Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.76 KB, 9 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ ĐẦU
TƯ, HỢP TÁC KINH TẾ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY IET.
1. Nhận xét chung.
Trong những năm vừa qua, Công ty IET đã trải qua những giai đoạn thuận
lợi và khó khăn, những bước thăng trầm và nhiều biến động của thị trường. Tuy
nhiên, Công ty IET vẫn gặt hái được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt trong lĩnh
vực kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá.
Có được thành tích như trên, Công ty IET đã không ngừng mở rộng thị
trường tiêu thụ, khai thác triệt để các vùng thị trường tiềm năng, đồng thời có các
biện pháp thoả đáng đối với các khách hàng quen thuộc nhằm tạo ra sự gắn bó hơn
nữa để tạo ra một nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào và một thị trường tiêu thụ luôn
ổn định. Ngoài ra, để có thể đạt được kết quả như trên phải có sự cố gắng nỗ lực
không ngừng của tất cả các thành viên của công ty, trong đó có sự đóng góp không
nhỏ của phòng tài chính kế toán. Với cách bố trí công việc khoa học, hợp lý như
hiện nay, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán hàng hoá, tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ của Công ty IET đã đi vào nề nếp và đã đạt được những hiệu
quả nhất định.
2. Đánh giá công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
ở Công ty IET.
* Ưu điểm:
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty IET được tiến
hành tương đối hoàn chỉnh.
- Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu:
+ Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù
hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ.
+ Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành,
những thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ.


+ Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý
kịp thời.
+ Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ
được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đi vào
khâu lưu trữ.
- Đối với công tác tổ chức hạch toán tổng hợp:
+ Kế toán đã áp dụng “ Hệ thống chế độ kế toán Doanh nghiệp” mới được
Bộ tài chính ban hành. Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của Công ty, kế toán
đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình
hình biến động của các loại tài sản của Công ty và giúp cho kế toán thuận tiện hơn
trong việc ghi chép một cách đơn giản, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ
được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sự chồng chéo trong công
việc ghi chép kế toán.
+ Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng
tồn kho là hợp lý, vì Công ty IET là một Công ty kinh doanh nhiều chủng loại
hàng hoá khác nhau, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hoá nhiều
không thể định kỳ mới tiến hành hạch toán
- Đối với công tác tổ chức hệ thống sổ sách:
+ Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy nên đã giảm
bớt khối lượng công việc ghi chép trên sổ sách, đảm bảo cung cấp số liệu nhanh
chóng, chính xác.
+ Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Tuy nhiên hình
thức này cũng được kế toán Công ty thay đổi, cải tiến cho phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của Công ty.
Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi một số loại tài khoản
riêng, nhất định, thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu và kiểm tra, giúp cho kế toán
trưởng nắm bắt được nhanh chóng các khoản mục phát sinh.
Nói tóm lại, tổ chức hạch toán hàng hoá, bán hàng và xác định kết quả bán
hàng là nội dung quan trọng trong công tác kế toán hàng hoá của Công ty. Nó liên
quan đến các khoản thu nhập thực tế và cần nộp cho Ngân Sách Nhà Nước, đồng

thời nó phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn của Công ty trong lưu thông.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY IET.
Bên cạnh những kết quả trong công tác tổ chức kế toán hàng hoá, tiêu thụ
và xác định kết quả tiêu thụ mà kế toán Công ty IET đã đạt được, còn có những
tồn tại mà Công ty IET có khả năng cải tiến và cần hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt
hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của Công ty.
Mặc dù về cơ bản, Công ty đã tổ chức tốt việc hạch toán bán hàng, bán hàng
và xác định kết quả bán hàng nhưng Công ty vẫn còn có một số điểm nên khắc
phục như sau:
- Thứ nhất: Công ty IET là một Công ty kinh doanh thương mại, đặc biệt
chủ yếu kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, có nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại
tệ, nhưng trong thực tế Công ty không sử dụng tài khoản 413 “ Chênh lệch tỷ giá”
và tài khoản 007 “ Nguyên tệ các loại” để phản ánh. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới việc hạch toán hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của các mặt hàng
được thanh toán bằng ngoại tệ.
- Thứ hai: Công ty thường phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp cho hàng tiêu thụ vào cuối mỗi tháng, không phân bổ chi phí này cho
từng mặt hàng tiêu thụ, vì vậy không xác định được chính xác kết quả tiêu thụ của
từng mặt hàng để từ đó có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Thứ ba: Do đặc điểm kinh doanh của Công ty IET có một số khách trả
chậm với số lượng tiền khá lớn nhưng Công ty không tiến hành trích khoản dự
phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoàn vốn và xác
định kết quả bán hàng.
- Thứ tư: Công ty IET là một đơn vị kinh doanh thương mại, để tiến hành
kinh doanh không nhiều trường hợp Công ty phải tiến hành mua hàng nhập kho
sau đó mới đem đi bán. Điều này không tránh khỏi sự giảm giá thường xuyên của
hàng trong kho. Tuy nhiên kế toán công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
III. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN BÁN

HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
1. Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt
hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa
học. Bởi vì mỗi nhóm hàng có tính chất thương phẩm khác nhau, dung lượng chi
phí quản lý doanh nghiệp có tính chất khác nhau, công dụng đối với từng nhóm
hàng cũng khác nhau nên không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải
tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ
thích hợp.
- Đối với các khoản chi phí bán hàng có thể phân bổ theo doanh số bán:
- Tương tự ta sẽ có tiêu thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo
doanh số bán như sau:
Chi phí QLDN phân bổ
cho nhóm hàng thứ i
=
Chi phí QLDN cần phân bổ
x
Doanh số bán
nhóm hàng thứ i
Tổng doanh số bán
Khi phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho
từng nhóm hàng, lô hàng tiêu thụ, ta sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng
nhóm hàng, lô hàng theo công thức:
Chi phí BH phân bổ cho
hàng "i" nhóm hàng thứ "i"
=
Chi phí bán hàng cần phân bổ
x
Doanh số bán

nhóm hàng thứ "i"
Tổng doanh số bán
2. Sử dụng tỷ giá hạch toán trong thanh toán có dùng ngoại tệ:
Công ty IET là một công ty kinh doanh Thương Mại và XNK nên việc sử
dụng ngoại tệ trong thanh toán là rất thường xuyên, tuy nhiên thực tế hiện nay kế
toán Công ty không sử dụng tỷ giá hạch toán để hạch toán ngoại tệ. Do vậy, khi
xuất bán hàng nhập khẩu và được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng được xác định là tiêu thụ.
Có TK 156 : Hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
Nếu việc thanh toán không thu được tiền ngay thì kế toán ghi:
Nợ TK 131 : Tổng số tiền phải thu của khách.
Có TK 511 : Doanh thu theo tỷ giá thực tế.
Có TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp.
Như ta đã biết tỷ giá ngoại tệ trên thị trường thường xuyên biến động, nếu
việc thu tiền hàng không được thực hiện ngay thì kế toán sẽ tính sai kết quả bán
hàng, từ đó phản ánh không đúng thực trạng bán hàng của Công ty.
Do vậy, để theo dõi ngoại tệ và xác định kết quả bán hàng một cách chính
xác kế toán của Công ty nên dùng tỷ giá hạch toán để hạch toán các nghiệp vụ liên
quan đến ngoại tệ.
• Ví dụ cụ thể:

×