Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.4 KB, 12 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG THÀNH
1. Nhận xét và đánh giá về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
Trong nền kinh tế thị trường mở và hội nhập như hiện nay, thì vấn đề
tồn tại và tiếp tục phát triển hoặc là bị phá sản, điều này phụ thuộc rất nhiều
vào sản phẩm mà công ty cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Yếu tố
để được khách hàng chấp nhận là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và giá
thành là một vấn đề rất quan trọng, mà điều gì quyết định đến giá sản phẩm.
Đó chính là các yếu tố đầu vào ( hay chính là nguyên vật liệu), chúng chiếm
đến 60 – 80% giá trị của sản phẩm. Do đó, công tác quản lý và sử dụng NVL
là một vấn đề hết sức quan trọng.
Để theo dõi được tình hình biến động NVL đầu vào của Công ty thì cần
phải có một hệ thống kế toán mạnh nói chung và công tác kế toán vật tư là rất
quan trọng. Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành đã
nhận thức rất rõ vấn đề đó lên đã chủ động tìm tòi và thực hiện một cách
nghiêm túc, khoa học và hiệu quả công tác kế toán NVL nói riêng và công tác
kế toán nói chung. Nhưng dù áp dụng theo hình thức kế toán nào thì nó cũng
có những măt mạnh và yếu riêng. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần
Xây dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành, em nhận thấy phương pháp kế
toán mà Công ty vận dụng có rất nhiều những ưu điểm phù hợp với tình hình
hiện tại của công ty nhưng cũng có nhiều thiếu sót do phương pháp đó mang
lại.
1.1. Ưu điểm
Nhìn chung, với quy mô hiện nay thì việc áp dụng Hệ thống sổ kế toán
theo hinh thức Nhật kýchung (không có Sổ nhật ký đặc biệt) còn nhiều phù
hợp, do đã tận dụng được những ưu điểm vốn có của nó. Nên đã đảm bảo kịp
thời thông tin một cách chính xác, giúp cho ban giám đốc đưa ra những quyết
định kinh tế kịp thời.
Để đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý và theo kịp sự phát triển của
nền kinh tế thì công ty đã từng bước thay đổi phương thức tiến hành sao cho


ngày càng phù hợp hơn khi mà quy mô của công ty ngày càng mở rộng.
Về phân loại nguyên vật liệu: Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên yếu
tố đầu vào của công ty là rất đa dạng và nhiều chủng loại, tính chất và công
dụng khác nhau. Việc phân loại này đã giúp cho việc nhận biết và quản lý trở
nên dễ dàng hơn.
Cao Văn Thuận Kế toán tổng hợp 46B
Về công tác quản lý nguyên vật liệu: Với việc phân loại một cách khoa
học như thế đã giúp cho Công ty có thể dễ dàng theo dõi tình hình tồn kho và
biến động tại bất kỳ thời điểm nào. Do đó, giúp Công ty kịp thời đưa ra các
giải pháp dự trữ NVL khi có sự biến động của thị trường NVL về giá cả, cũng
như đáp ứng kịp thời NVL cho từng hạng mục thi công đã định trước.
Công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống các kho bãi tại ngay chân công
trình nhằm chứa đựng bảo quản và cung cấp vật tư cần thiết cho quá trình thi
công. Do vậy, các loại NVL đã được bảo quản tốt và giảm được đáng kể chi
phí phát sinh.
Việc áp dụng phương pháp thẻ song song trong hạch toán chi tiết NVL
và xuất kho theo giá thực tế đích danh để tiện cho việc theo dõi ghi chép.
Điều này làm cho công việc trở nên đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu nhưng việc
ghi chép bị trùng lặp và lượng ghi chép tương đối lớn.
Về hệ thống Chứng từ, sổ sách kế toán: Việc sử dụng Chứng từ cũng
như vấn đề luân chuyển Chứng từ đã được tuân thủ theo một trình tự hợp lý,
cơ sở lập chặt chẽ và đảm bảo các yếu tố về mặt pháp lý. Ngoài hệ thống
Chứng từ, sổ sách bắt buộc theo quy định của Nhà nước thì Công ty cũng mở
thêm một số loại sổ, bảng biểu theo yêu cầu cụ thể của công việc. Công tác
bảo quản và lưu trữ chứng từ được thực hiện tốt, thuận tiện cho công tác đối
chiếu kiểm tra.
1.2. Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm vốn có và việc vận dụng một cách phù hợp thì công
tác kế toán NVL tại công ty vẫn còn có những tồn tại cần khắc phục.
Kho nguyên vật liệu phục vụ cho công trình thường để ngay tại chân công

trình, do đó việc mất mát và hao hụt rất kho xác định. Mặc dù, khi vật liệu
mua về có ban kiểm nghiệm vật liệu nhưng trong nhiều trường hợp thì việc
này đã không đảm bảo theo quy định đã đề ra. Nên đôi lúc vật liệu nhận về có
thể chưa đảm bảo chất lượng – quy cách đã quy định.
Nguyên vật liệu của công ty thì rất đa dạng về chủng loại, quy cách nên khó
có thể nhớ hết. Nhưng Công ty lại không sử dụng Sổ danh điểm vật tư, chưa
tạo lập một hệ thống danh điểm vật tư phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi
vật tư một cách chặt chẽ nhất.
Ngoài ra, giá cả các NVL thì biến động thường xuyên, do đó ảnh hưởng rất
lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như việc theo dõi tình
hình biến động giá để giúp công ty kịp thời đưa ra những quyết định kịp thời,
tránh trường hợp NVL phải mua với giá cao chỉ trong một thời gian ngắn.
Hệ thống kế toán được làm việc trên Excel nên chưa đảm bảo tính chính xác
cao. Do dễ bị sai số liệu khi chuyển, nói cách khác tính chuyên môn hoá chưa
Cao Văn Thuận Kế toán tổng hợp 46B
cao. Trong khi đó, hoá đơn và chứng từ thì định kỳ mới chuyển đến phòng Tài
Chính – Kế toán nên công việc rất tất bật và do đó rất dễ bị nhầm hay bỏ sót
nghiệp vụ.
Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Với sự đa dạng của
NVL đầu vào về mẫu mã, quy cách, đặc biệt là hiện tượng lạm phát luôn luôn
thường trực và biến động bất thường. Do đó, giá trị NVL đầu vào ( đặc biệt là
NVL chính, như: sắt , thép, xi măng, gạch … ) tăng cao như thế sẽ ảnh hưởng
rất lớn tới giá cả chả sản phẩm đầu ra ( các công trình). Điều này không tốt
một chút nào cho Công ty.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây
dựng và Tư vấn đầu tư Trường Thành
Với sự đa dạng về NVL đầu vào như hiện nay thì công ty nên có một
Hệ thống Sổ danh điểm vật tư. Việc này sẽ giúp cho việc theo dõi vật tư được
dễ dàng, chặt chẽ và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng máy tính
trong công tác kế toán. Để lập được Sổ danh điểm vật tư phù hợp, thì điều

quan trọng nhất là phải xây dựng được bộ mã hiệu chính xác, đầy đủ, không
trùng lặp có dự trữ bổ sung những mã NVL mới.
Việc luân chuyển Chứng từ có thể linh động hơn một chút. Có thể nên
đưa thêm quy định là khi nào có những Chứng từ có giá trị lớn thì nên tập hợp
và sớm gửi lên phòng kế toán thay vì chờ đến định kỳ rồi mới gửi như thế sẽ
gây nên sự chẫm chễ và điều này có thể gây ảnh hưởng đến công tác quản lý
NVL. Như vậy sẽ giảm tải công việc cho Phòng Tài chính – kế toán, vì vậy sẽ
giảm thiểu rất nhiều việc nhầm lẫn giữa các nghiệp vụ kinh tế với nhau.
Hiện nay, các sản phẩm vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng
đang tràn lan trên thị trường Việt Nam, mà đặc biệt có xuất xứ từ Trung Quốc.
Vì vậy, Công ty nên quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc giao nhận và kiểm
nghiệm vật tư kỹ càng trước khi nhập kho. Điều này là rất cần thiết cho chất
lượng công trình.
Đối với cách tính giá trị NVL nhập khẩu của Công ty, trong trường hợp
nhập lô hàng về phục vụ cho một công trình: Công ty nên phân bổ chi phí
khoán và chi phí liên quan vào luôn giá trị hàng nhập khẩu chứ không lên tách
rời và kết chuyển luôn vào giá trị công trình, dẫu biết sau này sẽ vẫn được
tính vào giá trị công trình khi xuất kho NVL. Với việc phân bổ giá trị trực tiếp
cho NVL nhập kho như thế thì sẽ tiện cho việc quản lý hơn. Ví dụ như: Khi
có một công trình khác của Công ty đang cần NVL nhập khẩu về của một
công trình khác mà Công ty không thể nhập hàng về kịp và đành lấy của công
trình khác. Khi đó giá trị NVL xuất cho công trình kia mới đúng là giá trị của
nó theo quy định. Hoặc khi công ty vì một lý do nào đó mà số nguyên vật liệu
mua về dùng không hết mà Công ty khác có nhu cầu mua lại số NVL đó. Thì
khi đó giá bán phải bao gồm cả những chi phí khác ( chi phí khoán và chi phí
Cao Văn Thuận Kế toán tổng hợp 46B
liên quan). Đồng thời với cách tính này thì mới phản ánh đúng giá trị thực của
công trình nếu xảy ra các trường hợp trên.
Với đặc điểm là một Công ty sản xuất sản phẩm xây lắp thì Chi phí
NVL chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản phẩm xây lắp. Do đó, việc

quản lý NVL là hết sức quan trọng, đặc biệt là vấn đề theo dõi tình hình sử
dụng NVL (nhập - xuất - tồn), để từ đó giúp Công ty có thể theo dõi và đảm
bảo kịp thời NVL tránh bị gián đoạn trong thi công. Việc sử dụng phương
pháp Thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL tuy đơn giản, dễ làm nhưng
việc ghi chép gây ra nhiều trùng lặp. Vì những lý do đó, em đề xuất nên hạch
toán chi tiết NVL theo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển, nhằm hạn chế
những nhược điểm vốn có của phương pháp Thẻ song song. Khi áp dụng
phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển sẽ giúp cho kế toán tiết kiệm được
công tác lập sổ kế toán, giảm nhẹ khối lượng ghi chép của kế toán toán, đồng
thời sẽ tránh được tình trạng ghi chép trùng lặp. Mặc dù vậy nó vẫn có những
hạn chế của nó là công việc thường dồn vào cuối tháng, do đó sẽ ảnh hưởng
tới việc kiểm tra đối chiếu, phát hiện sai sót và làm ảnh hưởng đến các khâu
kế toán khác. Nhưng nếu công tác kế toán được thực hiện trên phần mềm
chuyên dụng thì nó sẽ khắc phục được tình trạng này. Với đặc thù là một
Công ty chuyên về mảng xây lắp thì việc áp dụng phương pháp Sổ đối chiếu
luân chuyển là phù hợp.
Dưới đây là sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp Sổ đối chiếu
luân chuyển:
Cao Văn Thuận Kế toán tổng hợp 46B
Sơ đồ 6:
Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo
phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Bảng kê nhập NVL
Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
Bảng kê xuất NVL
Sổ kế toán tổng hợp
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Cao Văn Thuận Kế toán tổng hợp 46B

×