Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở LÂM TRƯỜNG LẬP THẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.28 KB, 13 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở LÂM TRƯỜNG
LẬP THẠCH.
I. Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán VL ở Lâm trường Lập
thạch.
Trải qua hơn 30 năm hoạt động SXKD, Lâm trường Lập Thạch gặp không ít
khó khăn trong quá trình SXKD. Tuy vậy cán bộ công nhân viên Lâm trường
không ngừng phấn đấu vươn lên, nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự đổi
mới của nền kinh tế thị trường đời sống CBCNV ngày một nâng cao, Lâm trương
Lập thạch đã dần trưởng thành về mọi mặt, trong đó có công tác quản lý nói chung
và công tác kế toán nói riêng, đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, công
tác kế toán đã trở thành công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế và hạch toán kinh
doanh của Lâm trường.
Để đạt được những mục tiêu như vậy là do Ban lãnh đạo Lâm trường luôn tìm
tòi, vận dụng linh hoạt chế độ chính sách của Nhà nước vào đơn vị mình trong
từng giai đoạn. nhất là trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế hiện nay. Lâm
trường luôn vận dụng đổi mới phương pháp chỉ đạo ngay từ khâu tổ chức bố trí sắp
xếp con người, đến việc quản lý – sử dụng vật tư, tiền vốn…trong doanh nghiệp để
đảm bảo phù hợp với sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cụ thể:
Về công tác tổ chức sử dụng con người: Lâm trường đã tuyểndụng, lựa chọn
đội ngũ cán bộ có trình độ, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm. Sắp xếp bộ máy
quản lý đúng người, đúng việc, phù hợp với tình hình thực tế SXKD trong đơn vị.
Về công tác quản lý – sử dụng vật tư, tiền vốn,tiết kiệm NVL trong doanh
nghiệp: Lâm trường luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
sử dụng vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, cũng như vận dụng khoa học, kỹ thuật
đổi mới quy trình, công nghệ…để không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó công tác kế toán góp phần không nhỏ đến
kết quả đạt được của Lâm trường.
Với đội ngũ kế toán được đào tạo vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, luôn
đưa ra những thông tin chính xác, kịp thời thông qua hệ thống sổ kế toán giúp Ban
lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn trong SXKD.
Qua thời gian thực tập tại Lâm trường Lập thạch, vận dụng giữa lý luận và


thực tiễn công tác kế toán vật liệu ở Lâm trường Lập thạch tôi thấy công tác kế
toán vật liệu ở Lâm trường Lập thạch có một số ưu điểm sau:
* Ưu điểm:
- Về công tác thu mua – bảo quản – sử dụng vật tư.
+ Công tác thu mua vật tư: về hình thức thu mua vật tư, các chi phí ra trong
quá trình vận chuyển, chi phí để cán bộ đi thu mua vật tư…có ảnh hưởng không
nhỏ đến giá trị vật liệu mua vào.
Thực tế trước đây, khi mua NVL lâm trường hầu hết ký hợp đồng nhận hàng
tại kho của bên bán, do đó trong quá trình vận chuyển thường xảy ra mất mát, hao
hụt, thậm chí hàng vận chuyển về tới kho Lâm trường còn bị kém hoặc mất phẩm
chất do trong quá trình vận chuyển gặp mưa…
Nhưng hiện nay, hình thức thu mua NVL của Lâm trường Lập thạch là hình
thức mua trọn gói (Lâm trường nhận hàng tại kho của Lâm trường), do đó đã tránh
được mất mát, hao hụt hay hàng kém phẩm chất mà thường xảy ra trong quá trình
thu mua vật liệu trước đây, do vậy đã giảm được đáng kể chi phí vật liệu đầu vào.
+ Công tác bảo quản vật tư: việc phân loại vật liệu theo công dụng của từng
thứ vật liệu ở Lâm trường Lập thạch đã giúp công tác bảo quản NVL có hiệu quả
hơn. vì đặc điểm vật liệu ở Lâm trường Lập thạch chịu sự ảnh hưởng rất lớn của
yếu tố tự nhiên, như: nhiệt độ, thời tiết mưa, nắng…do đó việc phân loại NVL giúp
cho công tác bố trí kho tàng, nơi cất và bảo quản NVL được phù hợp với từng loại
vật liệu, hạn chế được vật liệu bị kém hoặc mất phẩm chất trong quá trình bảo
quản.
+ Công tác sử dụng vật tư: việc sử dụng vật tư trong SXKD đem lại hiệu quả
cao nhất, sản phẩm có chất lượng tốt, có giá thành hạ đó là mối quan tâm hàng đầu
của Lâm trường Lập thạch, vì: đặc điểm SXKD của Lâm trường Lập thạch là trồng
rừng gỗ nguyên liệu giấy. Với loài cây trồng nó có phản ứng rất nhạy với điều kiện
tự nhiên (như về đất đai, độ ẩm, độ dốc…) do đó việc xác định sử dụng trồng loài
cây nào cho phù hợp được cán bộ nghiệp vụ của Lâm trường khảo sát điều kiện tự
nhiên từng đội sản xuất và lập dự toán sản xuất cho từng loại cây ở từng đội sản
xuất. Trên cơ sở các định mức do Nhà nước quy định, được cán bộ nghiệp vụ

nghiên cứu vận dụng vào điều kiện của Lâm trường và xây dựng định mức cụ thể
cho từng loài cây, từng đội sản xuất.
Hơn nữa, do địa bàn sản xuất rất rộng và và phức tạp, do đó công tác quản lý
vật liệu trong quá trình sản xuất rất khó khăn, đòi hỏi tính tự giác của người trực
tiếp sử dụng vật liệu (hạt giống, phân bón…) vào quá trình sản xuất rất cao. Nhận
thức rõ điều này, Lâm trường luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình
sử dụng vật tư, do đó ít có hiện tưọng mất mát vật tư xảy ra.
+ Công tác kế toán chí tiết, kế toán tổng hợp vật liệu tại Lâm trường Lập
thạch:
- Kế toán chi tiết NVL tại Lâm trường Lập thạch.
Giá thực tế khi xuất vật tư được tính theo phương pháp nhập trước – xuất
trước. Theo phương pháp này đã phản ánh được một cách chính xác giá trị thực tế
của NVL xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm về vật liệu
của lâm trường chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tự nhiên, nếu vật liệu bảo
quản không tốt hoịăc để tồn khoi quá lâu vật liệu sẽ bị kém hoặc mất phẩm chất
(như: hạt giống nếu để quá lâu khi sử dụng hạt sẽ không nảy mầm…). Do vậy lâm
trường áp dụng phương pháp nhập trước – xuất trước là rất phù hợp).
- Kế toán tổng hợp NVL tại Lâm trường Lập thạch.
Nhìn chung chế độ ghi chép ban đầu về kế toán NVL: Từ việc lập chứng từ,
sử dụng và luân chuyển chứng từ được kế toán thực hiện theo đúng chế độ.
Về tổ chức công tác kế toán.
Hiện nay, Lâm trường đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Đối với
lâm trường quy mô SXKD vừa, số lượng các nghiệp vụ phát sinh tương đối nhiều,
với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, nên việc áp dụng
hình thức kế toán này là rất phù hợp.
Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán: ở Lâm trường Lập Thạch
sử dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc vận
dụng tài khoản ở Lâm trường Lập Thạch phù hợp với phương pháp kế toán hàng
tồn kho, đảm bảo cho việc xác định chính xác tình hình hiện có và sự biến động
tăng, giảm về vật liệu. Nó phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác giá trị NVL sử

dụng cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Hệ thống sổ sách kế toán Lâm trường được trình bày rõ ràng, các số liệu chi
tiết – tổng hợp khớp đúng với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Qua phân tích những ưu điểm trên có thể thấy rằng: Nhìn chung công tác kế
toán vật liệu tại Lâm trường Lập Thạch được tiến hành khá nề nếp, đảm bảo tuân
thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị,
đáp ứng được yêu cầu của quản lý, tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ tình hình
nhập – xuất – tồn kho vật liệu, phân bổ chính xác giá trị thực tế vật liệu sử dụng
cho từng đối tượng tính giá thành. Cung cấp số liệu chính xác, kịp thời, đầy đủ cho
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị.
* Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Lâm trường vẫn còn tồn tại những
nhược điểm cần được cải tiến và hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu quản lý trong
nền kinh tế thị trường hiện nay. Chẳng hạn như: Vấn đề dự trữ NVL tồn kho, vấn
đề bảo quản vật tư, vấn đề quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư, vấn đề kế toán chi tiết
NVL, vấn đề lập dự phòng cho những loại NVL tồn kho mà giá thị trường có khả
năng thấp hơn giá gốc ghi sổ…
II. Mục tiêu phương hướng hoàn thiện công tác kế toán NVL ở Lâm
trường Lập Thạch.
Như trên đã trình bày, để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay, một trong các biện pháp cơ bản được
nhiều doanh nghiệp quan tâm là tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, đồng thời đẩy
nhanh tốc độ chu chuyển vốn để không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD.
Kế toán vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động SXKD của
doanh nghiệp. Để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, tăng nhanh tốc độ chu chuyển
vốn, kế toán NVL phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu. Dự trữ, thu mua, bảo quản,
sử dụng và quản lý vật liệu.
- Về dự trữ vật liệu tồn kho ở Lâm Trường Lập Thạch.
Dự trữ vật liệu tồn kho: Thực chất là sử dụng vốn lưu động cần thiết để đảm
bảo cho quá trình SXKD trong doanh nghiệp được thực hiện liên tục, không bị
gián đoạn do thiếu NVL gây ra.

Song, nếu hàng tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn, hơn nữa vật liệu tồn kho
quá nhiều sẽ tăng chi phí bảo quản, tăng chi phí về lãi phải trả tiền vay, hoặc nếu
để vật liệu tồn quá lâu sẽ bị kém hoặc mất phẩm chất. Như vậy, sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả SXKD của doanh nghiệp.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Lâm Trường, việc trồng rừng mang tính
chất mùa vụ. Mà trồng rừng chủ yếu vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Do đó Lâm
trường cần có kế hoạch dự trữ NVL phù hợp cả về số lượng và thời gian. Thực tế
vật liệu tồn kho của Lâm trường quá lớn (thể hiện qua biểu 6: Giá trị NVL tồn
ngày 01/01 là:142,8 triệu đồng, đến ngày 31/1 tồn: 142,0 triệu đồng) nó gây tình
trạng ứ đọng vốn. Hơn nữa vật liệu tồn kho của Lâm trường Lập thạch chủ yếu là

×