Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ôn tập Ngữ văn khối 10 tuần 20-21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.35 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 TUẦN 20-21 </b>


Để hệ thống kiến thức căn bản cho kì học nói riêng và tồn năm học nói chung,
chúng ta cần ôn tập, nắm vững những kiến thức đã học từ đầu học kì II trước khi
tiếp tục chương trình học trong thời gian tới. Đó là lí do mà học sinh khối 10 cần
ôn bài và thực hiện bài tập luyện tập ở các bài học sau:


<b>Bài: PHÚ SÔNG BẶCH ĐẰNG- Trương Hán Siêu </b>
<b>I. Ôn tập - Củng cố kiến thức </b>


<b>1. Nội dung </b>


Xét theo mạch ý của bài phú, cần nắm vững những nội dung sau:
- Hình tượng nhân vật “khách” (sự phân thân của tác giả)


+ “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khống đạt, có tâm
hồn hồi bão lớn lao. Tráng chí bốn phương của “khách” được gợi lên qua hai loại
địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt).


+ Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc: Vui trước cảnh
sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích.
Buồn đau, nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu,
dòng thời gian đang làm mờ bao dấu vết.


- Hình tượng của các bô lão (có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư
cấu)


+ Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tơn kính
khách. Sau một câu hồi tưởng về việc “Ngô chúa phá Hoằng Thao”, các bô lão kể
cho “khách” nghe về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ơ Mã” (kể theo trình tự
diễn biến của sự kiện với thái độ giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào). Đó là một


trận đánh “kinh thiên động địa” giữa hai đội qn hùng mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trí, vai trị của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý
sâu sắc.


+ Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như
một truyên ngơn về chân lí: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh
thiên cổ.


- Lời ca và cũng là lời bình luận của “khách”:


Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, đồng thời ca ngợi chiến tích
của quân và dân ta trên song Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng
định chân lí: Trong mối quân hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố
quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân
tài có “đức cao”.


<b>2. Nghệ thuật </b>


- Sử dụng thể phú tự do, không bị gị bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và
trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng,…


- Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm.


- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liêm ngâm, lối diễn đạt khoa trương,…
<b>3. Ý nghĩa của văn bản </b>


Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc
trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng
bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc



<b>II. Luyện tập </b>


<b>1. Các bô lão là nhân vật có thật hay do tác giả hư cấu? Vai trị của hình tượng các </b>
<b>bơ lão trong bài phú? </b>


<b>2. Trong những ngày tháng chống Mĩ hào hùng, Chế Lan Viên viết: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i> Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt </i>
<i>Mỗi con sơng đều muốn hóa Bạch Đằng </i>


<i><b> (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng?) </b></i>


Kết hợp những kiến thức lịch sử đã học với hình tượng trong bài Phú sông Bạch
Đằng của Trương Hán Siêu, hãy viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em
về hình tượng sơng Bạch Đằng trong lịch sử.


<b>3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: </b>
<i> Đương khi ấy: </i>


<i> Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, </i>
<i> Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói. </i>
<i> Trận đánh được thua chửa phân, </i>


<i>Chiến lũy bắc nam chống đối </i>
<i>Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, </i>
<i> Bầu trời đất chừ sắp đổi. </i>


<i><b> (Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu) </b></i>
<b>Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn? </b>



<b>Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn. </b>


<b>Câu 3. Xác định câu văn tiêu biểu diễn tả tính chất gay go, quyết liệt của cuộc </b>
chiến.


<b>Câu 4. Nhận xét về thái độ, giọng điệu của các bô lão ở đoạn văn trên? </b>
<b>4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: </b>


<i><b> Sông Đằng một dải dài ghê, </b></i>


<i> Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông </i>
<i> Những người bất nghĩa tiêu vong, </i>
<i> Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i> Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. </i>
<i> Giặc tan mn thuở thăng bình. </i>


<i>Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao. </i>


<i><b> (Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu) </b></i>


<b>Câu 1. Đoạn trích thuộc phần nào của bài phú? </b>
<b>Câu 2. Cho biết nội dung lời ca của các bô lão. </b>


<b>Câu 3. “Khách” đã nhấn mạnh yếu tố nào có tính quyết định làm nên chiến thắng </b>
trên sông Bạch Đằng?


<b>Câu 4. Suy nghĩ của em về một thơng điệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở đoạn </b>
trích.



<i><b> Chú ý: Riêng bài tập 2 và 4, các bạn làm trên giấy học sinh để nộp cho giáo viên </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>VĂN THUYẾT MINH </b>


<b>I. Ôn tập lý thuyết </b>
<b>1. Khái niệm </b>


Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung
cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.


Có nhiều loại văn bản thuyết minh. Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như
thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch
sử, một phương pháp...Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình
ảnh sinh động giàu tính hình tượng.


<b>2. u cầu của văn </b>


- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho
mọi người.


- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
<b>3. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh </b>


- Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành,
vận động và phát triển.


- Kết cấu theo trình tự khơng gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của
nó (bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngồi, hoặc theo trình tự quan sát,…).



- Kết cấu theo trình tự lơgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác
nhau (nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).


- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự
khác nhau.


<b>4. Phương pháp thuyết minh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Phương pháp nêu ví dụ:
- Phương pháp dùng số liệu:
- Phương pháp so sánh:


- Phương pháp phân loại, phân tích:
<b>5. Các bước làm bài văn thuyết minh: </b>


- Bước 1:


+ Xác định đối tượng thuyết minh.


+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết


+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh và hình thức kết cấu phù hợp


+ Sử dụng ngơn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm
cơ bản của đối tượng.


- Bước 2: Lập dàn ý


- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh



+ Viết phần mở bài: Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai
phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.


+ Viết phần thân bài:


Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một
hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.


Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo
của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ
xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước- sau; hay theo
thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>6. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh </b>


* Đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung
thuyết minh thường là:


- Vị trí địa lí.


- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.


* Đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hố, nhà văn thì các nội dung
thuyết minh thường là:


- Hoàn cảnh xã hội.
- Thân thế và sự nghiệp.



- Đánh giá xã hội về danh nhân


Lưu ý: Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trị chủ yếu, có
dung lượng .


* Giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.


- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thứ


* Đối tượng thuyết minh về một lễ hội truyền thống, thì nội dung thuyết minh
thường là: Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:


<b> - Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội: </b>


<b> - Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. </b>
<b> - Đánh giá về ý nghĩa lễ hội. </b>


* Đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
- Cấu tạo của đối tượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Cách sử dụng, cách bảo quản
- Lợi ích của đối tượng


* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc


- Đặc điểm


- Hình dáng
- Lợi ích


* Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.


- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thức.


<b>II. Luyện tập </b>


<i><b>Đề 1. Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương </b></i>


<b>Đề 2. Viết bài văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hoặc Nguyễn Trãi). </b>
<b>Đề 3. Viết bài văn giới thiệu về tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán </b>
Siêu.


<b>Đề 4: Hãy thuyết minh về một lễ hội truyền thống của quê hương. </b>


</div>

<!--links-->

×