Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn - Bài văn mẫu lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.36 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa</b>
<b>tâm hồn</b>


<b>Hướng dẫn</b>


Tiền bạc có một sức mạnh ghê gớm vô cùng. Các triệu phú, tỉ phú hiện nay, tên
tuổi, danh giá gắn liền với tài sản nhiều triệu đô. Lại có nhiều kẻ: “lên voi
xuống chó” vì tiền bạc! Đồng tiền có hai mặt: mặt phải và mặt trái. Nói về mặt
trái của nó, nhiều người trong chúng ta thường nhắc đến câu nói sau đây: “Sự
ham muốn vơ độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn”.


Sự ham muốn vô độ về tiền bạc là lịng tham vơ đáy của những kẻ hám vàng
như vua Mi-đát, lúc sống muốn được ngồi trên đống vàng, như anh nhà giàu
nọ, lúc chết muốn được chôn ở núi vàng,… mà truyện cổ đã châm biếm. Tiền
bạc thì ai cũng thích, muốn có nhiều, nhưng khi sự ham muốn vơ độ về tiền bạc
chính là lúc con người bị tha hóa đến cùng cực, tâm hồn bị sa đọa. Sa đọa nghĩa
là tồi tệ về lối sống, về tinh thần. Người ta thường nói: ăn chơi sa đọa, lối sống
sa đọa, tâm hồn sa đọa,… để biểu thị thái độ khinh bỉ, chê trách.


Tiền bạc là tài sản, là thước đo giá trị, phân biệt rõ kẻ nghèo hèn với người giàu
sang phú quý. Trong xã hội có kẻ nghèo rớt mồng tơi, nhưng lại có người giàu
nứt đố đổ vách, tiền bạc đầy két đầy rương. Tiền bạc rất quý, ai cũng cần. Tiền
bạc để chi tiêu hàng ngày, hàng tháng. Tiền bạc để mua sắm nhà lầu ô tô. Thiếu
nữ mua đôi giày mốt, mua bộ váy lụa hồng, mua mỹ phẩm, cũng phải có tiền
bạc căng ví. Có tiền mới đi du học, để đóng học phí, để mua bộ đồng phục,
mua mũ mới, cặp sách mới vào đầu năm học. Cụ giáo về hưu mong đến ngày
lĩnh lương để mua chén thuốc. Muốn ăn quà cũng phải có tiền, v.v…


Đúng, tiền bạc là huyết mạch của cuộc sống con người. Vì thế, ai cũng lo kiếm
được tiền bạc để trang trải cuộc sống. Nhưng đồng tiền phải do sức lao động,
do mồ hôi nước mắt, do tài năng mà có được thì mới đáng quý, đáng tự hào.


Những tỉ phú, những doanh nhân trẻ thành đạt được xã hội tơn vinh vì họ rất
giàu sang, nộp thuế nhiều, hảo tâm đóng góp các quỹ tình thương… cho ta thấy
rõ giá trị mặt phải của đồng tiền. Đó là đồng tiền của lao động, của tài năng,
của lương tâm.


Đồng tiền lại có mặt trái; đó là thứ tiền bạc trong tay của những kẻ lưu manh,
bất lương. Buôn thuốc phiện, hê-rô-in để đầu độc tuổi trẻ, buôn quan bán chức,
tham nhũng, hối lộ, bác sĩ lang băm làm tiền con bệnh,… Thử hỏi tiền bạc, tài
sản của lũ ấy có đáng “vênh vang” khơng? Đó là thứ tiền bạc tanh bẩn, là thứ
tài sản bất minh, bất lương, phi nghĩa.


Tại sao, sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dần con người đến chốn sa đọa về
tâm hồn? Sống ở đời, mọi sự ham muốn vô độ đều làm hủy hoại nhân cách,
phẩm giá con người. Nghiện cờ bạc, rượu chè, nha phiến, hám danh hám lợi,
mê đắm gái đẹp,… đều dẫn đến đồi bại, ô nhục. Ham muốn vô độ về tiền bạc
tất sẽ sa đọa tâm hồn. “Hoàng kim hắc nhân tâm”; “Máu tham hễ thấy hơi đồng
thì mê”; “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”; “Trong tay sẵn có đồng tiền, Dầu lịng
đổi trắng thay đen khó gì!”,… Những câu cổ ngữ, câu tục ngữ, câu thơ ấy chắc
nhiều người trong chúng ta vẫn nhớ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cướp của dân, có hàng trăm triệu đơ gửi Ngân hàng Thụy Sĩ,… nhưng lại lên
mặt đạo đức giả, lúc nào cũng bẻm mép nói về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư”. Sự sa đọa tâm hồn thật ghê tởm! Vênh vang tự đắc, không biết tự
xấu hổ, cứ bám chặt lấy “ghê”, không chịu từ chức!


Những kẻ ham muốn, ham hố vô độ về tiền bạc ấy đã được đọc bài thơ “Đưa
ông phủ” của Tú Xương chưa nhỉ? Xin chép bài thơ ra đây để “các ông phủ
thời hiện đại” đọc cho vui, đọc cho biết sự đời:


<i>“Tri phủ Xuân Trường được mấy niên,</i>


<i>Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.</i>
<i>Chữ tra, chữ cứu khơng phê đến,</i>
<i>Ơng chỉ quen phê một chữ tiền!”</i>


Ý kiến trên đây đã giúp mỗi chúng ta tỉnh táo nhận thức về giá trị đồng tiền;
biết sống chân chính làm ra tiền và sử dụng đồng tiền do cơng sức mồ hơi của
<i>mình làm ra một cách hợp lý. Và cũng cần biết thêm; “Tiền bạc là người đầy</i>
<i>tớ trung thành và là người chủ xấu".</i>


Những năm ba mươi của thế kỉ 20, thi sĩ Tản Đà đã chua chát thốt lên:
<i>“Văn minh Đông Á trời thu sạch,</i>


<i>Nay lúc cương thường đảo ngược rồi”</i>


Nước ta đã và đang trên đà đổi mới, có nhiều thành tựu tốt đẹp. Nhưng có biết
bao vụ trọng án cướp của giết người rùng rợn xảy ra. Việc chống tham nhũng
đã 8 năm (tính đến năm 2012), nhưng lịng dân vẫn ngổn ngang! Tại sao và tại
sao?


</div>

<!--links-->

×