C âu4 : Tư tưởng HCM về mục tiêu, động lực của CNXH.
- Xây dựng chế độ chính trị mới
+ Phải xây dựng chế độ chính trị do nhân dân làm chủ đó là nhà nước dân
chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh
đạo.
+ Trong chế độ chính trị mới có đặc điểm sau:
- Mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan nhà nước
có quyền kiểm soát với đại biểu của mình.
* Những người được dân bầu ra khi đã là cán bộ cầm quyền thì phải khong
ngừng tu dưỡng đạo đức các mạng, phải thực sự là công bộc của dân.
* Những người làm chủ nhân dân cũng phải có nghĩa vụ của một người
công dân trong đó nghĩa vụ lao động bảo vệ tổ quốc,tôn trọng chấp hành luật
pháp.
- Xây dựng nền kinh tế mới:
+ Đây là mục tiêu đặc biệt quan trọng của chủ nghĩa xã hội bởi vì có xây
dựng được nền kinh tế mới thì mới có thể cải thiện và nâng cao đời sống của
nhân dân.
+ Một nền kinh tế mới trước hết phải là nền kinh tế có nông nghiệp, công
nghiệp hiện đại, khoa học- kỹ thuật tiên tiến, đối với một nước lạc hậu như việt
nam để có nền công nghiệp hiện đại cần tiến hành công nghiệp hoá.
+ Nền kinh tế mới phải được tạo dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất. Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ thì nước ta còn tồn tại 4 hình thức sở hữu
như sau.
* Sở hữu toàn dân.
* Sở hữu tập thể của những người lao động.
* Sở hữu của những lao động riêng lẻ.
* Sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về một số ít nhà tư bản.
Trong đó HCM khẳng định: Sở hữu toàn dân lãnh đạonền kinh tế quốc
dân.
- Xây dựng nền văn hoá mới.
1
+ Đây cũng là mục tiêu quan trọng của CNXH bởi văn hoá giữ vai trong trò
quan trọng đối với đời sống con người bởi “nó soi đường cho quốc dân
đi’’(HCM)
+ Phải xây dựng một nền văn hoá mới như sau.
* Có nội dung XHCN: Phải tiến khoa học hiện đại.
* Có tính chất dân tộc: Nền văn hoá mới phải biết kế thừa những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và cải biến nó cho phù hợp với giai đoạn mới.
- Xây dựng quan hệ xã hội mới: Tức là xây dựng một xã hội công bằng dân
chủ,có quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, chính sách xã hội được
quan tâm thực hiện đầy đủ đặc biệt là cuộc sống phụ nữ và cuộc sống dân tộc
đồng thời đạo đức, lối sống cũng phát triển lành mạnh.
- Xây dựng con người XHCN:
+ Xây dựng con người mớivới những phẩm chất và năng lực như sau
. Có tinh thần và năng lực làm chủ
.Có đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chính công vô tư
.Có kiến thức khoa học, kỹ thuật, dám nghĩ dám làm
* Về động lực của CNXH:
- Phát hiện, phát huy động lực cơ bản của CNXH.
+ Động lực là những nhân có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
thông qua hoạt động của con người. Quá trình xây dựng CNXH có nhiều nhân tố
đóng vai trò động lực nhưng nhân tố cơ bản nhất, bao trùm nhất vẫn là con
người.
+Trước hết, cần phát huy vai trò của con người với tư cách cộng đồng dân
tộc.
* Cộng đồng dân tộc bao các giai cấp và tầng lớp xã hội, các tính chất đoàn
thể dân tộc, tôn giáo…là các lực lượng tạo thành cách mạng toàn dân tộc.
* Trong giai đoạn xây dựng XHCN cần phải phát huy hơn nữa sức mạnh
đoàn kết cộng đồng dân tộc bởi đây vẫn là động lực cơ bản nhất của CMXHCN
ở Việt Nam.
+ Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cái nhân người lao động:
2
Để xây dựng CNXH cần phải phát huy tính năng động sáng tạo của con
người lao động bằng các biện pháp sau:
→ Tác động vào nhu cầu, lợi ích kinh tế của con người:
* Cần quan tâm đến những nhu cầu lợi ích cá nhân chính đáng của người
lao động
* Thực hiện công bằng dân chủ trong phân phối lợi ích.
→ Tác động vào các động lực khác: Chính trị, tinh thần,đạo đức con người.
phát huy sức mạnh của công nhân yêu nước và ý thức trách nhiệm với tổ
quốc, cộng đồng.
* Phát huy được tinh thần làm chr của người lao động.
- Phát huy tháo gỡ trở lực của CNXH.
+ Chủ nghĩa cá nhân (vị kỷ, làm lợi, chỉ biết vun vén cho lợi ích cá nhân,
trà đạp lên lợi ích của người khác). Đây là kẻ thù của xã hội, nên phải từng bước
loại bỏ dần trong CNXH.
+ Ba căn bệnh:
- Tham ô (lấy của công, dân, nước làm của riêng mình)
- Lãng phí (thời gian, công sức, tiền bạc của công, nước, mình)
- Quan liêu (cán bộ xa rời thực tiễn, quần chúng nhân dân)
HCM gọi là 3 thù giặc ngoại xâm.
→ Kiên quyết chống lại bè phái cục bộ địa phương làm mất đoàn kết, kiên
quyết chống lại chủ nghĩa giáo điều bão thủ.
C âu5 : Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc (5 luận điểm).
A, Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành
công của CM.
- Muốn làm cách mạng phải có lực lượng cách mạng phải thực hiện đại
đoàn kết dân tộc ở việt nam, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính chiến lược
của cách mạng lâu dài chừ không phải là “thủ đoạn chính trị” để tập hợp lực
lượng như một số giai cấp đã từng trong lịch sử
- Sở dĩ bởi vì cách mạng giải phóng dân tộc và CMXHCN là 1sự nghiệp
đấu tranh lâu dài, gian khổ, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, ủng hộ của nhiều người,
3
nhiều tầng lớp xã hội trong mọi giai đoạn thì cách mạng có thể thành công.
Người đã đúc kết khái niệm này thành kinh nghiệm: Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công.Thực tế đã chứng minh rằng
nhờ thực hiện đại đoàn kết dân tộc nên nhân dân ta đã làm cách mạng tư sản
thành công, thành lập nước VN DC CH, đánh thắng 2 đế quốc lớn và có nhờ đại
đoàn kết dân tộc mà nhân dân ta đã thu được những thành tựu ban đầu trong
công cuộc xây dựng XHCN.
B, Đại đoàn kết dân tộc là 1 mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Cách mạng việt nam bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn bao gồm
nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong mục tiêu cũng là nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng là đại đoàn kết dân tộc. Bởi vì, có thực hiện được đại đoàn kết thì ta
mới tạo ra sức mạnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
khác.
- Tư tưởng này đã được quán triệt trong đường lối cộng sản của đảng ở mọi
giai đoạn
VD: Năm 1951 HCM thay mặt cho đảng ta tuyên thệ như sau: “Mục đích
của Đảng lao động Việt Nam có thể gói gọn trong 8 chữ sau: “Đoàn kết toàn
dân, phục sự tổ quốc”.
- Để thực hiện mọi điều trên thì đảng cộng sản phải đề ra đường lối cách
mạng đúng đắn (cách mạng, thực tiễn, khoa học, nguyện vọng lợi ích của nhân
dân) có như vậy mới thu hút được đông đảo quần chúng tham gia cách mạng.
C, Đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân (thể hiện sự độc đáo trong tư
tưởng HCM)
- Đại đoàn kết không chỉ là một chủ trương, 1 sách lược xuất phát từ ý
muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo mà nó còn là một nhu cầu, một đòi hỏi
khách quan của quần chúng nhân dân trong tự giải phóng mình.
+ Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân do xuất phát từ
thực tiễn dựng nước và giữ nước của dân tộc (sản xuất và giặc ngoại xâm).
+ HCM tin vào vai trò, sức mạnh của quần chúng.
4
- Vì vậy đại đoàn kết phải là sự nghiệp của quần chúng, vì quần chúng và
nhiệm vụ của lực lượng lao động cách mạng phải thức tỉnh, hướng dẫn quần
chúng chuyển nhu cầu tự nhiên thành nhu cầu tự giác ⇒ Đại đoàn kết có tổ chức
cách mạng.
D, Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành vật chất có tính chất mặt trận dân
tộc thống nhất đối với sự lãnh đạo của Đảng.
- Hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc có tổ chức có sức mạnh chính là
mặt trận dân tộc thống nhất, mặt trận dân tộc thống nhất được hình thành trên cơ
sở quần tụ tất cả các giai cấp tầng lớp xã hội, các tôn giáo và một tổ chức thống
nhất lấy lợi ích tối cao của dân tộc và nhân dân lao động làm điểm tương đồng.
- Để tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc cần phải mở rộng
biên độ tập hợp lực lượng của mặt trận dân tộc thống nhất. Bên cạnh đó cũng
phải tăng cường, cũng cố khối liên minh công nông, trí thức để đảm bảo tính bền
chặt của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Đảng cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lao động mặt trận dân
tộc thống nhất.
+ Trước hết đảng lãnh đạo mặt trận bằng cách xác định cách mạng mặt trận
đúng đắn bằng cách tuyên truyền, giáo dục, nêu gương, cảm hoá để tập hợp
quần chúng và đưa họ vào tổ chức là mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Để làm tròn vai trò lãnh đạo, đảng phải là lực lượng tiên phong gương
mẫu trong việc đoàn kết dân tộc và trước hết phải đoàn kết trong nội bộ Đảng.
E, Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế:
- Vì trong thời đại ngày nay CMVN 1 bộ phận hữu cơ của CMTG. Lợi ích
của dân tộc vệt nam gắn liền với lợi ích của các dân tộc khác. Nên đoàn kết dân
tộc phải gắn liền với đoàn kế quốc tế thì mới đưa CMVN đến thắng lợi hoàn
toàn.
C âu6 : Tư tưởng HCM về Đảng CSVN.
A; ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu sự thắng lợi của CMVN
(vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN)
5
- Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên sử dụng phép biến chứng để
phân tích đúng đắn tinh hình kinh tế xã hội, giai cấp ở Việt Nam từ đó rút ra
khẳng định sau: Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất
có sứ mệnh lịch sử là người lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
+ Căn cứ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam:
→ Sự thất bại phong trào Cần Vương (Tôn Thất Thuyết) chứng tỏ giai cấp
phong kiến không có khả năng lãnh đạo.
→ Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế (Hoàng Hoa Thám) chứng tỏ giai
cấp nông dân có khả năng.
→ Sự thất bại phong trào dân chủ tư sản →Tư sản, tiểu tư sản không có khả
năng lãnh đạo.
+ Căn cứ về mặt lý luận: Theo quan điểm chủ nghĩa Mac LêNin giai cấp
công nhân có đầy đủ đặc tính cách mạng, lãnh đạo cách mạng.
→ Là người đại diện cho phong trào sản xuất mới
→ Có tinh thần tổ chức ý thức tổ chức ý thức kỷ luật cao nhất.
→ Có lý luận khoa học là chủ nghĩa Mac-LêNin
- Để hoàn thành sứ mạnh lịch sử trên giai cấp công nhân cần thiết phải
thành lập được chính Đảng Cách Mạng. Sở dĩ vậy phải có Đảng lãnh đạo→
Đảng Cộng Sản là ngành duy nhất có khởi nghĩa tập hợp đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia Cách Mạng nhờ lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích của
dân tộc, giai cấp: Độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp xây dựng quan hệ hữu
nghị hợp tác với các dân tộc khác trên thế giới.
B; ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp giữa cách mạng Mac-LêNin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước (quy luật hình thành).
Luận điểm này thể hiện rõ sự sáng tạo trong tư tưởng HCM khi vận dụng
chủ nghĩa Mac-Lê Nin các điều kiện cụ thể của Việt Nam thể hiện như sau:
- Theo LêNin Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự kết hợp 2 yếu tố: Chủ
nghĩa Mac-LêNin và phong trào công nhân. Trong thực tế sự ra đời của Đảng
Cộng Sản với các nước Châu Âu kể cả sự ra đời của Đảng BônSêVic (Nga)
cũng theo luận điểm này.
6
- Theo HCM,ĐCSVN ra đời 3/2/1930 là sản phẩm sự kết hợp của 3 yếu tố:
CN Mac-Lê Nin, phong trào công nhân, phog trào yêu nước.
Qua luận điểm trên ta có thể khẳng định HCM luôn xuất phát từ điều kiện
thực tiễn để vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mac-LêNin 1 cách sáng
tạo.
HCM thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mac-LêNin đối với CMVN và
đối với quá trình hoàn thành ĐCSVN. Đồng thời, người cũng đánh giá rất cao vị
trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng
cách mạng Việt Nam xã hội nữa thuộc địa, nữa phong kiến chưa có độc lập chủ
quyền, nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm 90% dân số (đầu thế kỷ). Số lượng
giai cấp công nhân ít nhưng theo HCM vai trò lãnh đạo của lực lượng cách
mạng không phải do số lượng của lực lượng đó quan điểm HCM chỉ rõ đặc điểm
của giai cấp công nhân Việt Nam là kiên quyết triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ
luật, là giai cấp tiên tiến nhất trrong sức sản xuất gánh trách nhiệm đánh đổ
CNTB và CNĐQ để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm
nhuần 1 tư tưởng cách mạng nhất tức là chủ nghĩa Mac-LêNin. Đồng thời tinh
thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác
HCM chỉ ra rằng: Sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo
Cách Mạng Việt Nam còn là vì: Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mac-LêNin.
Chủ nghĩa Mac-Lê Nin chỉ truyền bá vào phong trào công nhân thì chưa đủ để
dẫn tới sự rađời của Đảng Cộng Sản.
- Sở dĩ phong trào yêu nước là điều kiện đủ để cho Đảng Cộng Sản Viêt
Nam ra đời là vì:
+ Phong trào yêu nước đã hình thành rất sớm trong lịch sử dân tộc và được
thử thách qua ngàn năm lịch sử, có vai trò cực kỳ to lớn, là nhân tố chỉ định
quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta. Phong trào yêu nước có
trong phong trào công nhân, khi thự dân pháp xâm lược nước ta thì phong trào
yêu nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ thu hút đông đảo quần chúng tham
gia. Phong trào yêu nước trở thành giá trị văn hoá tốt đẹp nhất của dân tộc Việt
Nam.
7
+ Phong trào công nhân phối hợp với phong trào yêu nước vì chung có mục
tiêu chung là giành độc lập dân tộc và có chung kẻ thù.
Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và có phong trào đấu tranh kể cả
đấu tranh kinh tế và sau này đấu tranh chính trị thì phong trào công nhân kết hợp
được ngay từ đầu, lên tục chặt chẽ với phong trào yêu nước. Và cơ sở của vấn đề
này là do xã hội nước ta thuộc mẫu thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam
với bọn đế quốc, tay sai, vì vậy giữa 2 phong trào này có một mục tiêu chung,
nhu cầu chung, giải pháp dân tộc làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập xây
dựng đất nước hùng cường.
Hơn nữa chính bản than phong trào công nhân mang tính chất của phong
trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công nhân không những chống lại
ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc.
Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân: Nông dân chiếm
hơn 90% dân số, là đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân. Đầu thế kỷ XX
do điều kiện lịch sử chi phối không có công nhân nhiều mà họ xuất thân trực
tiếp từ người dân nghèo. Do đógiữa phong trào công nhân và phong trào yêu
nước có mặt quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai cấp công nhân và nhân dân hợp
thành quân chủ lực của cách mạng.
+ Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc
đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tuy số lượng không nhiều nhưng trí thức được coi là ngòi nổ cho các
phong trào yêu nước với bầu nhiệt huyết, yêu nước thương nòi căm thù bọn
cướp nước và bán nước, họ nhạy cảm với cuộc đời do vậy họ chủ động và có cơ
hội đón nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của tất cả các trào lưu thế giới
dội vào Việt Nam.
⇒ Chính vì vậy CN Mac- Lê Nin cần được truyền bá sâu rộng vào cả 2
phong trào công nhân và yêu thì mới có sức sống bền vững , có đủ điều kiện tất
yếu cho sự ra đời của Đảng.
C; ĐCSVN là Đảng của giai cấp, nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam. (biến chuyển gia cấp Đảng Cộng Sản Việt Nam)
8