Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GÍA THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BẮC Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.55 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GÍA THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BẮC Á

3.1 SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BẮC Á
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế các doanh nghiệp phải cạnh
tranh gay gắt. Để giữ uy tín và kéo khách hàng về phía mình các doanh nghiệp
phải có nhưng chiến lược kinh doanh hợp lý, một trong các biện pháp mà các
doanh nghiệp quan tâm hàng đầu đó là nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm.
Công ty Bắc Á là một trong những doanh nghiệp luôn quan tâm quản lý
tốt vấn đề giá thành, xong cũng còn nhiều vấn đề mà công ty còn phải giải
quyết để hoàn thành kế hoạch đặt ra về giá thành.
3..2 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ .
3.2.1 Những ưu điểm
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiến hành hợp
lý phù hợp với quy trình công nghệ và đặc điểm kinh doanh của công ty. Đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng mã hàng, đối tượng tính giá
thành là từng sản phẩm hoàn chỉnh của mỗi mã hàng. Việc xác định đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành như trên là phù hợp với đặc điểm sản
phẩm của ngành may mặc. Điều này cho phép công ty đánh giá hiệu quả sản
xuất từng mã hàng, từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất kịp thời,
phù hợp, tăng cường công tác quản lý chi phí nhằm đạt được mục tiêu hạ thấp
giá thành sản phẩm.
Kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng. Việc xác định kỳ tính giá
thành của công ty là đúng đắn, phát huy khả năng kiểm tra, giám đốc của kế
toán đối với các yếu tố chi phí sản xuất, phát hiện kịp thời các trường hợp gây
thất thoát, lãng phí chi phí để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo việc
cung cấp số liệu kịp thời cho yêu cầu quản lý của xí nghiệp.
Công tác quản lý nguyên vật liệu nhận gia công của xí nghiệp cũng rất


chặt chẽ. Xí nghiệp sử dụng phương pháp thẻ song song để theo dõi tình hình
biến động về số lượng của hàng không trị giá: hàng tháng sẽ đối chiếu giữa kế
toán và thủ tho, định kỳ thực hiện kiểm kê tại kho. Do đó, kế toán có thể quản
lý được chặt chẽ lượng nguyên liệu tồn tại kho, lượng nguyên liệu được sử
dụng và lượng nguyên liệu tiết kiệm được của từng mã hàng.
3.2.2 Những hạn chế ở công ty
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, trong công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty vẫn còn một số điểm chưa hợp lý.
 Về chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp
Hiện nay, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp (nhận gia công) từ cảng
Hải Phòng về được công ty hạch toán vào TK 641 “Chi phí bán hàng”. Trong
hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành, TK 641 được sử dụng để phản
ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chi
phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp không nên hạch toán vào chi phí bán
hàng mà nên hạch toán vào chi phí sản xuất bởi chi phí vận chuyển là chi phí
thực tế phát sinh cho nguyên vật liệu sử dụng vào sản xuất. Việc tập hợp chi
phí như trên của công ty đã dẫn đến sai lệch nội dung và bản chất phát sinh
của chi phí trong phân loại và trình bày trên hệ thống sổ sách kế toán. Điều
này dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, chi phí thời kỳ của công ty tăng.

Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
Theo cách tính chi phí nhân công hiện nay của công ty, chi phí nhân công
hạch toán vào TK6221 “lương sản phẩm” được xác định trên đơn giá tiền
lương cho cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng.
Như vậy, tiền lương sản phẩm, các khoản trích theo lương của nhân viên phân
xưởng được hạch toán vào TK 622 “ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất”.
Theo quy định của bộ tài chính, TK 622 được dùng để phản ánh chi phí lao
động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, không
hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương, phụ cấp...cho nhân
viên phân xưởng. V iệc hạch toán như trên của công ty chưa phù hợp với chế

độ tài chính về phân loại các khoản mục chi phí.
 Về hạch toán các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng
Trong công tác quản lý chi phí, công ty chưa xây dựng định mức sản
phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. Vì vậy phần lớn sản phẩm hỏng tại công
ty được nhập kho và chờ thanh lý. Toàn bộ chi phí của sản phẩm hỏng được
đưa vào chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Nếu
trong một kỳ sản xuất số lượng sản phẩm hỏng quá nhiều, ngoài khả năng
kiểm soát của công ty, việc hạch toán như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành
sản phẩm của các sản phẩm hoàn chỉnh.
 Về các sổ sách sử dụng
Xí nghiệp sử dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ để ghi chép các nghiệp
vụ kế toán. Tuy nhiên, trong hệ thống sổ sách kế toán của công ty có một số
loại sổ không phù hợp với hình thức ghi sổ này.
-Theo quy định, bảng kê số 3 là bảng kê dùng để tính giá xuất dùng nguyên
vật liệu, chỉ áp dụng ở công ty có sử dụng giá hạch toán trong hạch toán chi
tiết nguyên vật liệu. Công ty áp dụng giá thực tế đích danh để xuất dùng
nguyên phụ liệu, do đó sẽ không sử dụng bảng kê số 3 này. Về thực chất,
bảng kê số 3 của công ty là sổ chi tiết nguyên vật liệu được mở cho các tiểu
khoản nhằm theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu theo từng kho,
không phải sử dụng để tính giá xuất dùng. Việc công ty đặt tên sổ chi tiết này
là Bảng kê số 3 chắc chắn gây ra nhầm lẫn cho các đối tượng sử dụng thông
tin của kế toán.
-Kế toán ít sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê của hình thức Nhật ký- chứng
từ theo quy định của bộ tài chính mà sử dụng các phiếu kế toán đê phản ánh
lên NKCT số 7. Do đó, NKCT số 7 của xí nghiệp được thiết kế khá phức tạp,
không theo dõi được các chi phí phát sinh theo khoản mục chi phí, gây khó
khăn trong việc phản ánh lên sổ Cái.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BẮC Á
3.3.1 Về hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp cho hàng gia công của công
ty nên được hạch toán vào chi phí sản xuất thay vì chi phí bán hàng như hiện
nay. Thông thường, chi phí này phát sinh cho việc vận chuyển nguyên vật liệu
của một số mã hàng. Do đó, công ty nên phân bổ chi phí vận chuyển cho từng
mã hàng theo số yard vải của từng mã hàng được vận chuyển. Để hạch toán
chi phí này, kế toán nên sử dụng TK 1421 “chi phí trả trước” để tập hợp chi
phí vận chuyển, sau đó phân bổ chi phí cho từng mã hàng trên TK 6211 “chi
phí nguyên vật liệu chính” (chi tiết cho từng mã hàng). Phương pháp hạch
toán có thể thực hiện được như sau:
- Khi phát sinh chi phí vận chuyển, kế toán ghi:
Nợ TK 1421: Chi phí vật chuyển nguyên vật liệu
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,331: Tổng số tiền phải trả.
- Khi thực hiện gia công một mã hàng, kế toán tiến hành phân bổ chi
phí vận chuyển cho mã hàng đó theo công thức sau:
x
Số yard vải
của mã
h ng ià
=
Chi phí vận chuyển
phân bổ cho mã h ng ià
Tổng chi phí vận chuyển
Tổng số yard vải đựơc vận
chuyển
- Kế toán phản ánh chi phí vận chuyển
Nợ TK 6211: chi tiết cho từng mã hàng
Có TK 1421
( Ghi chú: công ty sử dụng đơn vị đo lường chiều dài của vải là yard.
1 yard = 0,9144 m )

Từ sổ chi tiết tài khoản 1421, kế toán phân bổ chi phí vận chuyển của các
mã hàng sản xuất trong tháng vào TK 6211 và đưa lên NKCT số 7 để vào sổ
cái TK 621.
Khi phân bổ chi phí vận chuyển vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, giá
thành của các sản phẩm hoàn thành sẽ tăng lên so với việc đưa chi phí này vào
chi phí bán hàng.
3.3.2 Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và chi phí nhân
viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng là chi phí phục vụ cho hoạt động tại phân
xưởng, vì vậy nên đưa vào chi phí sản xuất chung thay vì đưa vào chi phí nhân
công trực tiếp sản xuất sản phẩm như hiện nay. Để khắc phục tồn tại này, công
ty cần sử dụng TK 6271 “chi phí nhân viên phân xưởng” để hạch toán chi phí
nhân viên quản lý phân xưởng.
Đơn giá tiền lương sản phẩm của nhân viên phân xưởng được tính trên đơn
giá tiền lương sản xuất của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó, kế toán nên
theo dõi cả hai loại đơn giá sản phẩm này. Để tách chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất và chi phí nhân viên phân xưởng, xí nghiệp cần thiết kế lại bảng kê
thành phẩm tính lương (biểu số3.1), sổ trích lương (biểu số 3.2) và sổ trích
BHXH, BHYT, KPCĐ (biểu số 3.3). (Số liệu minh hoạ được trích từ chi phí
phát sinh trong tháng 1).
Trên bảng thanh toán tiền lương của các phân xưởng đã tách khoản phải
trả cho văn phòng phân xưởng và công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán lấy số

×