Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.61 KB, 13 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THĂNG LONG
3.1 Đánh giá thực trạng kế toán TSCĐHH ở công ty cổ phần nhựa Thăng
Long
3.1.1 Những ưu điểm trong kế toán TSCĐHH ở công ty CP nhựa Thăng Long
 Thứ nhất: Hệ thống sổ kế toán
Tại công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức sổ
kế toán thích hợp cho việc áp dụng kế toán máy. Trong hình thức chứng từ ghi
sổ thì hệ thống sổ đơn giản, nhược điểm của hình thức này trong kế toán thủ
công là cho nhiều phần hành kế toán khác nhau. Điều này đã được khắc phục
trong kế toán máy với nhiều máy tính được nối mạng với nhau. Do vậy các
phần hành kế toán khác nhau có thể ghi chứng từ ghi sổ cùng lúc
 TSCĐHH ở công ty được phân loại đầy đủ, theo ba cách
• Phân loại theo kết cấu: cho biết kết cấu, tỉ trọng từng nhóm TSCĐ ,
từ đó có phương hướng đầu tư đúng đắn, phù hợp với yêu cầu sản
xuất. Đồng thời việc phân loại theo kết cấu tạo điều kiện thuận lợi
để tăng cường quản lý và tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐHH theo
từng loại , từng nhóm TSCĐHH và có phương pháp khấu hao cho
phù hợp từng loại, từng nhóm TSCĐHH.
• Phân loại theo nguồn hình thành: có tác dụng đánh giá công ty có
được tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của mình hay không.
• Phân loại theo mục đích sử dụng: giúp cho công ty biết được các
tài sản thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh và những TSCĐHH
ngoài sản xuất kinh doanh , những TSCĐHH nào không cần dùng,
chưa cần dùng, chờ thanh lý. Từ đó có thể xem xét hiệu quả hoạt
động của từng loại , đồng thời có thể tính toán , khai thác, sử dụng
và trích lập, phân bổ khấu hao hợp lý.
 Hệ thống chứng từ kế toán
Ngoài các chứng từ bắt buộc theo quy định của nhà nước, công ty còn
thiết lập thêm một hệ thống chứng từ, các tài liệu kỹ thuật liên quan dựa trên các
tiêu chí quy định trong việc đầu tư, mua sắm, thanh lý TSCĐHH đảm bảo cho việc


đầu tư hoặc thanh lý được rõ ràng, đúng trình tự, đúng quy định như: tờ trình của
bộ phận cần mua TSCĐ trong đó nêu rõ đặc trưng kỹ thuật của sản phẩm, các hợp
đồng kinh tế về việc mua TSCĐ …
 Việc quản lý, bảo quản
Tại công ty việc quản lý và bảo quản TSCĐ được thực hiện tương đối tốt.
Hàng tháng đều tiến hành kiểm kê TSCĐ đảm bảo phát hiện kịp thời những TSCĐ
thừa, thiếu để có biện pháp xử lý. Ban lãnh đạo công ty cũng luôn có sự chỉ đạo
nhắc nhở nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng TSCĐ nhằm hạn
chế tối đa những hao mòn hữu hình.
 Về công tác sửa chữa TSCĐ
Hàng năm kế hoạch sửa chữa TSCĐ đều được đơn vị sử dụng và phòng
bảo quản TSCĐ lập từ đầu năm. Do vậy luôn đảm bảo các TSCĐ được hoạt động
ở tình trạng tốt nhất mà không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.1.2 Một số nhược điểm trong kế toán TSCĐHH ở công ty CP nhựa Thăng Long
 Về việc lập sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng
Tại công ty không lập sổ tài sản theo bộ phận sử dụng để theo dõi TSCĐ
ở bộ phận sử dụng. Điều này gây khó khăn cho những người có trách nhiệm ở bộ
phận có TSCĐ đó trong việc sử dụng, bảo quản và quản lý TSCĐ. Hơn nữa cũng
gây khó khăn cho việc quy trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. Việc không gắn trách
nhiệm cụ thể cho một bộ phận, người sử dụng sẽ dễ dẫn đến thiếu tinh thần trách
nhiệm trong việc sử dụng bảo quản tài sản đó
 Về cách tính khấu hao
Cuối tháng, kế toán công ty tiến hành phân bổ một cách chi tiết khấu
hao cho từng bộ phận, từng hoạt động. Việc thực hiện phân bổ này được thực hiện
ra nháp sau đó sẽ được định khỏan vào máy thông qua các chứng từ phải trả khác,
do vậy rất dễ bị nhầm lẫn.
Hiện nay công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp này không thể thu hồi vốn một cách nhanh chóng để tái đầu tư
TSCĐ mới. Trong khi ngành nhựa luôn đòi hỏi mẫu mã, kiểu dáng phải luôn thay
đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao và cường độ cạnh tranh ngày

càng khốc liệt.
 Về sửa chữa TSCĐ
Việc tiến hành sửa chữa lớn ở công ty không thực hiện trích trước chi
phí sửa chữa lớn TSCĐ nên chi phí sửa chữa lớn thường được đưa vào tài khoản
142. Nếu công ty thực hiện trích trước thì sẽ chủ động hơn rất nhiều
 Về quản lý và sử dụng TSCĐ
Hiện nay mặc dù việc quản lý và sử dụng TSCĐ có những thành tích
nhất định song việc quản lý TSCĐ ở công ty dựa trên các thông tin nguyên thủy
của kế toán chứ không áp dụng hình thức phân tích bằng việc áp dụng hình thức
phân tích bằng chỉ tiêu tài chính. Điều này khiến hoạt động quản lý TSCĐ của
công ty không mang tính bài bản, hiệu quả hiển nhiên không cao bằng việc áp
dụng các chỉ tiêu tài chính như một công cụ đắc lực cho quản lý.
 Về hệ thống chứng từ kế toán
Khi thanh lý TSCĐ công ty không sử dụng biên bản thanh lý TSCĐ.
Để tiến hành thanh lý một TSCĐ có thể mất một thời gian khá lâu từ việc lập hội
đồng thanh lý, đánh giá tình trạng hoạt động của TSCĐ , đánh giá lại TSCĐ, xác
định giá bán, tìm đối tác mua.... nhưng ở công ty hiện nay không sử dụng một loại
chứng từ nào để có thể theo dõi suốt quá trình thanh lý TSCĐ. Các thông tin về
TSCĐ được thanh lý như nguyên giá, giá trị còn lại... hoạt động của ban thanh lý
như quyết định thành lập ban thanh lý, kết luận của ban thanh lý đều được lập một
cách riêng rẽ, do vậy gây khó khăn cho việc quản lý chứng từ và theo dõi việc
thanh lý TSCĐ .
Khi giao TSCĐ cho một bộ phận nào đó công ty sử dụng phiếu nhập
kho hàng hóa, công cụ, dụng cụ mà không sử dụng “Biên bản giao nhận TSCĐ”.
Phiếu nhập kho sử dụng chung cho cả nhập kho các loại hàng hóa, công cụ dụng cụ
do vậy không thể hiện được đầy đủ các tiêu chí về TSCĐ như công suất, nước sản
xuất, các chi phí tạo nên nguyên giá TSCĐ, các dụng cụ, phụ tùng kèm theo... Do
vậy việc sử dụng phiếu nhập kho hàng hóa, công cụ dụng cụ thay cho Biên bản
giao nhận TSCĐ gây khó khăn cho người sử dụng như sự cố thiếu dụng cụ, phụ
tùng, công suất giảm so với thiết kế...

 Về đối tượng ghi TSCĐ
Đối tượng ghi TSCĐ ở công ty đôi lúc thực hiện chưa hợp lý. Có
những TSCĐ là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để cùng
thực hiện một chức năng nhưng lại được ghi thành nhiều TSCĐ khác nhau. Ví dụ
như TSCĐ là ô tô thì trước bạ xe lại được theo dõi như một TSCĐ riêng rẽ. Điều
này gây ra những khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý TSCĐ như việc đánh
giá lại TSCĐ, hoặc khi tiến hành thanh lý TSCĐ thì ta phải theo dõi việc thanh lý
này như thanh lý đồng thời hai tài sản cùng một lúc.
 Quản trị người dùng
Tại công ty, kế toán ở các phần hành kế toán khác nhau có thể truy cập
để vào xem số liệu, các sổ sách báo cáo và thực hiện các thao tác trên phần hành kế
toán khác. Do vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng lộ các thông tin kế toán và có thể gây
các sai sót cho phần hành kế toán khác
3.2 Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu
hình tại công ty cổ phần nhựa Thăng Long
3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty
cổ phần nhựa Thăng Long
Như chúng ta đã biết, TSCĐ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất xã hội. Như Mác đã nói:” Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật, là
điều kiện quan trọng để tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế
quốc dân”. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường ngày nay,
các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cho mình những bước đi vững chắc hơn. Khi
khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc đổi mới tài sản cố định ngày càng
đóng vai trò quan trọng hơn bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng năng suất
lao động, hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tài sản cố định là một yếu tố quan
trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Từ đó chúng ta
thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định nói chung cũng như
công tác kế toán TSCĐ hữu hình nói riêng trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố
định để góp phần phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu
tư để mở rộng sản xuất, đổi mới tài sản cố định

3.2.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần
nhựa Thăng Long
Xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý và chức năng kế
toán trong công tác kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với công tác quản lý vĩ mô của nhà nước và vi mô của doanh
nghiệp. Kế toán là công cụ đắc lực cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh

×