Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NVL CCDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.74 KB, 19 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NVL CCDC
1.1. Những vấn đề chung về NVL, CCDC
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của NVL, CCDC
* Khái niệm về NVL, CCDC
+ Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là tài
sản dự trữ cho sản xuất kinh doanh.
+ Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn về giá
trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ.
* Đặc điểm về NVL, CCDC
+ Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ SXKD. Trong quá trình tham
gia nó bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất thì giá trị NVL được chuyển dịch toàn
bộ một lần vào chi phí SXKD trong kỳ.
+ Công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và trong quá trình
tham gia vào sản xuất thì nó vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu đến khi hư hỏng.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất giá trị của nó được chuyển dịch
( Phân bổ ) dần vào chi phí SXKD trong kỳ ( Đối với loại phân bổ nhiều lần ).
* Vai trò của NVL, CCDC
Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tham gia vào sản xuất thì nó cấu thành thực thể
vật chất, thực thể chính của sản phẩm. Vì vậy, khái niệm nguyên vật liệu chính gắn
liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể.
1.1.2. Phân loại và đánh giá NVL, CCDC
1.1.2.1. Phân loại vật liệu
Trước hết căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh
nghiệp, vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính
- Vật liệu phụ
- Nhiên liệu
- Phụ tùng thay thế


- Thiết bị xây dựng cơ bản
- Vật liệu khác
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từng loại
doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm,
từng thứ, từng quy cách…
Căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu cũng như nội dung từng quy
định phản ánh chi tiết vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu của doanh
nghiệp được chia thành:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ, quản lý các phân
xưởng, tổ, đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp…
Căn cứ vào nguồn nhập, vật liệu được chia thành vật liệu nhập do mua ngoài,
tự gia công chế biến, nhận góp vốn…
1.1.2.2. Phân loại công cụ, dụng cụ
Theo quy định hiện hành những tư liệu lao động sau, không phân biệt tiêu
chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn được hạch toán là công cụ, dụng cụ:
- Các lán trại tạm thời, đà giáo, công cụ ( trong XDCB ), dụng cụ gá lắp
chuyên dùng cho sản xuất.
- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính tiền riêng nhưng trong quá
trình bảo quản hàng hoá vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị
hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì.
- Dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ.
- Quần áo, giầy dép, chuyên dùng để làm việc…
Trị giá thực tế NVL mua ngoài nhập kho
-=
Giảm giá hàng mua (Nếu có)
Chi phí thu mua
Giá mua +
Trị giá thực tế NVL tự chế biến nhập kho
+=

Chi phíchế biến
Trị giá thực tế NVL xuất chế biến
Trị giá thực tế NVL thuê ngoài chế biến nhập kho
+=
Tiền thuê gia công phải trảTrị giá thực tế NVL xuất thuê gia công chế biếnChi phí vận chuyển bốc dỡ(Nếu có)
+
Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán, toàn bộ công cụ, dụng cụ của
doanh nghiệp được chia thành ba loại sau:
- Công cụ, dụng cụ
- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê
1.1.2.3. Đánh giá vật liệu, công cụ, dụng cụ
* Nguyên vật liệu:
Tính giá NVL là xác định ghi số nguyên. Về nguyên tắc NVL được xác định theo giá thực tế. Giá thực tế của
NVL có thể bao gồm có thuế GTGT đầu vào (Nếu tính thuế theo phương pháp trực tiếp) hoặc không bao gồm thuế
GTGT đầu vào (Nếu tính thuế theo phương pháp khấu trừ).
` - Trị giá thực tế của NVL nhập kho - được xác định theo từng nguồn nhập:
Trị giá thực tế NVL nhận
vốn góp liên doanh
=
Trị giá vốn góp do các bên thỏa thuận
Trị giá thực tế của phế liệu thu hồi nhập kho
=
Trị giá đã bán hoặc có thể bán trên thị trường hay ước tính giá sử dụng tối thiểu
Trị giá NVL xuất kho thực tế
x=
Số lượng NVL xuất kho Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ
- Trị giá thực tế của NVL xuất kho:
Tuỳ theo đặc điểm của doanh nghiệp về quy mô cơ cấu chủng loại NVL và
trình độ quản lý cũng như trình độ kế toán mà có thể áp dụng một trong các

phương pháp tính giá NVL xuất kho sau:
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO):
Phương pháp này giả định lô hàng nào nhập vào trước thì sẽ được xuất ra trước.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Phương pháp này giả định lô hàng nào nhập vào sau thì sẽ xuất ra trước.
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân
Phương pháp này kế toán phải căn cứ vào giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ
và tất cả các lần nhập trong kỳ đó tính ra giá đơn vị bình quân của vật liệu trong
kho làm cơ sở để tính giá thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ.
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
+
=
Trị giá thực tế NVL tồn ĐKTrị giá thực tế NVL nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn ĐKSố lượng NVL nhập vào trong kỳ
+
Trị giá thực tế của vật liệu xuất kho
=
Trị giá hạch toán của vật liệu xuất kho
x
Hệ số giá
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập kho (Bình quân liên hoàn)
Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kho vật liệu kế toán lại phải tính lại giá đơn vị bình quân của vật liệu
trong kỳ để làm cơ sở tính giá vật liệu xuất kho sau lần nhập đó.
Ưu: Phương pháp này đảm bảo tính chính xác, đảm bảo sự biến động giá cả.
Nhược: Tính toán phức tạp chỉ phù hợp với kế toán máy không phù hợp với đơn vị
có số lượng nhập vào lớn và làm tăng khối lượng tính toán.
+ Phương pháp giá thực tế đích danh:
Phương pháp áp dụng ở doanh nghiệp mà theo dõi riêng được từng lô hàng
nhập xuất. Khi xuất kho vật liệu ở lô hàng nào sẽ lấy giá nhập đích danh của lô
hàng đó làm giá xuất.

+ Phương pháp hệ số giá (Phương pháp giá hạch toán):
Đối với doanh nghiệp có cơ cấu chủng loại vật tư nhiều biến động nhập xuất
thường xuyên để theo dõi được sự luân chuyển vật liệu hàng ngày theo thước đo
giá trị một cách đơn giản thì kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để ghi sổ kế toán
chi tiết và trên các chứng từ nhập xuất. Đến cuối kỳ để ghi sổ kế toán tổng hợp và
lập các báo cáo kế toán tài chính, kế toán phải chuyển đổi giá hạch toán của vật
liệu thành giá thực tế và xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho theo công thức:
Trong đó:
Trong đó:
+
Trị giá thực tế của
VL nhập đầu kỳ
Trị giá thực tế
VL tồn kho đầu
kỳ
* Tính giá công cụ dụng cụ xuất kho:
Tương tự như nguyên vật liệu.
1.2. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ trong
doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
* Thực hiện đánh giá, phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ phù hợp với các
nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị doanh
nghiệp.
* Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp
kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp
số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu, công cụ, dụng
cụ trong quá trình hoạt động SXKD, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình

hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu, công
cụ dụng cụ trong quá trình SXKD.
1.2.2. Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
* Chứng từ sử dụng
Hệ số giá
=
Trị giá hạch toán của
VL nhập trong kỳ
Trị giá hạch
toán của vật
liệu tồn đầu kỳ
+
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo QĐ
1141/TC/QĐ/CĐTK ngày1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chứng từ kế
toán về vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho ( mẫu 01-VT )
- Phiếu xuất kho ( mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( mẫu 08-VT )
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02- BH )
- Hoá đơn cước phí vận chuyển ( mẫu 03- BH )
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước
các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như phiếu
xuất vật tư theo hạn mức ( mẫu 04 VT ), biên bản kiểm nghiệm vật tư ( mẫu 05-VT
), phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( mẫu 07-VT )…tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình
hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh
tế, hình thức sở hữu khác nhau.
* Sổ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ
Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà
sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:

- Sổ (thẻ) kho
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu ( công cụ, dụng cụ )
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
- .v.v…
Sổ (thẻ) kho ( mẫu 06-VT ) được sử dụng để theo dõi số lượng nhập - xuất-
tồn kho của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng kho. Thẻ kho do phòng
kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật

×