Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 79

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.45 KB, 29 trang )

THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 79
2.1. Đặc điểm chung về Xí nghiệp cơ khí 79
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lúc đầu, Z179 là nhà máy sản xuất công nghiệp trực thuộc Tổng Cục Kỹ
Thuật (nay gọi là Tổng cục công nghiệp quốc phòng – Bộ quốc phòng), chuyên sản
xuất những mặt hàng phục vụ cho hoạt động quốc phòng và nền kinh tế quốc dân.
Tiền thân của nhà máy Z179 là các trạm sửa chữa trong chiến tranh, một
bộ phận của phòng công nghệ thuộc Tổng cục có tên là Q179.
Nhà máy đã phải trải qua không ít khó khăn nhất là vào thời gian đầu khi
mới thành lập. Đó là việc tập hợp đội ngũ cán bộ, kĩ sư công nhân lành nghề và
việc huy động các trang thiết bị để chế thử một số mặt hàng mới, phục hồi phụ
tùng mới để kịp thời thay thế cho các xe cơ giới bị hỏng. Hơn nữa, do chiến tranh
nên nhiệm vụ đặt ra cho nhà máy càng lớn. Ngày 15/3/1971, Cục quản lý quyết
định tách xưởng mẫu khỏi phòng công nghệ và chính thức thành lập nhà máy
A179. Cho đến ngày 10/9/1974 với nhiệm vụ mới đặt ra, Tổng cục kỹ thuật ra đời,
A179 được đổi tên thành Z179 trực thuộc Tổng Cục kỹ thuật.
Tháng 10/2003 theo chỉ thị số 37/CT-BQP 03/07/2003 của Bộ quốc phòng
về triển khai, sắp xếp, đổi mới trong quân đội giai đoạn 2003-2005 và theo quyết
định số 123/2002/QĐ-BQP ngày 09/09/03 , công ty cơ khí 79 được sáp nhập vào
nhà máy cơ khí chính xác 11( Thanh Hoá ) .Với quyết định này , nhà máy Z179
chính thức đổi tên thành Xí nghiệp cơ khí 79 trực thuộc nhà máy cơ khí chính xác
11 – Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, về cơ Xí nghiệp cơ khí 79 vẫn
không có nhiều thay đổi về bộ máy quản lý, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Xí nghiệp cơ khí 79 nằm trên Km 12 Quốc lộ 1A- Tứ Hiệp – Thanh Trì -
Hà Nội có diện tích 83016m
2
. Toàn bộ kinh phí để đầu tư máy móc trang thiết bị
công nghệ, đào tạo cán bộ công nhân viên đều do Bộ quốc phòng cấp.
Song song với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường, đơn vị cũng từ việc được hưởng chế độ bao cấp


sang tự hạch toán kinh doanh . Do vậy, xí nghiệp đã nỗ lực tìm kiếm thị trường,
tìm kiếm khách hàng và đảm bảo kinh doanh có lãi .
Thời kì chuyển đổi cơ chế kinh tế cũng là thời gian thị trường cơ khí bị
giảm sút , điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị. Thêm vào đó, đơn vị còn phải đối mặt với khó khăn do cơ chế cũ để lại
nhưng bằng những bước đi đúng hướng, xí nghiệp đã dần tìm được chỗ đứng cho
riêng mình. Có rất nhiều mặt hàng của xí nghiệp đã và đang chiếm ưu thế sản xuất
kinh doanh như phụ tùng máy xúc, ô tô, bánh răng côn xoắn, các loại phụ kiện
đường dây…có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Thái Bình, Quảng
Ninh....
Nhìn chung trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởmg của xí nghiệp là
khá bền vững. Doanh thu, giá trị sản xuất hàng năm đều tăng, lãi kinh doanh cũng
tăng (năm 2005 là529.780.483 VNĐ so với năm 2004 là 302.825.324 VNĐ tức là
gấp 1,75 lần), từ đó góp phần làm tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên. Điều
này thể hiện sự chuyển hướng đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm hiểu
kĩ thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và sự cố gắng hết mình của tập
thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp.
Hiện nay xí nghiệp đang tăng cường sản xuất các mặt hàng kinh tế bên cạnh
các mặt hàng quốc phòng, mở rộng thi trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm máy
nông nghiệp, phụ tùng ô tô xe máy và một số mặt hàng cơ khí mũi nhọn khác.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và chức năng của các phòng ban.
Cơ cấu quản lý là cơ cấu một cấp, được tổ chức như sau:( Sơ đồ 2-1)
Xí nghịêp được tổ chức theo cơ cấu quản lý một cấp. Cơ cấu được tổ chức như sau:
* Ban giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc là PGĐ kinh doanh
và PGĐ kĩ thuật.
*Các phòng ban gồm có:
+ Phòng kĩ thuật
+ Phòng kế hoạch
+ Phòng hành chính
+ Phòng chính trị

+ Phòng tổ chức lao động
+ Phòng vật tư
+ Phòng Tài chính – kế toán
Trong đó phòng Tài chính kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc về
mặt quản lý hạch toán kinh tế, điều hoà phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn
vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, theo dõi hoạt
động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán phân
phối kết quả kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Phòng cơ điện
+ Phòng KCS
* Các phân xưởng:
+ Phân xưởng CK1: sản xuất các mặt hàng cơ khí
+ Phân xưởng CK2: sản xuất các sản phẩm cơ khí và các trang thiết bị
công nghệ phục vụ sản xuất
+ Phân xưởng CK3: sản xuất các mặt hàng cơ khí và làm công tác sửa
chữa
+ Phân xưởng đúc
+ Phân xưởng GCN
2.1.3. Đặc điểm qui trình công nghệ
XN cơ khí 79 là một đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí, tổ chức
sản xuất từ khâu tạo phôi qua cơ khí đến xử lý bề mặt và hoàn chỉnh sản phẩm nên
QTCNSX ở nhà máy là qui trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải
qua nhiều công đoạn, chu kỳ sản phẩm kéo dài do việc sản xuất 1 sản phẩm được
chuyển qua nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ gia công, chế tạo một
phần nào đó của sản phẩm.
Sản phẩm ở đơn vị tuy có nhiều chủng loại nhưng đều được chế tạo từ
nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép nên QTCN tương đối giống nhau. Luận văn này
xin được đề cập đến QTCN sản xuất bánh răng côn xoắn Ben La (sơ đồ 2-2)
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp
Xí nghiệp cơ khí 79 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Kế

toán trưởng có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn điều hành các nhân viên kế toán của
mình không qua khâu trung gian nhận lệnh. Chính vì vậy, các mối quan hệ phụ
thuộc trong bộ máy kế toán rất đơn giản, tạo độ linh hoạt cao và chính xác cao.Với
mô hình này toàn bộ công tác kế toán ở mọi phần hành từ khâu thu nhận, ghi sổ
đến xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo đều được tiến hành ở phòng kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán về giá thành, tiền lương, BHXH XĐKQ tiêu thụ, các khoản chi trả ngân sáchKế toán về vốn bằng tiền, thanh toán tạm ứng, thanh toán với người mua, người bán và các khoản phải trả khác trả Kế toán về NVL, CCDC, TSCĐ
Thủ kho,Thống kê phân xưởng
Số lượng nhân viên kế toán là 4 người. Mỗi người thực hiện nhiệm vụ riêng
và phải chịu trách nhiệm về phần hành kế toán mà họ đảm nhận. Mô hình này được
thể hiện qua sơ đồ 2-1.
Sơ đồ 2-1: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp chỉ đạo thực hiện các
phần hành kế toán theo đúng quy định của nhà nước về chế độ kế toán tài chính, là
người chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công tác kế toán.
Các bộ phận kế toán khác:
+ Bộ phận kế toán vật liệu, TSCĐ: chuyên ghi chép, phản ánh tổng hợp số
liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản nhập xuất tồn kho NVL, CCDC và
phân bổ CCDC: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, ghi chép phản ánh tình hình
khấu hao tài sản, xây dựng cơ bản và phân bổ khấu hao
+ Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, thanh toán tạm ứng, thanh toán với người
mua, người bán và các khoản phải trả khác : theo dõi tất cả các khoản thu chi tiền
mặt, ghi sổ quỹ,lập báo cáo quỹ; các khoản chi, hoàn nhập tạm ứng; theo dõi các
khoản còn phải thu, phải trả người bán trên các sổ chi tiết TK131,331 và căn cứ
vào đó để lập NKCT số 5 và bảng kê số 11
+ Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH, kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành, Kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: Thu chi tính toán theo dõi
và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo qui
định; theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm trên sổ chi tiết TK155, cuối
tháng vào Bảng kê số 8 và lập Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm. Lãi lỗ của

hoạt động kinh doanh được xác định dựa trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp các
TK511,521,531,532.
2.1.4.2. Hình thức kế toán:
Xí nghiệp sử dụng hình thức Nhật kí chứng từ, trình tự ghi chép được thể
hiện qua sơ đồ
*Các chế độ kế toán được áp dụng tại đơn vị:
+ Niên độ kế toán được bắt đầu vào 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng
năm
+ Doanh nghiệp áp dụng QĐ 1141TC/CĐ kế toán ban hành ngày
1/11/2005
+ Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ
+ Hình thức sổ kế toán: Nhật kí chứng từ
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại
2.2. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp cơ
khí 79
2.2.1.Tổ chức kế toán tập hợp CPSX ở Xí nghiệp
2.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
sản phẩm dựa trên đặc điểm QTCN của xí nghiệp.
Vì QTCN của xí nghiệp là QTCN phức tạp kiểu chế biến liên tục, phải qua
nhiều công đoạn ở các phân xưởng khác nhau như bánh răng, trục con lăn.. nên khi
sản xuất theo đơn dặt hàng hay sản xuất theo kế hoạch thì đối tượng kế toán tập
hợp CPSX đều là từng phân xưởng. . Tại các phân xưởng thì chi phí lại được tập
hợp qua rất nhiều giai đoạn như tiện, phay, mài, nhiệt luyện …do vậy đối tượng
tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở các giai đoạn
công nghệ. Điển hình của nhóm sản phẩm này là bánh răng côn xoắn Benla. Quá
trình chế tạo của nó được diễn ra tại 2 phân xưởng đó là PXGCN và PXCK3. Tại
PXGCN, chi phí được tập hợp cho các giai đoạn cắt phôi, rèn, ủ phôi, phay, nhiệt
luyện…Bán thành phẩm sau đó sẽ được nhập kho bán thành phẩm hoặc giao trực

tiếp cho PXCK3 để tiếp tục chế biến. Tại phân xưởng này, chi phí lại được tập hợp
qua các giai đoạn như mài, rà tinh…khi sản phẩm hoàn thành sẽ được nhập kho
thành phẩm.
2.2.1.2.Kế toán CPNVLTT
Là một doanh nghiệp cơ khí, cơ cấu sản phẩm tại xí nghiệp rất đa dạng cả về
số lượng và đặc tính kĩ thuật cho nên nguyên vật liệu ở đây cũng khá phong phú:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất chủ yếu:
+ Các kim loại màu: đồng thau, đồng đỏ, nhôm thiếc
+ Các loại thép : thép ống ( 84, 89, 140…) thép lá (tráng thiếc, mạ  
kẽm, chịu nhiệt..), thép tấm
Bên cạnh đó còn có các bán thành phẩm mua ngoài hoặc tự chế cũng được
sử dụng như nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất như: phôi ty sứ (10kV,
15kV, 35kV), phanh hãm vòng bi; vòng bi 6205; phôi con lăn, phôi bánh răng côn
xoắn.
- Vật liệu phụ: hoá chất HCL, NH
4
CL, Na0H, tạp phẩm: chổi sơn, xô nhựa, vật liệu
cách điện, băng dính, keo dán..
- Nhiên liệu: than hoa, dầu máy, các loại xăng A76,A92.
Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất được xí
nghiệp tập hợp vào TK621-CPNVLTT. Xí nghiệp sử dụng phương pháp bình quân
cả kỳ để tính giá trị NVL xuất dùng. Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch sản
xuất trong đó có kế hoạch vật tư xuất dùng cho sản xuất. Các phân xưởng sản xuất
theo kế hoạch này sẽ nhận nguyên vật liệu từ kho về để phục vụ sản xuất thông qua
Phiếu xuất kho vật tư trên phiếu này chưa ghi đơn giá mà chỉ đến cuối kì khi kế
toán tính giá vật tư mới viết vào và tính trị giá của vật tư xuất kho.Đơn giá bình
quân được tính cho từng thứ vật tư.(Biểu số 2-3 và 2-4) . TK152 được sử dụng để
theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu (TK này được chi tiết thành 6 TK
cấp 2).
1521: Nguyên liệu chính+ bán thành phẩm mua ngoài

1522: Nguyên vật liệu phụ
1523: Nhiên liệu
1524: Phụ tùng thay thế
1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
1526: Phế liệu
Theo quy định, định kì (15 ngày) khi nhận được các PXK vật tư do bộ phận
vật tư và thống kê các phân xưởng gửi lên, kế toán vật liệu vào sổ chi tiết vật liệu.
Sổ này theo dõi cả về mặt hiện vật, giá trị và được mở cho từng danh điểm vật tư.
Đồng thời tiến hành lập Phiếu Định Khoản, rồi từ phiếu định khoản vào Sổ chi tiết
các khoản 1521,1522,1523,1524,1525,1526. Cuối kì lấy số liệu từ sổ chi tiết các tài
khoản để vào Bảng kê số 3 và lập bảng phân bổ NVL,CCDC. Nhưng trên thực tế
phải đến cuối tháng kế toán mới nhân được PXK nên Phiếu định khoản phải đến
cuối tháng mới được lập.
Cuối kì kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết vật tư với thẻ kho
của phân xưởng. Đối chiếu số liệu giữâ bảng kê với các NKCT liên quan và đối
chiếu số liệu giữa Bảng phân bổ với bảng kê.
Đối với phần nguyên vật liệu tính vào giá thành, kế toán tiến hành theo trình
tự sau:
+ Tập hợp và phân loại PXK theo từng phân xưởng sau đó tiến hành định
khoản trên Phiếu Định Khoản, vào sổ chi tiết tài khoản và lập Bảng phân bổ vật tư
công cụ dụng :
+ Những vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì tập hợp trực
tiếp ngay cho sản phẩm đó. Nếu vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều 4+đối
tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp riêng đựoc thì phải áp dụng phương
pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các sản phẩm có liên quan. Các vật
liệu chính luôn được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng, chỉ có một số vật liệu
phụ và nhiên liệu phát sinh phải phân bổ gián tiếp và tiêu thức phân bổ ở đây là
theo vật liệu chính tiêu hao.
Ví dụ: Theo số liệu thực tế ở Bảng phân bổ vật tư công cụ dụng cụ tháng 5
năm 2005, tại phân xưởng GCN (đvt: VNĐ)

- Chi phí vật liệu phụ : 557.640
- Chi phí vật liệu chính tiêu hao : 73.987.111
Theo số liệu thực tế ps ở sổ chi tiết vật tư công cụ dụng cụ của từng loại vật
tư CCDC để tính chi phí vật liệu được phân bổ cho từng loại sản phẩm.
+ Nắp chụp côn ty sứ: 10.630.810
+ Mũi khoan 65:6.978.000
+ Ty sứ 10kV: 8.210.300
+ Ty sứ 35kV: 7.326.000
........
Việc phân bổ chi phí vật liệu phụ được tiến hành như sau:
Hệ số
phân bổ
=
Σ Chi phí vật liệu phụ
Σ Giá trị vật liệu chính tiêu hao
=
557.640
73.987.111
=0.0075
Chi phí vật liệu phụ được phân bổ cho từng loại sản phẩm:
• Nắp chụp côn ty sứ: 10.630.810 x 0.0075 = 79731,075
• Mũi khoan 65: 6.978.000 x 0.0075 = 52335
• Ty sứ 10kV: 8.210.300 x 0.0075 = 61577,25
• Ty sứ 35kV: 7.326.000 x 0.0075 = 54945
Trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất cũng được tập
hợp bình thường như đối với những sản phẩm được sản xuất theo kế hoạch. Nếu
chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì kế toán tiến hành phân bổ theo NVL
chính tiêu hao.
Cuối tháng, từ các sổ chi tiết các tài khoản chi tiết của 152 và các số liệu chi
phí tập hợp, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Biểu 2-8). Bảng này cho

biết toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo từng phân xưởng,
số liệu của bảng là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân
xưởng.
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại xí nghiệp, việc tính và trả lương tuỳ theo đặc điểm tính chất công việc:
* Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng xí nghiệp trả
lương theo sản phẩm . Quỹ tiền lương được lập trên cơ sở tiền lương sản phẩm,
tiền lương thời gian và tiền phụ cấp được hưởng:

×