Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.89 KB, 13 trang )

1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần giầy Thăng Long trước kia là Công ty giầy Thăng
Long vốn là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 210/
QĐ/TCTD ngày 14/ 04/ 1990 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ
Công Thương) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long. Sau đó ngày 23/ 03/
1993 theo quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước trong Nghị định
386/HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ ) và quyết định số 397/CNN- TCTD
của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, Nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên là Công ty
giầy Thăng Long.
Tên giao dịch chính của Công ty : Thang Long Shoes Company.
Trụ sở chính : 411 - Nguyễn Tam Trinh – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Công ty có tổng diện tích 8087m2, trong đó 2600m2 là xây dựng nhà xưởng
sản xuất, phần còn lại là nhà kho, phòng làm việc, nhà để xe và đường giao
thông nội bộ.
Công ty cổ phần giầy Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển
chưa dài, nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đứng
vững trên thị trường. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các
giai đoạn phát triển của mình.
Giai đoạn 1990 - 1993
Theo luận chứng kỹ thuật được duyệt, Công ty giầy Thăng Long được
thành lập với số vốn là 300.000.000 đồng. mục tiêu của Công ty là gia công
mũ giầy cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô ( cũ ) với
công suất là 4.000.000 đôi mũ giầy/ năm. Trong những năm đầu khi mới
thành lập, Công ty đã xây dựng được hai xưởng sản xuất và một số công trình
phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 1992 tình hình kinh tế chính trị
Hình Tú Lệ - KT1K36
1
2


Chuyên đề thực tập chuyên ngành
ở các nước Liên Xô và Đông Âu có nhiều biến động, các đơn đặt hàng với
các nước bị cắt đứt. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh mang tính thời
vụ, thời gian ngừng sản xuất kéo dài ( khoảng 3 tháng: tháng 5, tháng 6, tháng
7) đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty. Trước tình hình đó, lãnh đạo Công ty cùng toàn thể công nhân viên đã
cùng nhau tìm hướng đi mới cho Công ty. Kết quả là Công ty đã tìm được thị
trường mới, cải tiến sản xuất, chuyển sang giầy vải xuất khẩu. Công ty vừa
đầu tư xây dựng, vừa đào tạo lại đội ngũ công nhân viên để chuẩn bị cho giai
đoạn sau.
Từ sau năm 1993 đến nay.
Đây là giai đoạn Công ty thực sự chuyển từ sản xuất kinh doanh theo
cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trưòng. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị
trường dể ký hợp đồng trực tiếp với công ty nước ngoài . Hàng năm, Công ty
luôn tổ chức chế thử và cải tién mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách
hàng, chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty đã tạo ra uy tín về chất lượng, phong phú về kiếu dáng và khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động, các giá trị tạo ra của Công
ty tăng không ngừng.
Kể từ năm 1996 Công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi với những bạn hàng
lớn, tên tuổi sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín lớn trong nước và trên
thị trường Quốc tế . Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty đã phần
nào được cải thiện, sản phẩm làm ra đã có thị trường tiêu thụ ổn định, mặt
khác Công ty còn thu nạp thêm nhiều lao động để mở rộng sản xuất kinh
doanh. Hiện nay Công ty có 03 cơ sở sản xuất giầy xuất khẩu tại ba địa bàn
khác nhau. Công ty nhận Nhà máy giầy Chí Linh (đóng trên địa bàn Chí Linh
- Hải Dương ) vào năm 1999. Đến năm 2000 công ty nhận thêm Xí nghiệp
giầy Thái Bình (đóng trên địa bàn Thị xã Thái Bình ) làm đơn vị thành viên.
Hình Tú Lệ - KT1K36
2

3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ngày 15/ 02/ 2008 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần
giầy Thăng Long. Tên giao dịch : Thang Long Shoes Joint Stock Company
Vốn điều lệ : 7.000.000.000 đồng.
Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoàn thành
xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng
khên các cấp như bằng khen của Bộ Công Nghiệp, Uỷ Ban Nhân Dân Thành
phố Hà Nội... về các thành tích đã đạt được.
* Chức năng,lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần giầy Thăng Long
Căn cứ vào giấy phép kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp
của Công ty, Công ty có chức năng, lĩnh vực hoạt động là :
- Sản xuất giày dép, túi cặp.
- Sản xuất kinh doanh tổng hợp vật tư ngành giầy.
- Kinh doanh các dịch vụ thương mại xuất nhập.
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và kết quả hoạt động kinh
doanh trong những năm gần đây
1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty
Đặc điểm sản xuất của Công ty cổ phần Giầy Thăng Long là sản xuất
theo một chu trình khép kín để hoàn thành một sản phẩm. Từ khâu pha chặt
các tấm vải thành các bán thành phẩm theo mẫu phục vụ cho phân xưởng may
của phân xưởng chuẩn bị sản xuất. Giúp phân xưỏng may, may các bán thành
phẩm thành mũ giầy hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn; Đến phân xưởng cán luyện
cao su có nhiệm vụ cán cao su và làm Rafooxing, luyện ép đế giầy để cung
cấp cho cho phân xưởng gò và hoàn thiện. Cuối cùng là phân xưởng gò và
hoàn thiện có nhiệm vụ gò những đôi mũ giầy và đế giầy thành đôi giầy hoàn
chỉnh và kiểm tra chất lượng cũng như vệ sinh công nghiệp của dôi giầy cho
đến khi sẵn sang đưa giầy vào tiêu thụ.
Hình Tú Lệ - KT1K36
3

Phân xưởng chuẩn bị sản xuất
Phân xưởng mayPhân xưởng gò và hoàn thiện
Phân xưởng cán luyện cao su
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Sản phẩm chủ đạo của Công ty là giầy vải xuất khẩu, máy móc trang bị
cho các phân xưởng cũng mang tính đặc thù riêng của ngành.
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất giầy có thể khái quát theo sơ dồ sau:
Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải.
- Phân xưởng cán luyện cao su: Cao su sống được pha thêm bột màu
cùng các hoá chất khác cần thiết để cán thành từng miếng cao su, các miếng
này được ép trong để tạo thành đế giầy và được chuyển đến cho xưởng gò và
hoàn thiện để gò thành đôi giầy hoàn chỉnh theo quy cách và mẫu mã đã được
đăng ký trong các hợp đồng.
- Phân xưởng chuẩn bị sản xuất: Vải được dùng để sản xuất giầy chủ
yếu là các loại bạt công nghiệp, trước khi được đưa vào sản xuất chúng được
kiểm tra kỹ thuật rất chặt chẽ. Tuỳ từng loại vải và chất lượng của chúng mà
chúng được mang hồ hoặc bồi vải khác nhau, có những loại vải phải bồi một
Hình Tú Lệ - KT1K36
4
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
lớp, hai lớp hoặc bồi mành…Vải được bồi xong chúng được chặt thành các
bán thành phẩm theo các mẫu quy định và chuyển cho phân xưởng may
- Phân xưởng may: Khi nhận được các bán thành phẩm phân xưởng
chuẩn bị sản xuất chuyển sang, phân xưởng may tiến hành kiểm tra, định vị
đường may và may thành các đôi mũ giầy hoàn chỉnh.
Các đôi mũ giầy sau khi may xong được kiểm tra kỹ thuật lần cuối -
xếp thành đồng đôi trước khi chuyển sang cho phân xưởng gò và hoàn thiện.
- Phân xưởng gò và hoàn thiện: Nhận mũ giầy từ phân xưởng may và

đế giầy từ phân xưởng cán luyện cao su. Tại đây mũ giầy lại được kiểm tra
chất lượng lần nữa về chủng loại, màu sắc, kích cỡ, sau đó đưa vào gò ráp để
tạo thành các đôi giầy hoàn chỉnh.
Giầy sau khi được gò xong, chúng được đưa vào nồi hấp trong thời
gian khoảng 60 đến 90 phút, sau khi ra lò chúng được kiểm tra chất lượng và
vệ sinh công nghiệp lần cuối rồi được dán tem đóng gói kết thúc quy trình
sản xuất một đôi giầy hoàn chỉnh.
1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Bảng biểu:1- Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Hình Tú Lệ - KT1K36
5

×