Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.39 KB, 1 trang )
lớp 11.7
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng
12 năm 1944. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ
"Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Quá trình phát triển
Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải
phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng
Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (3 nữ) do Võ
Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng,
tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên.
Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa,
Bắc Giang quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực
lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực
lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất
được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên).
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội
(tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho
Giải phóng quân.
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 9 năm 1945 Việt Nam giải
phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40
chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn
công ở Nam Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam
[2]
,
được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội
tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc