Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên lâm đồng sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------***----------

NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN
LÂM ĐỒNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành : 603.406

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI NGUYÊN HÙNG
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. LÊ NGUYỄN HẬU
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ngày 07 tháng 8 năm 2012
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. PHẠM NGỌC THÚY
2. Thư ký: TS. NGUYỄN THANH HÙNG
3. Ủy viên PB1: PGS.TS. LÊ NGUYỄN HẬU
4. Ủy viên PB2: TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày 07 tháng 8 năm 2012

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 16/10/1980

Nơi sinh: Lâm Đồng


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 10800900

Khoá (Năm trúng tuyển): 2010
1- TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN LÂM ĐỒNG SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: Luận văn này thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đó đến quyết định trở về Lâm Đồng làm việc của sinh viên tốt nghiệp.
- So sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu tương tự của Trần Văn
Mẫn (tỉnh Quảng Ngãi - 2006) để đánh giá các ưu, nhược điểm của hai mơ hình, rút
ra những kết luận và kinh nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp để Lâm Đồng nâng cao tính hấp dẫn, thu hút nguồn nhân
lực trí thức về phục vụ q hương trong cơng cuộc phát triển.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 03/02/2012
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 05/07/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. BÙI NGUYÊN HÙNG

Nội dung và đề cương Luận văn luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên: Nguyễn Đình Tuấn
Là học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh, khóa 2010 của Trường Đại học Bách
Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Đình Tuấn


iv

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ, cộng tác và động viên của rất
nhiều người, tôi xin chân thành ghi nhớ.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gởi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Quản Lý Cơng Nghiệp,
Phịng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, Trung tâm
Bồi dưỡng Tại chức Lâm Đồng đã đưa chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh
doanh đến Lâm Đồng để tơi có thể theo học và tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Lịng biết ơn sâu sắc của tôi xin trân trọng gởi đến Quý Thầy, Cơ giảng viên đã
tham gia giảng dạy khóa học, cung cấp và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu cho tôi cũng như các học viên khác tại Lâm Đồng.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cùng khóa và những anh, chị khóa

trước đã chia sẻ những kinh nghiệm, động viên, hỗ trợ và giới thiệu người thân là
những sinh viên, cựu sinh viên Lâm Đồng, giúp cho tôi rất nhiều trong việc điều tra
khảo sát và thu thập dữ liệu được nhanh chóng, hiệu quả.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, anh chị em hai bên gia đình và đặc biệt
là vợ và con gái u q đã tiếp sức cho tơi hồn thành luận văn này.
Vì luận văn được hồn thành trong thời gian ngắn, với vốn kiến thức hạn hẹp
của bản thân chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Kính mong q
thầy, cơ, các nhà khoa học, các bạn học viên và những người quan tâm đóng góp ý
kiến để tơi có thể làm tốt hơn trong những nghiên cứu về lĩnh vực này trong thời
gian sắp tới.


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu này với mục tiêu chính là khám phá các yếu tố ảnh hưởng
và lượng hóa mức độ tác động của chúng lên quyết định trở về quê làm việc của
sinh viên Lâm Đồng sau khi tốt nghiệp; so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả
nghiên cứu tương tự của Trần Văn Mẫn (tỉnh Quảng Ngãi - 2006) để đánh giá các
ưu, nhược điểm của hai mơ hình, rút ra những kết luận và kinh nghiệm; sau cùng là
đề xuất những giải pháp để Lâm Đồng nâng cao tính hấp dẫn, thu hút nguồn nhân
lực trí thức về phục vụ quê hương trong công cuộc phát triển.
Nghiên cứu đã xác định được 5 thành phần ảnh hưởng đến quyết định trở về
Lâm Đồng làm việc của sinh viên tốt nghiệp với 15 biến quan sát. Các thành phần
cụ thể là: (1) Tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè; (2) Cơ hội học hỏi và triển
vọng nghề nghiệp; (3) Người địa phương; (4) Chi phí sinh hoạt và nhà ở rẻ; và (4)
Mơi trường sống.
Trong bối cảnh hiện tại, mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định trở về của sinh viên Lâm Đồng làm việc sau khi tốt nghiệp bao gồm 5 thành
phần nêu trên. Tuy nhiên, sau khi kiểm định chỉ có 4 yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa

thống kê đến quyết định trở về, đó là: Người địa phương; Tình cảm quê hương, gia
đình, bạn bè; Môi trường sống; và Cơ hội học hỏi và triển vọng nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này được so sánh với kết quả nghiên cứu
về tỉnh Quảng Ngãi của Trần Văn Mẫn (2006). Có một số kết quả tương đồng về
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên tốt nghiệp (tình cảm quê hương,
con người địa phương); một yếu tố có ý nghĩa gần giống nhau nhưng được diễn đạt
lại, đó là “Điều kiện an sinh xã hội” diễn đạt lại thành “Mơi trường sống của địa
phương”. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu này cịn đưa thêm yếu tố mới đó là “Cơ hội
học hỏi và triển vọng nghề nghiệp” có tác động đến quyết định trở về của sinh viên
Lâm Đồng tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM.
Các kết quả nghiên cứu và so sánh trên được sử dụng trong việc đề xuất những
định hướng, giải pháp chính giúp Lâm Đồng thu hút được nguồn nhân lực có trình
độ về tỉnh làm việc và sinh sống.


vi

ABSTRACT
The main objective of this thesis, firstly, is to explore the factors and quantify
the level of their impact on Lam Dong students’ decision to return to their
hometown after graduation; to compare its results with similar findings by Tran Van
Man (Quang Ngai - 2006) in order to evaluate the advantages and disadvantages of
the two models, draw conclusions and experiences. Then, this thesis proposes
solutions for Lam Dong to enhance its attraction toward the intellectual workforce
to work for the homeland development.
The thesis has identified 5 components affecting on Lam Dong graduated
Students’ decision to return with fifteen observed variables. The specific
components are: (1) Emotions for homeland, family, friends; (2) Opportunities for
further learning and career prospects; (3) The local people; (4) The low expenditure
cost for living and housing (5) Local living environment.

The suggested estimation indicates that these above five components have the
effect on Students’ decision to return to work. However, after processing, testing
and amending, only four factors are significant to the decision of return. They are
the local people; Emotions for homeland, family, friends; Local living environment;
and Opportunities for further learning and career prospects.
Compared with the findings of Tran Van Man (for Quang Ngai province,
2006), the thesis has some similar results about the factors affecting Lam Dong
students’ choices after graduating such as emotions for homeland or local people.
One factor that has a minor change in expression is "Social conditions" described
into "Local living environment". In addition, this research also offers one new
element that has impact on the decision of the Lam Dong students’ return which is
“Opportunities for further learning and career prospects".
These above results are also used to propose the directions and solutions to
help Lam Dong attract qualified human resources coming back to live and work.


vii

Mục lục

Trang

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ___________________________________ ii
LỜI CAM ĐOAN __________________________________________________ iii
LỜI CẢM ƠN _____________________________________________________ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ______________________________________________v
ABSTRACT ______________________________________________________ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ___________________________________________ xi
DANH MỤC CÁC HÌNH __________________________________________ xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ______________________________________ xii

Chương 1 __________________________________________________________1
MỞ ĐẦU __________________________________________________________1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI __________________________________1
1.2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ____________2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu _________________________________________3
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu _______________________________3
1.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU __________________________________4
1.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ____________________________________5
1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO ______________________________________5
Chương 2 __________________________________________________________6
TỔNG QUAN NGUỒN NHÂN LỰC LÂM ĐỒNG _________________________6
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG _____________________________6
2.1.1 Lịch sử hình thành ___________________________________________6
2.1.2 Tổ chức hành chính __________________________________________7
2.1.3 Điều kiện tự nhiên ___________________________________________7
2.1.4 Con người __________________________________________________8
2.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
NHÂN LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG ____________________________________8
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2006-2010 _____________8
2.2.1.1 Về kinh tế _______________________________________________8
2.2.1.2 Về xã hội _______________________________________________9


viii

2.2.2 Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động ________________________________9
2.2.3 Đặc điểm phát triển nhân lực Lâm Đồng _________________________10
2.2.3.1 Xu hướng biến động dân cư trên địa bàn tỉnh __________________10
2.2.3.2 Lực lượng lao động tỉnh Lâm Đồng _________________________11
2.2.4 Hiện trạng sử dụng nhân lực Lâm Đồng _________________________11

2.2.4.1 Nhân lực Lâm Đồng chia theo cấp bậc đào tạo _________________11
2.2.4.2 Nhân lực Lâm Đồng chia theo khối ngành ____________________12
2.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2011-2020_________________________________________________________13
2.3.1 Dự báo cung - cầu và phương hướng phát triển nhân lực Lâm Đồng đến
năm 2020 ______________________________________________________14
2.3.1.1 Dự báo cung - cầu nhân lực ________________________________14
2.3.1.2 Phương hướng phát triển nhân lực Lâm Đồng đến năm 2020 ______15
2.3.2 Phân tích hiện trạng, xu hướng và nguy cơ thiếu nguồn nhân lực ______17
Chương 3 _________________________________________________________19
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ______________________19
3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT __________________________________________19
3.1.1 Lý thuyết về thu hút dân cư ___________________________________19
3.1.1.1 Tại sao thu hút dân cư là quan trọng _________________________19
3.1.1.2 Thu hút tài năng và cạnh tranh nguồn nhân lực chất xám _________21
3.1.1.3 Các nhóm dân cư cần thu hút được xác định như thế nào _________22
3.1.2 Các lý thuyết về quyết định lựa chọn nơi (địa phương), lựa chọn tổ chức
để làm việc _____________________________________________________27
3.1.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam __________________________________30
3.2 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU _____________________________31
3.2.1 Việc làm và thu nhập ________________________________________31
3.2.2 Thông tin và thủ tục hành chính ________________________________33
3.2.3 Chính sách ưu đãi và mơi trường làm việc________________________33
3.2.4 Vị trí địa lý và mơi trường sống của địa phương ___________________34
3.2.5 Tình cảm quê hương, gia đình và bạn bè _________________________35
3.2.6 Chi phí sinh hoạt, điều kiện giải trí, mua sắm, ẩm thực ______________35
3.2.7 Người địa phương___________________________________________36
3.2.8 Yếu tố nhân khẩu học ________________________________________36
3.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU______________________________________37



ix

Chương 4 _________________________________________________________38
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _____________________________________38
4.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU _____________________________________38
4.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ___________________________________________38
4.1.2 Nghiên cứu chính thức _______________________________________43
4.1.2.1 Tổng thể _________________________________________________43
4.1.2.2 Khung chọn mẫu __________________________________________44
4.1.2.3 Phương pháp chọn mẫu_____________________________________44
4.1.2.4 Kích thước mẫu ___________________________________________44
4.1.2.5 Triển khai lấy mẫu _________________________________________45
4.2 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT ___________________________________45
4.3 CÁC KẾT QUẢ THÔNG TIN VỀ MẪU __________________________46
Chương 5 _________________________________________________________48
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ___________________________________________48
5.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ __________________________________________48
5.1.1 Thang đo biến độc lập _______________________________________48
5.1.2 Thang đo biến phụ thuộc _____________________________________49
5.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO ________________________________49
5.2.1 Đánh giá độ tin cậy các thang đo biến độc lập bằng Cronbach’s alpha __50
5.2.2 Đánh giá độ tin cậy các thang đo biến phụ thuộc bằng Cronbach’s alpha 54
5.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA)__________________________________55
5.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập _________________________________55
5.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc _______________________________58
5.4 ĐIỀU CHỈNH MƠ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT _________________59
5.5 KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH ĐIỀU CHỈNH___________________________62
5.5.1 Kiểm định tương quan Pearson ________________________________62
5.5.2 Phân tích hồi quy ___________________________________________63

5.6 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT CỦA MƠ HÌNH ĐIỀU CHỈNH ____67
5.7 PHÂN TÍCH ANOVA _________________________________________69
5.7.1 Phân tích ANOVA theo giới tính _______________________________70
5.7.2 Phân tích ANOVA theo Khu vực sinh sống ______________________72
5.7.3 Phân tích ANOVA theo Kết quả học tập _________________________74


x

5.8 SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI NGHIÊN CỨU VỀ TỈNH
QUẢNG NGÃI __________________________________________________75
5.9 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP _________77
5.9.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu __________________________77
5.9.2 Kiến nghị giải pháp _________________________________________78
5.9.2.1 Xã hội hóa giáo dục để nâng cao trình độ người địa phương ______78
5.9.2.2 Thu hút nhân lực nhờ mối tình cảm thắm thiết của SVTN gia đình,
người thân ___________________________________________________79
5.9.2.3 Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nâng cao và Cải thiện môi trường
sống ________________________________________________________79
Chương 6 _________________________________________________________81
KẾT LUẬN _______________________________________________________81
6.1 TĨM TẮT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH _____________________________81
6.2 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ______________82
6.2.1 Hạn chế ___________________________________________________82
6.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ___________________________________83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________________85
PHẦN PHỤ LỤC __________________________________________________89


xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
2.1 Trình độ nhân lực Lâm Đồng giai đoạn 2002 - 2010

Trang
12

2.2 Dự báo nguồn cung lao động giai đoạn 2011 - 2020

14

2.3 Dự báo lao động đang làm việc trong ngành kinh tế GĐ 2011 - 2020

15

4.1 Bảng mã hóa và diễn đạt thang đo

41

4.2 Bảng mô tả thông tin về mẫu

46

5.1a Cronbach’s alpha các thành phần thang đo

50

5.1b Cronbach’s alpha các thành phần thang đo sau khi loại biến


53

5.2 Cronbach’s alpha thang đo biến phụ thuộc

54

5.3 Kiểm định KMO và Bartlett’s

55

5.4 Kết quả phân tích nhân tố

56

5.5 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc

58

5.6 Diễn đạt và mã hóa lại thang đo biến độc lập

59

5.7 Diễn đạt và mã hóa thang đo biến phụ thuộc

60

5.8 Ma trận tương quan giữa các biến

62


5.9 Kết quả phân tích hồi quy

64

5.10 Kết quả phân tích ANOVA theo Giới tính

70

5.11 Kết quả phân tích ANOVA theo Khu vực sinh sống

72

5.12 Kết quả phân tích ANOVA theo Kết quả học tập

74

5.13 So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu về tỉnh Quảng Ngãi

75


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

1.1 Quy trình nghiên cứu đề nghị


5

2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

6

3.1 Mơ hình nghiên cứu đề nghị

37

5.1 Mơ hình nghiên cứu đã điều chỉnh

61

5.2 Biểu đồ phân phối phần dư chuẩn hóa

66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

ĐH,CĐ

Đại học, Cao đẳng

SVTN

Sinh viên tốt nghiệp


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


1

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều địa phương ở Việt Nam thực hiện
nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá sức hấp dẫn của mình về mặt du lịch, đầu tư phát
triển... Tuy nhiên, các địa phương có sức hấp dẫn như thế nào đối với các sinh viên
tốt nghiệp là đề tài được quan tâm nhưng ít được nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề
tài này là khám phá các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá mức độ tác động của chúng lên
ý định trở về quê làm việc của sinh viên Lâm Đồng sau khi tốt nghiệp đại học, cao
đẳng. Từ đó đề nghị một số giải pháp, định hướng chính cho việc thu hút nguồn
nhân lực có trình độ này về làm việc tại Lâm Đồng.
Từ khi bác sĩ A. Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang (1893) đến nay,
trải qua hơn một thế kỷ, Lâm Đồng khơng chỉ được biết đến vì có thành phố hoa Đà
Lạt nổi tiếng mà lịch sử, văn hóa và con người của vùng đất Nam Tây Nguyên cũng
đã đi vào văn học, thơ ca…
Lâm Đồng được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế với
mức tăng trưởng GDP hàng năm trên 14% (Báo cáo đánh giá tình hình thức hiện kế
hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2006-2010 và dự kiến kế hoạch phát triển
giai đoạn 2011-2015, 2010) cùng với hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo được mở
rộng (hai trường đại học đa ngành, ba trường cao đẳng, hai trường trung cấp và
hàng chục cơ sở đào tạo nghề), những năm gần đây nhiều học sinh, sinh viên Lâm

Đồng đã tham gia và đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia và quốc tế.
Có một thực tế là Lâm Đồng hiện đang rất thiếu nguồn nhân lực để phát triển.
Theo dự báo đến năm 2015, Lâm Đồng cần có hơn 710 nghìn lao động tham gia
trong các ngành kinh tế, trong đó lĩnh vực nơng, lâm, thủy sản cần 387.512 lao
động, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cần 115.500 lao động và 207.259 lao động
là số lượng cần có trong lĩnh vực dịch vụ (Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2011-2020, 2010). Thế nhưng đa số sinh viên Lâm Đồng tốt nghiệp


2

tại các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM không trở về quê nhà mà ở lại làm
việc, mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau, thậm chí làm việc khơng đúng chuyên
môn, nhưng họ vẫn cố gắng bám trụ. Cũng đã có một số người thành cơng và có
cuộc sống tốt.
Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu, khảo sát cụ thể nào đề cập đến số
lượng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khơng quay về Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh,
thành khác nói chung. Thậm chí trong các cuộc khảo sát, hội thảo, hội nghị được
Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội Khoa học Phát triển nhân lực, nhân tài tỉnh, Sở Khoa học
- Công nghệ… tổ chức từ năm 2010 đến nay, liên quan đến việc hoạch định nguồn
nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, cũng không đề cập đến việc thu hút lực lượng
lao động là sinh viên tỉnh nhà tốt nghiệp tại TP.HCM. Đây là một thiếu sót đáng
tiếc. Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh hiện tại cũng là thực hiện một
bước khởi đầu cho các nghiên cứu về lĩnh vực
Cũng chính từ thực tiễn này, tác giả thấy rất cần thiết thực hiện một nghiên
cứu nhằm có thể trả lời cho các câu hỏi đặt ra: Có những yếu tố nào tác động đến
quyết định về quê nhà làm việc và sinh sống của sinh viên tốt nghiệp? Mức độ ảnh
hưởng của nó như thế nào? Sinh viên tốt nghiệp mong đợi gì về cơ hội hồi hương?
Làm thế nào để Lâm Đồng thu hút và giữ chân lực lượng này?


1.2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Để có thể trả lời các câu hỏi trên, tác giả tiến hành nghiên cứu khám phá các yếu tố
ảnh hưởng, đánh giá mức độ tác động của chúng lên ý định trở về quê làm việc của
sinh viên Lâm Đồng sau khi tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Từ đó đề nghị một số
giải pháp, định hướng chính cho việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ này về làm
việc tại Lâm Đồng.
Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này như sau:
 Mơ hình lý thuyết nào được lựa chọn để nghiên cứu? Lựa chọn thang đo nào
để sử dụng?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định trở về quê nhà của sinh viên tốt
nghiệp? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định này?


3

 Các giải pháp nào địa phương cần thực hiện trước mắt và lâu dài để thu hút
nguồn nhân lực này?
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi
làm việc của sinh viên Lâm Đồng tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại
TP.HCM, với những mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến ý định trở về làm việc của sinh
viên Lâm Đồng sau khi tốt nghiệp, xây dựng thang đo và đề xuất mơ hình hồi quy.
- Lượng hóa các mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ yếu đã được xác định trên.
- So sánh kết quả của nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu tương tự của Trần
Văn Mẫn (tỉnh Quảng Ngãi - 2006) để đánh giá các ưu, nhược điểm của hai mơ
hình, rút ra những kết luận và kinh nghiệm.
- Đề xuất những giải pháp để Lâm Đồng nâng cao tính hấp dẫn, thu hút nguồn
nhân lực trí thức về phục vụ quê hương trong công cuộc phát triển.
Những mục tiêu nghiên cứu trên kỳ vọng sẽ cung cấp cho những nhà nghiên

cứu và nhà quản lý địa phương một bức tranh về thị trường lao động tại Lâm Đồng
đối với sinh viên tốt nghiệp. Từ đó, có những chính sách thu hút lực lượng lao động
đã qua đào tạo này để góp phần phát triển kinh tế địa phương.
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, nghiên cứu sẽ tiến
hành các cuộc thảo luận nhóm, thảo luận tay đơi và khảo sát sơ bộ với số lượng 30
người để khám phá ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định chọn nơi làm việc sau
khi tốt nghiệp, xây dựng thang đo và đưa ra mơ hình hồi quy.
Trong giai đoạn 2, việc lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng, kiểm định giả thuyết
nghiên cứu sẽ được tiến hành bằng việc khảo sát bằng Bảng câu hỏi với 400 sinh
viên thuộc các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM.
Đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu này là sinh viên người Lâm Đồng
đang học năm cuối các trường tại đại học, cao đẳng ở TP.HCM hoặc các sinh viên


4

đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng các trường tại TP.HCM trong thời gian 03 năm gần
đây nhất tính từ năm sinh viên nhận bằng tốt nghiệp.
Các sinh viên năm cuối người Lâm Đồng là những sinh viên đang học năm
thứ 3 (hệ cao đẳng 3 năm và 3,5 năm) hoặc năm 4 (hệ đại học 4 năm và 4,5 năm).
Ngoài ra, các sinh viên năm cuối thuộc hệ liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên
cao đẳng, cao đẳng lên đại học, đại học hệ văn bằng 2 cũng là đối tượng khảo sát
của nghiên cứu này.
Các sinh viên đã tốt nghiệp, ra trường thời gian từ 0 đến 3 năm với độ tuổi
khảo sát là 30 tuổi trở xuống, hiện đang làm việc tại Lâm Đồng, TP.HCM và các
tỉnh lân cận cũng là đối tượng được khảo sát. Lựa chọn nhóm đối tượng này bởi các
lý do sau:
- Với thời gian tốt nghiệp chưa lâu, các sinh viên này đa số chưa có sự nghiệp
ổn định, họ cịn nhiệt huyết tuổi trẻ, dám chấp nhận thử thách và dấn thân;

- Với kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế, những người này sẽ có
những đánh giá xác thực mang lại độ tin cậy và ý nghĩa cho nghiên cứu.
Sinh viên người Lâm Đồng đề cập trong nghiên cứu này bao gồm những sinh
viên đang học tập (năm cuối) hoặc đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thuộc
địa bàn nghiên cứu, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng hoặc có thời gian học
trung học phổ thông (cấp 3- các lớp 10, 11, 12) tại các trường thuộc địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
Dự kiến sẽ chọn mẫu khảo sát theo phương pháp phát triển mầm (snowball
sampling) vì rất khó xác định được tổng thể người Lâm Đồng học tập, tốt nghiệp tại
TP.HCM.
1.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nếu nghiên cứu có tính khái qt cao, những kết quả và giải pháp sẽ giúp cho Lâm
Đồng và các tỉnh khác xây dựng chiến lược thu hút nguồn nhân lực có trình độ về
q hương làm việc và cống hiến. Trên một phương diện rộng hơn, Việt Nam có thể
áp dụng để thu hút Việt Kiều hồi hương đóng góp cho sự phát triển đất nước.


5

1.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu đề nghị
1.5 KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO
Báo cáo đề tài này gồm 6 chương, có kết cấu như sau:
Chương 1: Lý do hình thành đề tài; xác định mục tiêu nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về nguồn nhân lực Lâm Đồng: lịch sử hình thành, tổ chức
hành chính, điều kiện tự nhiên, dân số và lao động, giáo dục - đào tạo, con người;
đặc điểm, hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn nhân lực
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu chi tiết; Kết quả nghiên cứu định tính; Kết quả
nghiên cứu định lượng xây dựng thang đo; Kết quả thống kê về mẫu.
Chương 5: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả; Kiến nghị giải pháp.
Chương 6: Tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu; Các đóng góp và hạn chế của
nghiên cứu; Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

Chương 2

TỔNG QUAN NGUỒN NHÂN LỰC LÂM ĐỒNG
Phần này trình bày những nét khái quát về tỉnh Lâm Đồng cũng như đặc điểm,
hiện trạng nguồn nhân lực tỉnh. Các dữ liệu về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên
- xã hội được tham khảm từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là từ cuốn
Địa chí Lâm Đồng, (2001) có cập nhật các thơng tin, số liệu mới nhất các website
www.lamdong.gov.vn, www.dalat.gov.vn. Dữ liệu liên quan đến kinh tế - xã hội và
nguồn nhân lực chủ yếu tham khảo từ tài liệu Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2015 và Dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2011-2020.
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1.1 Lịch sử hình thành
Vùng đất Lâm Đồng
ngày nay từ lâu đã có
con người sinh sống.
Đến cuối thế kỷ XIX,
các dân tộc bản địa có
phương thức sản xuất
chính là du canh du cư,

đốt rừng làm rẫy, kinh tế
mang tính chất tự cấp tự
túc. Trồng trọt là ngành
sản xuất chính, ngồi ra

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

cịn săn bắt, hái lượm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, các ngành thủ công như dệt vải,
rèn, đan lát mới bước đầu phát triển, giao lưu kinh tế còn rất hạn chế.
Năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại
Djiring (Di Linh ngày nay). Đến năm 1916 thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại
Đà Lạt. Ngày 19/05/1958, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đổi tên tỉnh Đồng Nai
Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố
Đà Lạt, thành lập tỉnh Tun Đức. Sau đó, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng


7

hịa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với
tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do chính
quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt.
Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm
Đồng ngày nay.
2.1.2 Tổ chức hành chính
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện
với 148 đơn vị hành chính cấp xã gồm 118 xã, 18 phường và 12 thị trấn. Thành phố
Đà Lạt, đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh, là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của
tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố
Hồ Chí Minh 320 km, Biên Hòa 270 km, Vũng Tàu 340 km và về hướng Đông cách

cảng biển Nha Trang 210 km.
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng, vùng đất Nam Tây Nguyên nằm giữa các toạ độ: 11˚12’- 12˚15’ độ vĩ
bắc và 107˚45’ độ kinh đơng, với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2 chiếm khoảng
2,9% diện tích cả nước, nằm ở độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước
biển. Phía bắc Lâm Đồng giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nơng. Phía đơng giáp Khánh
Hịa và Ninh Thuận. Phía nam giáp với tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía tây là
tỉnh Bình Phước.
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao
gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất. Đất có độ dốc dưới 250 chiếm trên 50%. Chất
lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, độ màu mỡ cao. Trong diện tích đất lâm
nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, cịn lại là đất trống đồi trọc (khoảng 40%).
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu
vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 -


8

250C. Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 - 2.500 giờ.
Sơng suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình
0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Ba sơng chính ở Lâm Đồng là: sơng Đạ
Dâng, sơng La Ngà, sơng Đa Nhim.
Lâm Đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Một số loại
khống sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đủ điều kiện để khai thác ở qui mô
công nghiệp. Nguồn nguyên liệu nông, lâm sản phong phú về chủng loại, có thể tổ
chức sản xuất thành những vùng chuyên canh qui mô lớn phục vụ cho công nghiệp
chế biến. Hệ thống sơng, suối, hồ, đập nhiều, có tiềm năng lớn để phát triển các dự

án thủy điện từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nguồn năng lượng
điện tại chỗ.
2.1.4 Con người
Cư dân đến Lâm Đồng từ nhiều địa phương, nhiều vùng, nhiều thời kỳ khác
nhau nhưng đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Mỗi địa phương, mỗi vùng đều có
những nét văn hố riêng nên khi đến sống xen cư, xen canh đã tạo nên một đời sống
văn hoá phong phú, đa dạng, khác với văn hoá truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ
và miền Trung.
2.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG NHÂN
LỰC TỈNH LÂM ĐỒNG
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2006-2010
2.2.1.1 Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 đạt 14%/năm, trong
đó khu vực nông, lâm nghiệp tăng 9,8%, công nghiệp - xây dựng tăng 20,6%, du
lịch - dịch vụ tăng 19,4%. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 19,3 triệu
đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2005, vượt 16,9% so với kế hoạch và bằng 88% bình
quân cả nước.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhưng với tốc độ chậm, năm 2010 tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng là 20%, dịch vụ 31%, nông, lâm, thủy 49%. Tổng kim


9

ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.200 triệu USD, năm 2010 tăng gấp 2,3 lần so với năm
2005, tốc độ tăng bình quân 20,2%/năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong giai
đoạn này là 900-950 triệu USD.
Tổng thu ngân sách Nhà nước 5 năm đạt 11.285 tỷ đồng, tốc độ tăng thu đạt
20%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 13,8%, trong đó thuế và phí đạt
8,1% so với GDP.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010

đạt 32.328 tỷ đồng, tăng bình quân 25,2%/năm, bằng 40,3% GDP và tăng 3,5 lần so
với giai đoạn 2001-2005. Tổng giá trị sản xuất (GO) năm 2010 đạt 48.094 tỷ đồng,
tăng bình quân 13,3%/năm.
2.2.1.2 Về xã hội
Năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,35%, tỷ lệ sinh giảm bình quân 0,5%/năm.
Tạo việc làm mới hàng năm cho khoảng 24 ngàn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh từ 23,7% năm 2005 còn dưới 5% năm 2010, đáng kể nhất là vùng đồng bào
dân tộc thiểu số giảm từ 54% năm 2005 xuống còn dưới 15% năm 2010.
Về y tế và chăm sóc sức khỏe, năm 2010 có 100% cụm xã có phịng khám khu
vực, 100% xã có trạm y tế, 76% xã, phường, thị trấn có bác sĩ, 99% trẻ em trong độ
tuổi được tiêm chủng, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 17,5%.
75% dân cư nông thôn được dùng nước sạch.
Về giáo dục - đào tạo, Lâm Đồng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ
cập bậc trung học cơ sở năm 2009; tỷ lệ huy động trẻ vào mẫu giáo đạt 75,5%,
100% các huyện có trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trung tâm hướng nghiệp,
dạy nghề.
2.2.2 Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, năm 2010 tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng chiếm 20%, dịch vụ 32%, còn lại 48% thuộc khu vực nông,
lâm, thủy sản (năm 2005 tương ứng là 19,5%; 30,8% và 49,7%).


10

Cơ cấu lao động theo ngành nghề: nông, lâm, thủy sản 66,8%; công nghiệp,
xây dựng 8,6%; dịch vụ 24,6%. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế có sự chuyển dịch đáng kể: nơng, lâm, thủy sản giảm từ 78,4% năm 2005 xuống
cịn 66,8% năm 2010; cơng nghiệp, xây dựng tăng 6,8% (2005) lên 8,6% (2010);
dịch vụ tăng từ 14,8% (2005) lên 24,6% (2010).
2.2.3 Đặc điểm phát triển nhân lực Lâm Đồng

2.2.3.1 Xu hướng biến động dân cư trên địa bàn tỉnh
Dân số tồn tỉnh tính đến 01/4/2009 là 1.186.786 người, trong đó dân số nơng thơn
738.935 người, chiếm 62,13% với mật độ dân số 122 người/km2. Dân số tập trung
không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố Đà lạt (524 người/km2), Bảo Lộc (639
người/km2) và một số huyện gần trục giao thông quốc lộ 20, 27 chạy qua như Đơn
Dương (154 người/km2), Đức Trọng (184 người/km2), các huyện khác có mật độ
dưới 100 người/km2.
Theo Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm năm 2010 của Tổng cục Thống
kê, dân số thuộc lực lượng lao động của Lâm Đồng (15 tuổi trở lên) vào khoảng
865.100 người, chiếm gần 73% dân số toàn tỉnh. Tuy nhiên trong đó chỉ có 668.600
người đang tham gia làm việc trong các thành phần kinh tế (chiếm 77,1% lực lượng
lao động), còn đến 19.300 người thất nghiệp và 177.100 người không tham gia hoạt
động kinh tế.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Lâm Đồng có xu hướng giảm dần, từ 2,1% năm
1996 giảm còn 1,35% năm 2010. Dân số tăng cơ học có xu hướng ngày càng giảm
trong những năm gần đây, nhưng vẫn cịn lớn, bình qn hàng năm thời kỳ 20012010 khoảng 5.000 người/năm, di dân tự do chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và miền
Trung vào tạo sức ép lớn cho tỉnh trong việc giải quyết đời sống xã hội, chính trị và
mơi trường sinh thái.
Dự kiến tỷ lệ tăng tự nhiên giai đoạn 2011-2015 là 1,3%, giai đoạn 2016-2020
là 1,2%; tỷ lệ tăng cơ học bình quân hàng năm khoảng 0,3-0,4%. Dự báo quy mô
dân số tỉnh đến năm 2015 vào khoảng 1,3 triệu người và năm 2020 khoảng 1,4 triệu


11

người, tỷ lệ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 1,6% và giai đoạn 20162020 khoảng 1,8%.
Như vậy, nguồn cung nhân lực của tỉnh chủ yếu là do tăng tự nhiên, mức tăng
qua các thời kỳ khác nhau, có xu hướng giảm dần theo quy luật của các nước phát
triển. Lâm Đồng đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với quy mô nhân lực
tương đối lớn, dân số trong độ tuổi lao động trẻ, nguồn cung dồi dào. Sự đa dạng

của cộng đồng dân cư hội tụ nhiều nét văn hóa tạo nên sự đa dạng về tập quán sản
xuất và tay nghề. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc thiểu số và tăng dân số cơ học là yếu tố
làm tăng tỷ lệ hộ nghèo, gây ra nhiều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo bền vững của tỉnh.
2.2.3.2 Lực lượng lao động tỉnh Lâm Đồng
Lực lượng lao động tỉnh năm 2010 là 673.698 người, bằng 55,9% dân số, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 2,5%. Trong tổng số lực lượng lao động, nữ
chiếm 47,7%. Lực lượng lao động đang làm việc là 659.934 người, tăng 137.076
người so với năm 2001, tốc độ tăng giai đoạn 2001-2010 là 2,6%.
Thất nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2001 tồn tỉnh có 20.971 người thất
nghiệp (chiếm 3,9%) đến năm 2010 giảm còn 13.674 người chiếm 2,03% lực lượng
lao động toàn tỉnh.
2.2.4 Hiện trạng sử dụng nhân lực Lâm Đồng
2.2.4.1 Nhân lực Lâm Đồng chia theo cấp bậc đào tạo
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế Lâm Đồng đang chuyển dịch theo
hướng từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Lĩnh vực
nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động đang làm việc có
xu hướng giảm dần, từ 78% năm 2001 xuống cịn 66,8% năm 2010. Trong khi lao
động trong khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 7,3% lên 8,6% và dịch vụ tăng
từ 14,8 lên 24,6%.
Trình độ lao động được nâng dần, số lao động đã qua đào tạo năm 2002 là
57.615 người tăng lên 122.598 người năm 2010, đạt 35% tổng lực lượng lao động,


12

trong đó đào tạo nghề đạt 25%. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002-2010 đạt
9,9%/năm. Năm 2010, trình độ sơ cấp và không bằng cấp chiếm 44,3%, trung cấp
và cao đẳng là 32,7%, đại học là 22,3%, sau đại học là 0,7%. Năng suất lao động
ngày càng tăng, năm 2010 đạt 36,2 triệu đồng, gấp 6 lần so với năm 2001, tốc độ

tăng bình quân đạt 22%/năm.
Bảng 2.1 Trình độ nhân lực Lâm Đồng giai đoạn 2002 - 2010
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

Tổng số lao động đang làm việc
1. Chưa qua đào tạo
% so với tổng số
2. Đã qua đào tạo
% so với tổng số
Trong đó:
- Sơ cấp và đào tạo ngắn hạn
- Trung cấp
- Cao đẳng
- Đại học
- Sau đại học

2002

2007

2010

513.133

588.173

659.934

455.518


531.577

537.336

88,8

90,4

81,4

57.615

56.696

122.598

11,2

9,6

18,6

15.620
22.133
7.993
11.572
297

12.184

20.226
7.380
16.212
594

54.264
27.841
12.243
27.343
907

Cơ cấu bậc đào tạo
(%)
2002

2007

2010

100

100

100

27,1
38,4
13,9
20,1
0,5


21,5
35,7
13
28,6
1

44,3
22,7
10
22.3
0,7

Nguồn: Cục Thống kê Lâm Đồng, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự
nghiệp 2002-2007, Tổng điều tra dân số, nhà ở 2009, và Ước tính của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng.
2.2.4.2 Nhân lực Lâm Đồng chia theo khối ngành
- Ngành nơng, lâm, thủy sản có quy mơ tương đối ổn định, số lượng lao động
tăng nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm, một bộ phận chuyển sang công nghiệp và
dịch vụ. Tốc độ tăng bình quân trong ngành đạt 5,4%/năm, đặc biệt ở các lĩnh vực
trồng chè, cà phê, cao su, chăn ni bị, lợn… nhanh hơn các lĩnh vực khác. Chất
lượng lao động ngành này cũng được cải thiện đáng kể, tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo tăng từ 5,2% (2001) lên 10,3% (2010), chiếm 36,8% lao động đã qua đào tạo
của tỉnh. Trong đó lao động có trình độ trung cấp chiếm 11,4%, đại học và sau đại
học chiếm 4,2%.


×