Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.98 KB, 8 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC
THÔN
1.1 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP
Cách đây hơn 40 năm, ngày 25/11/1964 những tấn đất chịu lửa đầu tiên
được khai lò. Ngày đó được chọn là ngày ra đời của Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn
(thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên), nay là Công ty Cổ phần Trúc Thôn
(thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam). Ngày 01/7/2001 Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa
ra đời thuộc Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn ( nay là Công
ty Cổ phần Trúc Thôn)
Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành – từ ban đầu với đội ngũ công
nhân viên chức chưa đầy 300 người với số lượng thiết bị phục vụ sản xuất còn lạc
hậu, công cụ lao động còn thô sơ… đến nay, Xí nghiệp đã có nhiều thay đổi, có
đội ngũ công nhân viên chức gần 800 người, cơ sở vật chất tăng lên hàng trăm lần.
Xí nghiệp đang chuẩn bị cho mình bước vào hội nhập của nền kinh tế.
Nhớ lại những năm đầu thành lập, khó khăn trong ban đầu xây dựng cơ sở.
Qua những bước thăng trầm của cơ chế quản lý trong những giai đoạn khó khăn
của đất nước và cơ chế thị trường, bằng trí tuệ, mồ hôi kể cả nước mắt, tập thể cán
bộ công nhân xí nghiệp vẫn đứng vững, ngày càng khẳng định giá trị cao quý của
lĩnh vực mình phục vụ. Từ đó không ngừng phát huy năng lực, hiệu quả và quy mô
phát triển vươn tới tầm cao mới trong sản xuất, kinh doanh và cơ chế thị trường.
Không chỉ làm nhiệm vụ khai thác nguyên liệu và sản xuất nhiều loại sản phẩm
cung cấp cho cả ngành sản xuất thép, gốm sứ và mở rộng phục vụ ngành xây dựng.
Sản phẩm của xí nghiệp luôn luôn khẳng định được chữ tín trên thị trường trong và
ngoài nước. Mặt hàng của xí nghiệp ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của thị trường.
Xí nghiệp luôn kế thừa và phát huy tiềm năng, trí tuệ và thành quả lao động,
đồng thời luôn vươn tới đưa hoạt động của xí nghiệp ngày càng lớn mạnh, xứng
đáng với sự tin yêu của các thế hệ cán bộ, công nhân trong nhiều năm qua.
Sau nhiều năm hoạt động, Xí nghiệp đã được đầu tư mới: mở rộng công
trường khai thác, xây dựng dây truyền gạch ốp lát Ceramic, xây dựng nhà máy
gạch đỏ Tuynel… có được đầu tư mới đã làm Xí nghiệp có sự thay đổi cả về chất


và về lượng. Tạo cho Xí nghiệp sử dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ phù hợp
với yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đầu tư mới với thiết bị công nghệ hiện đại tạo ra cho Xí nghiệp có khả năng
bước vào hội nhập. Đây là một bước đột phá trong hoạt động kinh doanh của xí
nghiệp. Thu nhập của người lao động ngày một tăng cao, đời sống dần được cải
thiện. Đơn vị thực hiện dầy đủ các chỉ tiêu đối với nhà nước và các khoản đóng
góp với địa phương. Lực lượng cán bộ công nhân viên Xí nghiệp tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Xí nghiệp, lãnh đạo Công ty và Tổng công ty
Thép Việt Nam.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp
Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn thuộc Công ty Cổ phần Trúc Thôn là
đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép Việt Nam. Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa
Trúc Thôn được Tổng công ty Thép Việt Nam và Công ty Cổ phần Trúc Thôn giao
nhiệm vụ:
- Khai thác đất chịu lửa phục vụ cho các ngành như: sản xuất vật liệu chịu
lửa, cơ khí, luyện kim, hoá chất…
- Khai thác đất sét trắng và sơ chế, sản xuất các sản phẩm từ đất sét trắng
phục vụ cho các ngành như : sản xuất gốm sứ, thức ăn gia súc, sử lý môi trường
nước cho nuôi trồng thuỷ sản, đúc gia công cơ khí và các ngành công nghiệp
khác…
- Sản xuất gạch chịu lửa Samốt, vữa xây chịu lửa phục vụ cho xây các thiết
bị lò chịu nhiệt trong các ngành như : xi măng, công nghệ luyện kim, gốm sứ, vật
liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng thuỷ tinh, cơ khí điện lực và các ngành dân dụng khác.
- Sản xuất đất đèn phục vụ cho ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất.
1.2.2. Nội dung kinh doanh của xí nghiệp
Xí nghiệp với đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực và nhiều kinh nghiệm
trong quả lý cùng với đội ngũ kỹ sư chuyên sâu, công nhân kỹ thuật lành nghề tay
nghề cao. Kết hợp với kinh nghiệm sản xuất và phát triển. Xí nghiệp đang vươn tới
để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn với các chủng loại sản phẩm :

+ Gạch chịu lửa Samốt các loại.
+ Gạch chịu lửa trang trí, vữa xây dựng chịu lửa.
+ Đất chịu lửa, bột chịu lửa, đất sét trắng, bột sét trắng.
+ Đất đèn.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ KINH DOANH
1.3.1. Đặc điểm bộ máy quản lý kinh doanh
Hoạt động theo cơ chế thị trường Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn
được quyền chủ động quyết định tổ chức quản lí trong nội bộ để phù hợp với đặc
điểm của xí nghiệp và để hoạt động có hiệu quả xí nghiệp tổ chức theo kiểu trực
tuyến, theo đó toàn bộ hoạt động của xí nghiệp đều chịu sự quản lý thống nhất của
Giám đốc xí nghiệp. Xí nghiệp thường xuyên kiệm toàn bộ máy tổ chức quản lý
đảm bảo hoạt động có hiệu quả
GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP
PHÓ GIÁM ĐỐC XN
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNHPHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤTPHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÂN XƯỞNG: VẬT LIỆU CHỊU LỬA PHÂN XƯỞNG: ĐẤT ĐÈN
PHÂN XƯỞNG: VẬT LIỆU XÂY DỰNG
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.3.2. Theo Sơ đồ trên, chức năng, nhiệm vụ phân cấp nội bộ của các phòng
ban, bộ phận được phân chia như sau:
Giám đốc xí nghiệp: là người đứng đầu bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm
cao nhất về hoạt động kinh doanh của xí nghiệp và là người chỉ huy cao nhất, điều
hành mọi hoạt động của xí nghiệp. Giám đốc có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động kinh
doanh của xí nghiệp có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên,
sử dụng vốn có hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ của xí nghiệp đối với ngân sách nhà
nước.
Phó Giám đốc: có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc trong việc phụ trách trực
tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Phòng Kế hoạch kinh doanh: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ

các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp thực hiện các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, thực hiện việc cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, quản lý kho, điều
tra, xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, cấp phát vật tư, nhập xuất các sản phẩm,
nguyên vật liệu hàng hoá.
Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý hành chính,
tổ chức bộ máy quản lý lao động, tiền lương. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu, hoàn
thiện mô hình tổ chức xí nghiệp, đào tạo, tổ chức xắp xếp cán bộ công nhân viên,
xây dựng quỹ tiền lương, sử dụng lao động, giải quyết chế độ lao động.
Phòng Kỹ thuật sản xuất: Xây dựng chính sách sản phẩm, quản lý về mọi
hoạt động kỹ thuật của xí nghiệp. Tiếp nhận phân tích các thông tin khoa học, kỹ
thuật mới, xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, kỹ thuật chất
lượng, sản phẩm định mức kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, xác định trình độ tay nghề
cho công nhân, kiểm tra quản lý các định mức kỹ thuật, quản lý hồ sơ kỹ thuật của
xí nghiệp, lập dự án đầu tư, phát triển các dự án và tiểu dự án đầu tư phục vụ hoạt
động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu với Giám đốc về quản lý, huy động và
sử dụng các dòng tiền của xí nghiệp đúng mục đích đạt hiệu quả cao nhất, hạch
toán kế toán và quản lý tài chính của xí nghiệp. Xây dựng kế hoạch tài chính công
tác lợi nhuận cho sản xuất, kinh doanh, theo dõi giám sát, thực hiện các hợp đồng
kính tế về mặt tài chính, theo dõi đôn đốc thu hồi vốn, quản lý nghiệp vụ hạch toán
quy định, xây dựng quản lý giá thành và giá bán sản phẩm.
Phân xưởng vật liệu chịu lửa: Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng theo
dõi và giám sát việc sản xuất gạch chịu lửa.

×