MỞ ĐẦU
QHGC-DT là một trong những nội dung cơ bản của TTHCMvà đã được
nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tiễn của sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những nội dung
trên. Do đó tác giả chọn đề tài:"tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp -
dân tộc và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay"
làm tiểu luận triết học của mình.
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn là nhận thức TTHCM về QHGC -
DT; nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung cơ bản của TTHCM về QHGC -
DT và vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Những luận điểm cơ bản của
QHGC - DT trong TTHCM; những phương hướng tăng cường QHGC - DT ở
Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng TTHCM về QHGC - DT. Luận văn chỉ
nghiên cứu trong phạm vi các bài nói, bài việt của Hồ Chí Minh mà thôi.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn là CNMLN,
TTHCM và đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Luận văn góp phần làm
sáng tỏ TTHCM về QHGC - DT trong cách mạng Việt Nam thời kỳ trước và
sau đổi mới.
Kết cấu của luận văn được trình bày trong 3 chương, 7.
1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ
GIAI CẤP - DÂN TỘC
1.1. Quan hệ giai cấp - dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Từ nửa sau của thế kỷ XIX, CNTB đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc.
Chúng đặt ách đô hộ lên giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước
nhược tiểu. Nhiều mâu thuẫn trên thế giới xuất hiện. Cách mạng Nga năm
1917 thắng lợi là thể hiện sự bùng phát của các mâu thuẫn này tại Nga. Cách
mạng Nga mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ
CNTB lên CNXH, giai cấp công nhân trỏ thành giai cấp trung tâm của thời
đại. Bản chất của QHGC - DT trên thế giới do đó cũng được xác định bởi bản
chất của giai cấp công nhân.
Chịu ảnh hưởng của QHGC - DT trên thế giới, QHGC - DT ở Việt Nam
từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đã thay đổi. Trong 5 giai cấp của xã
hội thì chưa có giai cấp nào đi tiên phong trong phong trào dân tộc, dân chủ
xã hội Việt Nam, dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là một xã hội có kết cấu giai
cấp lỏng lẻo, xộc xệch, rệu rã và mất hết sinh lực. Đó chính là sự khủng
hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp đối với xã hội. Tiếp xúc với thực
tiễn của QHGC - DT thời kỳ này, TTHCM về QHGC - DT được hình thành.
1.2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và chủ nghĩa Mác -
Lênin về quan hệ giai cấp - dân tộc.
Lịch sử Việt Nam cho đến cuối thế kỷ XIX về cơ bản là lịch sử chống
ngoại xâm. Để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, dân tộc Việt Nam đã đoàn
kết đi vào tâm thức của người Việt trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa
này là động lực tinh thần thôi thúc cả dân tộc đứng lên bảo vệ giang sơn tổ
quốc, tạo nên sức sống trường tồn cho dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng sâu
sắc đến Hồ Chí Minh. Sau khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa yêu
nước của Hồ Chí Minh lại mang nội dung mới.
2
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng vấn đề dân tộc bao giờ cũng gắn liện
với vấn đề giai cấp, do một giai cấp tiên phong giải quyết. Sự hình thành và
phát triển của dân tộc đều nhằm đáp ứng lợi ích của một gia cấp nhất định.
CNMLN kết luận rằng: trong thời đại ngày nay, dân tộc gắn liền với giai cấp
công nhân và để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải
nắm lấy ngọn cờ dân tộc.
1.3. Phẩm chất và năng lực thiên bẩm đặc biệt của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu đã có năng khiếu phẩm chất thiên
bẩm đặc biệt. Nhờ đó qua quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận
thức, khách thể nhận thức của Hồ Chí Minh đã liên tục được chủ thể hoá và
ngược lại, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về QHGC - DT.
3
CHƯƠNG II
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUAN HỆ
GIAI CẤP - DÂN TỘC
2.1. Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân
lãnh đạo
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống và CNMLN về QHGC -
DT có thể nói đã được kết hợp nhuần nhuyễn trong TTHCM, thể hiện thành
quan điểm của Người về QHGC - DT.
Vận dụng sáng toạ CNMLN vào việc phân tích kết cấu xã hội - giai cấp
ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng trong các giai cấp của xã hội Việt
Nam thì công nhân nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc đều có kẻ thù chung
là đế quốc và phong kiến. Do đó theo Hồ Chí Minh cách mạng phải là sự
nghiệp của toàn dân. Tức là của 4 giai cấp này. Đồng thời khi phủ nhận vai
trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc thì
Hồ Chí Minh cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với
cách mạng Việt Nam. Người cho rằng lãnh đạo được hay không là do đặc tính
giai cấp chứ không phải do số lượng nhiều hay ít của giai cấp đó. Giai cấp
công nhân là giai cấp có nhiều đặc tính tiến bộ và có hệ tư tưởng CNMLN
nên giai cấp công nhân ắt phải là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Nhưng Hồ Chí Minh cũng cho rằng, giai cấp công nhân Việt Nam
muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải lập nên Đảng cộng sản.
Đảng là điều kiện quan trọng hàng đầu để cách mạng giành thắng lợi. Xuất
phát từ nhận thức như thế, Hồ Chí Minh đã nỗ lực chuẩn bị mọi mặt để thành
lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.
Đồng thời với việc xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, giai cấp
lãnh đạo cách mạng là công nhân, Hồ Chí Minh cũng xác định vai trò, vị trí
của các giai cấp trong cấu trúc của lực lượng cách mạng qua các giai đoạn
lịch sử. Trước khi Đảng ra đời, Người xác định: động lực của cách mạng là
4
công nhân, nông dân; bầu bạn của cách mạng là tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
Nhưng qua thử thách của thời gian, động lực của cách mạng được Hồ Chí
Minh xác định là công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Tư sản dân tộc là lực
lượng cách mạng. Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân.
Trên cơ sở xác định vai trò vị trí các giai cấp như thế, Hồ Chí Minh đã
kêu gọi toàn dân đoàn kết, thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Có thể nói, những
lời kên gọi vang dậy núi sông của Người đối với toàn thể quốc dân đồng bào
là quá trình thể hiện cụ thể tư tưởng của Người về lực lượng cách mạng. Nhờ
đó cách mạng Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong giải phóng dân tộc và
xây dựng CNXH.
Như vậy dựa vào CNMLN, kết hợp với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
truyền thống, Hồ Chí Minh đã phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp ở Việt Nam,
thấy được vai trò vị trí của các giai cấp này. Trên cơ sở đó Người khẳng định:
cách mạng là sự nghiệp của toàn dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Đó là
luận điểm cơ bản TTHCM về QHGC - DT.
2.2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường giải
quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, ở Đông dương giải
phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc là điều kiện hàng đầu để giải quyết
giai cấp. Bởi vì Hồ Chí Minh cho rằng, trong các mâu thuẫn cơ bản của xã hội
Việt Nam thì mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa đế quốc là mâu
thuẫn chủ yếu. Mặt khác nếu vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là hai yếu tố
song sinh thì trong mọi giai đoạn của lịch sử Việt Nam, vấn đề dân tộc luôn
luôn chiếm vị trí nổi bật. Chính vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng độc lập dân tộc
là điều kiện hàng đầu để giải phóng giai cấp. Đó là một bộ phận trong tư
tưởng của Người về QHGC - DT.
Nhưng sau khi giành được độc lập thì dân tộc sẽ thực hiện quyền tự
quyết theo con đường nào? TBCN hay XHCN? theo Hồ Chí Minh ĐLDT gắn
liền với CNXH thì mới giải quyết triệt để giai cấp và dân tộc. Người viết:
"Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
5