 76
Bảng 3. 12. Bảng kết quả liều lượng tiếp nhận trung bình E.coli trong một lần tiếp xúc
nước ngập ....................................................................................................................... 77

Bảng 3. 13. Hằng số lna, b và kết quả liều lượng tiếp nhận trung bình E.coli đã chuyển
đơn vị (CFU) .................................................................................................................. 77
Bảng 3. 14. Xác suất lây nhiễm trung bình trong một lần tiếp xúc nước ngập lụt đô thị
........................................................................................................................................ 81

4
 


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của đô thị Việt Nam trong thế kỷ 21 đang đối mặt với nhiều thách
thức mang tính tồn cầu về kinh tế, môi trường, năng lượng…đặc biệt là tác động của
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và những thảm họa thiên nhiên do BĐKH gây ra, trong đó
có tác động đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe con người.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia
có mức độ dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nặng nề nhất do BĐKH. Với trên 3.200 km bờ
biển, hệ thống đô thị Việt Nam chủ yếu tập trung dọc theo các vùng ven biển và các
vùng đồng bằng, hàng năm, luôn đứng trước nguy cơ của bão, lũ lụt và nước biển dâng.
Theo đánh giá của World Bank, Tp. Cần Thơ hiện là một trong những địa
phương của khu vực ĐBSCL đang bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu và nước biển
dâng. Tình hình lũ lụt tại Tp. Cần Thơ có diễn biến bất thường trong những năm gần
đây, bên cạnh ngập lụt do lũ thượng nguồn tràn về, hiện Tp. Cần Thơ đang phải đối
mặt với ngập lụt do triều cường. Trong 10 đến 15 năm qua, mức thủy triều tại Tp.Cần
Thơ đã tăng lên khoảng 20 đến 30cm, do đó, nguy cơ lũ lụt trong khu vực đô thị phụ
thuộc rất nhiều vào thủy triều… Đồng thời, Cần Thơ lại nằm ở hạ lưu ĐBSCL nên
thường xuyên chịu tác động xấu của thiên tai. Khi triều cường lên, lượng nước trong
khu vực đô thị của thành phố không được thu gom hết bởi hệ thống nước thốt nước
khơng đủ năng lực làm cho tình trạng ngập lụt càng trở nên xấu đi; những tác động có
thể kể đến là tổn thương về cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng hình ảnh đơ thị, hoạt động kinh

doanh, sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe của người dân.
Vì vậy,cần có những đánh giá về những tác động đến sức khỏe cộng đồng khi
ngập lụt xảy ra, đồng thời có những biện pháp phịng ngừa, bảo vệ sức khỏe cộng
đồng. Đó là lý do đề tài luận văn “Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng
của ngập lụt đô thị trong điều kiện ảnh hưởng mực nước biển dâng. Nghiên cứu tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được học viên quan tâm và đề xuất thực hiện.

5
 


2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở khoa học và thực tế tại quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ:
-

Lựa chọn một số vi sinh vật để đánh giá khả năng gây bệnh đường ruột có trong
nước ngập lụt đơ thị;

-

Đánh giá mối tương quan giữa môi trường ngập lụt và bệnh đường ruột;

-

Định lượng rủi ro lây nhiễm các bệnh này ứng với điều kiện hiện tại và đánh giá
định tính rủi ro trong điều kiện kịch bản mực nước biển dâng;

-

Đề xuất một số cảnh báo rủi ro về sức khỏe do ngập lụt gây ra tại Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sức khỏe của cộng
đồng dân cư thuộc quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

-

Phạm vi nghiên cứu: Không gian: phạm vi giới hạn của quận Ninh Kiều thành
phố Cần Thơ

-

Thời gian: Từ tháng 09/2013 đến tháng 06/2014.

Đề tài tập trung vào vấn đề ngập lụt do ảnh hưởng triều, phù hợp với thời điểm lấy mẫu
vào tháng 10/2013.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Ý nghĩa khoa học: Đề tài được nghiên cứu, thực hiện trên cơ sở khoa học và
thực tiễn đáng tin cậy làm cơ sở khoa học cho cơ quan địa phương trong cơng
tác phịng ngừa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong điều kiện ngập lụt đô thị.

-

Ý nghĩa thực tiễn: Việc điều tra, khảo sát tình hình ngập lụt và sức khỏe cộng
đồng trong những năm gần đây của khu vực giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những

rủi ro mà người dân đang gặp phải do ngập lụt đô thị gây ra. Dựa trên một số
kịch bản nước biển dâng và kết quả phân tích vi sinh của mẫu nước khi ngập lụt
xảy ra dùng để tính tốn khả năng lây nhiễm do các tác nhân gây bệnh làm cơ sở
dự báo những ảnh hưởng do ngập lụt gây ra cho sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu
thiệt hại về người, tài sản; tạo hiệu quả trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng
6

 


đồng. Đề tài nghiên cứu ứng dụng vào thực tế nhằm quản lý chặt chẽ những sự
cố, rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn,làm cơ sởcho việc đề xuấtnhững phương án
ứng phó kịp thời khi có ngập lụt đô thị xảy ra, đưa ra những giải pháp cho các
vấn đề hiện tại về sức khỏe cộng đồng do ảnh hưởng ngập lụt và biện pháp
phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
5. Tính mới/Tính khả thi của đề tài
Trên cơ sở phối hợp thực hiện với các nội dung nghiên cứu trong hợp phần
“Quá trình đơ thị hóa tại châu thổ sơng Mê Kơng và giải pháp thích ứng Biến đổi khí
hậu” thuộc khn khổ chương trình nghiên cứu “Thích ứng biến đổi khí hậu”
(Programme on Adaptation to Climate change - PRoACC), Trung tâm Quản lý Nước
và Biến đổi khí hậu (WACC) – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và các đối tác Hà
Lan cùng một số cán bộ nghiên cứu phối hợp thực hiện.
Đề tài tiếp tục nghiên cứu đưa ra những tính tốn bước đầu về khả năng lây
nhiễm bệnh tật, đánh giá về rủi ro sức khỏe cộng đồng do ngập lụt đô thị trong điều
kiện nước biển dâng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Xây dựng cơ sở dữ liệu,
ứng dụng phương pháp đánh giá rủi ro định lượng vi sinh vật (Quantiatives Microbial
Risk Assessment – QMRA) để tính tốn khả năng lây nhiễm bệnh tật, qua đó đánh giá
định tính những rủi ro do ngập lụt đô thị trong điều kiện nước biển dâng. Kết quả của
đề tài đạt được sẽ là tài liệu khoa học cho công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại địa
phương;đồng thời đề tài còn đưa ra một số cảnh báo nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến sức

khỏe cộng đồng do ngập lụt đô thị.
6. Phương pháp nghiên cứu
Sau đây là các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu:
6.1. Phương pháp thu thập, đánh giá, tổng hợp tài liệu
Trên cơ sở thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu về địa phương từ các cơ quan
quản lý nhà nước, mạng internet, sách báo.
6.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Chuẩn bị nội dung cho mẫu phiếu điều tra; tiến hành đi phỏng vấn thực tế.
7
 


6.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần mềm hỗ trợ thống kê SPSS để
xử lý số liệu điều tra phỏng vấn.
6.4. Phương pháp đánh giá rủi ro định lượng vi sinh
Đánh giá rủi đo định lượng vi sinh vật - Quantiative Microbial Risk Assessment
(QMRA) được áp dụng để định lượng rủi ro sức khỏe con người do ngập lụt đơ thị
thơng qua việc tính tốn xác suất lây nhiễm (Probability infection) dựa trên nồng độ tác
nhân vi sinh vật gây bệnh được tìm thấy trong nước ngập lụt.
Nội dung cụ thể của từng phương pháp được trình bày trong chương 2 – cơ sở khoa
học để đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng.

8
 


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội quận Ninh Kiều, Cần Thơ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, cách biển Đông 75km và cách thành
phố Hồ Chí Minh 169 km, diện tích tự nhiên 1.408,95 km2, thành phố ở trung tâm
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL),tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ
Đơng và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc.[10]
-

Phía Bắc giáp tỉnh An Giang;

-

Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long;

-

Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang;

-

Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình
Thủy, Ơ Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai với 85
đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường).[10]

 

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

9

 


Quận Ninh Kiều là quận trung tâm của Thành phố Cần Thơ, có tọa độ
10°01′58″B 105°45′34″Đ, diện tích 29,2 km², bao gồm 13 phường là: An Phú, An
Nghiệp, An Hội, An Lạc, An Hồ, An Cư, An Bình, An Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế,
Xuân Khánh, Thới Bình, Tân An. Ninh kiều tiếp giáp với các vùng sau:[10]
-

Phía đơng giáp tỉnh Vĩnh Long, được ngăn cách bởi dịng sơng Hậu

-

Phía tây giáp huyện Phong Điền.

-

Phía nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng cách bởi sơng Cần Thơ.

-

Phía bắc giáp quận Bình Thủy.

 

Hình 1. 2. Vị trí quận Ninh Kiều
b. Địa hình – Địa mạo
Về địa hình: thành phố Cần Thơ có cao độ trung bình khoảng 1 – 2m dốc từ
đất giồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ, thấp dần về phía nội đồng (từ Đơng Bắc sang
Tây Nam). Đây là vùng đất có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, cao độ mặt

đất phổ biến từ 0,6 – 0,8 m so với mực nước biển (mốc quốc gia Hịn Dấu). Vùng nội ơ
gồm các quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Thốt Nốt đất đai tương đối cao có cao
độ từ 1,4 đến 2,5m, các huyện ngoại thành Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền
cao độ khu dân cư khoảng 1,0 - 1,5m và đồng ruộng 0,4 – 0,8m.

10
 


Về địa mạo: Đối với vùng nội đô như Ninh Kiều, mặt bằng đất đã được san lấp
để xây dựng cơng trình cơng cộng, nhà ở, trụ sở, đường giao thơng với cao trình +1,5
m đến +2,5m. Do thời gian xây dựng không đồng thời đã tạo nên những khoảnh đất
cao, khoảnh đất trũng (tạo nên vùng ngập nước tạm thời khi có mưa hoặc triều
cường).[10]
c. Đặc điểm trầm tích, thổ nhưỡng
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và khu vực Tp.Cần Thơ nói riêng được
hình thành chủ yếu qua q trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sơng Cửu
Long. Các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất
ở phía Bắc đồng bằng cho đến khoảng 1.000m ở gần bờ biển. Các dạng trầm tích có
thể chia thành những tầng chính sau:
+ Tầng Holocene (QIV): nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và
cát. Thành phần hạt từ mịn đến trung bình.
+ Tầng Pleitocene (QI-III): có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
+ Tầng Pliocene (N-2): có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
+ Tầng Miocene (N-1): có chứa sét và cát hạt trung bình.
Do được sơng Cửu Long bồi đắp nhiều năm nên thổ nhưỡng TP.Cần Thơ chủ yếu gồm
2 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên và nhóm đất phèn
chiếm 16%. [10]
d. Đặc điểm hệ thống sông rạch
Mật độ sông rạch tại Tp. Cần Thơ khoảng 1,8 km/km2, vùng ven sông Hậu thuộc quận

Ninh Kiều, Ơ Mơn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km2.
 Hệ thống sông rạch:
Sông Hậu: là nhánh phía Tây của sơng Mekong trong lãnh thổ Việt Nam, vừa
là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho ĐBSCL và Cần Thơ, vừa là ranh giới
tự nhiên của thành phố Cần Thơ với 02 tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long. Đây là
con sông lớn nhất của vùng với tổng chiều dài chảy qua Cần Thơ là 60 km.

11
 


Rạch Cần Thơ: cịn gọi là sơng Cần Thơ, dài 16 km nối với sơng Hậu tại bến
Ninh Kiều có chiều rộng khoảng 150 – 250 m, sâu 8 – 10 m. Rạch chạy dài
theo quận Ninh Kiều, Cái Răng và huyện Phong Điền. Ngồi ra, cịn có rạch
Trà Nóc, rạch Ơ Mơn, rạch Thốt Nốt.[10]
 Hệ thống kênh trục :
Hệ thống kênh trục phân bố khá đều ở TP Cần Thơ, trung bình khoảng 4 – 5
km có một kênh. Các kênh này có chiều dài khoảng từ 30 đến 60km, bề rộng
từ 10 đến 30m, độ sâu đáy khoảng từ -2,0 đến -5,0 m. Mỗi kênh trục có hàng
chục kênh nhánh nối vào. Tổng chiều dài hệ thống kênh trục khoảng trên 300
km.[10]
e. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Cần Thơ nói chung và khu vực quận Ninh Kiều nói riêng nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, khí hậu điều hịa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, khơng có mùa lạnh,
nền nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm.



Nhiệt độ
Nhiệt độ hàng năm cao và thay đổi từ 26,5-27,50C. Tháng IV nóng nhất, nhiệt

độ bình qn tháng biến đổi từ 27,6-28,60C. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ bình
quân từ 24,9-25,20C. Số ngày có nhiệt độ trung bình từ 260-280C là 206
ngày/năm. [10]



Độ ẩm
Bảng 1. 1. Độ ẩm và bốc hơi trung bình tháng tại Cần Thơ (%)
Vịtrí
Độ ẩm

Bốc hơi

I

II

III

IV

V

Tháng
VI VII VIII IX

X

XI


XII

Năm

81,2 77,9 77,1 77,8 82,5 84,8 84,1 85.0 85,7 84,9 84,0 82,2 82,3
90

118 149 144 102

84

81

8

72

74

72

81

1148

(Nguồn: Đài KTTV khu vực Nam bộ_2010)

12
 





Gió
Gió mùa Đơng Bắc thường được gọi là Gió Chướng, thường hoạt động mạnh
vào thời kỳ đầu mùa khô, vận tốc gió trung bình từ 1,0÷4,0m/s, vận tốc gió lớn
nhất từ 12,0÷20,0m/s. Gió mùa Tây Nam thường bắt đầu từ tháng V ở phía
biển Tây, vận tốc gió trung bình 1,2÷2,5m/s, vận tốc gió lớn nhất từ
12÷29m/s.[10]



Nắng
ĐBSCL nói chung và Tp. Cần Thơ nói riêng có số giờ nắng khá cao. Số giờ
nắng bình quân cả năm 7,0-7,5giờ/ngày. Tháng II-IV, số giờ nắng cao nhất
(trung bình 8-10 giờ/ngày). Tháng VIII-X, số giờ nắng thấp nhất (trung bình 56 giờ/ngày). [10]



Mưa
Bảng 1. 2. Lượng mưa bình quân nhiều năm (mm) tại Cần Thơ
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Lượng mưa 5,5 2,2 12,3 40,5 167,9222,2218,7234,1258,8283,0154,8 35,9 1.636
(Nguồn: Đài KTTV khu vực Nam bộ_2010)
Qua phân tích tài liệu thống kê mưa thời đoạn thì mưa tại Tp. Cần Thơ chủ yếu
là những trận mưa thời đoạn ngắn, xảy ra những trận mưa kéo dài khoảng 30
phút; 45 phút hay 60 phút, 90 phút, rất ít khi mưa kéo dài tới 180 phút hay 240
phút.[10]


f. Đặc điểm thủy văn



Thủy triều
- Triều biển Đông: Do Tp. Cần Thơ nằm cạnh sông Hậu, cách không xa nguồn
triều từ Biển Đông (khoảng 80km), nên thuỷ triều ảnh hưởng rất mạnh. Đối với
khu vực Tp. Cần Thơ, diễn biến mực nước triều trong những năm gần đây ln
có xu thế tăng lên, quá trình này thường xảy ra vào thời điểm lũ thượng nguồn
đổ về hạ lưu khá lớn.
- Triều biển Tây: là triều hỗn hợp thiên về nhật triều, thời gian triều lên và
13

 


xuống xấp xỉ bằng nhau, kéo dài 11,3÷12 giờ, các ngày triều cường thời gian
triều lên kéo dài thêm1,0÷1,5 giờ. Nhìn chung, Tp.Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng
của triều biển Tây.[10]



Diễn biến chất lượng nước mặt
Theo kết quả giám sát chất lượng nước của Viện Quy hoạch Thủy lợi miền
Nam trong những năm qua cho thấy sông Hậu, một nhánh của sơng Mê Kơng
chảy qua ĐBSCL trong đó có Tp.Cần Thơ, có chất lượng nước khá tốt.
Là nguồn nước ngọt có pH và độ dẫn điện (EC) biến thiên ổn định qua các năm
với pH trong khoảng 6,5 đến 7,2 và EC trong khoảng 13-16 mS/m. Hàm
lượng chất rắn lơ lửng nhỏ hơn 300 mg/l, có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đây.

Hàm lượng COD biến thiên trong khoảng 2- 5mg/l có xu hướng gia tăng thấy
rõ từ năm 2006 đến nay [15]. Các kết quả giám sát chất lượng nước trong giai
đoạn 2000-2008 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở
TNMT Tp. Cần Thơ cho thấy một số kênh rạch bị ô nhiễm khá cao.
Hàm lượng Coliform khá cao luôn vượt giới hạn của tiêu chuẩn nước mặt trong
QCVN 08:2008/BTNMT. Bảng sau đây thể hiện nồng độ trung bình Coliform
trong nước mặt qua các năm tại một số vị trí sơng rạch ở thành phố Cần Thơ:
Bảng 1. 3. Coliform trong nước mặttại một số địa điểm ở Tp. Cần Thơ(MPN/100ml)
Vị trí quan trắc
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
QCVN08:2008, CộtA1 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5
Sông Cần Thơ
31
91
70
46
83 201 185 1285 122
Rạch Cái Khế
34
44 495 116 76
54 168 507 160
Rạch Trà Nóc
2
25
4
4
31
19 116 31
15
Rạch Ơ Mơn

12
24
16
17
32
24
61 105 30
Kênh Thốt Nốt
16
41
52
15
17
86
96 116 44
Kênh Cái Sắn
1
4
5
4
146 23 206 57
13
Sông Hậu
2
38
18
4
19
35 109 1033 51
(Nguồn: Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường, Sở TNMT Tp. Cần Thơ,2011)


14
 


×