Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 LẦN 3 NĂM HỌC 2018-2019MÔN: NGỮ VĂN(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.15 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC</b> <b>ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 9 LẦN 3 NĂM HỌC 2018-2019</b>
<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>


<i>(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề)</i>
<i><b>Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:</b></i>


<i>“Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe,chân cô đung </i>
<i>đưa khe khẽ, nói:</i>


<i>- Và cơ cũng thấy đấy, lúc nào tơi cũng có người trị chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi</i>
<i>người viết một vẻ.</i>


<i>- Quê anh ở đâu thế ? - Hoạ sĩ hỏi.</i>


<i>Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơđấy, hố lại</i>
<i>khơng. Cháu có ơng bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả:</i>
<i>Bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ</i>
<i>quan cháu ở Sa Pa. Khơng có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói:</i>
<i>Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ</i>
<i>được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại</i>
<i>là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ơm cháu mà lắc "Thế là một - hồ nhé !".</i>
<i>Chưa hồ đâu bác ạ. Nhưng từ hơm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đây ư ?</i>
<i>Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ</i>
<i>hơn.”</i>


(Nguyễn Thành Long, “Lặng lẽ Sa Pa”- Ngữ văn 9, tập 1)
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
<i>b) Cụm từ in đậm trong câu văn sau thuộc thành phần gì? </i>


<i><b> “Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế”</b></i>



c) Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật anh thanh niên (khoảng 5-7 câu,
có sử dụng 1phép liên kết câu và 1 thành phần biệt lập tình thái)


<i><b>Câu 2. (2.0 điểm)</b></i>


Từ quan điểm về “hạnh phúc” của nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn trên. Em
hãy trình bày suy nghĩ của mình về hạnh phúc.


<i><b>Câu 3. (5.0 điểm) Cho đoạn thơ sau: </b></i>


<i><b> “</b></i>Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn


Xa ni chí lớn


Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn


Sống trên đá không chê đá gập ghềnh


Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sơng như suối


Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc


Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con


Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Cịn q hương thì làm phong tục



Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường


Không bao giờ nhỏ bé được nghe con
Nghe con.''


(“ Nói với con” - Y Phương)
Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn thơ trên.


Từ đó, em có suy nghĩ gì về tình cha con của ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”
của Nguyễn Quang Sáng và bài thơ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC</b> <b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KS LẦN 3 LỚP 9</b>
<b>NĂM HỌC 2018-2019</b>


<b>MÔN: NGỮ VĂN</b>
<i><b>Câu 1(3.0 điểm)</b></i>


<b>Phần</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


a Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0.5


b <i><b>Cụm từ : “Đối với cháu”là thành phần khởi ngữ.</b></i> 0.5
c Viết đoạn văn (5-7 câu), đảm bảo các ý chính sau:


- Anh thanh niên là một người có tâm hồn phong phú, sống
lạc quan, yêu đời: đọc nhiều sách


- Anh còn là người, cởi mở, chân thành và khiêm tốn: thân


thiện với mọi người, nói chuyện tự nhiên, cởi mở, thấy cơng
việc và những đóng góp của mình cịn nhỏ bé hơn người
khác


- Anh là người sống có lí tưởng, có khát vọng được cống
hiến cho đất nước, có tinh thần trách nhiệm cao với công
việc: thể hiện ở việc anh và bố cùng xin ra trận, phát hiện
đám mây khô giúp quân ta hạ được máy bay mĩ.


1.5


-Viết và chỉ đúng 1 phép liên kết, 1 câu có thành phần tình
thái.


0.5
<i><b>Câu 2 (2.0 điểm)</b></i>


<i><b>* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội về một quan điểm,</b></i>
tư tưởng, lối sống , có cấu trúc chặt chẽ, lập luận rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, khơng mắc
các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<i><b>* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần </b></i>
có các ý cơ bản sau:


<b>Phần </b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>MB</b> Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận 0.25


<b>TB</b> - Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được
thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những


niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh
phúc bình dị, đơn sơ. Nhân vật anh thanh niên trong truyện
hạnh phúc vì thấy mình đã đạt được mục tiêu, lí tưởng được
đóng góp, được cống hiến cho quê hương đất nước.


0,25


- Phân tích bình luận, đánh giá:


+ Hạnh phúc là như thế nào, biểu hiện? Từ niềm hạnh phúc
của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm
của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm
khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và
đặt quan niệm đó trong hồn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi
học sinh: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những
khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại
cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình
êm ấm, thương yêu, hạnh phúc là làm được những điều tốt
đẹp cho người khác…( dẫn chứng)


+ Vì sao lại hạnh phúc: Đó là cảm giác sung sướng, vui khi
mình làm được việc có ý nghĩa với bản thân, với người khác,
được người khác yêu thương, tôn trọng và được yêu thương.
Hạnh phúc giúp cho con người sống tốt đẹp hơn, giúp cho
cuộc sống của mỗi người, của xã hội trở nên tốt hơn…


+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà
mình đang có, khơng có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ


biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ. ( dẫn chứng)


0.5


0.5
<b>KB</b> - Khẳng định giá trị của hạnh phúc và liên hệ bài học nhận


thức và hành động cho bản thân: biết trân trọng hạnh phúc,
biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của
bản thân. Hạnh phúc không tự đến con người cần phải biết tự
mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc
của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng
đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong
cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua,
xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng
quý hơn.


0.25


<i><b>Câu 3(5.0 điểm)</b></i>


<i><b> * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác</b></i>
phẩm truyện. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc
chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.


<i><b> * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau</b></i>
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:


<b>Phần</b> Nội dung Điểm



<b>I.Mở bài - Dẫn dắt và nêuvấn đề: </b>Từ xưa đến nay, tình cảm, tình cha
con là tình cảm thiêng liêng và cao cả.Tình cha dành cho con
trong “ Nói với con” của Y Phương là lời dặn dị thiết tha, trìu
mến, mong ước, tin cậy con lớn khơn nối tiếp truyền thống
của gia đình, của dân tộc, của quê hương. Tình cảm ấy thể
hiện sâu sắc trong đoạn thơ thứ hai.


0.25


<b>II.Thân</b>
<b>bài</b>


*Yêu con, người cha nhắc nhở con biết nhớ, biết tự hào về
nguồn cội, con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, của
gia đình hạnh phúc; trong một dân tộc tài hoa, khéo léo, lạc
quan; trong một quê hương luôn đùm bọc, u thương.


*Từ tình cảm đó, người cha “nói với con” về những đức tính
cao đẹp của người đồng mình.


-Người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ
nhưng tâm hồn phóng khoáng , mạnh mẽ, bền bỉ, kiên cường,
giàu ý chí nghị lực.


“Người đồng mình thương lắm con ơi
…không lo cực nhọc”


->Giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, thân mật, câu thơ cảm


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thán,kết hợp hình ảnh thơ sóng đơi, cách nói giàu hình ảnh ”,


người cha ca ngợi và mong con biết trân trọng, giữ gìn những
đức tính tốt đẹp, những phẩm chất cao quý của dân tộc mình
->Với cách dùng điệp từ “sống”, “ khơng chê”, từ láy “ gập
ghềnh”, hình ảnh so sánh, ẩn dụ đoạn thơ thể hiện niềm tự hào
về ý chí, nghị lực và truyền thống tốt đẹp của :người đồng
mình” của người cha và mong ước con luôn sống nghĩa tình,
thuỷ chung với quê hương. Đồng thời người cha khun con
phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hãy sẵn sàng
đương đầu với khó khăn, thử thách của cuộc đời, không được
chùn bước, nản chí.


-Người đồng mình mộc mạc, chân chất nhưng giàu chí khí,
niềm tin. Họ là những con người lao động cần cù song tâm
hồn đầy khát vọng vươn lên


"Người đồng mình thơ sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con


Người đồng mình tự đục đá kê cao q hương
Cịn q hương thì làm phong tục."


->Âm điệu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như một lời tâm tình. Hai
câu thơ đối nhau,hình ảnh cụ thể, mộc mạc, ý thơ sâu sắc,
cách nói ẩn dụ thể hiện niềm tự hào về lẽ sống cao đẹp và tâm
hồn phong phú của dân chịu thương chịu khó ln sống gắn
bó với q hương, ln có ý thức đóng góp xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp. Người cha mong ước cónẽ sống
tình nghĩa thủy chung với quê hương, nối tiếp truyền thống
của người đồng mình.



Với lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, người
cha còn gửi đến con những lời nhắn nhủ tâm tình:


"Con ơi tuy thơ sơ da thịt
Lên đường


Khơng bao giờ nhỏ bé được
Nghe con."


Nhịp thơ chẫm rãi tha thiết, điệp ngữ “thô sơ da thịt” được
lặp lại một lần nữa nhưng khẳng định thêm về phẩm chất cao
đẹp của “người đồng mình”. Lời thơ chắc gọn như một mệnh
lệnh “lên đường” vừa như lời khuyên, lời dặn dị ân tình, lời
trao gửi niềm tin của người cha với con: hãy sống đúng với
phẩm chất của “người đồng mình”, ln mạnh mẽ , ngẩng cao
đầu vượt qua chông gai, thử thách , biết trân trọng giữ gìn và
phát huy truyền thống của quê hương. Đó là tấm lịng của cha
dành cho con hay nói đúng hơn là quê hương của mỗi chúng
ta.


*Đánh giá: Với âm điệu thơ tha thiết, ngôn ngữ thơ mộc mạc,
hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình, nhà
thơ Y Phương đã khẳng định và ngợi ca những phẩm chất chất
tốt đẹp của người đồng mình qua lời người cha nói với con.
Từ đó nhà thơ thể hiện tình u của người cha với con hết sức


1,75


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lớn lao: người cha mong muốn truyền cho con lòng tự hào về
sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống tốt đẹp của quê


hương và niềm tự tin khi bước vào cuộc đời.


*Liên hệ: Từ tình yêu con của cha trong bài thơ khiến ta liên
tưởng đến tình cảm cha con của ơng Sáu dành cho bé Thu
trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Người cha- người lính ấy yêu con, khao khát được gặp con;
quan tâm, chăm sóc con khi gặp con, hạnh phúc khi nghe
tiếng con gọi ba; nhớ con, thương con đến quặn lòng khi phải
xa con, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập của dân tộc, vì
tương lai của con.Hai tác phẩm viết ở hai hoàn cảnh khác
nhau nhưngcùng thể hiện sâu sắc tình cảm của người cha dành
cho con. Tình cảm ấy trở lên thiêng liêng và cao quý hơn khi
tình yêu con của người cha gắn với tình yêu quê hương, đất
nước.


0,75


<b>III.Kết</b>
<b>bài</b>


Khẳng định vấn đề


Ý nghĩa và bài học cho mỗi con người


0,25


</div>

<!--links-->

×