Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.68 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN DINH

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2017


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VĂN DINH

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
Ở TỈNH ĐỜNG THÁP

Chun ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG THANH TÂN


Nghệ An, 2017


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sỹ, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới
Phòng sau Đại học, Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh; Phòng sau
Đại học Trường Đại học Đồng Tháp; Quý thầy, cơ đã trực tiếp giảng dạy lớp
Cao học Chính trị học Khóa 23 tại Trường Đại học Đồng Tháp.
Tác giả xin bày tỏ lòng tri ân tới TS. Lương Thanh Tân, người thầy đã
quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân Tỉnh Đồng Tháp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong việc khảo sát,
cung cấp số liệu để thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, mặc dù tác giả đã rất tâm
huyết và cố gắng, tuy nhiên, luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Tác giả kính mong nhận được nhiều sự góp ý, chỉ dẫn từ q thầy, cơ để luận văn
được hồn thiện hơn.
Đồng Tháp, tháng 07 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Văn Dinh


3
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa


1

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3

A. MỞ ĐẦU

4

B. NỘI DUNG

11

Chương 1: LÝ ḶN VỀ VAI TRỊ CỦA HỘI NƠNG DÂN VIỆT

11

NAM TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
1.1

Mợt số khái niệm cơ bản

11

1.2


Vai trị và tính tất yếu của việc nâng cao vai trị của Hợi Nơng

20

dân Việt Nam trong xây dựng nơng thơn mới
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH

38

ĐỒNG THÁP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.

Tình hình xây dựng nơng thơn mới ở tỉnh Đồng Tháp

38

2.2.

Thực trạng phát huy vai trị của Hợi Nơng dân tỉnh Đồng Tháp

53

trong xây dựng nông thôn mới
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRỊ

72

CỦA HỘI NƠNG DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI HIỆN NAY

3.1.

Quan điểm nâng cao vai trị của Hợi Nơng dân tỉnh Đồng Tháp

72

trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.

Một số giải pháp nâng cao vai trị của Hợi Nơng dân tỉnh Đồng

75

Tháp trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
C. KẾT LUẬN

100

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

E. PHỤ LỤC

108


4

A. MỞ ĐẦU

1. Lý‎do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu khá tồn
diện. Nơng nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất
hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Kinh tế nông thôn chuyển
dịch theo hướng tăng cơng nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức
sản xuất tiếp tục được đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng
cường; bộ mặt nơng thơn ngày càng thay đổi tích cực. Đời sống vật chất và tinh
thần của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện. Vị thế chính trị của giai
cấp nông dân ngày càng được nâng cao.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới, tính đến nay, tồn tỉnh Đồng Tháp đã có 28/119 xã đạt 19 tiêu chí
xã nơng thôn mới, đạt 23,53% so với tổng số xã (vượt 3,53% so với chỉ tiêu chung
20% của cả nước); cấp huyện, có 1 đơn vị là thành phố Sa Đéc hồn thành nhiệm
vụ xây dựng nơng thơn mới đang chờ chính phủ cơng nhận. Đạt được kết quả trên
là sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và tồn xã hợi, trong đó có sự đóng
góp đắc lực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hợi, đặc biệt
là vai trị của Hợi Nơng dân và giai cấp nơng dân tỉnh Đồng Tháp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thời gian qua vai trị của Hợi
Nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới cũng cịn những hạn chế, bất cập. Mợt
số nơi ít tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
chưa chủ động tham mưu, đề xuất các phần việc thuộc vai trị của Hợi Nơng
dân; cơng tác tun truyền có lúc, có nơi chưa thường xuyên và chưa đi vào
chiều sâu, hình thức chưa phong phú, đa dạng, chưa thu hút; cịn mợt bợ phận


5
cán bộ, hội viên, nông dân chưa nhận thức rõ về vai trị chủ thể của mình trong
xây dựng nơng thôn mới (do dân làm, dân trực tiếp hưởng lợi) nên cịn tư tưởng
ỷ lại, trơng chờ Nhà nước đầu tư; mợt số nơi chưa thể hiện rõ vai trị là tổ chức

đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hợi viên nơng dân, chưa
mạnh dạn trong công tác tham mưu đề xuất, thiếu chủ động và chưa kịp thời
nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, những tâm tư nguyện vọng và bức xúc
của nông dân để báo cáo đề xuất cấp ủy, chính quyền giải quyết.
Để khắc phục những hạn chế trong thời gian qua và tiếp tục phát huy hơn
nữa vai trị của Hợi Nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới, góp phần quan
trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Đồng Tháp lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra: “có 50% xã đạt tiêu chí xã
nơng thơn mới, 02 đơn vị cấp huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới”. Vấn đề
đặt ra hết sức bức thiết hiện nay là cần phải có những nghiên cứu về mặt l‎ý luận,
đánh giá, tổng kết cơng tác thực tiễn và tìm ra những giải pháp sát hợp để tiếp
tục xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp nói riêng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nơng
dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến lược quan trọng
trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ
sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị,
đảm bảo quốc phịng, an ninh; là nợi dung rất quan trọng trong chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, được nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp quan tâm và là lĩnh vực được nhiều
nhà khoa học tập trung nghiên cứu ở nhiều góc đợ, khía cạnh và phạm vi khác
nhau. Các cơng trình đã làm rõ hơn, phong phú hơn về cơ sở l‎ý luận và thực tiễn
cũng như đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trong các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ


6
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hợi nhập quốc tế.
Sau đây là mợt số cơng trình tiêu biểu:
Đặng Kim Sơn (2008),“Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nơng thơn,

nơng dân trong q trình cơng nghiệp hóa”, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nợi;
Bùi Quang Dũng, chủ nhiệm Đề tài “Vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn trong phát triển bền vững Tây Nguyên”, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, ngày 09 tháng 06 năm 2015;
TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, “Xây dựng nông
thôn mới, một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cợng sản, ngày 05 tháng 11 năm 2015;
Đỗ Mai Thành “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, Lý luận
và thực tiễn”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 12 tháng 10 năm 2016;
ThS. Trần Thanh Giang, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề tam nông trong giai đoạn hiện nay”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt
Nam, ngày 30 tháng 9 năm 2015;
PGS.TS Lại Ngọc Hải, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn qn sự, Bợ Quốc
phịng,“Vấn đề nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn - nhìn từ góc độ giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cợng sản, ngày 25 tháng 8 năm 2008;
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, “Làm gì để phát triển bền vững Tam nơng trong
thời gian tới”, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 18 tháng 7 năm 2008;
Đỗ Kim Chung, “Vấn đề nông dân, nơng nghiệp, nơng thơn trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay: Quan điểm và những định
hướng chính sách”, Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam, ngày 09 tháng 09 năm 2010.
TS. Nguyễn Liên Châu với bài viết Tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ
tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng nông thôn mới hiện nay”, đăng trên trang


7
báo điện tử Hà Tĩnh ngày 13 tháng 01 năm 2012. Trong bài viết tác giả đã phân
tích, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đời sống mới, Đảng và Nhà nước ta đã khởi
xướng và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng đời sống mới, lối sống mới, là thực hành

Cần, Kiệm, Liêm, Chính bằng chương trình mục tiêu quốc gia; nhằm Cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
ThS. Dương Thanh Bình, với bài viết “Vai trị lãnh đạo của cấp ủy cơ sở
trong xây dựng nông thôn mới - Nhìn từ thực tiễn của xã Thanh Khai, huyện
Thanh Chương”, đã rút ra 7 kinh nghiệm của cấp ủy Đảng cơ sở. Trong đó, có 2
kinh nghiệm về nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng là: “đồn kết thống
nhất ý chí và hành đợng của tập thể đội ngũ Ban chấp hành Đảng ủy, quyết tâm
đổi mới và đổi mới có hiệu quả phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng trong
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới tại
địa phương” và “tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ,
cấp ủy Đảng địa phương đối với xây dựng nơng thơn mới”.
Dưới góc đợ mợt luận văn Thạc sỹ chun ngành Chính trị học, đề tài
“Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”, Trường Đại học Vinh,
năm 2011, tác giả Trần Văn Tám đề cập vấn đề vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ
chức Đảng ở các cấp, nhất là cấp cơ sở, nơi nào có sự quan tâm của cấp ủy Đảng
thì phong trào xây dựng nông thôn mới thu được những kết quả thiết thực, được
cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, làm theo. Ngược lại nơi nào
cấp ủy Đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp thì ở đó kết quả chất lượng
thấp, dân mất niềm tin, không tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà
nước, đề tài “Các Huyện ủy ở Thành phố Hồ Chính Minh lãnh đạo xây dựng


8
nông thôn mới giai đoạn hiện nay” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2015, tác giả Lê Văn Nghĩa cũng đề cập đến thực trạng, nguyên nhân
và kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời đề xuất một số giải
pháp tăng cường sự lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của các Huyện ủy trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học của tác giả Hoàng Thị Thu
Hoài, đề tài nghiên cứu “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Nghệ An trong xây dựng nông thôn mới”, Trường Đại học Vinh, năm 2014, qua
đó tác giả đánh giá thực trạng và vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An
trong xây dựng nơng thơn mới, từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp
nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong xây dựng nơng thơn mới.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đều có liên quan đến vấn đề xây dựng
nơng thơn mới. Tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tơi chưa thấy có cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề “Nâng cao vai trị của Hội Nơng dân trong xây dựng nơng
thơn mới ở tỉnh Đồng Tháp” mợt cách tồn diện. Do đó, để làm rõ hơn về cơ sở
l‎ý luận và thực tiễn, cũng như đề ra các nhiệm vụ và giải pháp sát hợp, khả thi
nhằm tiếp tục nâng cao vai trị của Hợi Nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới
ở tỉnh Đồng Tháp, tác giả chọn nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần xây dựng
nơng thơn mới ở tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở l‎ý luận và thực trạng, luận văn đề xuất một
số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trị của Hợi Nơng dân
Việt Nam tỉnh Đồng Tháp trong xây dựng nông thôn mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề l‎‎ý luận về vai trị của Hợi Nơng dân trong
xây dựng nông thôn mới.


9
- Phân tích, đánh giá thực trạng về vai trị của Hội Nông dân trong xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua.
- Đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trị của
Hợi Nơng dân Tỉnh trong xây dựng nơng thơn mới ở Đồng Tháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý l‎uận về vai trị của Hợi Nơng dân trong
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu về vai trò của Hội Nông dân trong xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các báo cáo tổng
kết, số liệu thống kê, kết quả điều tra xã hội học của các sở, ban, ngành tỉnh, các
đề tài nghiên cứu khoa học đã được công bố về xây dựng nông thôn mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như
lơgic - lịch sử; phân tích - tổng hợp; thống kê so sánh; tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ hơn cơ sở khoa học về l‎ý luận và thực tiễn về vai trị của
Hợi Nơng dân trong xây dựng Nơng thơn mới trên phạm vi cả nước nói chung
và ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Luận văn đánh giá sát đúng thực trạng về vai trò


10
của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp thời gian
qua, từ đó đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sát hợp nhằm nâng cao vai
trị của Hợi Nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới ở tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với việc nghiên cứu
các khoa học chính trị, trong đó có Chính trị học về vai trị của Hợi Nơng dân
trong xây dựng nơng thơn mới.

7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo và phụ lục, đề
tài luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về vai trị của Hợi Nơng dân Việt Nam trong xây dựng
nông thôn mới.
Chương 2: Thực trạng về vai trị của Hợi Nơng dân Việt Nam tỉnh Đồng
Tháp trong xây dựng nông thôn mới.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản nâng cao vai trị của Hợi Nông
dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay.


11
B. NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI NƠNG DÂN VIỆT NAM
TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI

1.1. Mợt số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm vai trò
Theo từ điển tiếng Việt, vai trò là tác dụng, chức năng trong sự hoạt đợng, sự
phát triển của cái gì đó. Vai trị thường là tính từ chỉ tính chất của sự vật, sự viêc,
hiện tượng, hoặc dùng để nói về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mục đích của sự vật,
sự việc, hiện tượng trong mợt hồn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó.
Cho đến nay, qua nghiên cứu, chúng tơi chưa thấy có mợt định nghĩa đầy
đủ nào về vai trị. Tùy theo góc đợ và lĩnh vực nghiên cứu mà có các khái niêm
khác nhau về vai trò. Tuy nhiên, nhiều nhà nhà nghiên cứu cho rằng, vai trị là
mợt tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với
một vị thế xã hợi nhất định. Khái niệm vai trị xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai
diễn trên sân khấu. Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt
chước và học tập đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng. Cịn

vai trị xã hợi khơng có tính chất tưởng tượng, bắt chước cứng nhắc và nhất thời.
Những hành vi thực tế của một người nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối
sống, tác phong từ trước đó trong c̣c sống.
Vai trị xã hợi của mợt người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể
hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của
người đó. Đồng thời, họ cũng nhận được những quyền lợi xã hợi tương ứng với
việc thực hiện vai trị của họ. Mỗi cá nhân có vơ vàn vai trị, có bao nhiêu mối
quan hệ xã hợi thì có bấy nhiêu vai trị xã hợi. Vị thế và vai trị của cá nhân trong


12
xã hợi bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, từ địa vị của các cá
nhân tḥc các giai cấp và các nhóm xã hợi khác mà quy định nên. Mỗi cá nhân
có nhiều vị thế và vai trị khác nhau ở gia đình, ngồi xã hợi… và tuỳ theo vai
trị của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành đợng
tương ứng với vai trị mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai trị ln gắn bó mật
thiết với nhau. Khơng thể nói tới vị thế mà khơng nói tới vai trị và ngược lại.
Vai trị và vị thế là hai mặt của một vấn đề. Vị thế của cá nhân được xác định
bằng việc trả lời cho câu hỏi: người đó là ai? Và vai trị của các nhân được xác
định bằng cách trả lời câu hỏi: người đó phải làm gì? Vai trị phụ tḥc vào vị
thế (vị thế nào vai trị ấy). Mợt vị thế có thể có nhiều vai trị.
Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trị thì vị thế thường ổn định hơn, ít
biến đổi hơn, cịn vai trị thì biến đợng hơn. Thơng thường thì sự biến đổi của vai
trị phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế. Vị thế biến đổi thì vai trị cũng biến đổi.
Qua trên, chúng tơi đồng tình với định nghĩa cho rằng, vai trò là một tập
hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế
xã hội nhất định.
1.1.2. Khái niệm nông dân
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất
nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ṛng vườn, sau đó đến các ngành

nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử,
người nơng dân có quyền sở hữu khác nhau về ṛng đất. Họ hình thành nên giai
cấp nơng dân, có vị trí, vai trị nhất định trong xã hội. Trong lịch sử, nhiều nền
văn minh lấy nông nghiệp làm nền tảng đã phát triển giai cấp nông dân, được tổ
chức chặt chẽ nhất là trong nền văn minh Ai Cập.
Chủ thể của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp là nông dân. Do đó, theo nghĩa thơng thường, nơng dân là những người
tham gia sản xuất nông nghiệp. Song, trên thực tế, nhiều nước công nghiệp phát


13
triển cũng như ở Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển, rất nhiều nơng
dân, ngồi việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia vào các hoạt động
kinh tế khác như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ.
Nông thơn càng phát triển thì cơ cấu ngành nghề trong nơng thơn càng đa dạng,
phong phú. Do đó, khái niệm về nông dân cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Theo chúng tôi, Nông dân là những người dân sống ở nông thôn làm các
hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tuỳ theo khả năng và
lợi thế so sánh của họ.
1.1.3. Khái niệm Hội Nông dân Việt Nam
Theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam: “Hội Nông dân Việt Nam là đồn
thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
Mục đích của Hội Nơng dân Việt Nam là tập hợp đồn kết nơng dân, xây
dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng tin cậy
trong khối liên minh vững chắc cơng, nơng, trí nhằm bảo đảm thực hiện thắng
lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn.
Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam là tập hợp, vận động, giáo dục
hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình đợ,

năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước và khối đại đồn kết tồn dân tợc; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông
dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam là tuyên truyền, vận động cán bộ,
hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội. Khơi dậy và


14
phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao
động sáng tạo của nơng dân. Vận đợng, tập hợp, làm nịng cốt tổ chức các phong
trào nông dân phát triển kinh tế, văn hố, xã hợi, quốc phịng, an ninh; xây dựng
nơng thơn mới. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân.
Trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện mợt số chương trình, đề án phát triển
kinh tế, văn hố, xã hợi nơng thơn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế
tập thể trong nơng nghiệp, nông thôn. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ
trợ, dạy nghề, khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao
đời sống, bảo vệ mơi trường. Đồn kết, tập hợp đơng đảo nơng dân vào tổ chức
Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững
mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng u cầu, nhiệm vụ
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tham gia xây dựng Đảng, chính
quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy
chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng dân,
nơng thơn. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và
Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hợi viên, nơng
dân. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đồn kết trong nợi bợ nơng
dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hợi; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã
hợi. Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng

cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng
bá hàng hố nơng sản, văn hố Việt Nam với tổ chức nơng dân, tổ chức quốc tế,
các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
1.1.4. Khái niệm nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.1.4.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới
Khái niệm nông thôn
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thơn… Trong


15
tâm thức người Việt, đó là mợt mơi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa
nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá
xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của
người Việt. Làng - xã là một cộng đồng địa vực, cộng đồng cư trú có ranh giới
lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là mợt đơn vị tự cấp, tự túc về
kinh tế, có ṛng, có nghề, có chợ… tạo thành mợt khơng gian khép kín thống
nhất. Làng - xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập qn, văn
hố, là mợt đơn vị tự trị về chính trị. Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành
chính cơ sở. Tuy nhiên, làng - xã cũng có những biến đổi ít nhiều qua các thời
kỳ, nhưng nhìn chung cho đến trước năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ
được những cấu trúc truyền thống cơ bản.
Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, Làng
Việt là đơn vị cơ bản của nơng thơn Việt Nam.
Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay
đổi căn bản. Những nợi dung trong chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thôn
như: xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương
thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại,
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn, xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu

tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện Bợ tiêu chí quốc
gia về nơng thôn mới, khái niệm nông thôn được hiểu là: “Nông thôn là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản
lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã” [8, tr,1].
Đặc điểm nông thôn nước ta hiện nay: mật độ dân số thấp; chủ yếu dựa


16
vào tài nguyên thiên nhiên; thu nhập chính là từ nông nghiệp; giá trị làm ra trên
1 đơn vị tài nguyên thấp; tỉ trọng dịch vụ thấp; hình thức cư trú là cụm, tuyến,
khơng theo quy hoạch; văn hóa làng cịn phổ biến.
Khái niệm nơng thơn mới
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phát động phong trào “Xây dựng đời sống mới”. Ngày 23 tháng 3 năm 1947,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới”, Người đã khẳng định ý
nghĩa của Tác phẩm là giúp nhân dân ta thực hành đời sống mới để cứu quốc và
kiến quốc: “Trong lúc kháng chiến cứu quốc chúng ta phải đồng thời kiến quốc.
Thực hành đời sống mới là mợt điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến
quốc. Anh Tân Sinh viết quyển "Đời sống mới" một cách vắn tắt, rõ ràng, thiết
thực, dễ hiểu. Đó là mợt quyển sách nhỏ, chỉ rõ bước đường đời sống mới. Tôi
mong đồng bào ta mỗi người có mợt quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để
thực hành đời sống mới. Như thế, chúng ta nhất định sẽ tiến bộ hơn” [9]. Thực
hành “Đời sống mới” là công việc của mọi người dân, bắt đầu từ cợi nguồn là
mỗi người, gia đình, làng xã. Người viết: “Do nhiều người nhóm lại mà thành
Làng, do nhiều Làng nhóm lại mà thành Nước. Nếu người này cũng xấu, người
kia cũng xấu, thì thành Làng xấu, Nước hèn; nếu mỗi người cá nhân tốt, thì
Làng tốt, Nước mạnh. Người là gốc của Làng, Nước, nếu mỗi người cố gắng
làm đúng đời sống mới thì Dân tợc nhất định phú cường” [9].

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết: “Đảng cần phải
có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng
cao đời sống của nhân dân” [48]. Người nhấn mạnh: “Mục đích của chủ nghĩa
xã hợi là nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, trước hết là nhân dân lao động” [38, tr.271].
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định: “Xây dựng nông thôn mới là một


17
nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước” [27].
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục
tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp,
dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”; “Xây dựng,
phát huy vai trị chủ thể của giai cấp nơng dân trong q trình phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn” [26]. Đến Nghị quyết Đại hợi Đại biểu tồn quốc lần thứ XI,
Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Quy hoạch phát triển nơng thơn và phát triển đơ
thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề
gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới
phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng
giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hố tốt đẹp của nơng thơn
Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận
lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu
tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao đợng. Triển khai có hiệu
quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm” [27,
tr.123]. Nghị quyết Đại hợi Đại biểu tồn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác
định: “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn gắn với xây dựng nông thôn mới” [28,
tr.77]. Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khố X, về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, có đoạn viết: “Xây dựng nơng
thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố
dân tợc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường” [1, tr.3].
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng


18
Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020, xác định: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tợc; mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [11, tr.1].
Đề án số 01-ĐA/ĐĐHND ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Đảng đồn Hợi
Nơng dân Việt Nam về Nâng cao vai trị, trách nhiệm của Hợi Nơng dân Việt Nam
trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thn mới và xây dựng giai cấp nông
dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, xác đinh: “Nâng cao vai trị, trách nhiệm của
Hợi Nơng dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và
xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phải trên cơ sở các quan điểm của Đảng và
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn” [29, tr.12]; “Xây dựng Hợi Nơng dân Việt Nam vững
mạnh tồn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực sự là trung tâm và nịng
cốt cho phong trào nơng dân và cơng c̣c xây dựng nơng thơn mới, góp phần
khơng nừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, xây
dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững và xây

dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hợi hiện đại. Nơng dân được
đào tạo có trình đợ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ
bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới” [29, tr.14-15].
Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp
hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, về tham gia thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020, xác định: “Xây
dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng


19
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội Nông dân Việt Nam, phát
huy mạnh mẽ vai trị của Hợi Nơng dân cấp xã; đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền
vận động nông dân tham gia xây dựng nơng thơn mới, phát huy đầy đủ, tồn diện
nợi lực và tiềm năng, sáng tạo của nông dân, động viên, khuyến khích nơng dân
chủ đợng, tích cực tham gia với vai trị là chủ thể ở nơng thơn” [51, tr.2-3].
Từ những tư tưởng, quan điểm về nông thôn mới của Đảng và Chính phủ
nêu trên, chúng tơi cho rằng: Nơng thơn mới là nơng thơn phát triển tồn diện,
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân
tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị
ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Mục đích của xây dựng nơng thơn mới
Mục đích là xây dựng kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng cao; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hợi hiện đại, mơi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao,
bản sắc văn hóa dân tợc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản l‎ý dân chủ;
chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
Khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn,
hài hồ giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó

khăn; nơng dân được đào tạo có trình đợ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến
trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới. Xây
dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm
bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nơng
thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,


20
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân
tợc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
1.1.4.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân
và của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội,
mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn
của Chính phủ để cộng đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia
đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp,
cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nơng thơn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
1.2. Vai trò và tính tất yếu của việc nâng cao vai trò của Hội Nông
dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới
1.2.1.1. Hội Nông dân tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong hội viên nông
dân về xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân về chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nơng thơn mới được xác định vị
trí, vai trị hết sức cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành cơng hay thất bại
của cả chương trình xây dựng nơng thơn mới. Do đó vai trị của Hội Nông dân
phải thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về vai trị chủ
thể của nơng dân trong xây dựng nông thôn mới, nêu cao tinh thần tự chủ, tự


21
lực, tự cường của nông dân, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ
của Nhà nước để tích cực tham gia xây dựng nơng thơn mới.
Tun truyền về ý nghĩa, mục đích, chủ trương của Đảng, chính sách đầu
tư, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương về xây dựng nơng thơn mới, trên cơ sở
đó tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cợng đồng nơng thơn,
khuyến khích, đợng viên nơng dân tích cực tham gia, đóng góp cơng sức, tiền
của, đất đai…xây dựng nơng thơn mới với vai trị chủ thể. Đồng thời tuyên
truyền để hội viên nông dân nắm rõ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới và bợ tiêu chí về xây dựng nơng thơn mới, nhất là tuyên truyền
để nông dân hiểu được nội dung cụ thể của từng tiêu chí trong bợ tiêu chí xây
dựng nơng thơn mới, trong đó cần tun truyền cho nông dân nhận thức rõ phần
việc nào là người dân phải trực tiếp tham gia thực hiện, phần việc nào là của nhà
nước hỗ trợ thực hiện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trên
tinh thần phát huy sức mạnh của dân làm lợi cho dân, khi người dân đã thông
hiểu và đồng thuận về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng
nơng thơn mới thì người dân sẽ tích cực tham gia thực hiện, khi đó chương trình
xây dựng nơng thơn mới sẽ thành cơng, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Dễ
trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
1.2.1.2. Hội Nông dân tham gia công tác xây dựng quy hoạch và giám sát
quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch.
Vấn đề xây dựng quy hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng

nông thôn mới, ảnh hưởng đến đất sản xuất, mơi trường sinh thái, văn hóa xã
hợi, đến việc làm của người dân. Với vai trò là đại diện cho dân, các cấp Hội
Nông dân phải tham gia tích cực trong việc xây dựng và giám sát quá trình thực
thi quy hoạch xây dựng nơng thơn mới để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nơng
dân và góp phần tạo ra môi trường nông thôn mới bền vững.


22
Hội Nông dân phải tổ chức tuyên truyền để hội viên, nông dân hiểu đúng
ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, từ đó
đợng viên, khuyến khích nơng dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến và ủng hợ
cơng tác quy hoạch, góp phần đảm bảo quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hợi theo các tiêu chí nơng thơn mới.
Hợi Nơng dân tun truyền nâng cao nhận thức của hợi viên nơng dân về
mục đích, ý nghĩa, tầm quan trong của việc thực hiện Quyết định số 217QĐ/TW ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bợ Chính trị, về việc ban hành Quy chế
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể
chính trị - xã hợi; Hướng dẫn số 637-HD/HNDTW ngày 14 tháng 7 năm 2014
của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về thực hiện Quy chế
giám sát và phản biện xã hội trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam Giám sát
nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sai sót,
khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù
hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực; phát huy
quyền làm chủ của nơng dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch,
vững mạnh”. Khi nông dân đã thông hiểu được mục đích, ý nghĩa của cơng tác
giám sát, thì nơng dân sẽ tích cực tham gia hoạt đợng giám sát q trình tổ chức
thực hiện xây dựng nơng thơn mới ở địa phương, nhằm góp phần đảm bảo chất
lượng, hiệu quả và đúng quy hoạch của các cơng trình xây dựng nơng thơn mới,
góp phần xây dựng nơng thơn mới ở địa phương đảm bảo chất lượng, hiệu quả
và sát hợp với tình hình thực tế, điều kiện tự nhiên của địa phương.

1.2.1.3. Hội Nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể
trong nơng nghiệp, nơng thôn.
Quán triệt quan điểm và thống nhất nhận thức kinh tế tập thể là một chủ
trương lớn của Đảng, Nhà nước xuyên suốt thời kỳ quán độ lên chủ nghĩa xã hội


23
ở nước ta; là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong nền kinh tế nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế tập thể phải gắn liền với xây
dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, góp phần xây
dựng giai cấp nơng dân trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vai trị của Hợi Nơng dân thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nơng dân về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong
nông nghiệp và kiến thức về hoạt động và quản l‎ý kinh tế tập thể. Tuyên truyền
về vai trị, vị trí và tác đợng của thành phần kinh tế tập thể đối với sự phát triển
của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại của Nông dân để hội viên, nông dân
hiểu kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã và tổ hợp tác. Trên cơ sở nâng
cao nhận thức của hội viên nơng dân, cán bợ Hợi tích cực vận đợng họ tham gia
xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể phù hợp với từng địa
phương, địa bàn.
Tăng cường tư vấn, hướng dẫn các tổ hợp tác phát triển thành các hợp tác
xã. Căn cứ vào những điều kiện thực tế, Hội Nông dân các cấp làm đầu mối
khâu nối những nhu cầu để vận động nông dân tham gia các hình thức kinh tế
tập thể cụ thể từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ những tổ hợp tác đơn giản đến
các hình thức cao hơn hoạt động đa ngành, đa nghề.
Liên kết những hộ nông dân trên địa bàn có ý định thành lập các loại hình
kinh tế tập thể để khuyến khích, đợng viên và hướng dẫn họ trình tự, thủ tục để
thành lập các hình thức kinh tế tập thể theo đúng quy định của pháp luật và các
Nghị định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác và việc phát triển

từ các tổ hợp tác lên các hợp tác xã hoặc thành lập các hợp tác xã và các văn bản
hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và địa phương.
Củng cố chặt chẽ mối quan hệ giữa các chi, tổ Hợi Nơng dân với các hình
thức kinh tế tập thể trong nông thôn. Các chi, tổ Hội vận đợng hợi viên hình


24
thành các tổ chức kinh tế tập thể ngay trong tổ chức của mình; giữ mối quan hệ
giữa kinh tế tập thể và tổ chức Hội luôn gắn kết không thể tách rời.
Phối hợp chỉ đạo xây dựng và nhân rợng các mơ hình kinh tế tập thể, phát
hiện các mơ hình tổ hợp tác, hợp tác xã … làm ăn có hiệu quả. Khai thác các
nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án để xây dựng và nhân rợng các mơ
hình kinh tế tập thể có hiệu quả.
Hình thành các chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp trong các loại hình kinh
tế tập thể, để các chi, tổ Hội Nông dân vừa vận động hội viên nông dân tích cực
xây dựng kinh tế tập thể ngày càng vững mạnh, vừa thực hiện vai trò đại diện
giám sát hoạt động của kinh tế tập thể.
Lồng ghép giữa tuyên truyền và hướng dẫn khoa học, kỹ thuật, dạy nghề,
hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên kinh tế tập thể; lấy các mơ hình
kinh tế tập thể mạnh, điển hình phục vụ cho cơng tác tun truyền của Hội.
Tổ chức Hội trực tiếp tổ chức và phối hợp trong đào tạo, tập huấn cho đội
ngũ cán bộ, hội viên, đặc biệt là cán bộ Hội ở cơ sở nâng cao kiến thức về xây
dựng các mơ hình kinh tế tập thể.
Thơng qua các mơ hình kinh tế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi trong phối
hợp, liên kết với các công ty, doanh nghiệp để cung ứng vật tư đầu và và tiêu thụ
đầu ra cho sản phẩm nơng nghiệp, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển nông nghiệp bền vững.
1.2.1.4. Hội Nông dân tham gia xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội
cơ sở vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Các cấp Hội tập trung củng cố, kiện tồn tổ chức Hợi, thường xun đổi

mới nợi dung, phương phức hoạt đợng, hình thức sinh hoạt, đa dạng hố hình
thức tập hợp nơng dân gắn với các mơ hình hoạt đợng kinh tế, xã hợi, nghề
nghiệp của hội viên nông dân; tăng cường công tác phát triển hội viên mới, quan


×