Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Bài 8 kỹ NĂNG điều HÀNH CÔNG sở ở cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.24 KB, 38 trang )

Bài 8
KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ Ở CƠ SỞ

1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM
VỤ CỦA ĐIỀU HÀNH CƠNG SỞ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm cơng sở
Hiện nay, thuật ngữ “công sở” được sử dụng phố biến trong khoa
học quản lý ở Việt Nam với các nghĩa khác nhau theo cách tiếp cận khác
nhau. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được áp dụng để chỉ khía cạnh
vật chất, địa điểm hoạt động, hay cịn gọi là trụ sở của cơ quan hành chính
nhà nước - nơi công vụ được llcn hành hoặc dịch vụ công được cung cấp.
Trong Quyết định số ! 13/2006/QĐ-TTg ngày 25-9-2006 của Thủ tướng
Chính phủ về viộc ban hành Quy chế quản lý cơng sở các cơ quan hành
chính nhà nước thì thuật ngữ cơng sở được hiểu theo nghĩa này.
Tuy nhiên, trong phần lán các trường hợp khác, “công sở” được
hiểu như là một dạng tổ chức trong xã hội. Về cơ bản, thuật ngữ công sở được
sử dụng để phân biệt với tư sở. Trong rất nhiều loại cơng sở tồn tại trong xã
hội như cơng sở chính trị, cơng sở nhà nước, cơng sở chính trị-xã hội, cách
hiểu và dùng thuật ngữ này một cách phố biến nhất gắn nó với ý nghĩa liên
quan đến chính quyền nhà nước.
Từ đó có thể hiểu, cơng sở là địa điểm hoạt động, hay còn gọi là trụ
sở của cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, nơi tiến
hành các hoạt động công vụ hoặc dịch vụ cơng.
Có thể phân loại cơng sở ra thành các loại khác nhau trên cơ sở sử
dụng các tiêu chí nhất định. Theo tiêu chí về mục đích hoạt động, có cơng sở
cơng quyền và đơn vị sự nghiệp. Theo tiêu chí thẩm quyền, có cơng sở thẩm


quyền chung và công sở thẩm quyền riêng. Theo tiêu chí về phạm vi hoạt
động, có cơng sở Trung ương, công sở địa phương, v.v..


1.1.2. Khái niệm điều hành công sở
Điều hành công sở là một nhu cầu tất yếu, liên quan đến việc
nghiên cứu và ứng dụng các kỷ năng, kỷ thuật quản lý trong tổ chức lao động
công sở nhằm đảm bảo cho công sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được
giao và phát triển hơn nữa công sở một cách bền vững.
Điều hành công sở là một nội dung của quản lý hành chính nhà
nước, qua đó xác lập trạng thái hoạt động của loại hình cơ quan thuộc bộ máy
nhà nước được thành lập theo luật định. Điều hành công sở nhằm thực hiện
các nhiệm vụ quản lý công vụ, công chức; tổ chức phối hợp công việc giữa
các bộ phận đê thực hiện mục tiêu chung; tổ chức hoạt động thông tin để đảm
bảo sự liên hệ bên trong và bên ngoài; tổ chức các hoạt động giao tiếp hành
chính; quản lý tài sản công, ngân sách được giao; xây dựng và thực hiện quy
chế.
Như vậy, có thể hiểu, điều hành cơng sở là hoạt động đám bảo cho
cán bộ, công chức thuộc quyền thực hiện đúng và hiệu quả các công việc
được giao để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
1.2. Mục tiêu
Hoạt động quản lý, điều hành luôn nhằm những mục tiêu nhất định.
Điều hành công sở trong quản lý nhà nước là nhằm:
Hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đề điều chinh các lĩnh vực
thuộc đời sống xã hội, con người được thực hiện thông qua quá trình hoạt
động của cả bộ máy cơ quan nhà nước nói chung và cơng sở nói riêng.
Góp phần nâng cao năng suất lao động trong công sở.
Để tạo ra năng suất lao động cao, phải có đầy đủ các yếu tố chủ quan và
khách quan, đồng thời phải biết kết hợp các yếu tố đó. Điều hành hoạt động


của công sở là phải biết sử dụng hiệu quả các yếu tố hiện có để đạt được mục
tiêu đề ra.

Tạo ra nền nếp làm việc khoa học. Điều hành công sở theo đúng
nguyên tắc, đúng quy định của Nhà nước, có chuẩn mực, có kế hoạch sẽ góp
phần tạo được nền nếp làm việc tốt cho cơ quan, nền nếp làm việc khoa học;
tránh được lối làm việc tùy tiện, tự do; giải quyết và điều hành công việc thiếu
cơ sở, căn cứ.
Thực hiện có hiệu quả q trình cải cách nền hành chính nhà nước.
Cải cách nền hành chính nhà nước là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta
trong nỗ lực xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả. Việc
nâng cao chất lượng điều hành công sở của các cơ quan nhà nước sẽ góp phần
đẩy nhanh q trình cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, từ đó hướng
tới thực hiện hiệu quả chiến lược cải cách nền hành chính quốc gia nói chung.
1.3. u cầu
Điều hành cơng sở phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ pháp luật
và do đó các hành vi hành chính phải được đặt trong các định chế pháp lý
tương ứng.
Hệ thống văn bản pháp lý hiện hành cơ bản về điều hành công sở có
thể được phân loại thành các nhóm chính sau đây:
+ Những quy định về thẩm quyền và trách nhiệm quản lý.
+ Những hướng dần về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử của cán
bộ, công chức, viên chức trong công sở.
+ Những quy định về công tác tổ chức và quản lý nhân sự.
+ Những quy định về chế độ quản lý tài chính.
+ Những quy định về kiểm sốt cơng vụ.
Trong q trình điều hành cơng sở, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức nhà nước không thực hiện đúng quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
cho Nhà nước thì ngồi việc xử lý theo quy định cịn phái bồi thường theo


quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước về quản lý cơng sở cho phù

hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, tổ chức; giúp các cơ quan, tố chức
thực hiện thống nhất các hoạt động công vụ.
Quy chế làm việc của công sở là hệ thống các quy định cụ thể về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân và thành viên trong công sở,
cách thức phối hợp và một số chế độ cơng tác quan trọng nhằm xây dựng và
duy trì một chế độ làm việc khoa học hướng tới đạt hiệu quả công việc tối ưu.
Quy chế hoạt động cùa cơ quan, tổ chức có vai trị tạo sự thống
nhất, phối hợp trong điều hành thực thi cơng vụ. Đó cịn là công cụ tạo nền
nếp làm việc khoa học, chuyên nghiệp; giúp giảm các tiêu cực trong điêu
hành và thực thi; làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá nhân viên và đơn vị đảm bảo
được quyền lợi của cá nhân đơn vị.
Trong quy chế công vụ cần quy chế hóa chế độ trách nhiệm đối với
cán bộ, cơng chức trong thực hiện cơng vụ, theo đó cần quy định rõ các hình
thức khen thưởng và xử lý kỷ luật cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ. Quy chế
trách nhiệm phải là sự đúc kết kinh nghiệm nhiều năm trong quá trình chỉ đạo
điều hành cũng như thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trách nhiệm được quy định
rõ trên từng lĩnh vực quản lý cụ thể với những quy định sâu và rộng, cụ thể từ
công tác tham mưu cho đến hoạt động chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ,
công vụ, sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, từ các vị trí lãnh đạo cao nhất
cho đến các vị trí thừa hành.
1.4. Nguyên tắc
Các nguyên tắc tổ chức hoạt động của công sở được thực hiện
nhằm giúp cho việc tổ chức công việc một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả.
Hoạt động điều hành công sở cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao
trách nhiệm cá nhân.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt
động của Nhà nước ta. Nguyên tắc này đòi hỏi phải kết hợp hài hòa giữa việc



phát huy vai trò củ



×