Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.74 KB, 24 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP.
* Khái niệm, bản chất của tiền lương
Tiền lương hay tiền công là một phạm trù kinh tế gắn liền với quan hệ thuê
mướn sức lao động. Đối với người sử dụng sức lao động, đó là khoản tiền phải trả
cho người lao động theo cam kết. Khoản tiền này được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh và được hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công. Đối với người lao
động, đó chính là khoản thu nhập được trả thù lao sau quá trình lao động.
Xét về bản chất, tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp các
thành phần kinh tế đều phải quan tâm đến công tác quản lý tiền lương và cách thức
trả công lao động, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vì vậy, tiền
lương được coi như một đòn bẩy kinh tế quan trọng, vừa đảm bảo được lợi ích
chính đáng của doanh nghiệp, vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tốt công tác
quản lý tiền lương không những tiết kiệm được chi phí mà còn tạo ra sự kích thích
mạnh mẽ đối với người lao động trong việc nâng cao năng suất lao động và nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải gắn chặt tiền lương với
năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Tiền lương thực tế phải đảm bảo quá
trình tái sản xuất sức lao động mới và phải là một đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích
người lao động gắn bó và say mê với công việc.
Quan điểm này đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (4/2001)
khẳng định: “Các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước được tự chủ trong
việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và
năng suất lao động của mỗi người. Nhà nước và xã hội tôn trọng thu nhập hợp
pháp của người kinh doanh. Xác định hợp lý mức thuế thu nhập,từng bước mở
rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an ninh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo
hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”. (Văn kiện Đại hội đại biểu


toàn quốc lần thứ VI của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 212).
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP .
1.Trả lương theo thời gian.
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu được áp dụng đối với những người làm
công tác quản lý. Còn đối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở bộ phận lao động
bằng máym óc là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một
cách chặt chẽ và chính xác, hoặc vì tính chất của sản xuất nếu thực hiện trả công
theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả
thiết thực. Mặc dù vậy, hình thức trả lương này vẫn phải tuân theo quy luật phân
phối lao động mà vấn đề đặt ra là phải chính xác được khối lượng công việc mà họ
hoàn thành, đây là công việc rất khó bởi kết quả công việc không thể đo lường một
cách chính xác, chỉ có thể xác định một cách tương đối thông qua bảng chấm công,
ngày, giờ làm việc. Chính vì vậy, phải phân công, bố trí người lao động vào các
công việc cụ thể, phù hợp, giao rõ phạm vi làm việc và trách nhiệm của mỗi người
để đạt hiệu suất công tác cao.
Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản:
Đây là chế độ trả lươ ng mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do
mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế quyết định.
Tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau:
L = S x Ttt.
Trong đó : L : Lương nhận được.
S : Suất lương cấp bậc.
Ttt : Thời gian thực tế.
Các loại trả lương theo thời gian đơn giản:
Tiền lương tháng = ( tiền lương tối thiểu + Phụ cấp ) x hệ số .
Lương tháng
Tiền lương ngày = x Số ngày làm việc thực tế.
Số ngày làm việc theo qui định
Lương tháng
Tiền lương giờ = x Số ngày làm việc thực tế

Số giờ làm việc theo quy định
Hình thức này có ưu điểm là tính toán nhanh, đơn giản nhưng có nhược
điểm là việc quản lý lao động tiền lương không chặt chẽ. Chế độ trả lương này
mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc,
tiết kiệm nguyên vật liệu, tận dụng máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao
động.
* Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:
Để khắc phục phần nào hạn chế của chế độ trả lương trên, thì chế độ tiền
thưởng được kết hợp để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, không
những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt
với thành tích công tác của từng người thông qua chỉ tiêu xét thưởng đạt được. Tuy
nhiên, việc xác định tiền thưởng bao nhiêu là hợp lý, đây là công việc khó nên nó
chưa đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
2. Trả lương theo sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải tự
hạch toán: lời ăn, lỗ chịu, với cơ chế này hầu hết các doanh nghiệp đều được áp
dụng rộng rãi hình thức trả lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt.
Tiền lương theo sản phẩm là tiền lương mà công nhân nhận được phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định đã được sản xuất theo đơn giá xác
định (đơn giá là số tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm khi người công nhân làm
ra đảm bảo chất lượng quy định).
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức quán triệt đầy đủ nhất
nguyên tắc phân phối theo lao động (trả lương theo số lượng và chất lượng lao
động). Hình thức này có tác dụng kích thích nâng cao năng suất lao động, khuyến
khích người lao động ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, cải tiến phương
pháp lao động, sử dụng tốt máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, góp
phần thúc đẩy thực hiện tốt công tác quản lý lao động.
Tuy nhiên, với hình thức trả lương này, nếu kiểm tra chất lượng sản phẩm
không chặt chẽ, công nhân dễ phát sinh tư tưởng chạy theo số lượng bỏ qua chất
lượng, không có ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu và bảo quản máy móc, thiết bị.

2.1 Các điều kiện áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm
- Phải xây dựng được các định mức lao động có căn cứ khoa học.
Định mức lao động là việc xác lập mức hao phí lao động cần thiết để sản xuất ra
một sản phẩm hay để hoành thành một công việc cụ thể. Mức hao phí lao động phụ
thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan của doanh nghiệp. Việc xây dựng
các định mức lao động có khoa học, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý và sử
dụng lao động hợp lý. Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện định mức lao động thực
tế và việc xây dựng các định mức trung bình tiến tiến và sẽ tạo điều kiện trả thù lao
cho người lao động có cơ sở khoa học, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng
của người lao động. Việc xây dựng định mức lao động có căn cứ khoa học còn là
cơ sở vững chắc để thực hiện việc kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh, kế hoạch hoá
nguồn nhân lực và công tác tiền lương cũng như kế hoạch hoá giá thành sản phẩm,
để nâng cao mức doanh lợi của doanh nghiệp trong tương lai.
- Phải coi trọng công tác tổ chức lao động khoa học và đảm bảo các điều
kiện tối thiểu, cần thiết để người lao động thực hiện được các định mức lao động
trung bình tiên tiến và giảm thiểu thời gian ngừng việc do các sự cố kỹ thuật.
- Coi trọng công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phảm sản xuất ra.
Do tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định đã sản
xuất ra và đơn giá. Vì thế muốn trả lương chính xác cần phải tổ chức tốt công tác
thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và xác định đúng đơn giá sản phẩm.
- Phải xây dựng hệ thống cấp bậc công việc có căn cứ khoa học. Xác định
cấp bậc công việc là xác định mức độ phức tạp của công việc theo nguyên tắc. Lao
động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Nói tóm lại, việc trả lương theo sản
phẩm phải theo đơn giá, trả lương tính theo cấp bậc công việc có căn cứ khoa học.
- Cần coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động để
họ nhận thức rõ trách nhiệm và quyền lợi khi làm việc hưởng lương theo sản phẩm,
tránh khuynh hướng chỉ chú ý tới số lượng sản phẩm, không chú ý tới việc sử dụng
tiết kiệm nguyên vật liệu liệu, bảo dưỡng thiết bị máy móc để nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Như vậy, việc trả lương theo sản phẩm cho người lao động phải căn cứ vào

số lượng, chất lượng và đơn giá sản phẩm.
Công thức tính lương theo sản phẩm:
Lsp = ĐG x Mtt
Trong đó: Lsp: lương sản phẩm
ĐG: Đơn giá
Mtt: số lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra trong kỳ.
2.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm
* Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
Chế độ này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện
quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối có thể định mức kiểm
tra va nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
Đơn giá của chế độ trả lương này cố định và được tính theo công thức sau:
L
ĐG =
MQ
Hoặc ĐG = L x T
Trong đó: ĐG: Đơn giá
L: Lương theo cấp bậc công việc
Q: Mức sản lượng
T: Mức thời gian (tính theo giờ)
Tiền lương của công nhân sẽ được tính theo công thức:
L = ĐG x Q
* Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
Chế độ trả lương này áp dụng đối với những công việc của một tập thể công
nhân cùng thực hiện như lắp ráp thiết bị sản xuất ở các bộ phận làm theo dây
chuyền trong nhà máy liên hợp.
Đơn giá được tính theo công thức:
L
ĐG =
MQ

Hoặc : ĐG = L x T
Trong đó: ĐG: Đơn giá bình quân
L : Tổng số tiền lương tính theo cấp bậc
Q : Mức sản lượng
T : Mức thời gian
Tiền lương của tổ, nhóm cũng tính theo công thức:
L = ĐG x Q
Khi tính lương cho cả tổ (hoặc cả nhóm) cần phải coi trọng việc phân công
và hợp tác lao động giữa các thành viên sao cho phù hợp với bậc lương và thời
gian lao động của họ.Việc điều chỉnh tiền lương theo nhóm có thể dùng phương
pháp hệ số điều chỉnh và phương pháp hệ số giờ để đảm bảo quyền lợi chính đáng
của người lao động.
- Phương pháp hệ số điều chỉnh: Quá trình tính toán được tính toán theo ba
bước:
+ Bước 1: Tiền lương cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi công nhân.
+ Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh (h).
Tổng số tiền lương thực lĩnh
h =
Số lượng vừa tính ở bước 1
+ Bước 3: Tính tiền lương của từng người.
- Phương pháp hệ số giờ: Quá trình tính toán cũng cần qua 2 bước:
+ Bước 1: Tổng số giờ làm việc thực tế của các công nhân có bậc khác nhau
về bậc 1.
+ Bước 2: Tính tiền lương thực lĩnh của mỗi công nhân theo tiền lương cấp
bậc và số giờ làm việc đã tính lại.
* Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Chế độ này chỉ áp dụng cho công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh
hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản
phẩm như: công nhân sửa chữa, phục vụ máy. Ngoài ra, ở nhiều đơn vị sản xuất,
tiền lương của bộ phận quản lý hưởng theo sản phẩm cũng phụ thuộc vào kết quả

sản xuất của công nhân chính.
Đặc điểm vào chế độ trả lương này là tiền lương của công nhân phụ lại tuỳ
thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó đơn giá tính theo công
thức:
L
ĐG =
MQ
Trong đó: ĐG : Đơn giá sản phẩm
L : Lương cấp bậc công nhân phụ
MQ: Mức sản lượng của công nhân chính
Tiền lương thực lĩnh của công nhân phụ sẽ là:
Ln = ĐG x Mn
Trong đó: Mn: Sản lượng thực tế của ca làm việc
* Chế độ trả lương khoán:
Chế độ trả lương khoán áp dụng cho những công việc nếu giao từng chi tiết,
bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn
thành trong một thời gian nhất định. Chế độ trả lương này áp dụng chủ yếu trong
ngành xây dựng cơ bản và một số công việc nông nghiệp. Trong công nghiệp, chế
độ trả lương này chỉ áp dụng cho những công nhân khi hoàn thành các công việc
đột xuất như sửa chữa, lắp ráp nhanh một số thiết bị để đưa vào sản xuất. Chế độ
có thể áp dụng cho cả công nhân hay tập thể.
- Khoán theo cá nhân: Theo chế độ này, lương của từng cá nhân phụ thuộc
vào sản lượng khoán hoàn thành.
- Khoán theo tập thể: Tiền lương nhận được sẽ phân phối cho công nhân
trong tổ, nhóm giông như trong chế độ tiền lương tính theo sản phẩm tập thể.
Xác định đơn giá khoán là công việc tương đối phức tạp. Một mặt phải xuất
phát từ việc xác định các loại công việc do các bộ phận và việc trả công, trả lương
cho bộ phận đó. Mặt khác phải tính đến cả yếu tố khách quan ảnh hưởng tới công
việc.
Chế độ tiền lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ

trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc đã ghi thông qua hợp đồng giao
khoán. Tuy nhiên, chế độ trả lương này khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ,
tỉ mỉ để xác định đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân.
* Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng.
Thực chất, chế độ này là chế độ trả lương theo sản phẩm ở trên cộng thêm
phần thưởng. Phần tiền lương phải tính theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ
căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về mặt số lượng, chất lượng
công việc để tính.
Tiền lương được trả theo sản phẩm có thưởng được tính theo công thức:
Lcđ x m x h
TL = Lcđ +
100
Trong đó: TL : Tiền lương sản phẩm có thưởng
Lcđ : Tiền lương tính theo đơn giá cố định
m : Tỷ lệ phần trăm cho 1% hoàn thành vượt mức
h : Hệ số phần trăm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ tiền lương theo sản phẩm có thưởng là
phải quy định đúng đắn các chỉ tiêu, điều kiện thưởng, khoản tiền thưởng và tỷ lệ
thưởng bình quân.
* Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Chế độ này được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh ở
khâu trọng yếu ở dây chuyền sản xuất, do yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thành kịp kế hoạch: Đây là chế độ trả
lương mà tiền lương của những sản phẩm trong giới hạn định mức khởi điểm luỹ
tiến thì được trả theo đơn giá cố định còn những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ
tiến sẽ được trả theo đơn giá luỹ tiến.
3. N ội dung quĩ lương.

×