Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

TƯ TƯỞNG HCM (P1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.15 KB, 23 trang )

PHẦN MỘT:
A. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TÍCH HỢP HỌC
TẬP VÀ LÀM THEO
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG NHÀ TRƯỜNG


1. Đảng CSVN lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động:
- Từ Đại hội VII(1991) đến Đại hội IX lần đầu tiên, khái niệm
“Tư tưởng Hồ Chí Minh” được trình bày khá đầy đủ, khoa học,
khẳng định những nội dung cơ bản trong hệ thống TTHCM.
- Ngày 27-3-2003, BBT có Chỉ thị số 23 CT/TW về đẩy mạnh
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong
giai đoạn mới.
- Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức
Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.
2. Vai trò của TTHCM
- Là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của Đảng
và nhân dân ta vì đó là:
+ Trí tuệ của nhân loại, tính cách mạng triệt để của giai cấp công
nhân, truyền thống văn hoá và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
+ Tài sản vô giá: làm nên sức mạnh Việt Nam, chiến thắng mọi
kẻ thù xây dựng và chấn hưng đất nước hôm nay.
- Một nội dung quan trọng được đặc biệt là tư tưởng về đạo đức
- “Tư tưởng của người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững
của dân tộc Việt Nam và lan toả ra thế giới”.
3. Nội dung TT HCM
- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;


- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân; quốc phòng toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân;
- Phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm
lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
B. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
I. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền
thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
- Phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta được thể
hiện trên ba mặt: quan hệ với thiên nhiên, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và cuộc sống cộng đồng Việt Nam.
- Nhiều truyền thống đạo đức: cần cù trong lao động, tình
nghĩa thuỷ chung với đồng bào, yêu nước nồng nàn, dũng
cảm chiến đấu, anh dũng bất khuất trước quân thù...
+ Chân lý bình thường: "đói cho sạch, rách cho thơm"...
+ Coi trọng đạo lý làm người: "có nghĩa có nhân", "chị ngã
em nâng", "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ", "nhiễu
điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương
nhau cùng”;
+ Đề cao sức mạnh đoàn kết "một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao";
+ Đề cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bất khuất
trước quân thù, "thà chết vinh còn hơn sống nhục",

+ Những đền miếu được xây dựng để nhân dân thờ cúng, suy
tôn các anh hùng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Sớm tiếp thu được những truyền thống đạo đức tốt đẹp
của dân tộc. yêu nước, tinh thần dân tộc, sự cố kết cộng đồng,
lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, tình đoàn kết.
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước những truyền
thống này ngày càng phát triển và được củng cố vững chắc
trong Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát
triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của
nhân loại, cả phương Đông và phương Tây
“Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những
điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho mọi
người, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại
một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất
hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm
người học trò nhỏ của các vị ấy”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×