Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Ký nháy là gì? Trách nhiệm của những người ký nháy như thế nào? - Ký nháy là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.35 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ký nháy là gì?</b>


Chữ ký nháy là chữ ký ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, có một số chữ ký
nháy nằm ở cuối cùng của văn bản và cuối mỗi trang văn bản. Đối với các văn bản
hành chính, chữ ký nháy cịn nằm ở bên cạnh chữ “Nơi nhận” thuộc phần ghi tên đơn
vị nhận văn bản.


Ký nháy hay còn được gọi là ký tắt, người ký nháy không ký đầy đủ chữ ký của mình
như chữ ký thơng thường nhưng chỉ ký vắn tắt chữ ký tại một số vị trí yêu cầu ký
nháy.


Chữ ký nháy đối với văn bản hành chính xác nhận người nào có trách nhiệm rà sốt,
soạn thảo nên văn bản đó. Chứ ký nháy đối với các bản Hợp đồng, bản thỏa thuận có
vai trị ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên thương lượng trước khi ký chính thức tại
cuối văn bản.


<b>Có những loại ký nháy nào?</b>


Chữ ký nháy có thể được chia thành ba loại như sau theo tính chất cũng như vai trị
của chữ ký nháy:


Loại thứ nhất: Chữ ký nháy nằm phía dưới từng trang văn bản.


Chữ ký nháy này xác nhận tính liền mạch của văn bản, người ký nháy ký tại tất cả các
văn bản do mình soạn thảo hoặc do mình được kiểm tra, rà sốt nội dung. Chữ ký
nháy dưới từng trang có cơng dụng tương tự như việc đóng dấu giáp lai. Việc ký nháy
vào từng trang của văn bản đối với những có nhiều trang thể hiện tính liền mạch của
văn bản. Người soạn thảo hoặc người rà sốt có thể tránh việc bị đối tượng xấu đánh
tráo, thêm hoặc bớt một số nội dung trong các trang của văn bản.


Loại thứ hai: Chữ ký nháy tại dòng cuối cùng của văn bản.



Chữ ký nháy nằm cuối cùng nội dung của văn bản do người soạn thảo văn bản ký
nháy. Người soạn thảo văn bản phải chịu trách nhiệm với nội dung soạn thảo. Khi
người có thẩm quyền ký chính thức tại văn bản, dựa vào chữ ký nháy của người soạn
thảo văn bản có thể nhận biết được ai là người đã soạn thảo văn bản đó, trên cơ sở đó
có thể quy trách nhiệm trong trường hợp có sai sót xảy ra.


Loại thứ ba: chữ ký nháy tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc tại nơi nhận:
Chữ ký nháy ở phần chức danh người có thẩm quyền là chữ ký của người có trách
nhiệm kiểm tra văn bản, sốt lỗi chính tả hoặc kiểm tra lại nội dung trước khi trình lên
người có thẩm quyền ký chính thức.


<b>Một số ví dụ về các văn bản cần có chữ ký nháy</b>


Với bất cứ văn bản hành chính nào được soạn thảo bởi các cơ quan hành chính nhà
nước đều phải có chữ ký nháy, kể cả các văn bản quy phạm pháp luật hoặc những văn
bản lưu hành nội bộ của một cơ quan, tổ chức cũng bắt buộc phải có chữ ký nháy.
Ví dụ: Cơng văn, Quyết định, Các văn bản luật, Thơng báo,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cũng có một số văn bản mà người soạn thảo văn bản cũng như những người cùng
tham gia ký văn bản cần có chữ ký nháy tại cuối mỗi trang của văn bản.


Ví dụ: Hợp đồng có nhiều trang, Các văn bản cơng văn, thơng báo của doanh nghiệp
có nhiều trang và người soạn thảo văn bản khơng phải là người có thẩm quyền ký văn
bản đó.


<b>Ký chính thức là gì?</b>


Chữ ký chính thức là chữ ký có giá trị xác nhận nội dung của tồn bộ văn bản, chữ ký
chính thức do người có thẩm quyền ban hành văn bản ký. Chữ ký chính thức được ký


ở bên dưới dòng ghi chức danh của người ký. Chữ ký chính thức có thể được đóng
dấu hoặc có một số trường hợp thì khơng nhất nhiết phải đóng dấu theo quy định của
từng cơ quan ban hành văn bản đó.


Chữ ký chính thức được ghi cụ thể họ và tên người ký, nếu có đóng dấu thì được đóng
dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.


<b>Trách nhiệm của người ký nháy đối với văn bản hành chính là gì?</b>


Chữ ký nháy vào văn bản là cách xác định chủ thể của chữ ký đó đã đọc và xác nhận
nội dung của văn bản hoặc biên bản đó, tránh hiện tượng chỉnh sửa hay thay đổi nội
dung.


Hiện nay, chữ ký nháy chưa được quy định chính thống về thể thức cũng như hiệu lực
tại một văn bản pháp luật. Chính vì vậy, chữ ký nháy có giá trị xác nhận cá nhân, cán
bộ nào soạn thảo và rà sốt văn bản hành chính đó, hoặc xác nhận người đọc văn bản
đã đọc hết toàn bộ nội dung văn bản tại trang mình ký nháy.


Người ký nháy không phải chịu trách nhiệm trong các nội dung văn bản do mình ký
nháy, mà chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp đó là người có chữ ký chính thức tại văn
bản.


Tuy nhiên, nếu cá nhân cán bộ rà soát và soạn thảo văn bản không đúng quy định gây
thiệt hại, có thể bị áp dụng những hình thức kỷ luật, khiển trách do nội bộ cơ quan đó
áp dụng.


</div>

<!--links-->

×