Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.48 KB, 10 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HÀ NỘI
1. Đặc điểm chung_- quá trình hình thành và phát triển của công
ty cổ phần giầy Hà Nội
1.1. Đặc điểm chung
Công ty cổ phần giầy Hà Nội là sở hữu của các cổ đông được thành lập
trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Công ty hoạt động theo luật
doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty cổ phần giầy Hà Nội là chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân, có
con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng. Công ty có vốn điều lệ do các cổ đông
đóng góp và chịu trách nhiệm hữu hạn về tài chính đối với những khoản này.
Một số thông tin chung về công ty cổ phần giầy Hà Nội như sau:
- Tên gọi: Công ty cổ phần giầy Hà Nội
- Tên viết tắt: HASJOCO
- Tên giao dịch quốc tế: HANOI SHOES JOIN STOCK COMPANY
- Trụ sở chính: Km6 _ đương Nguyễn Trãi _ Thanh Xuân _ Hà Nội
- Ngân hàng mở tài khoản: sở giao dịch 1 _ Ngân hàng Đầu Tư và Phát
triển Việt Nam
- Mã số thuế: 0100101192
- Thời gian hoạt động: 38 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động
- Số cổ đông: 490
- Vốn điều lệ: 5.800.000.000 đồng
+ Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 0%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho lao động trong công ty: 99,38%
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho đối thượng ngoài công ty: 0,62%
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Tiền thân của công ty cổ phần giầy Hà Nội là một phân xưởng giầy. Đây
chính là phân xưởng lao động xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhà máy quốc phòng
X40, được tách ra và thành lập xí nghiệp Giầy da Hà Nội vào ngày 20/4/1986. Xí
nghiệp thuộc khối công nghiệp địa phương trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.
Khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 83 công nhân, 15 máy khâu đạp


chân và một dãy nhà. Theo số liệu kiểm kê tại thời điểm đó, giá trị TSCĐ được
bàn giao lại từ nhà máy Quốc phòng X40 là 112208 VNĐ. Nhiệm vụ của xí
nghiệp trong thời gian này là sản xuất găng tay bảo hộ lao động, giầy và các đồ
quân nhu, quân khí phục vụ cho đời sống quốc phòng an ninh.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, quan hệ kinh tế giữa nước ta và
các nước Đông Âu phát triển mạnh mẽ, nhờ đó doanh nghiệp có nhiều đơn đặt
hàng sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Do đó việc làm
hàng xuất khẩu của xí nghiệp bắt đầu hình thành.
Vào thời điểm này do bị chi phối bởi cơ chế kế hoạch hoá tập trung nên
mọi hoạt động của xí nghiệp hoàn toàn thụ động. xí nghiệp chỉ có nhiệm vụ sản
xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch của cấp trên giao.
Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, do khá bỡ
ngỡ với cách tổ chức quản lí, điều hành sản xuất mới nên bước đầu hoạt động sản
xuất của đơn vị đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, hàng hoá sản xuất ra khó tiêu
thụ do không cạnh tranh được với hàng ngoại và các cơ sở sản xuất trong nước
cho nên sản xuất cầm chừng, người lao động không có việc làm.
Bên cạnh đó, do hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ làm mất đi một thị
trường tiêu thụ rộng lớn. Để tồn tại, phát triển và để cạnh tranh với các đơn vị
thuộc mọi thành phần kinh tế, xí nghiệp đã không ngừng đổi mới trang thiết bị,
mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt là chú trọng vào việc đào tạo bồi dưỡng trình
độ chuyên môn cho cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, nâng cao tay nghề cho
đội ngũ công nhân sản xuất , phấn đấu tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm. Đồng thời xí nghiệp cử
cán bộ đi khai thác nguồn hàng, chào hàng, chấp nhận gia công cho nước ngoài
lấy công làm lãi để học tập kinh nghiệm quản lý và sản xuất, giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động. Chính bằng những biện pháp như trên xí nghiệp đã
từng bước đứng vững trên thị trường.
Ngày 02/08/1994 UBND thành phố Hà Nội có quyết định số
1538/QDUB đổi tên xí nghiệp Giầy Da Hà Nội thành Công ty Giầy Hà Nội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cổ phần hóa, coi đó là hướng đi

đúng và là chìa khoá mở cửa cho sự phát triển của công ty, công ty đã đề nghị
Nhà Nước cho phép bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà Nước tại doanh
nghiệp để thành lập công ty Cổ Phần Giầy Hà Nội.
Ngày30/12/1998 theo quyết định số 5652/QĐUB của uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty Giầy Hà Nội
thành Công ty Cổ Phần Giầy Hà Nội, công ty bắt đầu đi vào hoạt động ngày
01/01/1999. Ngày 01/03/1999 công ty chính thức phát hành cổ phiếu cho cán bộ
công nhân viên của công ty và người ngoài doanh nghiệp có nhu cầu mua cổ
phiếu. Hiện nay toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty thực sự là những
người chủ của công ty. Họ quyết tâm đem hết sức mình để đưa công ty ngày một
đi lên.
Như vậy, trải qua hơn 38 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần
giầy Hà Nội đã có sự chuyển biến về chất, từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào nhà
nước, máy móc thiết bị lạc hậu, công nhân không đủ việc làm, đến nay công ty đã
từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình, tạo công ăn việc
làm ổn định cho khoảng hơn 200 lao động, đảm bảo thu nhập ổn định và ngày
càng nâng cao lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
2. Khách hàng và nhà cung cấp:
Công ty Cổ phần Giầy Hà Nội là đơn vị thực hiện hoạt động gia công
xuất khẩu và sản xuất theo đơn đặt hàng của phía nước ngoài. Theo hình thức sản
xuất này thì nguyên vật liệu cũng là do khách hàng cung cấp.
Cho đến nay, các bạn hàng của công ty không rộng như trước mà chủ
yếu tập trung vào Hàn Quốc. Các sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc gồm túi,
ví, cặp theo kế hoạch định sẵn dựa trên đơn đặt hàng từ phía đối tác. Hiện tại,
công ty đang tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh với công ty KYUNGBO
của Hàn Quốc. Sau khi hai bên nhất trí với đơn đặt hàng, KYUNGBO chuyển các
nguyên vật liệu chính cho công ty và thu hồi lại thành phẩm khi kết thúc chu kỳ
sản xuất.
KYUNGBO và công ty cổ phần giầy Hà Nội ký hợp đồng kinh doanh
lâu dài, trung bình cứ mỗi tháng lại có một lô hàng mới được đưa sang gia công,

trị giá từ 20.000 đến 25.000 USD.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Các sản phẩm của công ty trước đây gồm có: giầy dép, cặp, túi, ba lô,
găng tay và một số sản phẩm gia công khác. Tuy nhiên cho đến nay công ty chỉ
nhận gia công túi Hàn Quốc. Các yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian
phụ thuộc vào đơn đặt hàng và hợp đồng ký kết. Sản phẩm được đưa vào sản xuất
tại phân xưởng Hàn Quốc. Phân xưởng này bao gồm các bộ phận: tổ 1, tổ 2, tổ 3,
tổ 4 và tổ Cắt.
Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm công ty luôn phải tuân thủ chặt
chẽ quy trình chế tạo. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, công ty lên kế hoạch sản
xuất, làm bìa mẫu, lập định mức vật tư, chế thử mẫu rồi gửi cho chuyên gia bên
đối tác duyệt trước khi quyết định mẫu cuối cùng. Sau đó kỹ thuật phân xưởng
Đơn hàng
Kế hoạch chất lượng
Chế thử mẫu, tính định mức vật tư
Duyệt mẫu
Làm dao chặt
Tổ cắt:Nhận nguyên liệu, cắt BTP, bôi mực, lạng mỏng, dẫy, in nhãn
KCS bán thành phẩm
Tổ 1,2,3,4Dây chuyền sản xuất túi, ví, cặpTấy keo vệ sinh công nghiệp
KCS thành phẩm
Đóng gói sản phẩm, xuất hàng
làm dao chặt giao cho bộ phận cắt. Bộ phận cắt nhận nguyên liệu,cắt bán thành
phẩm, bôi mực, lạng mỏng, dẫy in nhãn và chuyển sang khu KCS kiểm tra bán
thành phẩm. Các bán thành phẩm đủ tiêu chuẩn được đưa vào các dây chuyền sản
xuất túi, ví, cặp. Sản phẩm hoàn thành được làm vệ sinh công nghiệp, được kiểm
tra lần cuối cùng tại phân xưởng sản xuất. Cuối cùng thành phẩm được đóng
thùng và xuất đi theo đơn đặt hàng.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

×