Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ LONG VIGLACERA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.47 KB, 9 trang )

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ
LONG VIGLACERA
3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN HẠ LONG- VIGLACERA
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Hạ Long- Viglacera, được sự giúp đỡ
của cán bộ nhân viên Phòng Tài chính kế toán, cùng với sự hướng dẫn tận tình của
tiến sĩ Trần Thị Nam Thanh và sự nỗ lực của bản thân với kiến thức thu được trong
thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em xin đưa
ra một số nhận xét như sau:
* Những ưu điểm cơ bản:
Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức gọn, nhẹ nhằm đảm bảo
tính hiệu quả trong công việc, đội ngũ nhân viên kế toán trẻ, nhiệt tình được bố trí
phù hợp nên đã phát huy được tính năng động, sáng tạo trong công việc. Mô hình
kế toán tập chung không những phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công
ty mà còn góp phần đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo với hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Thứ hai: Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung là
phù hợp với đặc điểm của công ty (công việc nhiều), quy trình luân chuyển chứng
từ và kiểm soát nội bộ tương đối chặt chẽ. Đặc biệt ứng dụng máy vi tính vào công
việc nên đã giúp kế toán tiết kiệm được thời gian, nhân lực mà vẫn đảm bảo cung
cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, chính xác.
Thứ ba: Hệ thống sổ kế toán mà công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ theo quy
định của chế độ kế toán hiện hành và đảm bảo phù hợp với hoạt động sản xuất của
công ty.
Thứ tư: Việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc
điểm sản xuất của công ty, sản xuất theo kiểu liên tục, khép kín với các nghiệp vụ
phát sinh nhiều, thường xuyên, đảm bảo phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
Thứ năm: Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp tham gia


sản xuất tại công ty tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, đảm bảo
quyền lợi cho người lao động. Đồng thời gắn trách nhiệm của người lao động với
kết quả sản xuất của họ, mặt khác góp phần thuận lợi cho công tác dự toán chi phí
sản xuất.
* Những điểm còn tồn tại:
Thứ nhất: Chi phí về tiền điện của công ty hiện nay là tương đối lớn do một
số bất cập sau: Công ty sử dụng duy nhất một công tơ điện cho toàn Nhà máy và
công ty đã tính toàn bộ chi phí tiền điện của toàn Nhà máy đó vào chi phí sản xuất
chung, điều này đẩy giá thành tăng cao và mặt khác đã không xây dựng được ý
thức tiết kiệm điện trong cán bộ công nhân viên công ty. Bên cạnh đó việc phản
ánh toàn bộ tiền điện trong công ty vào chi phí sản xuất đã phản ánh sai lệch bản
chất của chi phí sản xuất kinh doanh vì mỗi Nhà máy ngoài phân xưởng sản xuất
còn có phòng bán hàng và Ban giám đốc.
Thứ hai: Chi phí tài sản cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí
sản xuất. Hiện nay công ty có 4 dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục nên hàng
năm công ty phải tiến hành sửa chữa lớn các bộ phận máy móc đó. Do đặc điểm
của dây chuyền khá hiện đại được nhập từ Châu Âu nên khoản chi phí cho mỗi lần
sửa chữa là khá lớn nhưng không phải tháng nào cũng phát sinh. Công ty đã không
tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn nên chi phí phát sinh tháng nào tập hợp
vào chi phí sản xuất chung tháng đó làm giá thành trong tháng đó bị đột biến tăng.
Đây là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giá thành của công ty biến động bất thường
và thiếu chính xác. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba: Hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành mở các phiếu tính giá thành công
việc cho từng sản phẩm mà chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản
xuất của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng rồi sau đó dùng phương pháp toán
để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại gạch, ngói. Việc tính toán
này sẽ thiếu chính xác vì sản phẩm của công ty có rất nhiều loại, không chỉ khác
nhau về kích thước mà còn khác nhau về màu sắc, chất lượng nguyên vật liệu. . .
Thứ tư: Do việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí của công ty là từng nhóm
loại sản phẩm cho từng Nhà máy nên hệ thống sổ sách kế toán trong tập hợp chi

phí còn rườm rà và việc tập hợp chi phí của từng Nhà máy đều do nhân viên phong
kế toán trên Công ty đảm trách từ đầu đến cuối đã làm tăng khối lượng công việc
của nhân viên kế toán lên rất nhiều.
Thứ năm: Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao đều theo theo thời
gian (khấu hao đường thẳng) là phương pháp cố định mức khấu hao theo thời gian
nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng
sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm,
không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học
kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị tài sản cố định
mới. Ngoài ra, việc khấu hao như vậy sẽ không phù hợp với quy định mới của Bộ
Tài chính, không thể hiện được mức độ tăng giảm khấu hao TSCĐ trong tháng.
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG
TY CỔ PHẦN HẠ LONG- VIGLACERA
Thứ nhất : Để tính đúng chi phí tiền điện cho chi phí sản xuất, công ty có thể
sử dụng một trong hai cách sau:
- Cách thứ nhất: Công ty nên sử dụng tiêu thức thích hợp để phân bổ chi phí
tiền điện cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
- Cách thứ hai: Lắp riêng công tơ điện cho phân xưởng sản xuất, chi phí bỏ ra
không đáng kể nhưng hiệu quả lại rất lớn, nó không chỉ đảm bảo tính chính xác mà
còn khuyến khích tiết kiệm điện. Theo cách này, đến cuối tháng kế toán chỉ cần
căn cứ vào số KW điện tiêu hao và đơn giá 1KW điện là có thể xác định chính xác
chi phí động lực trong giá thành sản xuất.
Thứ hai : Công ty nên tiến hành tổ chức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ,
như vậy giá thành sản phẩm giữa các kỳ mới có sự ổn định. Như vậy, theo chế độ
mới ban hành thì công ty cần mở thêm tài khoản 335 “ Chi phí phải trả” để trích
trước chi phí sửa chữa lớn vì hiện nay công ty không sử dụng tài khoản này do kế
toán công ty không tiến hành trích trước bất kỳ một khoản chi phí nào. Số tiền trích
trước được tính toán như sau: hàng năm vào thời điểm cuối niên độ căn cứ vào kế

hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho năm tới, kế toán tiến hành phân
bổ khoản trích trước cho các tháng theo sản lượng kế hoạch
Số tiền trích trước chi
phí sửa chữa lớn
TSCĐ tháng i
=
Tổng chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ trong năm
x
Sản lượng kế
hoạch tháng i
Tổng sản lượng sản
phẩm kế hoạch năm

Cuối tháng, chi phí trích trước được kế toán tiến hành lên sổ Nhật ký chung và
Sổ Cái các tài khoản có liên quan:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi:
- Tập hợp các khoản sửa chữa lớn TSCĐ vào TK 241 “ Xây dựng cơ bản dở
dang”, chi tiết TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ:
Nợ TK 241 (2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 152- Nguyên vật liệu
Có TK 111, 112, 331, 153. . .
- Khi công trình sửa chữa hoàn thành bàn giao theo thực tế, kế toán tiến hành
tính vào chi phí phải trả số chi phí sửa chữa theo kế hoạch, nếu chi phí sửa chữa
phát sinh lớn hơn số đã trích trước thì số phát sinh đó được tính trực tiếp vào các

khoản chi phí kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 335 – Số đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 627, 641, 642- Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số trích trước
Có TK 241 (2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ
- Nếu chi phí phát sinh thực tế nhỏ hơn số trích trước, kế toán sẽ tiến hành ghi
giảm chi phí kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 335- Chi phí phải trả
Có TK 627, 641, 642- Chi phí kinh doanh
Thứ ba: Việc công ty chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho toàn bộ
sản phẩm sản xuất được trong tháng là thiếu chính xác trong việc tính giá thành
của các sản phẩm sản xuất được. Do vậy công ty nên xác định đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng loại sản phẩm. Toàn bộ chi phí sản
xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng loại sản phẩm thì mới phản ánh chính
xác số chi phí sản xuất trong kỳ tiêu hao vào từng loại sản phẩm sản xuất. Cụ thể:
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
trong kỳ liên quan trực tiếp đến loại sản phẩm nào thì hạch toán trực tiếp cho sản
phẩm đó theo các chứng từ gốc hay các bảng phân bổ chi phí.
Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng sản
phẩm theo từng tiêu chuẩn phù hợp mà doanh nghiệp đã quy định như giờ công sản
xuất, nhân công trực tiếp. . .
Về giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau nên tổng giá thành
của sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ là phù hợp.

×