Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hoặc cải tiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đầu máy sưả chữa các cấp ở xí nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.62 KB, 5 trang )

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hoặc cải tiến về công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đầu máy
sưả chữa các cấp ở xí nghiệp
I,Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đầu máy
sửa chữa các cấp ở xí nghiệp:
1. Ưu điểm :
Xí nghiệp đầu máy Hà Lào từ khi thành lập đến nay đã không ngừng phát triển
cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất. Một điều không thể thiếu khi nói đến xí
nghiệp là ở chỗ xí nghiệp luôn luôn cái tiến kỹ thuật lamf lợi cho xí nghiệp hàng
trăm triệu đồng mỗi năm, luôn luôn tìm biện pháp thay thế đầu máy, đưa đầu máy
có sức kéo lớn vào thay thế cho những đầu máy có sức kéo nhỏ, sự thay thế đầu
máy đó là phải nói đến sự tạo điều kiện giúp đỡ của xí nghiệp liên hiệp vận tải
ddường sắt khu vực I và liên hiệp đường sắt Việt Nam.
Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, qui trình làm việc khoa học, cán bộ kế
toán đều thực hiện đúng chức năng của mình, sự kiểm tra đối chiếu giữa các chứng
từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Chính
vì vậy công tác hạch toán luôn có hiệu quả, chính xác, kịp thời góp phần đắc lực
vào công tác quản lý của xí nghiệp.
Cách thức hạch toán của xí nghiệp nói chung rất có hiệu quả, đã phát huy được
khả năng của việc hạch toán kế toán trên máy vi tính. Xí nghiệp đã áp dụng thành
công hạch toán kế toán trên máy vi tính với hệ thống sổ sách phù hợp theo hình
thức nhật ký chứng từ, đúng với yêu cầu qui định của cơ quan quản lý vốn. Nhờ áp
dụng kế toán trên máy vi tính đã giảm bớt khối lượng ghi chép, việc tính toán có
phần chính xác hơn.
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đầu máy sửa chữa các
cấp được xác định phù hợp với đặc điểm sản xuất của xí nghiệp. Xí nghiệp đã áp
dụng hình thức giao kế hoạch định mức xuống từng tổ sản xuất. Trên cơ sở đó có
sự quản lý chặt chẽ của xí nghiệp và đây cũng là hình thức sản xuất phù hợp với
đặc điểm và tình hình sản xuất của xí nghiệp.
Trong kinh doanh vận tải cuả ngành đường sắt nói chung và xí nghiệp đầu
máy Hà Lào nói riêng hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa,


một số năm gần đây xí nghiệp đã áp dụng hình thức trả lương theo định mức sản
phẩm, định mức công việc, đây là một hình thức quản lý hợp lý, tạo điều kiện tăng
năng suất lao động, tiết kiệm vật tư tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm.
Những kết quả trên là công sức lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên
trong xí nghiệp và một phần không nhỏ trong đó có sự cố gắng của phòng tài
chính kế toán thực hiện vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình.
2.Những tồn tại, hạn chế:
Trong quá trình quản lý thực tế đã cho thấy không có một cơ chế nào là hoàn
hảo, hơn nữa bước đầu áp dụng chế độ kế toán cải cách, áp dụng theo luật
thuế mới (Thuế GTGT) nên xuất hiện sự sai sót nhầm lẫn trong công tác quản lý
của các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
- Việc trích và phân bổ chi phí BHYT và KPCĐ: BHYT và KPCĐ của công nhân
trực tiếp sản xuất cũng như nhân viên phân xưởng đều tính hết vào chi phí quản lý
doanh nghiệp mà không tính vào chi phí sản xuất và giá thành đầu máy sửa chữa
các cấp là không hợp lý.
- Việc tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng như tính trước chi phí nghỉ phép
năm của công nhân trực tiếp sản xuất.Xí nghiệp đầu máy Hà Lào nên tính trước chi
phí sửa chữa lớn TSCĐ và tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp
sản xuất vào giá thành đầu máy sửa chữa các cấp.
- Việc xác định giá trị của sản phẩm làm dở cuối kỳ(đầu máy sửa chữa dở dang
cuối kỳ) của từng loại theo khoản mục chi phí chưa được chính xác, còn bỏ qua
sửa chữa cấp I.
- Hiện nay xí nghiệp đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ sẽ làm phức tạp,
cồng kềnh, tốn nhiều công sức... Vì vậy để phù hợp với việc sử dụng máy tính
trong công tác hạch toán kế toán, xí nghiệp nên áp dụng hình thức Nhật ký chung.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm đầu máy sửa chữa các cấp tại xí nghiệp đầu máy Hà Lào.
1. Ý kiến thứ nhất:
Việc tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng như trích trước chi phí nghỉ
phép năm của công nhân trực tiếp sản xuất:

để đảm bảo tính chính xác của giá thành cũng như ổn định giá thành sản phẩm sản
xuất người ta thường trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản
xuất và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất trong kỳ thông
qua bảng kê số 6 -TK 335 "chi phí trả trước".
* Đối với việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
- Căn cứ vào tình hình thực tế và hiện trạng TSCĐ.
- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp và căn cứ vào kế hoạch sửa
chữa lớn TSCĐ trong năm. Kế toán TSCĐ tiến hành trích trước chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ của từng bộ phận, trong đó phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ cho
phân xưởng sửa chữa là 14.000.000đ, và số chi phí nói trên được phân bổ vào đối
tượng tập hợp chi phí (từng cấp sửa chữa đầu máy) dựa trên cơ sở chi phí khấu hao
cơ bản TSCĐ được phân bổ, kế toán tính và phân bổ cho từng cấp sửa chữa như
sau :
Phân bổ đầu máy
sửa chữa cấp ky
= 14.000.000
––––––––––
x 9.546.320 = 6.004.514 đ
22.257.999
Phân bổ đầu máy
sửa chữa cấp II
=
14.000.000
––––––––––
22.257.999
x 11.053.634 = 6.952.596 đ
Phân bổ đầu máy
sửa chữa cấp I
=
14.000.000

––––––––––
22.257.999
x 1.658.045 = 1.042.889 đ
* Đối với việc trích trước chi phí nghỉ phép năm của công nhân phân xưởng sửa
chữa :
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp nói chung, của phân xưởng sửa
chữa nói riêng, căn cứ vào số lượng lao động và căn cứ vào tính chất đặc thù của
ngành (Vận chuyển hàng hoá, hành khách không theo mùa vụ) kế toán có thể tiến
hành trích trước chi phí nghỉ phép của công nhân viên trong toàn xí nghiệp.
Với trên 1000 cán bộ công nhân viên, kế toán tiến hành trích trước chi phí nghỉ
phép năm cho 12 tháng. Như vậy số tiền lương nghỉ phép của công nhân viên phải
trích trước để tính vào chi phí sản xuất trong kỳ sẽ ổn định hơn.
2. Ý kiến thứ 2 :
Việc sử dụng giá bình quân gia quyền trong hạch toán NVL xuất kho trong
kỳ.Xí nghiệp đầu máy Hà Lào đã áp dụng khâu hạch toán cũng như thực hiện quản
lý nhập xuất tồn vật tư trên máy vi tính (quản lý số lượng và giá trị).
Vậy để đảm bảo tính chính xác theo từng chủng loại, từng loại vật tư nhập vào
cũng như xuất ra, tuy số lượng và chủng loại vật tư nhiều nhưng để phát huy tốt
hơn nữa tính năng tác dụng của máy vi tính. Theo ý kiến tôi nên sử dụng giá bình
quân gia quyền trong hạch toán xuất NVL và CCDC.
Nếu như trước kia việc hạch toán do con người hạch toán bằng tay thì điều này
sẽ khó thực hiện được, song hiện nay việc đưa máy vi tính vào sử dụng trong quản
lý kinh tế nói chung, trong hạch toán kế toán nói riêng thì việc sử dụng giá bình
quân gia quyền là hợp lý. Làm được điều này nó sẽ đảm bảo tính chính xác số liệu
từ khâu nhập - xuất - tồn đến khâu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
cũng như thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành do ảnh hưởng của nhân tố giá cả NVL.
Mặt khác giúp xí nghiệp có kế hoạch quản lý tốt hơn nửa đối với những loại vật
liệu có giá cả bất ổn định giữa các kỳ.
3. Ý kiến thứ 3 :
Đến nay việc hạch toán trên máy vi tính ở xí nghiệp đầu máy Hà Lào có thể

nói gần như toàn bộ cả quá trình. Song hiện nay xí nghiệp vẫn áp dụng hình thức
kế toán "Nhật ký chứng từ " như vậy có sự thiếu hợp lý khi sử dụng máy vi tính
trong hạch toán, hơn nữa việc hạch toán trên máy vi tính sẽ phát huy tốt ưu điểm
của hình thức "Nhật ký chứng từ ".
Do đó, theo ý kiến tôi để phát huy thế mạnh của việc hạch toán trên máy vi
tính cũng như đơn giản việc tính toán và ghi chép phản ánh, xí nghiệp đầu máy Hà
Lào (Phòng tài chính kế toán) nên thay đổi hình thức "Nhật ký chứng từ " bằng
hình thức "Nhật ký chung".
Kết luận
Hiện nay với sự cạnh tranh ngày một mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường.
Vì vậy một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại, đứng vững được chỉ khi biết kết hợp sử
dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và sự cân đối hạch
toán kinh tế. Để làm được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt biệt quan
trọng trong việc chi phối các quyết định của lãnh đạo. Nó gắn liền với công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiêpj nói
chung và ở ngành đường sắt nói riêng trong đó có đơn vị xí nghiệp đầu máy Hà
Lào. Chi phí sản xuất có mối quan hệ hữu cơ với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao
động trong sản xuất, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm.
Trong quá trình tìm hiểu thực trạng bộ máy quản lý kế toán, đặc điểm sản
xuất kinh doanh và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí
nghiệp đầu máy Hà Lào và từng bước phân tích tình hình, phương pháp hạch toán,
sử dụng các chỉ tiêu chi phí giá thành. Từ đó đưa ra những đề xuất về phương
hướng cơ bản nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại xí nghiệp.
Song thời gian thực tế có hạn, hiểu biết thực tế còn hạn chế cho nên trong
những đề xuất nêu trên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng rằng các
thầy cô giáo, các cán bộ của phòng tài chính kế toán xí nghiệp đầu máy Hà Lào
cũng như toàn thể anh chị em sinh viên quan tâm đến đề tài này nói riêng và vấn đề
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói chung, đóng góp

nhiều ý kiến bổ ích để công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ngaỳ một tốt hơn, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Cao Đẳng KT
- KT - Thương Mại Hà Tây, phòng tài chính kế toán xí nghiệp đầu máy Hà Lào
Yên Bái, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Lê Ngọc Giản, cùng toàn thể các bạn đã
giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Yên Bái, tháng 07 năm 2003

Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Dung

×