Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất thành phố hồ chí minh và định hướng khai thác hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.91 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ NGỌC HUỆ

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC HỢP LÝ
Chuyên ngành: Địa Kỹ Thuật
Mã số: 6052050101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ NGỌC HUỆ

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC HỢP LÝ

Chuyên ngành: Địa Kỹ Thuật
Mã số: 6052050101



LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
TS. NGÔ ĐỨC CHÂN:
PGS.TS. NGUYỄN VIỆT KỲ:
Cán bộ chấm nhận xét 1:
TS. PHAN CHU NAM
Cán bộ chấm nhận xét 2:
TS. NGUYỄN VĂN NGÀ
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 28 tháng 7 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Đậu văn Ngọ
2. Thư Ký: TS.Võ Đại Nhật
3. CB Phản biện 1: TS. Phan Chu Nam
4. CB Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Ngà
5. Ủy viên TS. Ngô Đức Chân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

MSHV:10350403

Ngày sinh: 15/10/1985

Nơi sinh: Hưng Yên

Chuyên ngành: Địa Kỹ thuật

Mã số: 6052050101

I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất thành phố Hồ
Chí Minh & định hướng khai thác hợp lý”
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Nghiên cứu các chỉ số bền vững NDĐ theo hướng dẫn của UNESCO, IAEA,
IAH.
 Đánh giá 6 chỉ số bền vững cho Thành phố Hồ Chí Minh
 Phân vùng cấm, hạn chế khai thác, cho phép khai thác theo chỉ số tổng hợp.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày …… tháng …… năm 2014

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày …… tháng …… năm 2014
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TS. Ngô Đức Chân
PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. NGÔ ĐỨC CHÂN
CHỦ NHIỆM
BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. NGUYỄN VIỆT KỲ
TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, cơng tác và hồn thành luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành “Địa kỹ thuật” tại khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí trường Đại học
Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tơi đã nhận được nhiều sự chỉ dẫn
giúp đỡ tận tình của q thầy cơ, bạn bè và các đồng nghiệp.
Với lịng kính trọng sâu sắc, tơi xin chân thành cám ơn TS. Ngô Đức Chân và
PGS.TS. Nguyễn Việt Kỳ đã tạo mọi điều kiện, hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ và cung
cấp nhiều ý kiến không những trong kiến thức chuyên mơn mà cịn cả những kiến
thức trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tham gia giảng dạy khóa 2010 chuyên
ngành Địa Kỹ thuật tại Trường Đại học Bách Khoa TPHCM.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài

nguyên nước Miền Nam, Ban lãnh đạo Đồn Tài ngun nước Sơng Vàm Cỏ luôn
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bè bạn, đồng
nghiệp đã giành cho tơi nhiều tình cảm, thời gian và kiến thức trong suốt thời gian
tơi học tập và hồn thành luận văn này.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang i


LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững tài nguyên nước
dưới đất Thành phố Hồ Chí Minh và định hướng khai thác hợp lý” gồm 110 trang
khổ A4. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận văn được chia thành 04
chương. Kèm theo luận văn có 33 hình ảnh, 29 bảng.
Dựa trên các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, địa chất và ĐCTV, hiện trạng khai
thác nước của TPHCM, và bản đồ DRASTIC, mơ hình nước dưới đất, luận văn
nghiên cứu về 6 chỉ số bền vững nước dưới đất, biết được tính bền vững từng chỉ số
theo quận huyện riêng biệt của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời định hướng khu
vực khai thác, hạn chế khai thác, cấm khai thác cho Thành phố Hồ Chí Minh dựa
theo quyết định15/2008/QĐ-BTMT ra ngày 31 tháng 12 năm 2008 do Bộ Tài
nguyên và môi trường ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Đề tài
nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.

ABSTRACT
The thesis: "Researching and evaluating the sustainability of groundwater resources
in Ho Chi Minh City and orienting the adequate exploitation" includes 110 pages of

A4 size. In addition to the opening and concluding, the essay's content is divided
into four chapters. Enclosed with thesis has 33 images, 29 tables.

Through

the

documents

on

region's

natural

features,

geological

and

hydrogeological, water exploitation actuality, DRASTIC map, groundwater flow
model, the thesis researched on 6 sustainability indicators of groundwater, knew the
sustainability of each indicator for separate districts difference of Ho Chi Minh
City, and oriented the exploited areas, limited exploited areas, forbidden exploited
areas in Ho Chi Minh City, based on the decision 15/2008/QD-BTMT at December
31, 2008 was promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment
to protect groundwater resources. This thesis is aimed to serve the planning of
sustainable development of water resources.


HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang ii


LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Học viên xin cam đoan: Bài luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức, số
liệu đo đạc thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Đức Chân.
Các số liệu, mô hình tính tốn và những kết quả trong luận văn là hoàn toàn
trung thực. Nội dung của bài luận văn này hoàn toàn tuân theo nội dung của đề
cương luận văn đã được Hội đồng đánh giá đề cương luận văn cao học ngành Địa
Kỹ Thuật, Khoa Kỹ Thuật Địa Chất và Dầu Khí thơng qua.
Một lần nữa, tơi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang iii


LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ viii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU .............n
vững


1

Củ Chi

2

Hóc Mơn

Cao

Khơng

3

Bình
Chánh

Cao

Khơng

4

Bình Tân

Cao

Khơng


Kém

5

Quận 12

Cao

Khơng

Kém

6

Gị Vấp
Các quận
nội thành
Bình
Thạnh

Cao

Khơng

Cao

Khơng

Cao


Bền
vững

Khơng
Bền
vững
Bền
vững

9

Thủ Đức

Cao

Khơng

Kém

10

Quận 9

Cao

11

Quận 2

Cao


12

Quận 7

Cao

Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững

13

Nhà Bè

Cao

Không

14

Cần Giờ

Cao

Kém


Tổng

Cao

Không

Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững

7
8

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Chỉ số
thứ 4

Chỉ số
thứ 5


Chỉ số
thứ 6

Chỉ số
tổng hợp

Kém

Không

Không

Kém

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Không


Không

Kém

Không

Không

Không

Không

Không

Kém
Bền
vững

Không

Không

Không

Kém

Không

Không


Không

Không

Không

Kém

Không

Không

Kém

Không

Không

Kém

Không

Kém

Không

Kém

Không


Không

Bền
vững
Bền
vững
Kém
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững
Bền
vững

Không

Bền
vững

Bền
vững
Không

Không

Trang 84


LUẬN VĂN THẠC SĨ
4.2. Xây dựng bản đồ phân vùng cấm, hạn chế khai thác NDĐ
Nguyên tắc thành lập bản đồ
Tác giả sẽ thực hiện bản đồ theo 2 nguyên tắc sau:
- Ranh giới các vùng thể hiện trên bản đồ theo ranh giới hành chính của
thành phố (theo hướng dẫn chung trên thế giới của UNESCO)
- Xác định vùng cấm và hạn chế khai thác NDĐ dựa trên cơ sở giá trị của chỉ
số bền vững tổng hợp.
- Ngưỡng giới hạn phân vùng :
+ Vùng cấm khai thác: có giá trị chỉ số bền vững tổng hợp ≤21.
+ Vùng hạn chế khai thác: có giá trị chỉ số bền vững tổng hợp trong
khoảng từ 22 - 27
+ Vùng cho phép khai thác: có giá trị chỉ số bền vững tổng hợp >28.
Nội dung và phương pháp thể hiện
- Ranh giới các vùng: sử dụng ranh giới hành chính cấp quận/huyện.
- Nền phân vùng sử dụng 3 màu xanh, vàng và đỏ tương ứng với vùng khai
thác, vùng hạn chế khai thác và vùng cấm khai thác.
Kết quả lập bản đồ phân vùng cấm và hạn chế khai thác NDĐ
Kết quả tính tốn, thành lập bản đồ cho thấy rằng tồn thành phố khơng có
vùng cho phép khai thác (vùng bền vững).
- Vùng hạn chế khai thác (vùng kém bền vững) gồm 8/14 quận/huyện: Các

quận nội thành, quận Bình Thạnh, Quận 2, 7, 9, huyện Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ
- Vùng cấm khai thác (vùng không bền vững) gồm 6/14 quận/huyện: quận
Bình Tân, Gị Vấp, Thủ Đức, Quận 12 và huyện Hóc Mơn, Bình Chánh.
Minh họa cho các quận/huyện phân vùng khác nhau qua Hình 4.1.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 85


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 4.1. Bản đồ phân vùng cấm và hạn chế khai thác NDĐ vùng TPHCM
4.3. Đánh giá kết quả phân vùng khai thác sử dụng NDĐ
Đề tài dựa trên quyết định 15/2008/QD-BTNMT ban hành quy định vùng
cấm, vùng hạn chế khai thác, tác giả phân vùng khai thác như trong mục 4.1, 4.2.
Từ bản đồ phân vùng cấm, hạn chế khai thác NDĐ TPHCM cho thấy
- Toàn thành phố khơng cịn vùng cho phép khai thác,

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 86


LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Vùng cấm khai thác tập trung ở giữa thành phố: Các quận nội thành và các
quận xung quanh (huyện Bình Chánh, Hóc Mơn, quận Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức,
quận 12).
- Vùng hạn chế khai thác nằm bao phía ngồi vùng cấm, đa số là các quận
ngoại thành (Huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi, Quận 7, 2, 9, Bình Thạnh).

Và từ kết quả tổng hợp, TPHCM phân là vùng không cho phép khai thác, tức
là để nguồn tài nguyên NDĐ ở TPHCM phát triển bền vững lâu dài cần cấm xây
dựng mới cơng trình khai thác nước dưới đất, không cho tăng lưu lượng của các
cơng trình khai thác nước dưới đất hiện có. Tìm nguồn tài nguyên khác thay thế,
đồng thời tìm cách tăng lượng bổ cập cho các tầng NDĐ trong khu vực.
Từng quận/huyện đã phân vùng khai thác, hạn chế khai thác, cấm khai thác.
Còn để cụ thể, chi tiết hơn những hướng khắc phục cần giải quyết như thế nào
trong quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất được bền vững phát triển lâu dài, tác
giả phân ra 3 nhóm chỉ số:
- Chỉ số đánh giá định hướng nguồn nước, nhu cầu phân bổ NDĐ cho sinh
hoạt: Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người và Chỉ số nước cho sinh hoạt.
- Chỉ số đánh giá về hiện trạng khai thác sử dụng nguồn NDĐ tại các vùng
quy hoạch: Chỉ số sử dụng NDĐ so với lượng bổ cập và Chỉ số sử dụng NDĐ so
với tiềm năng. Và xác định ngưỡng giới hại khai thác: Chỉ số sử dụng NDĐ so với
lượng bổ cập và Chỉ số sử dụng NDĐ so với tiềm năng là thông tin về tiềm năng
nguồn NDĐ và khả năng đáp ứng đối với nhu cầu phát triển xã hội.
- Chỉ số cạn kiệt NDĐ và Chỉ số khả năng tổn thương NDĐ sẽ là cơ sở cho
việc thiết kế mạng quan trắc của địa phương nhằm giám sát hiệu quả việc cạn kiệt
và ô nhiễm nguồn NDĐ.
Trong phạm vi lớn (quốc gia hoặc lưu vực sông) thì bộ chỉ số NDĐ này, đặc
biệt là Chỉ số lượng NDĐ trên đầu người và Chỉ số nước cho sinh hoạt là thông tin
quan trọng trong việc định hướng nhu cầu sử dụng nguồn NDĐ và đưa ra những
giải pháp về nguồn nước cho các địa phương. Đây là cơ sở có giá trị khoa học hỗ
trợ cho cơng tác xây dựng chiến lược và chính sách liên quan về tài nguyên nước.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 87



LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHẦN KẾT LUẬN
Luận văn: “Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững tài nguyên nước dưới đất
Thành phố Hồ Chí Minh và định hướng khai thác hợp lý” về cơ bản đã thực
hiện được các mục tiêu đề ra, từ kết quả thực hiện được tác giả đi đến một số kết
luận sau:
Những thành công đạt được:
- Thu thập toàn bộ những dữ liệu về điều kiện tự nhiên: Khí tượng thủy văn,
địa hình - địa mạo, địa chất, ĐCTV…)
- Tính tốn, cập nhật tài liệu khí tượng, quan trắc TPHCM tới năm 2012 vào
mơ hình dịng chảy [7], tính tốn xử lý số liệu: tổng lượng khai thác NDĐ, tổng
lượng bổ cập, tốc độ hạ thấp mực nước,…
- Nghiên cứu về bộ chỉ số bền vững áp dụng ở TPHCM với mục đích định
hướng phân vùng khai thác nguồn tài nguyên NDĐ nhằm bảo vệ bền vững lâu dài,
tác giả chọn ra được bộ 6 chỉ số bền vững từ bộ chỉ số UNESCO hướng dẫn [18].
- Theo hướng dẫn [18] tác giả tính tốn, đánh giá tính bền vững NDĐ của từng
chỉ số trong bộ 6 chỉ số cho từng quận, huyện ở TPHCM.
- Đánh giá quận/ huyện của thành phố theo chỉ số tổng hợp, bằng phương pháp
tính điểm có trọng số cho tất cả 6 chỉ số NDĐ. Kết hợp đánh giá chỉ số tổng hợp,
với quy định phân vùng cấm, hạn chế, cho phép khai thác Quyết định 15/2008/QĐBTNMT. Tác giả phân ra quận huyện nào bền vững, quận huyện nào kém bền vững
(Hạn chế khai thác), quận huyện nào không bền vững (cấm khai thác).
- Kết quả đánh giá tính bền vững của tài nguyên NDĐ ở TPHCM được xếp
loại không bền vững, điều này cho thấy hoạt động khai thác đã có tác động xấu đến
nguồn NDĐ. Do đó, cần có những giải pháp và quyết định cấm, hạn chế khai thác
NDĐ và chuẩn bị nguồn nước khác thay thế. Kết quả thu được của chỉ số tổng hợp
tác giả định hướng phân vùng khai thác cho quận/huyện trên địa bàn TPHCM.
Tóm lại, tài liệu chun mơn, các báo cáo nghiên cứu liên quan, dựa trên mơ
hình dịng chảy NDĐ, hướng dẫn của UNESCO, tác giả đánh giá tính bền vững tài
nguyên NDĐ của các quận/huyện trên địa bàn TPHCM, và kết hợp chỉ số tổng hợp
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ


Trang 88


LUẬN VĂN THẠC SĨ
với Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT đánh giá tính bền vững cho từng quận huyện
TPHCM và từ đó định hướng phân vùng khai thác cho TPHCM.
Những vấn đề tồn tại:
- Lượng nước dưới đất khai thác cho sinh hoạt tác chỉ lấy từ kết quả đề tài biên
hội bản đồ năm 2009 và có cập nhật từ Sở TNMT thành phố đến năm 2012, mà
khơng biết được chính xác lượng nước khai thác của các hộ dân khai thác nhỏ lẻ
mới khai thác thêm.
- Lượng bổ cập tác giả cập nhật cho mơ hình theo kinh nghiệm.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn, điều kiện thời gian và kinh tế không cho
phép nên tác giả chỉ nghiên cứu trên bộ 6 chỉ số. Cần đầu tư nghiên cứu tiếp các chỉ
số khác mà UNESCO đã đề xuất để chọn lựa một bộ chỉ số NDĐ phù hợp nhất áp
dụng cho Việt Nam.
Các khuyến nghị:
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có khả năng áp dụng vào thực tiễn
trong điều kiện ở Việt Nam. Đây là những thơng tin mang tính tổng hợp cao, dễ sử
dụng có ý nghĩa thiết thực đối với các Sở TN&MT và các cấp quản lý khác.
- Đây là hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam, do thời gian nghiên cứu có hạn,
điều kiện thời gian và kinh tế không cho phép nên tác giả chỉ nghiên cứu trên bộ 6
chỉ số. Cần đầu tư nghiên cứu tiếp các chỉ số khác mà UNESCO đã đề xuất để chọn
lựa một bộ chỉ số NDĐ phù hợp áp dụng cho Việt Nam và phát triển trở thành Tiêu
chuẩn ngành, để phát triển tài nguyên nước bền vững lâu dài.
- Để có nguồn tài nguyên NDĐ bền vững lâu dài, mỗi tỉnh thành trên cả nước
nên có nghiên cứu đánh giá về các chỉ số bền vững NDĐ này để các nhà quản lý có
cái nhìn tốt nhất, quản lý được tốt nhất nguồn tài nguyên nước quý giá này.
Cùng với những mặt tích cực đã đạt được luận văn không thể tránh được

những thiếu sót, tác giả rất mong đợi nhận được những góp ý từ các thầy cơ, nhà
chun mơn, các nhà quản lý để luận văn được hoàn thiện hơn.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 89


LUẬN VĂN THẠC SĨ
[1]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Đức Chân (2004), Xây dựng mơ hình dịng chảy NDĐ để đánh giá

trữ lượng tiềm năng và tính tốn bổ sung nhân tạo tầng chứa nước Pliocen thượng
khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa
TPHCM, TPHCM.
[2]

Ngơ Đức Chân (2008), Ứng dụng phương pháp mơ hình đánh giá trữ

lượng vùng thành phố Hồ Chí Minh và lân cận, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài
KHCN cấp Bộ (và các chuyên đề), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Lưu tại Trung
tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, mã số 6949/KQ-TTKHCN), Hà
Nội.
[3]

Ngô Đức Chân, 2012; Luận án tíến sỹ “Nguồn hình thành trữ lượng

NDĐ vùng lưu vực sơng Sài Gịn”, Viện Mơi trường và Tài nguyên TPHCM;

[4]

Ngô Đức Chân, 2012; báo cáo kết quả thực hiện Đề tài KHCN cấp Bộ:

“Nghiên cứu chỉ số đánh giá tính bền vững NDĐ tại TPHCM, Đồng Nai và Bình
Dương (Mã số TNMT.02.15)”; Bộ Tài ngun và Mơi trường.
[5]

Ngô Đức Chân và Đỗ Tiến Lanh (2009). Nghiên cứu đánh giá xu thế

biến đổi số lượng nước dưới đất vùng hệ thống sông Đồng Nai, đề tài KHCN trọng
điểm cấp Nhà nước: “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
hệ thống sông Đồng Nai" (Mã số: KC08 18/06-10), Viện Nghiên cứu Thủy lợi miền
Nam và Liên đoàn QH&ĐT Tài nguyên nước miền Nam, TPHCM.
[6]

Ngô Đức Chân và Đỗ Tiến Lanh (2009), Nghiên cứu tính tốn xác định

tổng trữ lượng cấp và trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất, đề tài KHCN
trọng điểm cấp Nhà nước: “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên
nước hệ thống sông Đồng Nai" (Mã số: KC08 18/06-10),Viện Nghiên cứu Thủy lợi
miền Nam và Liên đoàn QH&ĐT Tài nguyên nước miền Nam. TPHCM.
[7]

Ngô Đức Chân và Đỗ Tiến Lanh (2009). “Ứng dụng mơ hình

MODFLOW cho vùng nghiên cứu điển hình (thành phố Hồ Chí Minh và lận cận),
đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước: “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp
lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai" (Mã số: KC08 18/06-10), đây là sản
phẩm nghiên cứu điển hình đã bàn giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM,

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 90


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Viện Nghiên cứu Thủy lợi miền Nam và Liên đoàn QH&ĐT Tài nguyên nước miền
Nam. TPHCM.
[8]

Nguyễn Huy Dũng và nnk (2004), Phân chia địa tầng N - Q và nghiên

cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam bộ", Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, Cục
ĐC&KS Việt Nam, Hà Nội.
[9]

Nguyễn Quốc Dũng và nnk (1991), "Thăm dị sơ bộ nước dưới đất vùng

Hóc Mơn - Củ Chi”, Báo cáo kết quả thực hiện đề án, Cục ĐC&KS Việt Nam, Hà
Nội.
[10] Đỗ Tiến Hùng và nnk (2001), Quy hoạch khai thác và sử dụng nước
ngầm TPHCM, Báo cáo kết quả thực hiện dự án, Sở Công nghiệp TPHCM và Liên
đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, TPHCM.
[11] Đỗ Tiến Lanh, Ngô Đức Chân và nnk (2010), Quản lý tổng hợp lưu vực
và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai" (Mã số: KC08 18/0610), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, Viện
Nghiên cứu Thủy lợi miền Nam và Liên đoàn QH&ĐT Tài nguyên nước miền
Nam, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Sinh và Ngơ Đức Chân (2002), Mơ hình dịng chảy nước
dưới đất thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo khoa học đề tài cấp Viện, Trung tâm kỹ
thuật hạt nhân TPHCM, TPHCM.

[13] Đồn Văn Tín và nnk (1989), Bản đồ ĐCTV - ĐCCT vùng thành phố
Hồ Chí Minh tỉ lệ 1:50.000, Báo cáo kết quả thực hiện đề án, Cục ĐC&KS Việt
Nam, Hà Nội.
[14] Tô Vân Trường và nnk (2007), Quy họach tài nguyên nước lưu vực
sông Đồng Nai”, Báo cáo kết quả thực hiện dự án, Viện Quy hoạch Thủy lợi Nam
bộ, TPHCM.
[15] Nguyễn Trắc Việt và nnk (2005), Kết quả quan trắc động thái nước
dưới đất Vùng nam bộ - giai đoạn 2000 - 2005, Báo cáo kết quả thực hiện đề án,
Cục ĐC&KS Việt Nam, Hà Nội.
[16] Bùi Trần Vượng và nnk (2010), Biên hội bản đồ địa chất, bản đồ
ĐCTV và ĐCCT thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ 1:50.000, Báo báo dự án triển khai
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 91


LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHCN, Sở KH&CN thành phố HCM và Liên đoàn ĐT&QH tài nguyên nước miền
Nam, TPHCM.
[17] The Environmental Modeling Research Laboratory (2005), GMS 6,0
Tutorial, Brigham Yougng Unicersity, Newyork.
[18] Jaroslav Vrba and and Annukka Lipponen, 2007; Groundwater
Resources Sustainability Indicators (I H P - V I Series on Groundwater no. 14),
Ground water indicators working group UNESCO, IAEA, IAH.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Huệ

Trang 92




×