Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quản lý giáo dục số hóa: nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.68 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THƯ VIỆN SỐ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC</b>



Lê Ngọc Hùng*
Tóm tắt


Đổi mới căn bản, tồn diện quản lý giáo dục đại học và quản trị đại học phải tính đến
các đổi mới trong tri thức nhất là tri thức số hóa. Từ đó, bài viết tập trung làm rõ các
vấn đề như tri thức số hóa, thư viện số, các hướng phát triển thư viện số và quản lý
giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra giải pháp: đổi mới quản lý giáo dục
từ “không số” sang quản lý giáo dục số hóa. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bởi
phương pháp tổng quan tài liệu chuyên ngành và phân tích định tính. Các phương
pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp thư viện số
hóa của trường đại học nhằm làm rõ sự biến đổi của quản lý giáo dục theo xu thế tri
thức số hóa và trở thành quản lý giáo dục số hóa.


<b>Từ khóa: Tri thức số hóa; Thư viện số; Giáo dục số hóa; Quản lý giáo dục số hóa.</b>
1. Đặt vấn đề


Trong xã hội lồi người, tri thức trở thành một loại sức mạnh và một loại quyền lực đặc
biệt mà một số tác giả gọi là “nguồn lực vơ hình”, “nguồn vốn vơ hình”1<sub> (Drucker, 1995), </sub>
“quyền lực mềm”, “quyền lực thông minh”2<sub> (Nye, 2010). Trong giáo dục, tri thức dưới dạng </sub>
sách là nhà giáo thứ hai, sau nhà giáo thứ nhất là thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy mặt
đối mặt với người học là học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Ngày nay, dưới tác
động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tri thức được “số hóa” và loại “tri thức số
hóa” tiếp tục phát huy sức mạnh của loại quyền lực không chỉ giải thích thế giới mà làm biến
đổi thế giới một cách nhanh chóng và khó lường. Quản lý giáo dục cũng không tránh khỏi
sự ảnh hưởng của Cách mạng 4.0, trong đó tri thức số hóa vừa là công cụ, phương tiện và
vừa là đối tượng của quản lý giáo dục trong thế kỷ 21. Bài viết này tập trung làm rõ những
biểu hiện của tri thức số hóa gắn với những biến đổi trong quản lý giáo dục trên thế giới và
vận dụng vào thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và quản lý giáo dục
đại học nói riêng ở Việt Nam.



Luận điểm cơ bản của bài viết này là tri thức được số hóa làm thay đổi căn bản cả mục
tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đại
học nói riêng. Quản lý giáo dục “không số” trước đây trở thành quản lý giáo dục số hóa


* Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Điện thoại: 0904110197;
Email:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý giáo dục vẫn được nghiên cứu và triển khai theo
các cách tiếp cận lý thuyết quản lý dựa vào tri thức chưa số hóa, tri thức khơng số hóa của
nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước. Điều này đặt ra vấn đề nghiên cứu cấp thiết về tri thức số hóa
và ảnh hưởng, tác động của nó đến quản lý giáo dục, nhất là quản lý giáo dục đại học. Giả
thuyết khoa học định hướng thực tiễn của báo cáo này là đổi mới căn bản, toàn diện quản
lý giáo dục đại học và quản trị đại học1<sub> đòi hỏi phải tính đến các đổi mới trong tri thức nhất </sub>
là tri thức số hóa. Điều này có nghĩa là quản lý giáo dục phải đi đầu trong việc áp dụng có
hiệu quả các thành tựu của số hóa tri thức, nhất là tri thức khoa học để đảm bảo nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo.


2. Phương pháp nghiên cứu


Báo cáo dựa vào phương pháp luận hệ thống tổng quát để làm phân tích mối tương
tác giữa tri thức số hóa và những đổi mới trong quản lý giáo dục đại học trong bối cảnh hội
nhập thế giới và Cách mạng 4.0. Cụ thể, để làm rõ vấn đề nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra,
báo cáo sử dụng phương pháp tổng quan tài liệunghiên cứu chuyên về thông tin - thư viện
số hóa2<sub>và các tài liệu liên quan làm rõ các khái niệm, các hình thức và cơ chế biểu hiện của tri </sub>
thức số hóa. Những biến đổi mới trong quản lý giáo dục cũng chủ yếu được phân tích từ góc
độ lý thuyết. Phương pháp tổng quan tài liệu và phân tích định tính này có thể giúp phát hiện
những vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu định lượng để đo lường, đánh giá chính
xác về những biến đổi trong quản lý giáo dục3<sub>. Một nghiên cứu lý luận như vậy là rất quan </sub>
trọng và cần thiết để góp phần phát triển các khoa học giáo dục trong đó có khoa học quản lý


giáo dục. Thật nghịch lý là giáo dục Việt Nam thường bị phê phán là quá nặng lý thuyết và
nhẹ thực hành kỹ năng, trong khi cả lý luận và thực tiễn khoa học giáo dục và khoa học quản
lý giáo dục lại cho thấy điều ngược lại. Cả hai khoa học này dường như đang bị mắc kẹt trong
các loại tri thức thường ngày và các đề tài thực tế hàng ngày mà thiếu ánh sáng soi rọi của lý
thuyết khoa học dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học cơng nghệ hiện đại, như
tri thức số hóa, thư viện số hóa. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng trong
nghiên cứu trường hợp thư viện số hóa của trường đại học nhằm làm rõ sự biến đổi của quản
lý giáo dục theo xu thế tri thức số hóa và trở thành quản lý giáo dục số hóa.


3. Tri thức số hóa và thư viện số


<b>Tri thức số hóa (digitalized knowledge) là tri thức được số hóa thơng qua các kỹ </b>
thuật số, phương tiện số để có thể lưu giữ, chuyển hóa, truy cập, xử lý, phân tích, phân


1 Lê Ngọc Hùng. “Đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam: lý thuyết hệ thống và kiến tạo mô hình
<i>hiện đại, chun nghiệp”. Tạp chí Lý luận chính trị. Số 3/2019. </i>


2 <i>Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Thư viện. Thư viện thông minh 4.0: Công nghệ - </i>


<i>Dữ liệu - Con người. NXB ĐHQGHN. 2018. Từ đây viết tắt là: ĐHQG, TTTT-TV (2018). Sđd. </i>


3 Lê Ngọc Hùng – Bùi Thị Phương. “Vị trí, vai trị của thư viện số hóa trong đổi mới quản trị đại
học theo hướng tập đồn hóa ở Việt Nam”. Trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thư viện.


<i>Tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phối, phổ biến và sử dụng thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông hiện đại
kết nối qua Internet.


<b>Tri thức số (digital knowledge) là năng lực hiểu biết, sử dụng và phát triển các phương </b>


tiện số và các kỹ thuật số để tìm kiếm, xử lý, phân tích, sử dụng, chia sẻ, phát triển thông
tin, tri thức.


Trên thế giới, năm 2002 được coi là năm mở đầu cho thời đại tri thức số hóa với sự kiện
trên một nửa lượng thơng tin của thế giới được số hóa để có thể lưu giữ, xử lý, truy cập, phổ
biến và sử dụng thông qua các phương tiện số kết nối Internet.


Ở Việt Nam, năm 2007, Chính phủ chính thức triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức
Việt số hóa” nhằm bốn mục tiêu1<sub>. Đó là: (1) lưu giữ, phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực, </sub>
trước hết là hỗ trợ cho giáo dục, đào tạo; (2) Tạo môi trường thuận lợi thu hút mọi người
vừa khai thác vừa đóng góp để làm giàu các tài nguyên tri thức số hóa của Việt Nam, (3)
Khơi dậy, lan tỏa niềm đam mê khoa học và công nghệ, khát vọng sáng tạo, cống hiến của
mọi người trong việc tạo lập, làm giàu và phổ biến tri thức, (4) Từng bước góp phần phát
triển cơng nghiệp nội dung số của Việt Nam, định hướng việc sử dụng tri thức của người
dùng trên môi trường mạng. Đề án này xác định rõ các nguồn tri thức cơ bản sẵn có chỉ cần
được “số hóa” để đưa vào hệ thống Tri thức Việt số hóa” bao gồm “Pháp luật, chính sách
nhà nước, thơng tin công bố công khai của các cơ quan nhà nước; các tri thức trong lĩnh vực
giáo dục như sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, các khóa học khoa
học, cơng nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), học liệu điện tử; các tri thức từ các đề tài, dự
án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bài viết khoa học, kết quả nghiên cứu và
sáng chế, thông tin sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; các kỹ thuật, cơng nghệ
hữu ích, các bài học về ứng dụng thành công khoa học và công nghệ trong sản xuất và đời
sống. Nguồn tri thức cộng đồng được thu thập và liên tục cập nhật gồm: các tri thức khoa
học thường thức trong đời sống xã hội như chăm sóc sức khỏe, y tế, phịng chống bệnh dịch,
trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, công nghệ bảo quản, chế biến, cơng nghệ sạch, vệ sinh an
tồn thực phẩm, khoa học đời sống,...”.


Tương tự, có thể nói nguồn tri thức cơ bản cần được số hóa cho quản lý giáo dục là
pháp luật, chính sách của Nhà nước về giáo dục, các tài liệu phục vụ giáo dục và đào tạo,
nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ trong nhà trường và phục vụ cộng đồng. Các


nguồn tri thức liên tục được bổ sung bởi các cá nhân người dạy, người học và các thành viên
khác trong nhà trường.


<b>Các loại thư viện theo xu hướng số hóa </b>


<i>Thư viện cơng cộng và thư viện chuyên ngành, thư viện đa ngành. Theo pháp luật hiện hành </i>


ở Việt Nam, thư viện gồm hai loại là: (i) Thư viện công cộng do Nhà nước thành lập và phục
vụ cơng chúng, ví dụ Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện của địa phương do UBND các
địa phương thành lập) và (ii) Thư viện chuyên ngành, đa ngành như các thư viện của các cơ
sở giáo dục, khoa học trong đó có thư viện đại học. Trên thực tế, căn cứ vào đặc điểm, tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chất cơng nghệ thông tin và giao tiếp, thư viện được phân chia thành các loại như thư viện
truyền thống và thư viện hiện đại; thư viện số, thư viện thông minh, thư viện trí tuệ và các
loại thư viện khác.


<i>Thư viện đại học là thư viện hàn lâm (Academic Library) đặc trưng bởi tài nguyên thông </i>


tin khoa học chuyên ngành và công nghệ dựa vào tri thức khoa học chuyên ngành phục vụ
nghiên cứu khoa học và học tập, giảng dạy của đại học. Thư viện đại học không chỉ là trung
tâm thông tin – thư viện, mà còn là trung tâm quản trị tri thức (Knoledge Management
Centre, KMC), không chỉ phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của đại học mà còn mở rộng
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của doanh nghiệp và cộng đồng1<sub>. Tương </sub>
tự, thư viện đại học là nơi lưu giữ, cung cấp tri thức của nhân loại và là trung tâm của môi
trường giáo dục và nghiên cứu, là cầu nối trung gian giữa người tạo ra tri thức và những
người sử dụng tri thức phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu và sáng tạo2<sub>. Một thư viện </sub>
đại học đúng nghĩa là “đại học” cần có chính sách phục vụ ưu tiên đối với nhóm đối tượng
mục tiêu là sinh viên, giảng viên trong các dịch vụ, tiện ích ví dụ nhóm đối tượng này được
ưu tiên sử dụng tất cả các tiện ích truy cập thư viện số3<sub>. </sub>



Cần nhận xét ngay là cách tiếp cận lý thuyết quản lý giáo dục của thời đại “không số”
hầu như không để ý gì đến thư viện. Nhưng quản lý giáo dục thời đại số hóa tất yếu phải
quan tâm và “thân thiện” với thư viện nhất là thư viện số bởi đó là nơi tập trung các tài
nguyên số cần cho cả người dạy, người học và người quản lý giáo dục.


<b>Thư viện số</b>


Các thuật ngữ như thư viện điện tử (electronic library), thư viện ảo (virtual library) và
thư viện số (digital library) có thể sử dụng tương đương và thay thế nhau do đều áp dụng
công nghệ số để đảm bảo nội dung thông tin được sẵn sàng sử dụng bởi người dùng từ xa.
Tuy nhiên, nhiều định nghĩa nhấn mạnh những đặc điểm khác nhau của thư viện số. Một
định nghĩa nhấn mạnh yếu tố cộng đồng sử dụng thư viện xác định: thư viện số là tổ chức
cung cấp các nguồn gồm cả nhân viên chuyên môn, để thu thập, kết cấu, cung cấp, lý giải,
phân phối, bảo tồn tập hợp các nội dung số sao cho chúng được sẵn sàng và có hiệu quả để
sử dụng bởi một hoặc các cộng đồng xác định (Liên đoàn thư viện số, The Digital Library
Federation, 1995). Một định nghĩa nhấn mạnh yếu tố điện tử và kết nối khi xác định: thư
viện số là thư viện điện tử có khả năng tạo sự kết nối giữa những người sử dụng tin được
phân bố khắp nơi với các nguồn thông tin, dữ liệu được thu thập, lưu giữ, xử lý, truy cập
và sử dụng với sự trợ giúp của các kỹ thuật, công nghệ, phương tiện, đa phương tiện, siêu
phương tiện điện tử4<sub> (Yerkey và Jorgensin, 1996). Gần tương tự, thư viện số được Christine </sub>
1 Đoàn Phan Tân. Quản trị tri thức với thư viện các trường đại học. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV


<i>(2018). Sđd.</i>


2 Trương Thị Hồng Quyên - Phạm Thị Thu. Tác động của Big Data tới hoạt động thư viện tại trung
<i>tâm thông tin – thư viện ĐHQGHN. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


3 Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Bá Lâm và Hoàng Văn Dưỡng. Xây dựng thư viện số đại học dùng chung
thơng qua cơng cụ tìm kiếm thơng minh Primo và phần mềm quản trị tài liệu nội sinh. Trong
<i>ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Borgaman (1996) định nghĩa là hệ thống các nguồn thông tin điện tử và các khả năng công
nghệ kết nối để tìm kiếm và sử dụng thơng tin1<sub>. Đặc trưng cơ bản của thư viện số là tất cả </sub>
các nguồn thơng tin đều được số hóa. Hai định nghĩa nhấn mạnh hình thức số khi xác định:
thư viện số là tập hợp có tổ chức các thơng tin dưới dạng số2<sub> (Lesk, 1997). Thư viện số là tập </sub>
hợp có quản lý các thơng tin gắn với các dịch vụ trong đó thơng tin được lưu giữ dưới các
hình thức số và được tiếp cận trên mạng3<sub> (Arms, 2000). Trong rất nhiều định nghĩa về thư </sub>
viện số, định nghĩa của Borgman (1999, 2000) có thể là định nghĩa phù hợp nhất để phát
triển thư viện trong quá trình đổi mới quản trị đại học theo hướng tập đồn hóa. Borgman
coi thư viện số là tập hợp các nguồn thông tin điện tử kết hợp với các năng lực kỹ thuật để
tạo dựng, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Thư viện số được kiến tạo, tập hợp và tổ chức bởi
và vì cộng đồng những người sử dụng và các năng lực chức năng của thư viện số là hỗ trợ
đáp ứng nhu cầu thông tin và nhu cầu sử dụng của cộng đồng những người sử dụng4<sub>. Đây </sub>
có lẽ là một cách định nghĩa đặc biệt vì các định nghĩa khác về thư viện số thường tập trung
vào việc áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật số hóa thơng tin và các dịch vụ, mà xem nhẹ hoặc
thậm chí quên mục tiêu sống còn của thư viện là phục vụ nhu cầu liên quan đến thông tin
của con người và cộng đồng xã hội. Thư viện số có vị trí, vai trị tổ chức và quản lý thơng tin
tri thức bao gồm cả dữ liệu lớn (big data) và siêu dữ liệu (metadata) phục vụ học tập, giảng
dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên để tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, cũng như phát triển môi trường học tập tốt hơn5<sub>.</sub>


Sự xuất hiện của thư viện số đánh dấu bước chuyển dịch có tính bước ngoặt về mặt lý
luận và thực tiễn từ thư viện với trọng tâm là thông tin sang thư viện với trọng tâm là dữ
liệu được số hóa. Điều này gắn liền với sự thay đổi trong công nghệ truyền thông theo đó
các phẩm chất, năng lực và kỹ năng liên quan được đặc biệt coi trọng phát triển từ góc độ
thư viện và quản trị đại học bao gồm sự đổi mới, sáng tạo và hợp tác đa chiều, cạnh giữa các
các nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.


Số hóa, các ứng dụng cơng nghệ truyền thơng, hệ thống mạng và trí tuệ là nền tảng kỹ
thuật của thư viện thông minh6<sub>. Thư viện số cũng phải là thư viện thông minh với nhân vật </sub>


trung tâm phải là người dùng tin chứ không phải cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính như trước
đây hay các tài ngun và cơng nghệ số hóa như hiện nay. Thư viện thơng mình khơng chỉ
phục vụ người dạy, người học mà phục vụ cả người quản lý giáo dục.


1 Borgman (Christine L). What are digital libraries? Computer Vision. Information Processing.
Vol. 35; 1996; p227-43; Mohd Nazim. Managing digital libraray content: issues and challenges.
SRELS Journal of Information Management Vol. 46, No. 1, March 2009. file:///C:/Users/Admin/
Downloads/2019%20Digital%20Library/11Managingdigitallibrarycontent.pdf


2 Lesk, M.E. (1997). Practical digital libraries: Books, bytes, and bucks. San Francisco: Morgan
Kaufman.


3 <i>Arms, W. Y. (2000) Digital Libraries. Cambridge MA: The MIT Press.</i>


4 Borgman, C.L. (1999) What are digital libraries? Competing visions. Information Processing &
Management, 35 (3) 227-243; Borgman, C. (2000). From Gutenberg to the Global Information
Infrastructure: Access to information in the networked world. Cambridge, MA: MIT Press.
5 Nguyễn Thị Hà. Thực trạng công tác xây dựng siêu dữ liệu mô tả tại trung tâm thông tin – thư


<i>viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Thư viện số đại học, theo quan niệm của Borgman, được kiến tạo và được quản lý bởi </i>


và vì cộng đồng những người thuộc trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin và các
nhu cầu khác trong đó cơ bản và quan trọng nhất là nhu cầu giáo dục đại học và nghiên cứu
khoa học của trường đại học. Như vậy, đối với một thư viện của trường đại học, thư viện
số là việc áp dụng công nghệ số trong thông tin, truyền thông nhằm mục tiêu phục vụ nhu
cầu thông tin và nhu cầu giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trình độ đại học và trên
đại học. Việc xây dựng, phát triển một thư viện số đại học như vậy đòi hỏi nhiều điều kiện
từ nhiều phía, ít nhất là từ ba phía là từ phía thư viện, từ phía học thuật và từ phía quản trị


đại học.


Việc xuất hiện tri thức số hóa mà cụ thể ở đây là thư viện số làm thay đổi căn bản mục
tiêu của quản lý giáo dục trong đó có quản lý thư viện của nhà trường. Ví dụ, theo cách tiếp
cận quản lý kiểu truyền thống, mối quan tâm chủ yếu của thư viện là thư viện có bao nhiêu
sách, báo, tạp chí, các tài liệu và bao nhiêu người đọc. Vấn đề không chỉ là số lượt truy cập
thư viện số tăng từ 17,430 lượt năm 2016 lên 816,494 lượt năm 2017, tương ứng số lượt truy
cập trung bình một ngày tăng từ 48 lượt /ngày lên 2,237 lượt/ngày (Cẩm nang Trung tâm
thông tin – thư viện ĐHQGHN) mà vấn đề của quản lý thư viện nói riêng và quản lý giáo
dục nói chung là mở rộng mạng tương tác dựa trên tri thức số hóa giữa các bên liên quan.


Cách tiếp cận quản lý hiện đại thời số hóa địi hỏi thư viện phải thu hút khách hàng
là người học, người dạy và cả người quản lý. Vấn đề của quản lý giáo dục dựa trên tri thức
số hóa là vấn đề làm thế nào thiết lập, củng cố và phát triển các mạng lưới tương tác nhiều
chiều dựa trên tri thức số hóa cụ thể là thư viện số thông minh giữa người học với nhau và
với người dạy trong trường và ngoài trường.


4. Vị trí, vai trị của thư viện số từ các góc độ khoa học


<i>Từ góc độ lý thuyết khoa học tổ chức, bất kỳ một thư viện nào cũng đều là một tổ chức </i>


bao gồm ba yếu tố cấu thành là quản trị, kỹ thuật và dịch vụ xã hội1<sub>. Sự dịch chuyển của </sub>
quản trị đại học theo hướng tập đồn hóa địi hỏi việc số hóa cả ba yếu tố kỹ thuật, quản trị
và dịch vụ nhưng đều nhằm đáp ứng một nhu cầu hàng đầu của trường đại học là nhu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Một lý thuyết khác về tổ chức cho biết thư viện được
tạo bởi bốn thành phần với cấu trúc nhất định là2<sub>: (i) Con người gồm cả nhân lực thư viện </sub>
và người được thư viện phục vụ mà các chuyên gia thư viện Việt Nam thường gọi chung là
bạn đọc, người sử dụng tin, người dùng tin. (ii) Nội dung gồm những gì được tổ chức, số
hóa và sẵn sàng cho việc tiếp cận, truy cập và sử dụng; (iii) Các hệ thống quản lý các nguồn
thơng tin số hóa và (iv) Tổ chức thư viện. Lý thuyết tổ chức cho biết vị trí và vai trị của thư


viện số do mơ hình tổ chức của nó quy định. Cần chú ý đến hai mơ hình thư viện: mơ hình


1 John McGinty (2009). Digital Libraries Need Digital Organization: Identifying, Defining, and Creating
New Academic Library Management Structures. file:///C:/Users/Admin/ Downloads/2019%20Digital%20
Library/298%20good.pdf.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7A của các tác giả là1<sub>: Brangier, Dinet và Eilrich (2009) và mơ hình 5S của tác giả là</sub>2<sub>: Shen, </sub>
Goncalves và Fox (2013). Mô hình thư viện 7A cho biết thư viện số có bảy vị trí, vai trị là: (i)
lưu trữ các tài nguyên (Archive), (ii) chứng thực thông tin (Accredit), (iii) hiện thực hóa tri
thức (Actualise), (iv) phân tích dữ liệu (Analyse), (v) xác nhận bản sắc (Afirm), (vi) kết nối xã
hội (Associate) và (vii) kích hoạt sống động (Animate). Mơ hình 5S cho biết thư viện có năm
vị trí, vai trị: (i) đáp ứng nhu cầu thơng tin của xã hội (Society), (ii) tạo bối cảnh (Scenorios),
(iii) tạo các không gian (Spaces), (iv) tạo cấu trúc (Structure) và (v) tạo các luồng thơng tin
(Streams). Tóm lại, thư viện số thơng minh có vị trí, vai trò tạo dựng thế giới phẳng đảm
bảo người dùng tin có cơ hội bình đẳng tiếp nhận, kết nối lẫn nhau trong sử dụng thông tin
phục vụ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển trí tuệ nhân loại3<sub>. Tuy </sub>
nhiên, cả hai mơ hình này đều chưa xác định rõ một vị trí, vai trị nào đặc trưng của thư viện
số trong trường đại học.


<i>Từ góc độ kinh tế học, thư viện số có năm vai trị cơ bản vừa sản xuất, vừa lưu thông vừa </i>


tiêu dùng là: (i) Thúc đẩy phát triển các quy trình thu thập, lưu giữ, tổ chức thơng tin dưới
hình thức số; (ii) Khuyến khích cung cấp có hiệu quả thơng tin một cách tiết kiệm cho tất
cả người dùng tin; (iii) Khuyến khích các nỗ lực hợp tác trong các mạng lưới truyền thơng,
giao tiếp, tính tốn, nghiên cứu; (iv) Dẫn đầu tạo dựng và phổ biến tri thức; (v) Đặc biệt là
thúc đẩy giao tiếp và hợp tác giữa các cơ sở giáo dục4<sub>. Tác động của cách mạng công nghiệp </sub>
4.0 khiến cho thư viện số có vị trí, vai trị chọn lọc, tinh chế, bao gói thơng tin; phát hiện,
xác định và kiến tạo nhu cầu thơng tin của sinh viên, từ đó trình bày, giới thiệu và cung ứng
thơng tin mang tính định hướng cá nhân5<sub>. Tuy nhiên, điều lưu ý ở đây là việc cá nhân hóa </sub>
các dịch vụ như vậy vẫn phải nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu


khoa học, triển khai.


<i>Từ góc độ lý thuyết khoa học giáo dục hiện đại, thư viện đại học có vai trị mới là khuyến </i>


khích truyền thông, giao tiếp học thuật (academic/ scholarly communication) thể hiện ở việc
trực tiếp hỗ trợ giảng viên giới thiệu, chia sẻ, cơng bố và thảo luận cơng trình khoa học trong
cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế6<sub>. Vai trị truyền thơng học thuật địi hỏi tương </sub>
tác hai chiều từ hai phía: cán bộ thư viện tiếp cận các hoạt động học thuật và giảng viên, nhà
khoa học tiếp cận hoạt động thư viện. Thư viện số thông minh với ba trụ cột chung là “Công
nghệ - Dữ liệu - Con người” được cho là thư viện của tương lai đại học Việt Nam. Tuy nhiên,
lý thuyết khoa học giáo dục hiện đại đòi hỏi phải xác định rõ “con người” là ai trong mối


1 Brangier E., Dinet J., Eilrich L., (2009).The 7 Basic Functions of a Digital Library - Analysis of
Focus Groups about the Usefulness of a Thematic Digital Library on the History of European
Integration, Berlin, NXB Springer-Verlag Berlin Heidelberg.


2 Shen, R., Goncalves, M.A., Fox, E.A. (Eds.) (2013). Key Issues Regarding Digital Libraries:
Evaluation and Integration. Carolina, NXB Morgan and Claypool Publishers.


3 Vũ Duy Hiệp. Phát triển thư viện số thông minh trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
<i>Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


4 Brundaban Nahak - Partha Sarathi Patra. Planning, Designing and Developing of Digital Libraries
and Digital Preservation. file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Digital%20Library/41.pdf.
5 Huỳnh Mẫn Đạt. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến các thư viện đại học. Trong


<i>ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

quan hệ với thư viện số. Nếu như thư viện số đại học được xác định là phục vụ “bạn đọc,
người sử dụng thông tin” chung chung1<sub> thì rõ ràng là chưa ngang tầm yêu cầu đổi mới quản </sub>


trị đại học theo hướng tập đồn hóa. Một số tác giả nêu gần trúng vấn đề là các thư viện đại
học phải xác định rõ vai trị khơng chỉ là tổ chức cung cấp thơng tin và tri thức, mà cịn là
tổ chức kiến tạo và thúc đẩy việc sử dụng thông tin tạo ra tri thức. Phải đẩy vấn đề này lên
ngang tầm của thư viện số của trường đại học hiện đại. Thư viện số có vai trị tổ chức kiến
tạo và thúc đẩy việc sử dụng thông tin tạo ra tri thức mới, kỹ năng mới, năng lực mới và
phẩm chất mới cần thiết ở sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tức là người học của
trường đại học2<sub>. Bạn đọc được xác định theo cách tiếp cận kinh tế thị trường là “khách hàng” </sub>
tiếp cận, sử dụng các dịch vụ của thư viện số. Tuy nhiên, cần đẩy tới quan điểm này lên
ngang tầm với quản trị đại học đang dịch chuyển theo hướng tập đồn hóa theo đó khách
hàng đặc biệt với ưu tiên hàng đầu của thư viện số trong trường đại học phải là người học
và người dạy, phải là sinh viên và giảng viên. Đây là loại khách hàng đặc biệt bởi vì đối với
khách hàng đặc biệt này thư viện không đơn giản là cung cấp thông tin và tri thức. Thư viện
số có vị trí, vai trị của “giảng viên ảo” và thậm chí là “đại học ảo” để cùng với “giảng viên
thật”, “đại học thật”giảng dạy, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các tri thức khoa học chuyên
môn nghề nghiệp, các phẩm chất, các năng lực cần thiết ở sinh viên, học viên, nghiên cứu
sinh của nhà trường. Trong quá trình đổi mới quản trị đại học theo hướng tập đồn hóa, thư
viện cịn có vị trí, vai trị khuyến khích phát triển tinh thần sáng kiến và đổi mới, tinh thần
khởi nghiệp và sáng tạo ở cả sinh viên, giảng viên và nghiên cứu viên của trường đại học.


<i>Từ góc độ lý thuyết hệ thống tổng quát3</i><sub>, thư viện số của trường đại học chỉ là một trong </sub>


các bộ phận, các đơn vị cấu thành nên cả hệ thống cơ sở giáo dục đại học liên tục tương tác
với môi trường xung quanh. Là một tiểu hệ thống, thư viện số tương tác trực tiếp và gián
tiếp thông qua nhà trường với môi trường xung quanh bao gồm các thư viện khác ở ngoài
trường và các thiết chế, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật và nhất là các cơ sở giáo
dục đại học khác. Đồng thời, là một tiểu hệ thống, thư viện số phải tương tác, hợp tác với
các bộ phận, các đơn vị, các tiểu hệ thống khác của nhà trường để thực hiện chức năng, vai
trị thơng tin, truyền thơng và giáo dục, đào tạo góp phần đảm bảo cả hệ thống nhà trường
hoạt động có chất lượng và hiệu quả trong môi trường cạnh tranh. Các nguyên lý của thuyết
hệ thống thế hệ thứ tư, hệ thống siêu trí tuệ đặc trưng cho hệ thống xã hội cho biết, nếu như


thư viện số khơng có khả năng thực hiện chức năng, vai trị của nó đối với cả hệ thống thì
nhất định sẽ có tiểu hệ thống khác, bộ phận khác trong nhà trường thực hiện thay nó. Nói
một cách đơn giản, nếu như thư viện số không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của sinh viên,
giáo viên và nghiên cứu viên thì thư viện số sẽ trở nên vơ dụng và sớm muộn sẽ bị thối
hóa, phá sản, tiêu vong trong nhà trường. Đồng thời, trong tình huống đó, hoặc nhà trường
sẽ phải có một thư viện số kiểu mới khác hoặc sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên của
nhà trường sẽ phải tìm đến một thư viện khác để thay thế. Nói cách khác, trong điều kiện


1 Nguyễn Hữu Giới. Thử bàn về “Thư viện thông minh trong cuộc cách mạng công nghiêp 4.0:
Công nghệ-Dữ liệu-Con người” trong tương lai ở trường đại học Việt Nam. Trong ĐHQGHN,
<i>TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


2 Bùi Thị Thanh Diệu. Phát triển các dịch vụ thư viện thông minh dưới tác động của xã hội hiện
<i>đại, trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

cạnh tranh đang tăng lên, thư viện số có vị trí, vai trị quyết định đến chất lượng, hiệu quả
giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học của tồn bộ nhà trường. Việc nâng cao vị trí và vai
trò của thư viện số trong trường đại học luôn gắn với yêu cầu của đổi mới quản trị đại học
và phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu, áp dụng tổng tích hợp các cách tiếp cận khoa học.
5. Nhiều hướng phát triển thư viện số và quản lý giáo dục đại học


Thư viện số được cho là phát triển theo năm xu hướng là1<sub>: nhu cầu tin ngày càng đa </sub>
dạng và phức tạp, đồng bộ thư viện với tổ chức thông tin và dịch vụ thư viện, các trang
thiết bị mạnh để lưu trữ dữ liệu lớn, phần mềm hiện đại để xử lý và khai thác thông tin, tài
nguyên thông tin số đặc biệt. Tuy nhiên, đây là các xu hướng phát triển “tự nó, vì nó, cho
nó” mà chưa rõ có thể đem lại những ích lợi gì trực tiếp cho giáo dục đại học.


Thư viện số được xem là phát triển năm loại dịch vụ như2<sub>: cung cấp tài liệu, phổ biến </sub>
thông tin, trao đổi thông tin, đào tạo người dùng (thông tin thư viện) và các dịch vụ tiện ích
khác như dịch vụ truy cập, dịch vụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu. Tên các loại dịch vụ này


tương tự như các dịch vụ của thư viện truyền thống, nhưng cần đánh giá cao loại dịch vụ
hỗ trợ học tập và nghiên cứu khoa học của trường đại học. Nhưng trong thư viện hiện đại
thơng tin được số hóa và các loại dịch vụ đều được thực hiện thông qua các máy móc, thiết
bị với sự hỗ trợ trực tiếp của các cơng nghệ mới. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận kinh tế
thị trường nên thư viện số có thể quá coi trọng chất lượng của kết quả mà dịch vụ thư viện
đem lại và chất lượng được đo bằng sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thư viện. Tuy
nhiên, vấn đề của quản lý chất lượng dịch vụ thư viện trong trường đại học là vấn đề thực
hiện được mục tiêu giáo dục và nghiên cứu khoa học của trường đại học. Sự hài lòng đối với
dịch vụ thư viện và kết quả của dịch vụ thư viện có thể chỉ là tiêu chí trung gian trong đánh
giá và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.


Một loạt công nghệ thông tin và truyền thông được áp dụng như các công nghệ với các
thiết bị truyền thông và giao tiếp di động như các thiết bị kết nối Internet với thư viện. Công
nghệ phát hiện tài nguyên số để tìm kiếm, truy cập, xử lý, chuyển giao thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau. Công nghệ kết nối và tạo dựng mạng lưới thư viện3<sub>. </sub>


Công nghệ RFID (Radio Frequency Identiication) được ứng dụng ngày càng phổ biến
trong hoạt động lưu thông, kiểm kê, kiểm soát tài liệu in trong các thư viện số từ năm 2000
đến nay4<sub>. Công nghệ RFID (nhận dạng bằng sóng radio) cho phép máy tính nhận biết các tài </sub>
liệu được gắn thẻ/chíp thơng qua hệ thống thu nhận sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản


1 Lê Mạnh Hà - Trần Thị Hồng Nhiên. Xu hướng phát triển của thư viện trong xã hội hiện đại.
<i>Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


2 Lê Thị Thành Huế. Dịch vụ thư viện hiện đại và vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ trong các thư
<i>viện hiện đại. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


3 Nguyễn Thị Ngọc Lan - Nguyễn Thị Lan Hương. Ứng dụng kết nối vạn vật – Internet of things
trong dịch vụ thư viện hiện đại. Nguyễn Thị Minh Phượng. Thư viện số thông minh với Internet
<i>vạn vật. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

lý và lưu vết từng tài liệu riêng rẽ khi chúng được di chuyển giữa các vị trí vật lý khác nhau.
Một trong ích lợi của việc áp dụng RFID là giúp xây dựng được hệ thống trả sách 24h có thể
đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trả sách bất kể thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên, việc áp
dụng RFID khơng giúp trả lời được câu hỏi ví dụ RFID sẽ giúp tăng được bao nhiêu người
mượn sách và tăng được bao nhiêu sách được mượn, tăng được bao nhiêu nhu cầu trả sách
24h trong ngày. Từ góc độ vị trí, vai trị của thư viện số đối với quản trị đại học có thể đặt
câu hỏi tương tự với các ích lợi khác của việc áp dụng RFID trong phục vụ người học, người
dạy và người nghiên cứu khoa học. Một thống kê của thư viện cho biết1<sub>: sau 5 năm, kho sách </sub>
tham khảo gồm 37.000 cuốn được gắn chip RFID (chiếm trên 8% tổng số 450.000 sách của
Trung tâm Thông tin – Thư viện) tại Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp có 366.575 lượt lưu
thơng, trung bình 1 cuốn có 10 lượt mượn trả. Trung bình mỗi ngày có 200 lượt mượn trả
sách gắn chíp RFID. Kết quả ứng dụng cơng nghệ RFID này có lẽ chưa nói được gì nhiều về
hiệu quả của nó đối với giáo dục đại học nói chung và kết quả học tập hay nghiên cứu khoa
học nói riêng. Một số công nghệ định vị thông minh được nghiên cứu và áp dụng để nắm
bắt thị hiếu người đọc2<sub>, nhưng rất có thể đặt ra vấn đề bảo vệ quyền riêng tư trong tiếp cận </sub>
thông tin.


Thuật ngữ “Semantic Web” (SW, Web ngữ nghĩa học) do Berners-Lee (2001) đưa ra
để nói về Web dữ liệu được xử lý trực tiếp và gián tiếp bởi các máy móc3<sub>. Web ngữ nghĩa </sub>
học là một hướng phát triển của Web hiện tại nhằm đảm bảo cho máy tính có thể đọc, hiểu
và sử dụng dữ liệu trên Web4<sub>. Một số nhà nghiên cứu chỉ sáu lĩnh vực áp dụng Web ngữ </sub>
nghĩa (Semantic Web) là5<sub>: quản lý tri thức, tìm kiếm thơng tin, quảng cáo, thương mại điện </sub>
tử, mạng xã hội và đặc biệt là thư viện số. Nhưng không thấy nhắc đến một lĩnh vực quan
trọng bậc nhất là lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Ngay cả mơ
hình ứng dụng dịch vụ Web ngữ nghĩa tìm kiếm tài liệu điện tử cũng khơng nói gì đến lĩnh
vực giáo dục.


Việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ hỗ trợ sách giáo dục, ví dụ6<sub>, đối với sách </sub>
mềm tiếng Anh, mỗi ngày có khoảng 16 nghìn người sử dụng với 32 nghìn phiên sử dụng,


350 nghìn lượt xem trang; trung bình mỗi ngày một người có hai phiên sử dụng 22 trang
sách mềm tiếng Anh.


Phần mềm mượn tài liệu số (Book worm) là một trong dịch vụ tiện ích mà thư viện áp
dụng để giúp người đọc truy cập, khai thác kho tài nguyên số một cách thuận tiện mọi lúc,


1 Vũ Thị Kim Anh - Phạm Thành Quang. Công nghệ RFID trong thư viện - tiền đề cho dịch vụ tự
<i>phục vụ. Tr. 45. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


2 Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Thúy Quỳnh và Trần Đức Tân. Định vị thông minh giúp nắm bắt thị
<i>hiếu người đọc. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


3 Berners-Lee cũng là người đã đưa ra những thuật ngữ như như Hyper Text Markup Language
(HTML), Hyper Text Transfer Protocol (HTTP), Uniform Resource Identifiers (URI) and World
Wide Web (WWW). Berners-Lee, T., Hendler, J., and Lassila, O. (2001). The Semantic Web.
Scientific American, 284 (5).


4 <i>Tào Ngọc Biên. Tổng quan về semantich web và ứng dụng. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>
5 Hồng Anh Cơng. Mơ hình ứng dụng dịch vụ Web ngữ nghĩa tìm kiếm tài liệu điện tử trong thư


<i>viện điện tử. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

mọi nơi. Đồng thời, phần mềm này hỗ trợ thư viện quản lý các tài nguyên số, chia sẻ, liên
thông các thư viện1<sub>. Tuy nhiên một số vấn đề nảy sinh có thể khiến cho việc áp dụng cơng </sub>
nghệ hỗ trợ sách giáo dục khó đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ người học có thể dễ dàng
trao đổi với nhau khi làm bài tập và đọc sách giáo khoa số hóa và sách bài tập số hóa2<sub>. Đó là </sub>
việc khi xây dựng các hệ thống phần mềm học tập hỗ trợ giáo viên và học sinh., nhất là cơng
nghệ tóm tắt nội dung sách có thể củng cố việc lười đọc sách ở người Việt Nam.


Một số hướng nghiên cứu và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI, (Artiical Intelligence) được


đề xuất trong phát triển thư viện là3<sub>: (i) Các hệ thống chuyên gia để kết nối người dùng tin </sub>
với thư viện và cơ sở dữ liệu. (ii) Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing -
NLP) được thư viện ứng dụng để phục hồi thông tin (Information Retrieval - IR), trích xuất
thơng tin (Information Extraction), hỏi đáp, tóm tắt, dịch máy. (iii) Nhận dạng mẫu (pattern
recognition). (iv) Người máy (Robotics) với người máy thủ thư và sách người máy (robot
books). Tuy nhiên, cách trình bày, giới thiệu các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đều chỉ bó hẹp
trong nội bộ các hoạt động của thư viện mà thiếu sự kết nối trực tiếp với học tập, giảng dạy
và nghiên cứu khoa học ở đại học. Do vậy, hướng nghiên cứu và sử dụng trí tuệ nhân tạo
(AI) trong xây dựng học liệu cho từng bài học, môn học là một hướng phát triển cần quan
tâm đầu tư trong trường đại học.


Các dịch vụ tìm kiếm tập trung (WSD, Web scale discovery services) là dịch vụ thư
viện hiện đại có khả năng hỗ trợ tìm kiếm, khai thác thơng tin liên ngành, xuyên ngành,
chuyên ngành đáp ứng nhu cầu người dùng tin và do vậy rất cần cho sự phát triển thư viện
số của đại học4<sub>. </sub>


Mơ hình thư viện thực địa (embedded librarianship) được hình thành qua việc một số
cán bộ thư viện chủ động tham gia vào các hoạt động của người dùng tin để nắm bắt công
việc, nhu cầu của người dùng tin5<sub>. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một chiều, một mặt của vấn </sub>
đề làm thế nào trả lại thư viện cho trường đại học. Việc xây dựng và thực hiện các chương
trình đào tạo tích hợp viết tắt là STEM và STEAM có thể gợi ra nhiều suy nghĩ về việc đưa
các chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học vào thư viện đại học. STEM là chữ
viết tắt của các nội dung Khoa học, Cơng nghệ, Cơ khí và Tốn học (Science, Technology,
Engineering, Math) và STEAM là cụm từ viết tắt của Khoa học, Cơng nghệ, Cơ khí, Nghệ
thuật và Tốn học (Science, Technology, Engineering, Art, Math). Thư viện số tỏ rõ ưu thế
trong việc tạo ra không gian giáo dục phù hợp để thực hiện hai chương trình đào tạo này.


1 Trần Thị Thanh Nga - Trần Thị Anh Vân. Phần mềm mượn tài liệu số (BookWorm) dịch vụ tiện
<i>ích cho thư viện thơng minh. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>



2 Trương Anh Hoàng - Nguyễn Văn Vinh. Nâng cao hiệu quả sách giáo dục với công nghệ. Trong
<i>ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


3 Kiều Thúy Nga - Lê Đức Thắng. Trí tuệ nhân tạo và tiềm năng ứng dụng trong hoạt động thư
<i>viện. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


4 Đặng Thanh Sơn. Dịch vụ tìm kiếm tập trung (Web Scale Discovery - WSD) tại website thư viện
các trường đại học - Sự lựa chọn cho mơ hình thư viện thơng minh. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV
<i>(2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Mặc dù hiện tại, nguồn tài nguyên thông tin số chưa đáp ứng được các yêu cầu người
sử dụng tin1<sub>, nhưng thư viện số đại học đang trở thành trung tâm hỗ trợ nguồn tài nguyên </sub>
thông tin số giúp người học tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu học thuật trong nền
công nghiệp 4.0.


Thư viện số hướng đến xây dựng và sử dụng Big Data. Meta Data để phục vụ “Người
dùng tin” (information user)2<sub>. Tuy nhiên, nếu chỉ nói đến “người dùng tin” thì có lẽ quá </sub>
chung chung nhất là khi bàn về vị trí, vai trò của thư viện số trong trường đại học đang được
đổi mới theo hướng tập đoàn. Thư viện số thông minh sử dụng Big Data, Meta Data để góp
phần hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực thông minh, sáng tạo ở người học,
người dạy và những người liên quan tới giáo dục, nghiên cứu khoa học ở đại học. Tương
tự, thư viện đại học khơng giản đơn góp phần phát triển hệ tri thức Việt số hóa (itrithuc.vn)
mà cịn sử dụng hệ tri thức Việt số hóa để phục vụ giáo dục đại học và khoa học, công nghệ
của trường đại học.


Trong số các hướng phát triển các loại ứng dụng và dịch vụ của thư viện số có lẽ
cần đặc biệt đánh giá cao dịch vụ kiểm tra sự trùng lặp trong các văn bản tài liệu học tập,
nghiên cứu. Cụ thể ở đây là việc xây dựng và sử dụng Công cụ cải thiện tài liệu (Document
Improvement Tool, DoIT, Hệ thống trực tuyến hỗ trợ kiểm tra lỗi chính tả và kiểm tra trùng
lặp của các văn bản)3<sub>. Từ góc độ đổi mới quản trị đại học theo hướng tập đồn hóa, cơng </sub>


nghệ này có vai trò bảo vệ người học, rèn luyện được phẩm chất nghiêm túc, trách nhiệm,
trung thực và dạy phòng, chống các biểu hiện của sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chống
gian lận, “đạo văn” trong giáo dục và nghiên cứu khoa học trong trường học.


Trong mọi trường hợp nghiên cứu, triển khai các công nghệ, các tiện ích, các dịch vụ
thơng tin và thư viện trong một trường đại học, có lẽ cần ln ln hướng đến phục vụ nhu
cầu học tập, nghiên cứu khoa học và cả nhu cầu đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp của nhà
trường. Quản lý giáo dục đại học dựa trên tri thức số hóa khơng chỉ nhằm mục tiêu nâng
cao chất lượng đào tạo mà còn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học,
công nghệ và nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng. Cần nhấn mạnh rằng, theo cách tiếp
cận quản lý giáo dục kiểu truyền thống, “kinh điển” ở Việt Nam xếp thứ tự ưu tiên từ trên
xuống dưới là: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng với tỉ lệ lượng hóa đầu
tư có lẽ đào tạo phải chiếm trên 70-80%. Theo cách tiếp cận hiện đại về quản lý giáo dục đại
học, thứ tự ưu tiên là nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng và đào tạo trong đó tỉ trọng
nghiên cứu khoa học có lẽ chiếm 80% bởi phần lớn nghiên cứu khoa học cũng nhằm phục vụ
cộng đồng và phục vụ đào tạo. Việc quản lý giáo dục đại học ưu tiên mục tiêu nghiên cứu
khoa học đòi hỏi phải coi trọng tri thức số hóa và thư viện số của trường đại học.


1 Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương - Bùi Thị Phượng. Sự cần thiết của thư viện số tại trường Đại học Cần
<i>Thơ đáp ứng xu thế học thuật của nền cơng nghiệp 4.0. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>
2 Hồng Văn Dưỡng. Dữ liệu lớn – Big Data với thư viện thơng minh; Hồng Văn Dưỡng – Nguyễn


Thị Hiền. VNU – LIC, tiên phong, thúc đẩy hệ tri thức Việt số hóa trong ĐHQGHN, TTTT-TV
<i>(2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

6. Giải pháp của các giải pháp: đổi mới quản lý giáo dục từ “không số” sang quản lý giáo dục số hóa
Quản lý giáo dục với tri thức số hóa cần được áp dụng “ngay và ln” trong quản lý
thư viện số nói chung và thư viện số của trường đại học nói riêng. Để nâng cao vị thế, vai trị
của thư viện số đại học có thể áp dụng mơ hình thư viện hiện đại của Việt Nam được đề xuất
bao gồm bốn yếu tố đã có ở các thế hệ thư viện 1.0, 2.0, 3.0 là: Công nghệ - Dữ liệu - Dịch vụ


- Con người1<sub>. Mơ hình này cho thấy cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp về công nghệ, </sub>
dữ liệu, dịch vụ và con người. Một số tác giả khác nhấn mạnh các giải pháp phát triển thư
viện số thông minh như xây dựng cơ chế quản lý thông minh, đầu tư công nghệ thông minh,
xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện thông minh, đào tạo người sử dụng dịch vụ thông minh2<sub>. </sub>
Việc nâng cao vị trí, vai trị của thư viện số đại học phụ thuộc vào các giải pháp tạo các
điều kiện thuận lợi để phát triển thư viện số. Về điều này một số tác giả nêu năm điều kiện
để phát triển thư viện số3<sub>: (i) Tư duy không gian đồng bộ thư viện từ nguồn thông tin đến tổ </sub>
chức các dịch vụ thư viện; (ii) Xây dựng được hạ tầng với các phần cứng như hệ thống máy
chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn; (iii) Thiết lập đường truyền Internet; (iv) Hệ thống phần
mềm xử lý, khai thác thông tin; (v) Nguồn tài nguyên thông tin số. Một số tác giả khác nhấn
mạnh sáu điều kiện gồm4<sub>: (i) Chính sách đầu tư thích đáng cho thư viện, (ii) Lựa chọn ứng </sub>
dụng công nghệ phù hợp, (iii) Phát triển nguồn nhân lực thư viện có chất lượng, (iv) Ưu tiên
phát triển nguồn tài liệu điện tử song song với các giải pháp số hoá và xây dựng các bộ sưu
tập số trong thư viện các trường đại học, (v) Đổi mới cách thức tổ chức, giới thiệu và quảng
bá các dịch vụ thơng tin thư viện tiện ích đến bạn đọc, (vi) Xây dựng hành lang pháp lý đặc
thù cho Dữ liệu lớn.


Các mơ hình, các giải pháp, các điều kiện để phát triển thư viện số vừa nêu có lẽ đều
rất phù hợp với thực tế biến đổi thư viện từ truyền thống sang hiện đại nói chung và từ thư
viện của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang thư viện của cơ chế quản lý kinh tế
thị trường nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và
đào tạo địi hỏi phải đổi mới tư duy về thư viện số nói riêng và quản lý giáo dục đại học nói
chung. Phương châm của đổi mới ở đây là hãy “trả lại thư viện số đại học cho trường đại
học” và đồng thời “đem cả đại học vào trong thư viện số”. Thư viện số đại học phải là “thư
viện của đại học, do đại học và vì đại học” và có như vậy mới đảm bảo nâng cao được chất
lượng, hiệu quả học tập, giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ đáp ứng
yêu cầu phát triển xã hội bền vững, bao trùm.


Nghiên cứu trường hợp thư viện số hóa có thể nêu một số xu hướng đổi mới quản lý
giáo dục đại học như sau. Quản lý giáo dục ngày càng phải coi trọng yếu tố đầu vào của hệ



1 Lê Bá Lâm - Nguyễn Hồng Minh. Nghiên cứu phát triển của WEB cùng các “thế hệ thư viện” và
đề xuất mơ hình thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Trong
<i>ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


2 Bùi Thị Thanh Diệu. Phát triển các dịch vụ thư viện thông minh dưới tác động của xã hội hiện
<i>đại. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


3 Trần Thị Hồng Nhiên - Lê Mạnh Hà. Dịch vụ phân phối thông tin chọn lọc trước tác động của
<i>cách mạng công nghiệp 4.0. Trong ĐHQGHN, TTTT-TV (2018). Sđd.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thống giáo dục trong đó yếu tố trực tiếp quan trọng hàng đầu là “tuyển sinh”. Thư viện số,
tri thức số hóa cần phải giúp quản lý giáo dục nắm chắc tình hình tuyển sinh: ví dụ, có thể
tiếp cận được bao nhiêu phần trăm dân số có nhu cầu đào tạo đại học? Các thông tin tuyển
sinh nhất là thông tin tư vấn tuyển sinh có thể tiếp cận, bao phủ, đáp ứng được bao nhiêu
phần trăm các thí sinh tiềm năng? Có thể cập nhật các thơng tin về tuyển sinh với tốc độ và
phạm vi như thế nào? Câu hỏi cơ bản ở đây là thư viện số, tri thức số hóa có thể giúp nhà
trường quản lý tuyển sinh như thế nào để đảm bảo đạt mục tiêu số lượng và chất lượng
tuyển sinh? Yếu tố thứ hai là đào tạo với câu hỏi cơ bản là: thư viện số, tri thức số hóa có thể
đảm bảo được bao nhiêu phần trăm người học tiếp cận được thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp
thời về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, chương trình từng học phần, từng mơn học?
Bao nhiêu phần trăm người học tiếp cận được bao nhiêu phần trăm tài liệu số hóa để học tập?
Bao nhiêu phần trăm người học được kết nối theo nhiệm vụ học tập qua mạng với nhau và
với giảng viên, nghiên cứu viên và quản lý nhà trường. Quản lý giáo dục theo kiểu cũ chỉ bó
hẹp trong phạm vi một lớp, một môn, một học phần. Quản lý giáo dục với tri thức số hóa có
thể mở rộng không giới hạn các mối tương tác học hỏi, nghiên cứu giữa người học với nhau
và với giảng viên, nghiên cứu viên và người quản lý trong và ngồi trường, “ngay và ln”.


<i>Về giảng dạy và nghiên cứu, chuyển giao khoa học cơng nghệ, câu hỏi có thể đặt ra đối với </i>



quản lý giáo dục là những tri thức khoa học mới nhất được số hóa chiếm bao nhiêu phần
trăm và trong đó bao nhiêu tri thức khoa học số hóa mới nhất đó đến được với người học,
giảng viên, nhà khoa học và nhà quản lý. Quản lý giáo dục theo kiểu cũ chủ yếu quan tâm
tới đào tạo và hoạt động học tập của người học mà xem nhẹ hoạt động nghiên cứu khoa học.
Điều này thể hiện rõ qua việc các đề tài luận văn thạc sỹ, tiến sỹ vẫn cịn thiếu tính mới và
chủ yếu được xem như là một dạng bài tập. Quản lý giáo dục theo xu thế tri thức số hóa đề
cao hoạt động nghiên cứu khoa học cơng nghệ với tính mới, tính sáng tạo mà thư viện số có
thể vừa là công cụ, phương tiện vừa là nguồn động lực quan trọng. Quản lý giáo dục kiểu
cũ rất coi trọng công tác sinh viên trong khi sinh viên đang học ở trường. Quản lý giáo dục
hiện đại dựa vào tri thức số hóa coi trọng thơng tin về việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Câu
hỏi là tri thức số hóa giúp nhà trường tiếp cận và nắm bắt được thông tin về bao nhiêu phần
trăm sinh viên tốt nghiệp và trong thời gian bao lâu kể từ khi tốt nghiệp? Mục đích của việc
tri thức số hóa về sinh viên tốt nghiệp là tìm cách hỗ trợ “bảo hành” kiến thức, năng lực, kỹ
năng của sinh viên tốt nghiệp và đổi mới các hoạt động của nhà trường để góp phần phát
triển thị trường lao động, việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Tài liệu tham khảo


<i><b>1. Arms, W. Y. (2000), Digital Libraries. Cambridge MA: The MIT Press.</b></i>


<i>2. Berners-Lee, T., Hendler, J., and Lassila, O. (2001). The Semantic Web. Scientific American, </i>
284 (5).


3. Borgman, C.L. (1999) What are digital libraries? Competing visions. Information
Processing & Management, 35 (3) 227-243;


4. Borgman, C. (2000). From Gutenberg to the Global Information Infrastructure: Access
to information in the networked world. Cambridge, MA: MIT Press.


<i>5. Borgman (Christine L). What are digital libraries? Computer Vision. Information </i>


Processing. Vol. 35; 1996; p227-43; Mohd Nazim. Managing digital libraray
content: issues and challenges. SRELS Journal of Information Management Vol.
46, No. 1, March 2009. file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Digital%20
Library/11Managingdigitallibrarycontent.pdf


<i>6. Brundaban Nahak, Partha Sarathi Patra. Planning, Designing and Developing of </i>


<i>Digital Libraries and Digital Preservation. </i>file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20


Digital%20Library/41.pdf.


<i>7. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Thư viện (2018), Thư viện thông minh </i>


<i>4.0: Công nghệ - Dữ liệu - Con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. </i>


8. Elena Macevičiūt. Education for digital libraries: library management perspective. 2011.


file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Digital%20Library/10.1.1.471.6718%20(1).pdf.


9. Brangier E., Dinet J., Eilrich L., (2009). The 7 Basic Functions of a Digital Library -
Analysis of Focus Groups about the Usefulness of a Thematic Digital Library on the
History of European Integration, Berlin, NXB Springer-Verlag Berlin Heidelberg.
10. Lê Ngọc Hùng (2019), Đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam: Lý thuyết hệ thống và kiến


tạo mơ hình hiện đại, chuyên nghiệp, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 3/2019.


<i>11. Lê Ngọc Hùng, Bùi Thị Phương (2019), “Vị trí, vai trị của thư viện số hóa trong đổi mới </i>


<i>quản trị đại học theo hướng tập đồn hóa ở Việt Nam”. Trong Đại học Quốc gia Hà Nội, </i>



<i>Trung tâm Thư viện. Tối ưu hóa quản trị tri thức số: Chính phủ - Doanh nghiệp – Thư viện. </i>
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2019. Tr. 187-206.


<i>12. Lê Ngọc Hùng (2015), Hệ thống, cấu trúc & phân hóa xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà </i>
Nội, 2015.


<i>13. Joseph S. Nye, Jr (2010), Tương lai của quyền lực, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, </i>
2016, Tr. 37.


14. Lesk, M.E. (1997). Practical digital libraries: Books, bytes, and bucks. San Francisco:
Morgan Kaufman.


<i>15. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định Số: 677/QĐ-TT ngày 18 tháng 05 năm 2017 về </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>16. Peter Drucker (1995), Xã hội hậu tư bản, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, </i>
Hà Nội, 1995.


17. Yerkey, A.N. and Jorgensin, C. (1996), “A course in digital libraries’’, DESIDOC Bulletin
of Information Technology, Vol. 16 No. 1, pp. 31-9.


18. John McGinty (2009). Digital Libraries Need Digital Organization: Identifying, Defining,
and Creating New Academic Library Management Structures. file:///C:/Users/Admin/


Downloads/2019%20Digital%20 Library/298%20good.pdf.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>DIGITIZALIZED EDUCATION MANAGEMENT: CASE STUDY OF THE </b>


<b>UNIVERSITY’S DIGITAL LIBRARY </b>



Le Ngoc Hung1
Abstract



New changes in knowledge, especially digitalized knowledge must be considered
in basic and comprehensive innovation in higher education management and
administration. On this fact, the article has focused on clarifying issues such as
digitalized knowledge, digital library, digital library development directions, and
higher education management. On this basis, the article gives a solution: renovating
educational management from “zero” to digitalized education management. The
study is conducted mainly by specialized literature review and qualitative analysis.
The above-mentioned study methods are used in the case study of the university’s
digital library in order to clarify the transformation of educational management in the
trend of digitalized knowledge and becoming digital education management.
<b>Keywords: Digitalized knowledge; Digital library; Digitalized education; Digitalized </b>
education management.


</div>

<!--links-->

×