Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.2 KB, 13 trang )

1
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III
(VINASHIP)
I.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC CÁN BỘ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
Công ty được hoạt động quản lý và điều hành theo mô hình cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp Nhà nước, gồm có: tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán
trưởng, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.
Sản xuất kinh doanh vận tải theo cơ chế tổng giám đốc và các phó tổng giám
đốc quản lý và kiểm soát phương hướng, kế hoạch kinh doanh trong toàn bộ công
ty.
1. TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Tổng giám đốc công ty do chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc công ty Hàng Hải Việt
Nam.
Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của công ty, chịu
trách nhiệm trước tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt
Nam và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc có quyền
điều hành cao nhất trong công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sử
dụng hiệu quả lao động vốn, các tài sản giao cho công ty.
2. PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám đốc do tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc công ty Vận tải biển III.
Phó tổng giám đốc giúp tổng giám đốc quản lý điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của công ty theo phân công uỷ nhiệm của tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
Công ty có 2 phó tổng giám đốc:
* Phó tổng giám đốc kinh doanh
Giúp tổng giám đốc quản lý điều hành sản xuất về khai thác kinh doanh.
* Phó giám đốc kỹ thuật
Báo cáo thực tập chuyên đề Phạm Thị Thu H KT 35 - HPà


1
2
Giúp tổng giám đốc điều hành công việc kỹ thuật sửa chữa, công tác nghiên cứu
ứng dụng khoa học sáng kiến và một số dịch vụ khác.
3. KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán trưởng được tổng giám đốc tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam quyết
định bổ nhịêm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc Công ty Vận tải biển
III.
Kế toán trưởng giúp tổng giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác
tài chính kế toán, thống kê của công ty. Kế toán trưởng có các quyền và nhiệm vụ
theo quy định trong NĐ 26/HĐBT ( Nay là Chính phủ) và pháp lệnh kế toán thống
kê.
Ngoài những quy định chung kế toán trưởng của công ty đồng thời là trưởng
phòng tài chính kế toán.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN, CHI NHÁNH
TRỰC THUỘC CÔNG TY.
Tổ chức sản xuất bao gồm một số phòng ban, chi nhánh, nhằm thực hiện nhiệm
vụ của doanh nghiệp theo cơ chế để giúp tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc
chỉ huy, điều hành sản xuất chung. Gồm các đơn vị và bộ phận:
1 PHÒNG KINH DOANH (10 NGƯỜI)
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc quản lý khai thác đội tàu có
hiệu quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám
đốc kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức khai thác kinh doanh đội tàu, khai thác nguồn hàng, chỉ đạo đôn đốc
hệ thống đại lý trong và ngoài nước nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất của công
ty.
- Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về pháp lý của hợp đồng đã ký, kết quả
kinh doanh khai thác và các hoạt động điều tàu.
- Phối kết với phòng tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu cước phí
trong và ngoài nước cũng như các chi phí khác của đội tàu.

Báo cáo thực tập chuyên đề Phạm Thị Thu H KT 35 - HPà
2
3
- Theo dõi về thông tin liên lạc với đội tàu kể cả với các trung tâm thông tin
điện tử về thời tiết khí tượng phục vụ cho đội tàu.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng - hàng quý - hàng năm. Thống kê
báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty.
2.PHÒNG KHOA HỌC KỸ THUẬT (11 NGƯỜI)
Là phòng nghiệp vụ giúp tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật, định mức nhiên
liệu, vật tư của đội tàu. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc kỹ thuật,
quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kỹ thuật,
bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ kinh doanh vận tải đạt hiệu quả. Phòng có
nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho tổng giám đốc ( hoặc phó tổng giám đốc được uỷ quyền)
trong việc tìm, chọn các đối tác để ký kết các hợp đồng kinh tế liên quan đến khoa
học kỹ thuật.
- Quản lý chất lượng, tính năng kỹ thuật trang thiết bị máy móc trên tàu. Theo
dõi, hướng dẫn hoạt động khai thác, sử dụng bảo quản bảo dưỡng trang thiết bị
máy móc theo đúng quy trình quy phạm.
- Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ hàng năm theo yêu cầu của đăng kiểm. Quản
lý giám sát quá trình sửa chữa tàu, đảm bảo chất lượng thiết bị phụ tùng vật tư, tiến
độ, chi phí.
- Theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư, thường xuyên điều chỉnh định
mức phù hợp với thực tế sử dụng.
- Cung cấp số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, nước sản xuất của vật tư phụ tùng
thay thế cần thiết mà trong nước không có cho phòng kinh tế đối ngoại - đầu tư đặt
mua ở nước ngoài khi có yêu cầu của sản xuất và được lệnh của tổng giám đốc.
3. PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ - LAO ĐỘNG (10 NGƯỜI)
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao
động tiền lương trong hoạt động kinh doanh khai thác. Quản lý khai thác, sử dụng

lực lượng lao động của công ty theo pháp luật (Bộ luật lao động) phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và đặc điểm của công ty. Phòng có nhiệm vụ sau:
Báo cáo thực tập chuyên đề Phạm Thị Thu H KT 35 - HPà
3
4
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tham mưu cho tổng giám đốc về mặt bố trí lao động trên khối phòng ban, chi
nhánh và đội tàu sao cho phù hợp.
- Lập kế hoạch lao động tiền lương cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm.
- Thống kê lao động hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Quản lý sử dụng quỹ
lương, áp dụng các chính sách, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy kinh tế của tiền lương
nhằm kích thích sản xuất. Xây dựng các định mức lao động.
- Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, giải quyết yêu cầu nghiệp vụ theo chức
năng nhiệm vụ, những quy định theo chế độ chính sách Nhà nước, nội quy, quy chế
của công ty đối với người lao động.
- Có kế hoạch phân loại lao động để quản lý, sử dụng có hiệu quả. Thực hiện
tốt công tác bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
4. PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (10 NGƯỜI)
Là một phòng tham mưu cho tổng giám đốc về quản lý hoạt động tài chính,
hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán trong toàn công ty. Quản lý kiểm soát các thủ
tục thanh toán việc hạch toán để giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu về tài chính.
Phòng có nhiệm vụ như sau:
- Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình
hình sử dụng tài chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh doanh
về tự chủ về tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính trong khai thác đội
tàu, tìm ra biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế.
- Đề xuất những biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong hoạt
động kinh doanh và quản lý tài chính.

5. PHÒNG VẬT TƯ (07 NGƯỜI)
Là phòng nghiệp vụ giúp tổng giám đốc về quản lý, cấp phát nhiên liệu, vật tư
của toàn công ty. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó tổng giám đốc kỹ thuật. Phòng
có nhiệm vụ sau:
Báo cáo thực tập chuyên đề Phạm Thị Thu H KT 35 - HPà
4
5
- Chỉ đạo trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế quản lý nguyên, nhiên, vật liệu
cùng các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan trình tổng giám đốc phê duyệt để áp
dụng vào thực tiễn của công ty.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, cung ứng vật tư, phụ tùng, nhiên liệu cho đội
tàu và phòng ban trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm và
dài hạn của công ty. Chỉ đạo triển khai kế hoạch đã được phê duyệt.
- Theo dõi định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu, phối hợp cùng phòng khoa học
kỹ thuật điều chỉnh định mức phù hợp với thực tế sản xuất.
- Quản lý và thường xuyên bảo quản, bảo dưỡng các vật tư, phụ tùng hiện có
trong kho, vệ sinh kho sạch sẽ, thực hiện tốt công tác phòng cháy nổ trong kho
theo quy định hiện hành.
6. PHÒNG PHÁP CHẾ AN TOÀN HÀNG HẢI (03 NGƯỜI)
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc về công tác pháp chế an toàn
Hàng Hải. Có nhiệm vụ sau:
- Quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế Hàng Hải, pháp luật Việt
Nam và pháp luật Quốc tế có liên quan trên các tàu của công ty.
- Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm đối với: tàu
biển, ôtô, tai nạn lao động trong toàn công ty.
- Kiểm tra sự việc, hồ sơ liên quan đến vụ việc gây ảnh hưởng đến sản xuất, tổn
thất tài sản, hàng hoá vận chuyển, phương tiện thiết bị và con người để làm rõ
nguyên nhân giúp cho việc xử lý rút kinh nghiệm và giải quyết các công việc có
liên quan đến bảo hiểm.
7. PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI - ĐẦU TƯ (03 NGƯỜI)

Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực quan hệ, giao
dịch với các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho việc
nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, phát triển sản xuất kinh
doanh. Giúp tổng giám đốc xây dựng các phương án đầu tư phát triển sản xuất của
công ty.
Báo cáo thực tập chuyên đề Phạm Thị Thu H KT 35 - HPà
5

×