Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu ứng dụng styrene butadiene styrene khắc phục hiện tượng lún trồi mặt đường bê tông nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN PHONG THÁI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG STYRENE - BUTADIENE - STYRENE
KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚN TRỒI MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG
NHỰA
Chuyên ngành : Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
Mã số : 12144598

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH TUẤN

Cán bộ chấm nhận xét 1: .............................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: .............................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày…….tháng…….năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. . .............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG

TS. NGUYỄN MINH TÂM


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN PHONG THÁI

MSHV : 12144598

Ngày, tháng, năm sinh: 10/03/1988

Nơi sinh: Thanh Hố

Chun ngành: Xây dựng đường ơ tơ và đường thành phố

Mã số : 605830

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ứng dụng Styrene – Butadiene – Styrene khắc phục hiện
tượng lún trồi mặt đường bê tông nhựa.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. NHIỆM VỤ :
Nghiên cứu ứng dụng phụ gia Styrene - Butadiene - Styrene để cải thiện các chỉ tiêu cơ
lý của nhựa đường 60/70 và hỗn hợp bê tông nhựa, nhằm khắc phục hiện tượng lún trồi.
2. NỘI DUNG :
Chương giới thiệu
Chương 2 : Tổng quan
Chương 3 : Cơ sở khoa học
Chương 4 : Kết quả và đánh giá thí nghiệm
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 20/01/2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/06/2014
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN MẠNH TUẤN

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Mạnh Tuấn

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. Lê Bá Khánh

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)

TS. NGUYỄN MINH TÂM



LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa
Tp.HCM, em đã được các thầy cơ nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu. Những kiến thức đó đã giúp ích cho em rất nhiều trong cơng tác,
đồng thời cũng giúp em hồn thành nghiên cứu của mình. Em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.NGUYỄN MẠNH
TUẤN, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, bổ sung cho em những kiến thức
chun ngành. Ngồi ra, chính sự quan tâm nhiệt tình của thầy là động lực giúp em
hồn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới quý thầy cô trong bộ môn Cầu Đường đã tạo
mọi điều kiện để em được sử dụng phịng thí nghiệm. Xin gửi lời cám ơn tới quý
thầy cô trong khoa Kỹ thuật xây dựng, Phòng Đào tạo sau đại học đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin cám ơn Cơng ty Petrolimex, Phịng thí nghiệm trọng điểm 3, Phịng
cơng nghệ Nano, Phịng thí nghiệm Cơng ty BMT. Đây là những đơn vị đã giúp đỡ
em trong việc thí nghiệm để hoàn thành nghiên cứu này.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người
thân là những người luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hồ thành nghiên cứu
của mình.
Tp.HCM, tháng 06 năm 2014
Tác giả

Trần Phong Thái


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lún trồi trong kết cấu áo đường mềm đã được ghi nhận ở Việt Nam từ năm
2009. Cùng với sự tăng nhanh cả về lưu lượng lẫn tải trọng xe, dạng hư hỏng này

càng trở nên phổ biến và xuất hiện ở hầu hết các tuyến đường chính ở thành phố Hồ
Chí Minh. Việc phải phân luồng giao thông để sửa chữa đã gây những ảnh hưởng
không nhỏ tới nền kinh tế. Hơn nữa, khi xe chạy vào những đoạn tuyến có hiện
tượng lún trồi sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng hơn khi những vệt lún này
đọng nước mưa.
Việc phân tích và đánh giá nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lún trồi để tìm giải
pháp khắc phục đang là một đề tài được quan tâm đặc biệt. Ngun nhân chính
được đưa ra đó là hỗn hợp bê tông nhựa sử dụng nhựa đường thơng thường khơng
cịn đáp ứng được những u cầu ngày càng cao của tải trọng giao thông, nhất là
trong điều kiện khai thác chịu tác động của nguồn nhiệt. Việc ứng dụng phụ gia
Styrene - Butadiene - Styrene (SBS) để nâng cao các đặc tính kỹ thuật của nhựa
đường và hỗn hợp bê tông nhựa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên thế
giới. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng SBS đã nâng cao được các chỉ
tiêu cơ lý của nhựa đường, các định tính kỹ thuật của hỗn hợp bê tơng nhựa cũng
như làm giảm biến dạng do tác động của tải trọng, nguồn nhiệt và các hư hỏng bề
mặt.
Tuy nhiên loại bê tơng nhựa này gặp khó khăn khi áp dụng tại Việt Nam do chi
phí cao và những yêu cầu về trang thiết bị chuyên dụng. Để ứng dụng một cách phổ
biến ở Việt Nam, việc đánh giá sự tương thích của loại nhựa đường polime này đối
với nguồn nguyên vật liệu địa phương là một yếu tố rất quan trọng. Trong nghiên
cứu này, nguồn nguyên liệu đá đầu vào được kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản như khối
lượng riêng, độ hao mòn Los Angles, hàm lượng thoi dẹt. Cát và bột khống được
thí nghiệm xác định khối lượng riêng.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của SBS đến các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa
đường 60/70 cần tiến hành thí nghiệm để so sánh giữa nhựa đường thơng thường và


nhựa đường sử dụng SBS, một số chỉ tiêu chính của nhựa đường polime như độ kim
lún, nhiệt độ hoá mềm, độ đàn hồi, độ nhớt, độ ổn định lưu trữ và độ dính bám với
đá được tiến hành với 4 hàm lượng SBS khác nhau (2, 4, 6, 8%) để thấy sự ảnh

hưởng của hàm lượng SBS đến các chỉ tiêu kỹ thuật chính của nhựa đường. Nghiên
cứu này cũng trình bày quá trình trộn SBS với nhựa đường 60/70 bằng thiết bị máy
khuấy tốc độ cao.
Để xây dựng mối quan hệ giữa sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê
tông nhựa với sự thay đổi hàm lượng SBS trong nhựa 60/70. Ta tiến hành đúc mẫu
với hàm lượng SBS là 0, 2, 4, 6, 8%; các chỉ tiêu của hỗn hợp bê tông nhựa được thí
nghiệm để xác định là: khối lượng riêng thể tích, độ rỗng cịn dư khối lượng riêng
thể tích, độ rỗng còn dư, độ rỗng cốt liệu, độ ổn định và độ dẻo Marshall. Ngồi ra
thí nghiệm chịu kéo khi ép chẻ còn được sử dụng thêm ở trong nghiên cứu để đánh
giá mức độ ảnh hưởng của SBS đến sự làm việc của hỗn hợp bê tông nhựa trong
điều kiện nhiệt độ cao.
Sau khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của hàm lượng SBS đến các chỉ tiêu của
nhựa đường và hỗn hợp bê tơng nhựa thì hàm lượng SBS 4% đã mang lại hiệu quả
trong việc thay đổi các chỉ tiêu theo hướng có lợi. Để đánh giá thêm tính hiệu quả
của SBS đến đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp bê tông nhựa, nghiên cứu này lựa chọn
thêm một loại cấp phối bê tông nhựa chặt 12.5 nữa để so sánh với cấp phối bê tông
nhựa 12.5 cũ, ngồi các chỉ tiêu cơ bản thì các chỉ tiêu kỹ thuật được tiến hành thêm
để so sánh gồm: thí nghiệm Cantabro (kiểm tra độ mất mát do va đập); thí nghiệm
chịu kéo khi ép chẻ; giá trị mơ-đun đàn hồi. Kết quả cho thấy rằng bê tông nhựa sử
dụng loại nhựa chứa 4%SBS làm thay đổi các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông
nhựa theo hướng có lợi.
Nghiên cứu này dùng thí nghiệm kiểm tra độ hằn lún vệt bánh xe để mô phỏng
trạng thái làm việc của mặt đường bê tông nhựa chịu tác động của tải trọng, nguồn
ẩm và nhiệt độ. Hai loại mẫu được đúc để thí nghiệm là mẫu bê tơng nhựa thông
thường và mẫu sử dụng nhựa chứa 4%SBS, kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng SBS
đã giảm được hiện tượng lún một cách đáng kể so với hỗn hợp bê tông nhựa thông
thường.


ABSTRACT

Permanent deformation distress in flexible pavement is recorded in Viet Nam
since 2009. With increasing volume of traffic flow and axle load, that deformation
became more popular and was recognized in most of main highway damage these
days in Ho Chi Minh city. Then, work of pavement rehabilitation will decrease the
traffic flow or the development of economy. Furthermore, it is very dangerous when
the car move in the path of the rutting, because of different profile in a section,
especially in raining season.
Evaluating and analyzing the permanent deformation in order to have solution
for reducing the damaged is imperative object. One of important reasons leading to
asphalt pavement is unmodified or original bitumen that cannot afford the
requirements of increasing traffic load under hot temperature. Thus, the application
of

Styrene-Butadiene-Styrene

(SBS)

additives

to

improve

the

technical

specifications of bitumen and asphalt mixture has obtained remarkable results in the
world. The polymer, SBS is the most commonly used modifier in the world. Various
studies have showed that use of SBS in bitumen modification increase the resistance

of bituminous mixtures to permanent deformation, moisture induced damage and
fatigue cracking. However, it has high cost and requirements equipment, so that is
difficult to apply in Viet Nam before. In addition to assessing the improvement of
mechanical properties of asphalt mixtures, assessing the compatibility of this
polymer with domestic material were review.
These days, there are many new materials used in asphalt concrete pavement,
especially polymer modifiers, but their effects are not enough good. As a result, a
well-known polymer modifier in asphalt in the world which is Styrene-ButadieneStyrene (SBS) is used with asphalt binder 60/70 in this study. Some main properties
of polymer modifier asphalt such as penetration, softening point, elastic recovery,
kinematic viscosity, storage stability, and adhesion are tested with four percent of
SBS such as 2, 4, 6, and 8% in order to analyse the effect of SBS percent to asphalt
properties. This paper also shows the mixing procedure of SBS and asphalt binder


with penetration grade of 60/70 by using high speed rotating mixer.
Changing the SBS concentration of bitumen to 0, 2, 4, 6, 8%, we made trial
products different in morphology to building the relationship between the level of
SBS content and the properties of asphalt mixture. The indicators of asphalt
concrete mixture was tested to determine are: the specific gravity, air voids, voids in
the mineral aggregate, Marshall stability and Marshall flow. In addition, Test
method for splitting tensile streng of aggregate material bonded by adhesive binders
to assessment the effects of SBS to properties of mixture in high temperature
conditions.
After assessing the influence of SBS content to the 60/70 bitum and asphalt
mixture, the level of 4% SBS content in bitum was effective in improving the binder
of asphalt mixture. To further evaluate the effectiveness of SBS technical
characteristics of asphalt mixtures, this study selected a more graded asphalt
concrete compared with the old. The specification is carried further to compare
include: Cantabro loss test ; Test method for splitting tensile streng; modules test.
The results show that the asphalt used level 4% SBS of contain in bitumen to

improve the mechanical properties of the asphalt mixture.
This study used laboratory test rutting to simulate the working status of the
asphalt pavement is affected by load, temperature and moisture. Two types of
samples were test: control mixture and polime modified asphalt containing 4% SBS,
the experimental results have shown that SBS has reduced subsidence under load
and hot service.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Nghiên cứu ứng dụng phụ gia StyreneButadiene-Styrene khắc phục hiện tượng lún trồi mặt đường bê tông nhựa” là
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố.
Tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học trong nghiên cứu này.
Tác giả

Trần Phong Thái


MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG MỞ ĐẦU .................................................................................................1 
1.1  TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:.....................................................................1 
1.1.1  Thực trạng mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam:................................................. 1 
1.1.2  Thực trạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa trên thế giới: .................................. 2 
1.1.3  Một số biện pháp đề xuất khắc phục hiện tượng lún trồi: ..................................... 3 
1.1.4  Lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam:........................................... 6 

1.2  MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: .........................................................................................7 

1.3  Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: ............................................................................................7 
1.4  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................8 
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN......................................................................................9 
2.1  TỔNG QUAN VỀ HƯ HỎNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA:.................9 
2.1.1  Nứt do mỏi (fatigue - cracking): ............................................................................ 9 
2.1.2  Lún trồi (rutting): ................................................................................................... 9 
2.1.3  Nứt phản ảnh (reflective-cracking):..................................................................... 10 
2.1.4  Các dạng hư hỏng mặt đường theo thời gian:...................................................... 10 

2.2  TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG LÚN TRỒI MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG
NHỰA: ......................................................................................................................11 
2.2.1  Khái niệm hiện tượng lún trồi mặt đường bê tông nhựa: .................................... 11 
2.2.2  Nguyên nhân hình thành vệt lún trồi: .................................................................. 12 
2.2.2.1  Vật liệu chế tạo BTN không đảm bảo chất lượng:......................................... 12 
2.2.2.2  Công tác đầm nén không đạt hiệu quả: ......................................................... 13 
2.2.2.3  Lớp móng dưới khơng đạt cường độ: ............................................................ 13 
2.2.2.4  Sự gia tăng của tải trọng giao thông:............................................................ 14 
2.2.2.5  Thiết kế cấp phối bê tông nhựa chưa hợp lý: ................................................ 14 
2.2.2.6  Điều kiện thời tiết khắc nghiệt:...................................................................... 15 
2.2.2.7  Thiết kế kết cấu áo đường chưa hợp lý:......................................................... 15 

2.3  TỔNG QUAN VỀ POLIME: ...........................................................................16 
2.3.1  Một số định nghĩa: ............................................................................................... 16 
2.3.2  Sơ lược về lịch sự phát triển của polime: ............................................................ 17 
2.3.3  Các hình dạng mạch polime: ............................................................................... 19 


2.3.3.1  Polime mạch thẳng: ....................................................................................... 19 
2.3.3.2  Polime mạch nhánh: ...................................................................................... 20 
2.3.3.3  Polime khâu mạng (crosslinked polime): ...................................................... 20 

2.3.3.4  Polime dạng thang:........................................................................................ 21 
2.3.3.5  Polime dạng nhánh cây: ................................................................................ 21 
2.3.3.6  Copolime:....................................................................................................... 21 
2.3.4  Phân loại polime dựa vào tính chất nhiệt:............................................................ 22 
2.3.4.1  Nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic):.................................................................... 23 
2.3.4.2  Nhựa nhiệt rắn (thermosetting resin): ........................................................... 24 
2.3.4.3  Các chất đàn hồi cao su (elastomer):............................................................ 24 

2.4  TỔNG QUAN VỀ PHỤ GIA POLIME DÙNG CHO BÊ TÔNG NHỰA:.....25 
2.4.1  Các loại phụ gia bê tông nhựa trên thế giới: ........................................................ 25 
2.4.2  Tình hình nghiên cứu phụ gia bê tơng nhựa ở Việt Nam: ................................... 28 

2.5  TỔNG QUAN VỀ PHỤ GIA SBS:..................................................................29 
2.6  TỔNG QUAN VỀ BÊ TÔNG NHỰA VÀ BÊ TƠNG NHỰA POLIME: ......31 
2.6.1  Bê tơng nhựa:....................................................................................................... 31 
2.6.2  Bê tơng nhựa polime:........................................................................................... 32 

2.7  KẾT LUẬN CHƯƠNG:...................................................................................34 
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ KHOA HỌC.........................................................................35 
3.1  CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHỤ GIA SBS: ....................................................35 
3.2  YÊU CẦU VẬT LIỆU THEO TCVN 8819-2011:..........................................38 
3.2.1  Đá dăm:................................................................................................................ 38 
3.2.2  Cát:....................................................................................................................... 39 
3.2.3  Bột khoáng:.......................................................................................................... 40 
3.2.4  Nhựa đường: ........................................................................................................ 41 

3.3  THIẾT KẾ THÀNH PHẦN CẤP PHỐI: .........................................................43 
3.4  QUÁ TRÌNH TRỘN SBS VỚI NHỰA: ..........................................................44 
3.5  CHẾ TẠO MẪU TRONG PHỊNG THÍ NGHIỆM: .......................................45 
3.6  CÁC LOẠI THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU:..................46 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ THÍ NGHIỆM ...................................50 


4.1  ẢNH HƯỞNG CỦA SBS ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA NHỰA
ĐƯỜNG 60/70: .........................................................................................................50 
4.2  THIẾT KẾ CẤP PHỐI BTNC 12.5: ................................................................58 
4.2.1  Kiểm tra và lựa chọn thành phần cốt liệu: ........................................................... 58 
4.2.2  Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa: ....................................... 62 
4.2.3  Lựa chọn hàm lượng nhựa tối ưu:........................................................................ 66 

4.3  ẢNH HƯỞNG CỦA SBS ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA HỖN HỢP BÊ
TÔNG NHỰA:..........................................................................................................68 
4.3.1  Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa polime: ........................... 68 
4.3.2  Ảnh hưởng của SBS đến các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tơng nhựa: .............. 70 

4.4  SO SÁNH BTNC 12.5 KHƠNG SỬ DỤNG SBS VÀ BTNC 12.5 SỬ DỤNG
SBS: 72 
4.4.1  Thí nghiệm Marshall:........................................................................................... 73 
4.4.2  Thí nghiệm ép chẻ: .............................................................................................. 76 
4.4.3  Thí nghiệm Cantabro: .......................................................................................... 80 
4.4.4  Thí nghiệm xác định mơ-đun đàn hồi:................................................................. 83 
4.4.5  Kết luận:............................................................................................................... 85 

4.5  ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG HẰN LÚN VỆT BÁNH XE CỦA HỖN
HỢP BTN POLIME:.................................................................................................86 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................89 
5.1  KẾT LUẬN: .....................................................................................................89 
5.2  KIẾN NGHỊ .....................................................................................................91 



MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Xe tải nặng là một trong những nguyên nhân .............................................1 
Hình 1.2 Mặt cắt đường tại vị trí lún trồi trên quốc lộ 1A .........................................2 
Hình 1.3 Hiện tượng lún trồi ở một đoạn tuyến thuộc bang Michigan (Mỹ). ............3 
Hình 1.4 Hiện tượng lún trồi ở tuyến đường Overdale (Canada). ............................. 3 
Hình 1.5 Lún trồi ở Thái Lan. .................................................................................... 3 
Hình 1.6 Lún trồi ở Ba Lan. ........................................................................................3 
Hình 1.7 Một trong những biện pháp được quan tâm là quản lý trọng tải xe.............5 
Hinh 1.8 Sơ đồ nghiên cứu của luận văn. .................................................................. 8 
Hình 2.1 Vết nứt mặt đường BTN. .............................................................................9 
Hình 2.2 Biến dạng bề mặt..........................................................................................9 
Hình 2.3 Hư hỏng bề mặt. .........................................................................................10 
Hình 2.4 Hư hỏng mặt đường BTN theo thời gian. ..................................................10 
Hình 2.5 Hình ảnh cắt dọc kết cấu áo đường. ...........................................................12 
Hình 2.6 Nước đọng tại những vị trí lún...................................................................12 
Hình 2.7 Hiện tượng lún trồi xuất hiện tại lớp vật liệu khơng cịn đạt cường độ .....12 
Hình 2.8 Sự xắp xếp vật liệu sau khi hồn thành cơng tác lu lèn .............................13 
Hình 2.9 Lún trồi do lớp móng dưới .........................................................................13 
Hình 2.10 Cấu trúc phân tử của các Polime mạch thẳng ..........................................20 
Hình 2.11 Cấu trúc phân tử của Polime mạch nhánh ...............................................20 
Hình 2.12 Cấu trúc phân tử của Polime khâu mạng .................................................20 
Hình 2.13 Cấu trúc phân tử của của Polime dạng thang...........................................21 
Hình 2.14 Cấu trúc phân tử của Polime dạng nhánh cây..........................................21 
Hình 2.15 Các dạng cấu trúc phân tử của copolime .................................................22 
Hình 3.1 Hai dạng mạch thẳng và mạch nhánh của SBS polime .............................36 
Hình 3.2 Hình TEM SBS mạch thẳng polime chứa 30%SB ...................................36 
Hình 3.3 Sự phân bố các pha trong cấu trúc phân tử của SBS trong nhựa đường....36 
Hình 3.4 Phân loại hình thái cấu trúc phân tử của hỗn hợp nhựa + SBS..................37 
Hình 3.5 Mẫu chụp TEM của hỗn hợp SBS+nhựa ...................................................38 
Hình 3.6 Trình tự các bước trộn SBS với nhựa 60/70 ..............................................45 



Hình 3.7 Mẫu và trang thiết bị trong thí nghiệm kiểm tra .......................................47 
độ ổn định và độ dẻo Marshall (60oC, 40 phút). ...................................................... 47 
Hình 3.8 Mẫu và trang thiết bị trong thí nghiệm ép chẻ (70oC, 1.5 giờ) .................47 
Hình 3.9 Mẫu và trang thiết bị trong thí nghiệm Cantabro ......................................48 
Hình 3.10 Mẫu và trang thiết bị trong thí nghiệm kiểm tra mô-đun đàn hồi của hỗn
hợp BTN (25oC, cấp áp lực 0.5 MPa). ..................................................................... 49 
Hình 3.11 Mẫu trang thiết bị trong thí nghiệm kiểm tra độ lún hằn vệt bánh xe. ... 49 
Hình 4.1 Nhựa đường 60/70 và SBS cung cấp bởi Petrolimex. ..............................50 
Hình 4.2 Thí nghiệm kiểm tra độ kéo dài nhựa. ...................................................... 51 
Hình 4.3 Thí nghiệm kiểm tra độ kim lún của nhựa đường. ....................................51 
Hình 4.4 Thí nghiệm xác định điểm hố mềm của nhựa đường ..............................51 
Hình 4.5 Dính bám của nhựa 2%SBS với cốt liệu. ..................................................53 
Hình 4.6 Giá trị kim lún, độ nhớt, nhiệt độ hóa mềm và độ đàn hồi của nhựa 60/70
với các hàm lượng SBS khác nhau. .........................................................................54 
Hình 4.7 Hình chụp SEM mẫu nhựa. .......................................................................57 
Hình 4.8 Thí nghiệm xác định khối lượng riêng cốt liệu lớn. ..................................59 
Hình 4.9 Kiểm tra cấp phối hạt nhỏ. ........................................................................ 59 
Hình 4.10 Xác định khối lượng riêng bột khống. ..................................................59 
Hình 4.11 Xác định hàm lượng thoi dẹt. ..................................................................59 
Hình 4.12 Xác định độ hao mịn Los Angles........................................................... 59 
Hình 4.13 Cấp phối BTNC 12.5 .............................................................................. 61 
Hình 4.14 Chế bị mẫu BTN. ....................................................................................65 
Hình 4.15 Ngâm mẫu trong bình bảo ơn nhiệt......................................................... 65 
Hình 4.16 Q trình nén mẫu thí nghiệm Marshall. ................................................65 
Hình 4.17 Mối quan hệ giữa hàm lượng nhựa và độ rỗng cịn dư. ..........................67 
Hình 4.19 Mối quan hệ giữa hàm lượng và độ rỗng cốt liệu. ..................................67 
Hình 4.18 Mối quan hệ giữa hàm lượng nhựa và khối lượng riêng thể tích............ 67 
Hình 4.20 Mối quan hệ giữa hàm lượng nhựa và độ ổn định Marshall................... 67 

Hình 4.21 Mối quan hệ giữa hàm lượng nhựa và độ dẻo Marshall. ........................67 
Hình 4.22 Mẫu BTN polime trong q trình thí nghiệm nén Marshall. ..................68 


Hình 4.23 Mối quan hệ giữa khối lượng riêng hỗn hợp và hàm lượng SBS. .......... 70 
Hình 4.24 Mối quan hệ giữa độ ổn định và độ dẻo Marshall và hàm lượng SBS. ..71 
Hình 4.25 Mối quan hệ giữa cường độ chịu kéo khi ép chẻ và hàm lượng SBS. ....71 
Hình 4.26 Cấp phối BTNC 12.5 (1) và (2). .............................................................73 
Hình 4.27 Mẫu Marshall cấp phối BTNC 12.5 (1). .................................................74 
Hình 4.28 Mẫu Marshall cấp phối BTNC 12.5 (2). .................................................74 
Hình 4.29 Sự thay đổi chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp BTN khi sử dụng phụ gia SBS. 75 
Hình 4.30 Mẫu thử. .................................................................................................. 76 
Hình 4.31 Mẫu thử được đặt trong tủ sấy và gia nhiệt 70oC, 1.5 giờ. .....................76 
Hình 4.32 Mẫu trong thiết bị thí nghiệm. ................................................................ 77 
Hình 4.33 Mẫu bị phá hủy sau q trình thí nghiệm. ...............................................77 
Hình 4.34 Ảnh hưởng của SBS đến cường độ chịu kéo khi ép chẻ ở nhiệt độ cao của
hỗn hợp BTN. ...........................................................................................................79 
Hình 4.35 Thiết bị kiểm tra độ mài mòn Los Angles dùng trong thí nghiệm
Cantabro. ..................................................................................................................80 
Hình 4.36 Mẫu trước và sau thí nghiệm. ..................................................................80 
Hình 4.37 Mối liên hệ giữa độ rỗng cịn dư và lượng hao hụt trong thí nghiệm
Cantabro. ..................................................................................................................82 
Hình 4.38 Mẫu trong thí nghiệm kiểm tra mơ-đun đàn hồi của hỗn hợp BTN. ......83 
Hình 4.39 Ảnh hưởng của SBS đến trị số mơ-đun đàn hồi của hỗn hợp BTN. .......85 
Hình 4.40 Mẫu trong q trình thí nghiệm. .............................................................87 
Hình 4.41 Mẫu sau thí nghiệm kiểm tra độ hằn lún vệt bánh xe. ............................87 
Hình 4.42 Kết quả thí nghiệm độ hằn lún vệt bánh xe. ............................................88 


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại polime theo nguồn gốc và ứng dụng .........................................16 
Bảng 2.2 Bảng phân loại các phụ gia polime............................................................26 
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm. ...................................................38 
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát. ..........................................................39 
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu quy định cho bột khoáng. .....................................................40 
Bảng 3.4 Tiêu chuẩn kỹ thuật của vật liệu nhựa đường đặc. ...................................41 
Bảng 3.5 Lượng lọt sàng yêu cầu đối với BTN chặt................................................ 42 
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường 60/70. ................................................50 
Bảng 4.2 Kết quả thí nghiệm kiểm tra tính dính bám. .............................................53 
Bảng 4.3 Độ ổn định lưu trữ sau khi nung ở 163oC trong 48 giờ. ........................... 54 
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu của dầu gốc SN-150 cung cấp bởi Petrolimex. ....................55 
Bảng 4.5 Kết quả so sánh các chỉ tiêu cơ lý của nhựa khi bổ sung thêm thành phần
dầu gốc. ....................................................................................................................56 
Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra cơ lý của hỗn hợp cốt liệu. ............................................58 
Bảng 4.7 Kết quả thí nghiệm thành phần hạt. ..........................................................60 
Bảng 4.8 Tỷ lệ phối trộn các loại cốt liệu. ...............................................................60 
Bảng 4.9 Kết quả thiết kế thành phần cấp phối BTNC 12.5.................................... 61 
Bảng 4.10 Khối lượng riêng cốt liệu........................................................................ 62 
Bảng 4.11 Kết quả thể hiện sự thay đổi khối lượng riêng BTN theo sự thay đổi của
hàm lượng nhựa trong hỗn hợp. ...............................................................................62 
Bảng 4.12 Kết quả thí nghiệm khối lượng riêng thể tích và độ rỗng cịn dư của hỗ 63 
Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra độ rỗng khung cốt liệu. ...............................................64 
Bảng 4.14 Kết quả thí nghiệm độ ổn định và độ dẻo Marshall. ..............................66 
Bảng 4.15 Kết quả kiểm tra khối lượng riêng thể tích, độ rỗng cịn dư và độ rỗng
khung cốt liệu của hỗn hợp nhựa polime. ................................................................69 
Bảng 4.16 Kết quả kiểm tra độ ổn định và độ dẻo Marshall. .................................. 69 
Bảng 4.17 Kết quả thí nghiệm ép chẻ. .....................................................................69 
Bảng 4.18 Tỷ lệ lọt sàng và khối lượng trên từng mắt sàng. ...................................72 



Bảng 4.19 Kết quả so sánh giữa hai cấp phối khi không sử dụng phụ gia SBS. .....74 
Bảng 4.20 Kết quả so sánh giữa hai cấp phối khi sử dụng phụ gia SBS. ................75 
Bảng 4.21 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu kéo khi ép chẻ của hỗn hợp BTN. ..78 
Bảng 4.22 Kết quả thí nghiệm thử độ va đập Cantabro của hỗn hợp BTN. ...........81 
Bảng 4.23 Các yêu cầu trong thí nghiệm kiểm tra mơ-đun đàn hồi của vật liệu. ....83 
Bảng 4.24 Kết quả thí nghiệm kiểm tra mơ-đun đàn hồi của hỗn hợp BTN. ..........84 


1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
1.1.1 Thực trạng mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam:
Trong thời gian qua giao thơng đường bộ đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về khoa
học kỹ thuật, trình độ xây dựng cầu đường của chúng ta đã đạt đến mức độ tiên tiến
trong khu vực. Với mục tiêu phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã tập trung
đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng giao thông, nhiều cơng trình đã được xây dựng
nâng cấp theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơng nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên một thực trạng đang trở nên nhức nhối đó là gần đây nhiều đại lộ,
quốc lộ vừa đưa vào sử dụng đã liên tục xảy ra những hư hỏng, trong đó rõ rệt nhất
là hiện tượng lún hằn vệt bánh xe (lún trồi). Kết quả khảo sát thống kê thực tế của
Tổng Cục Đường bộ cho thấy hiện tượng hằn lún chủ yếu tập trung trên các tuyến
quốc lộ có lưu lượng xe và tải trọng xe lớn (quốc lộ 1,3,5…); các vùng có thời tiết
nắng nóng (khu vực miền Trung) và các vị trí đặc biệt (gần trạm thu phí, đèo dốc,
đường cong, ngã tư có đèn tín hiệu, trạm kiểm tra cảnh sát giao thơng…).

Hình 1.1 Xe tải nặng là một trong những nguyên nhân
gây ra hiện tượng lún trồi (Nguồn: />

2


Hình 1.2 Mặt cắt đường tại vị trí lún trồi trên quốc lộ 1A
(Hình chụp tháng 6/2013)
1.1.2 Thực trạng hư hỏng mặt đường bê tông nhựa trên thế giới:
Lún trồi là một hiện tượng phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây,
hiện tượng này được mô tả như là một sự dịch chuyển các vật liệu làm mặt đường
tạo ra các vệt lún hằn sâu theo hướng tác dụng của bánh xe. Những vết nứt nghiêm
trọng giữ nước bên trong, nó làm nên sự khiếm khuyết của một hay nhiều lớp trong
kết cấu áo đường.
Hiện tượng lún trồi được xem là một sự cố chính trong kết cấu áo đường mềm,
là kết quả của sự tăng áp lực bánh xe và tải trọng bánh xe. Lún trồi là kết quả của
việc tích lũy biến dạng của một vài lớp trong kết cấu áo đường hoặc toàn bộ kết cấu.
Sự tích lũy biến dạng trong phần mặt của kết cấu được xem là nguyên nhân chính
gây ra lún cho toàn bộ kết cấu áo đường. Hiện tượng này đã được ghi nhận ở cả các
quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển.


3

Hình 1.3 Hiện tượng lún trồi ở một đoạn
tuyến thuộc bang Michigan (Mỹ).[1]

Hình 1.4 Hiện tượng lún trồi ở tuyến
đường Overdale (Canada).[1]

Hình 1.5 Lún trồi ở Thái Lan.[1]

Hình 1.6 Lún trồi ở Ba Lan.[1]

1.1.3 Một số biện pháp đề xuất khắc phục hiện tượng lún trồi:

Ở Việt Nam, hiện tượng vệt lún hằn bánh xe đang được sự quan tâm đặc biệt,
đã có nhiều cuộc hội thảo cấp cao để tìm ra giải pháp khắc phục hiện tượng này.
Hội Cầu Đường Cảng Tp.HCM phối hợp với Viện khoa học GTVT đã tổ chức hội
thảo khoa học “Đánh giá tổng quan về những nguyên nhân hư hỏng mặt đường
bê tông nhựa trên các tuyến chính khu vực phía Nam và đề xuất giải pháp
khắc phục” ngày 20/06/2013, các khuyến cáo của hội thảo đưa ra đó là:
+ Về cơng tác khảo sát thiết kế: Đối với các tuyến đường ô tô cấp cao có nhiều
xe tải trọng nặng lưu thơng, nếu chỉ tính theo các chỉ tiêu về cường độ như hiện
nay là chưa hợp lý. Cần lưu ý khi thiết kế kết cấu áo đường tại các nút giao
nhau và tại đoạn đường ra vào nút. Đối với tuyến đường có lưu lượng xe và tải
trọng lớn, cần phải khảo sát chi tiết dòng xe. Đối với các tuyến đường có nhiều


4

tải nặng lưu thơng ở khu vực phía Nam trong điều kiện nhiệt độ của lớp BTN
có thể lên tới 7072oC nên sử dụng nhựa đường có tính ổn định cao, phải kiểm
tra khả năng chịu vệt hằn bánh xe.
+ Đối với đơn vị thi công: Tuân thủ các bước trong thiết kế hỗn hợp BTN (tham
khảo TCVN 8819:2011[3]); chất lượng của cốt liệu (đá dăm, cát) và bột khoáng
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng mặt đường BTN; việc thay thế cát tự nhiên
bằng cát xay trong hỗn hợp BTN làm cho khả năng kháng vệt hằn lún bánh xe
được cải thiện từ 10 - 15%. Trong quá trình thi cơng mặt đường BTN phải có
quy trình quản lý chất lượng để đảm bảo vật liệu đưa ra ngoài hiện trường có
chất lượng như vật liệu đã thiết kế tại trạm trộn (tham khảo TCVN
8819:2011[3]). Để hạn chế vệt hằn lún bánh xe, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo chất
lượng nền đường, móng đường và kết cấu lớp BTN phù hợp với thiết kế được
duyệt.
+ Đối với các đơn vị quản lý và khai thác: Lựa chọn các đơn vị tư vấn nói
chung, tư vấn giám sát (TVGS) nói riêng có đủ năng lực, uy tín để nâng cao

chất lượng công tác TVGS. TVGS phải nâng cao trách nhiệm trong công tác
kiểm tra giám sát chặt chẽ về vật liệu, về hỗn hợp BTN, về các công đoạn thi
cơng lớp BTN tại hiện trường. Khi có hiện tượng trồi nhựa, vệt hằn lún bánh xe
cần chủ động khẩn trương xử lý ngay khơng để kéo dài, vì thời gian xử lý kéo
dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình. Tăng cường kiểm tra chất
lượng nhựa đường ngay từ khâu nhập khẩu nhựa đường bao gồm cả xuất xứ
nhựa (nguồn gốc của sản phẩm), bởi chất lượng nhựa đường quyết định rất lớn
đến chất lượng BTN.
Vấn đề vệt hằn lún bánh xe cũng được sự quan tâm đặc biệt từ Bộ GTVT. Thực
hiện sự chỉ đạo của Bộ về việc yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương đề xuất
giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng cơng trình giao thơng nói chung và xử lý
tình trạng lún mặt đường và đường đầu cầu nói riêng, tạp chí Giao Thơng Vận Tải
đã tổ chức buổi tọa đàm và giao lưu trực tuyến trên báo điện tử với chủ đề “Giải
pháp chống lún mặt đường và đường đầu cầu” ngày 15 tháng 7 năm 2013. Buổi
tọa đàm đã tập trung vào các vấn đều sau:


5

+ Tình trạng lún mặt đường và đầu cầu ở các cơng trình giao thơng nước ta hiện
nay;
+ Các ngun nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng lún mặt đường và đầu cầu;
+ Các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao chất lượng cơng trình giao thơng nói
chung và khắc phục hiện tượng lún trồi nói riêng;
+ Một số khuyến nghị của buổi hội thảo: Theo kết quả của cuộc hội nghị này thì
một số biện pháp được đưa ra đó là: kiểm sốt chất lượng ngun vật liệu đầu
vào; kiểm tra quá trình khảo sát thiết kế, nhất là đối với những đoạn tuyến của
tải trọng giao thông lớn; kiểm soát tải trọng và lưu lượng xe; giám sát chặt chẽ
quá trình chế tạo BTN và quá trình thi cơng mặt đường; đảm bảo thi cơng lớp
nền móng phía dưới đạt u cầu trước khi thi cơng lớp phía trên.

Từ các báo cáo và khuyến nghị ở trên đã nêu ở trên. Ta nhận thấy rằng giải
pháp khắc phục hiện tượng lún hằn vệt bánh xe được chia thành các nhóm sau: (1):
Quản lý tải trọng xe; (2): Kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào gồm nhựa và cốt
liệu; (3): Kiểm sốt q trình thiết kế sơ bộ, q trình sản xuất BTN, kiểm tra kỹ lớp
móng dưới trước khi thi công lớp mặt BTN; (4): Sử dụng nhựa có phụ gia polime
tăng khả năng đàn hồi và sự ổn định nhiệt của mặt đường BTN.

Hình 1.7 Một trong những biện pháp được quan tâm là quản lý trọng tải xe
(Nguồn: />

6

1.1.4 Lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam:
Như đã nêu ở mục 1.1.4 thì các giải pháp làm hạn chế hiện tượng lún trồi được
chia thành 4 nhóm. Tuy nhiên, nhóm giải pháp (1) khó thực hiện với nguyên nhân là
Việt Nam có đặc thù chi phí vận tải cao, nhà vận chuyển cần tăng tải trọng cho mỗi
chuyến xe trong lỗ lực hạ giá thành vận chuyển. Lốp xe phải chịu được áp suất cao
hỗ trợ việc nâng tải trọng hàng hóa so với thiết kế, chính nguyên nhân này dẫn tới
tải trọng trên mỗi trục xe tác dụng xuống mặt đường tăng lên một cách đáng kể.
Ngoài ra, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, nhu cầu thông thương
giữa các vùng miền, các đặc khu kinh tế đang là nguyên nhân phát sinh của tải trọng
giao thông cả về lưu lượng lẫn tải trọng. Vì vậy giải pháp hạn chế tải trọng và lưu
lượng xe sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nhóm giải pháp (2) và (3) là nhóm giải pháp tương đối hợp lý. Hai nhóm giải
pháp này nhằm kiểm sốt ngun vật liệu đầu vào cũng như đảm bảo quá trình thi
công đúng kỹ thuật. Mặc dù đã áp dụng tốt nhóm giải pháp trên nhưng những cơng
trình tuy mới đưa vào khai thác như quốc lộ 5, quốc lộ 3, đại lộ Đơng - Tây đều
đang xảy ra hiện tình trạng lún vệt bánh xe. Hiện tượng lún trồi còn xuất hiện ở
ngay cả các cơng trình có vốn đầu tư nước ngoài, được nhà thầu giám sát và kiểm
tra gắt gao nguyên vật liệu đầu vào cũng như quá trình thi cơng như quốc lộ 1A

thuộc Dự án WB , ADB.
Vậy nhóm giải pháp (4) với việc sử dụng phụ gia polime để làm tăng hiệu quả
về mặt nâng cao các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường, cũng như các đặc tính kỹ thuật
của hỗn hợp BTN là một giải pháp được xem là tối ưu ở nước ta hiện nay. Ngoài ra
loại nhựa đường polime này rất thích hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt
Nam do nó có tính ổn định nhiệt cao hơn so với nhựa thông thường. Khả năng tái
chế của nhựa đường polime là rất cao, trên thế giới nó được coi là loại vật liệu thân
thiện với môi trường, kéo dài tuổi thọ khai thác của mặt đường BTN.
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng loại nhựa đường có chứa phụ gia Styrene Butadiene - Styrene (SBS) do nhiều hãng như hãng Shell, Colas… cung cấp. Loại
nhựa này đang trong đang giai đoạn thử nghiệm và cũng đã cho thấy những hiệu
quả về mặt kỹ thuật mà nó mang lại. Tuy nhiên, hỗn hợp BTN khi sử dụng phụ gia


7

SBS lại có giá thành khá cao và trong quá trình thi cơng cũng địi hỏi những u cầu
khắt khe về trang thiết bị và kỹ thuật thi cơng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính
hiệu quả phụ gia SBS đối với mặt đường BTN, cũng như việc đánh giá sự tương
thích của nó đối với nguồn ngun vật liệu địa phương là một vấn đề phải được xem
xét một cách kỹ càng. Việc đưa ra được các chỉ dẫn chi tiết trong quá trình pha trộn
cũng đã được nêu ra trong nghiên cứu này.
1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI:
Đề tài tập trung vào bốn vấn đề chính trong hỗn hợp BTN polime có ứng dụng
phụ gia SBS. Vấn đề thứ nhất là nghiên cứu cấp phối BTNC 12.5 sử dụng nguồn
nguyên liệu có sẵn tại Miền Nam Việt Nam, sự tương thích của nhựa trộn SBS với
vật liệu đá được xem như là vấn đề quan trọng hàng đầu khi lựa chọn SBS như là
một giải pháp nâng cao chất lượng khai thác của mặt đường BTN, từ đó đánh giá
hiệu quả của SBS đến các tính chất kỹ thuật của hỗn hợp mặt đường BTN.
Nghiên cứu ảnh hưởng của SBS đến các chỉ tiêu cơ lý của nhựa đường 60/70,
tìm hiểu quá trình pha trộn SBS với nhựa 60/70 để đưa ra hỗn hợp nhựa polime có

tính đàn hồi và ổn định nhiệt cao hơn với nhựa thông thường cũng là một mục tiêu
của nghiên cứu.
Nghiên cứu này cũng phân tích và đánh giá các nguyên nhân chính dẫn tới hiện
tượng lún trồi để có cơ sở lựa chọn vật liệu là phụ gia SBS như là một giải pháp
mang lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, để đánh giá tính hiệu quả của SBS và so sánh
sự thay đổi các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp BTN, các thí nghiệm cũng được thực
hiện giữa các mẫu sử dụng nhựa 60/70 và nhựa 60/70 trộn SBS.
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI:
Các thử nghiệm trong nghiên cứu được tiến hành trong phòng, các mẫu thử
được lưu trữ bảo quản và thí nghiệm theo quy trình Việt Nam và các nước hiện
hành. Kết quả thí nghiệm được tính tốn để xây dựng được các mối quan hệ bằng
biểu đồ giữa sự thay đổi của hàm lượng SBS đến các chỉ tiêu cơ lý của nhựa 60/70
và các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp BTN. Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra được
các hướng dẫn trong quá trình pha trộn SBS với nhựa 60/70 để đạt các yêu cầu kỹ
thuật tương ứng với các chỉ tiêu của nhựa polime PMB I.


8

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nội dung đề tài được mô tả theo sơ đồ sau:
KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG LÚN TRỒI

THIẾT KẾ THÀNH PHẦN
CẤP PHỐI BTNC 12.5

HÀM LƯỢNG
SBS/NHỰA TỐI ƯU

NHIỆM VỤ 1: (Mục 4.2)

- Lựa chọn nguồn nguyên vật
liệu.
- Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý
của vật liệu: cốt liệu đá và
bột khoáng.
- Xác định tỷ lệ lọt sàng các
loại đá dùng để trộn.

NHIỆM VỤ 3: (Mục 4.1)
Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý
của nhựa đường 60/70.

NHIỆM VỤ 2: (Mục 4.2)
- Lựa chọn tỷ lệ phối trộn
giữa các loại đá để được cấp
phối BTNC 12.5
- Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý
của hỗn hợp BTNC 12.5
KHÔNG
ĐẠT

NHIỆM VỤ 4: (Mục 4.1)
Đánh giá mức độ ảnh
hưởng của sự thay đổi
hàm lượng SBS đến các
chỉ tiêu cơ lý của nhựa
đường 60/70.

ĐẠT


NHIỆM VỤ 5:
(Mục 4.3 và 4.4)
So sánh mức độ ảnh hưởng
của SBS đối với hai loại cấp
phối BTNC 12.5 khác nhau

KHƠNG ĐẠT
ĐẠT

Hình 1.8 Sơ đồ nghiên cứu của luận văn.


×