Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU ĐUỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.3 KB, 9 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU
ĐUỐNG
3.1. Quan điểm về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Cầu Đuống
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cầu Đuống
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cả về quy mô và tốc độ,
vì vậy chúng ta phải không ngừng hoàn thiện các phương pháp quản ký kinh doanh
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, hệ thống kế
toán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và phát triển tích cực trong việc tăng cường
và nâng cao hiệu quả quản lý tài sản quốc gia và quản lý doanh nghiệp.
Như đã khẳng định phấn đấu hạ giá thành, tiết kiệm CPSX là con đường cơ bản cho
các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, là điều kiện cạnh tranh sản phẩm trên
thị trường với các doanh nghiệp khác đồng thời làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì
thế hoàn thiện công tác kế toán toàn doanh nghiệp, trong đó kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành là giải pháp quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp thực hiện
được các mục đích trong sản xuất kinh doanh. Thông qua quá trình hạch toán chi phí sản
xuất nhằm giúp doanh nghiệp nắm được tổng chi phí đã bỏ ra, trên cơ sở xác định giá
thành sản phẩm giúp nhà quản lý doanh nghiệp xác định được điểm hòa vốn để lên kế
hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm đạ được lợi nhuận mong muốn và ra những quyết định
quan trọng khác trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Trên cơ sở tập hợp chi phí theo những tiêu thức nhất định giúp doanh nghiệp đi sâu
phân tích những biến động từng khoản mục chi phí, từ đó có những biện pháp nhằm tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc khá phức
tạp, đòi hỏi phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và cập nhật theo những
thay đổi hệ thống chính sách, chuẩn mực kế toán ban hành của nó, cũng như mục tiêu cụ
thể của doanh nghiệp mà đề ra phương hường điều chỉnh cho thích hợp, đảm bảo hữu ích
trong công tác quản lý kinh doanh của mình.
3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản


phẩm tại Công ty Cổ phần Cầu Đuống
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là nhiệm vụ
mà phòng TCKT của công ty Cổ phần Cầu Đuống luôn phải cố gắng thực hiện. Tuy
nhiên trong quá trình hoàn thiện cần phải chú ý các nguyên tắc và nhu cầu sau:
Đối với các xí nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách tiết
kiệm và đúng đắn là cơ sở đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các biện pháp hoàn thiện phải thực hiện theo hướng đưa công tác tập hợp chi phí và
tính giá thành ngày càng trở nên chặt chẽ, mô hình hạch toán gọn nhẹ song vẫn phải đảm
bapr hạch toán đầy đủ chính xác và hợp lý các khoản mục chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất, đồng thời xác định giá thành sản phẩm một cách thuận tiện và đúng đắn.
Khi tiến hành các biện pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm, công ty phải xem xét đến tính khả quan và hiện thực của các biện pháp.
Các biện pháp phải quan tâm đồng thời đến hai yếu tố: khách quan và chủ quan. Về mặt
chủ quan, các biện pháp hoàn thiện phải chú ý tại thời điểm hiện tại và tương lai công ty
có đủ điều kiện về vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện hay không? Về mặt khách
quan, các biện pháp hoàn thiện có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào khác như: các chính
sách của các cơ quan quản lý, ảnh hưởng của thị trường giá cả…
Khi đề ra các biện pháp hoàn thiện không được thay thế những yếu tố hay những
chính sách mà công ty đã đề ra mang lại nhiều hiệu quả nhất định cho công ty.
Hiện nay với sự ra đời của các chuẩn mực kế toán, việc hoàn thiện công tác tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế tài chính và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp, hạn chế tối đa hiện tượng trùng lặp, chống chéo các chứng từ, bút toán.
Việc hoàn thiện phải kết hợp với kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết với kế toán quản
trị.
Hoàn thiện phải hướng tới làm tốt hơn vai trò cung cấp thông tin của kế toán cho
công tác quản trị trong nội bộ công ty cũng như cho các nhà quản lý tài chính, những
người quan tâm đến được biết về tình hình tài chính của công ty.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cầu Đuống

Tại công ty, công tác tính giá thành của các xí nghiệp còn những mặt hạn chế và
thiếu sót, nếu được khắc phục và thực hiện đầy đủ hơn thì công tác tính giá thành sẽ
thuận tiện chính xác và đầy đủ hơn, cụ thể:
* Kiến nghị thứ nhất: Xác định đúng giá thành và phân loại sản phẩm hoàn thành
theo đúng thực tế sản phẩm.
Đối với sản phẩm hoàn thành là những sản phẩm gạch ngói nên khi sản xuất sẽ có
rất nhiều sản phẩm phế liệu và các sản phẩm laoị 1, loại 2. Thế những tại công ty, kế toán
phản ánh toàn bộ chi phí của các sản phẩm này vào một loại giá thành. Điều đó khiến cho
giá thành của sản phẩm phản ánh không đúng được giá trị và việc xác định giá vốn cũng
bị ảnh hưởng rất lớn.
Căn cứ vào báo cáo thành phẩm biểu 17, Công ty phải định mức rõ tiền lương và
các chi phí khác đối với sản phẩm loại 1 (A1), sản phẩm loại 2 (A2) là bao nhiêu. Ví dụ
gạch A2 chất lượng chỉ bằng 70% của gạch A1 thì giá thành sẽ thấp hơn gạch A1 ít nhất
là 70% và gạch A1 sẽ phải chịu chi phí 30% giá trị của gạch A2.
* Kiến nghị thứ hai: Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tại công ty kế toán không lập bảng tính và phân bổ khấu hao mà chỉ lập bảng kê
chi tiết TK 2141. Để phục vụ tốt cho việc ghi sổ, phân bổ khấu hao TSCĐ đúng đối
tượng sử dụng và công tác giá thành sản phẩm ở từng xí nghiệp, công ty nên lập bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ khấu hao đó cho các đối tượng sử
dụng hàng tháng.
+ Dòng khấu hao đã tính ở tháng trước lấy từ bảng phân bổ của tháng trước.
+ Các dòng khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng
TSCĐ có liên quan đến số tăng giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về
khấu hao TSCĐ.

×