Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.64 KB, 38 trang )

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
HẢI PHÒNG.
I. Một số vấn đề chung về công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công
ty sách và thiết bị trường học Hải phòng.
I.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất.
Công ty sách và thiết bị trường học tổ chức hạch toán kế toán tuân thủ theo các
nguyên tắc hạch toán mà chế độ kế toán ban hành. Cụ thể đối với hạch toán chi phí
sản xuất trong công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
Việc ghi chép, phản ánh trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp đều theo đơn vị
là "đồng" của ngân hàng Nhà nước Việt Nam(VNĐ).
Nguyên tắc giá vốn: Tất cả các loại tài sản, vật tư, chi phí…đều được ghi chép
phản ánh theo giá vốn của chúng, tức là theo số tiền mà đơn vị đã bỏ ra để có được
tài sản đó. Ví dụ: Vật tư hàng hoá mua ngoài nhập kho thì trị giá vốn bằng giá mua
cộng chi phí thu mua.
Nguyên tắc khách quan: Đối với hạch toán chi phí trong công ty phải trên cơ sở
những bằng chứng đáng tin cậy, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ- đó là các chứng từ gốc.
Ví dụ: hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải dựa trên cơ sở các phiếu
xuất kho vật liệu dùng cho sản xuất…
Nguyên tắc trọng yếu: Chú trọng đến các yếu tố các khoản mục chi phí mang
tính trọng yếu, quyết định bản chất nội dung của các sự kiện kinh tế, đồng thời cho
phép bỏ qua không ghi chép các nghiệp vụ sự kiện không quan trọng, không làm
ảnh hưởng tới nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Xuất công cụ dụng cụ là
bàn chải, đá mài dao, dao cắt phim… cho xưởng in offset tháng 5 năm 2003 để in
sách ôn tập. Các công cụ, dụng cụ này thực chất sang tháng sau vẫn có thể sử
dụng. Nhưng vì giá trị nhỏ nên kế toán không tiến hành phân bổ nhiều kỳ mà tính
luôn 100% giá trị của chúng vào chi phí sản xuất tháng 5/2003.
Nguyên tắc thận trọng: Đối với riêng phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm, nguyên tắc thận trọng được công ty áp dụng thể hiện ở chỗ:
Trái với các khoản thu nhập chỉ ghi khi đã có bằng chứng chắc chắn, các khoản chi
phí phải ghi ngay khi thấy có dấu hiệu phát sinh ngay cả khi chưa có bằng chứng


chắc chắn, cố gắng tính hết những chi phí có thể tính được cho số sản phẩm hàng
hoá đã bán để số chưa bán chịu phần chi phí ít hơn.
Nguyên tắc nhất quán: Việc áp dụng, thực hiện các khái niệm, nguyên tắc,
chuẩn mực, phương pháp tính toán nào thì phải thống nhất trong suốt các niên độ
kế toán. Đảm bảo khả năng có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán và các chỉ tiêu
với các kỳ với nhau.
Trên đây là những nguyên tắc hạch toán kế toán cơ bản mà công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất của công ty luôn tuân thủ. Ban lãnh đạo của công ty luôn cố
gắng áp dụng những chuẩn mực kế toán mới nhất vào công tác kế toán của công ty
để giúp cho việc hoà nhập với thị trường được thuận lợi hơn và công tác kế toán
của công ty ngày một hoàn thiện.
I.2. Nội dung, phân loại chi phí sản xuất.
Công ty sách và thiết bị trường học Hải phòng là một doanh nghiệp Nhà nước
hạch toán độc lập, sản phẩm sản xuất ra là các ấn phẩm, các loại sản phẩm in, giấy
vở đều đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, kiểu dáng của một sản phẩm in
thông thường. Công ty tổ chức sản xuất thành hai phân xưởng song song, độc lập
nhau là: Phân xưởng in offset và phân xưởng xén kẻ giấy vở.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty mang đặc điểm của ngành
in nói chung và đặc điểm sản xuất nói riêng, đó là: Công ty là doanh nghiệp Nhà
nước thuộc ngành giáo dục, sản phẩm sản xuất ra phục vụ nhu cầu học tập, tìm
hiểu của học sinh, phụ huynh và các giáo viên trong quá trình dạy và học. Vì vậy,
hoạt động sản xuất mang tính "thời vụ" phụ thuộc vào thời điểm khai giảng, học kỳ
mới, tuyển sinh năm học mới…
Mặc dù tổ chức sản xuất thành hai phân xưởng song song, độc lập với nhau,
song quy trình sản xuất tương tự nhau, đặc điểm chi phí sản xuất cũng giống nhau,
do đó kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở hai
phân xưởng cùng một phương pháp.
Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất được đưa ngay vào từ đầu quy trình công
nghệ theo yêu cầu sản xuất từng loại sản phẩm( đơn đặt hàng). Các phân xưởng sẽ
nhận nguyên vật liệu theo từng "kế hoạch sản xuất", lệnh sản xuất của phân xưởng

đảm nhận. Công ty kiểm soát chi phí này bằng hệ thống định mức cụ thể. Thời
điểm phát sinh chi phí được xác minh rõ ràng từ khi xuất nguyên vật liệu cho mỗi
phân xưởng để tiến hành sản xuất. Các chi phí về vật liệu phụ cho sản xuất cũng có
định mức rõ ràng, các loại công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất cũng có quy
định cụ thể về thời gian sử dụng tùy theo các mức sản xuất có công suất sản xuất
cho máy móc thiết bị.
Ngoài ra, Công ty có quy định rõ tỷ lệ bù hao nguyên vật liệu cho từng loại, cụ
thể tính trên trọng lượng tịnh. Ví dụ: Bù hao ruột 1,5% đối với giấy Vĩnh Phú, định
mức 58 kg/m
2
, giấy cuộn Việt Trì, Tân Mai là: 1,75% bù hang trên trọng lượng
tịnh khi cắt ruột…
Để thuận tiện cho công tác quản lý chi phí sản xuất và hạch toán, công ty phân
loại chi phí sản xuất theo hai tiêu thức cơ bản đó là:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, gồm các yếu tố chi phí sau:
Nguyên vật liệu, công cụ.
Nhiên liệu, động lực.
Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương( BHXH,BHYT,KPCĐ).
Khấu hao TSCĐ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất còn được phân loại theo khoản mục chi phí. Theo cách này,
toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty bao gồm 3 khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất trong công ty được tổ chức quản lý dựa theo các khoản mục
chi phí khá chặt chẽ. Thể hiện ở chỗ, Công ty đã xây dựng và sử dụng hệ thống
định mức chi phí cụ thể, chi tiết đối với chi phí trực tiếp, sử dụng các mức khoán
và xây dựng dự toán đối với chi phí sản xuất chung. Để xây dựng định mức cụ thể

như vậy, công ty dựa trên các căn cứ sau đây:
Căn cứ vào văn bản quy định của nhà xuất bản Giáo dục khoán cho công nhân
trực tiếp sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Căn cứ vào giá in thành phẩm chung của toàn ngành in quy định và các số liệu
thống kê hàng năm của công ty.
Bên cạnh đó, dựa vào thực tế kiểm tra đo đếm, bấm giờ qua các phần thi tay
nghề tổ chức cho công nhân hàng năm.
Để quản lý chi phí sản xuất được chặt chẽ, Công ty thường xuyên kiểm tra tình
hình thực hiện định mức, chấp hành dự toán, tiết kiệm lãng phí trong tiền từng
phân xưởng cụ thể.
I.3. Đối tượng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản
phẩm .
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên
của công tác kế toán tập hợp chi phí. Để xác định được đối tượng phù hợp công ty
đã xem xét, phân tích các căn cứ xác định tổng hợp và lựa chọn.
Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty là: sản xuất hàng loạt hàng hoá
trên cơ sở thời vụ kinh doanh và theo các đơn đặt hàng, công ty tổ chức qui trình
sản xuất theo hai phân xưởng song song và độc lập nhau, như vậy đối tượng tập
hợp chi phí phù hợp nhất là từng loại sản phẩm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với
đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. Như
vậy công tác tính giá thành sẽ thuận lợi hơn.
Tuy nhiên khi xem xét đến đặc điểm chi phí, chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho
từng loại sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí còn lại phải
phân bổ cho từng loại sản phẩm trên cơ sở những tiêu thức thích hợp. Công ty đã
thống nhất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định theo từng loại sản
phẩm( đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) , theo phân xưởng sản xuất( đối
với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) sau đó sẽ tiến hành theo
từng loại sản phẩm.

Vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty cuối cùng là tưng loại sản
phẩm sản xuất riêng biệt. Cụ thể là:
Các sản phẩm in:
Sách ôn tập Toán 9 HP
Sách ôn tập Tiếng Việt 9HP
Sách ôn tập Anh 9 HP
Giấy thi
Giấy nháp
…………….
Các sản phẩm xén kẻ:
Vở thếp ép bìa nhũ 120 trang
Vở thếp bìa ĐB bóng 120 trang
Vở 84 trang
……………...
1.3.2. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty dựa trên cơ sở
phương pháp chung mang tính lý luận đã nêu ở phần trên. Kết hợp với đặc điểm
sản xuất của công ty, phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo kê khai thường
xuyên và công tác tổ chức quản lý các khoản mục chi phí chặt chẽ theo định mức,
công ty đã đưa ra phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho riêng mình. Các chi
phí trực tiếp có khả năng tập hợp ngay cho từng đối tượng tập hợp chi phí nào thì
tập hợp ngay cho đối tượng đó, cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phân xưởng, sau
đó lựa chọn tiêu thức phân bổ là tiền lương công nhân sản xuất thực tế( đối với chi
phí nhân công trực tiếp) theo trang in chuẩn (14,5 x 20,5) đối với chi phí sản xuất
chung tại phân xưởng in và theo số giấy xuất kho đối với phân xưởng xén kẻ giấy
vở. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất đối với từng khoản mục chi phí sẽ được
trình bày cụ thể ở phần sau.
II. Thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty sách và thiết bị

trường học Hải phòng.
II.1. Thực tế tổ chức kế toán chi phí sản xuất.
II.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng trong sản xuất ở công ty gồm các
chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Đối
với phân xưởng in offset, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm 60% đến
70% cơ cấu giá thành, còn tại phân xưởng xén kẻ giấy vở thì chi phí này chiếm tỉ
trọng lớn hơn 90% cơ cấu giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính được sử dụng để sản xuất trong công ty gồm: giấy, mực,
bìa, bản kẽm (in).
Giấy được công ty mua vế nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu
là từ nhà máy Giấy Bãi Bằng. Giấy mua về có thể là giấy lô( cuộn theo từng cuộn
quy chuẩn) hoặc giấy ram( giấy đã qua cắt theo khổ A0,A1,A4,A5). Bản thân mỗi
loại lại chia nhỏ theo các định lượng, kích cỡ khác nhau.
Ví dụ:Khổ (835 x 600),(600 x 420), (420 x 300), (300 x 210) (cm
2
)
Với định lượng 58g/m
2
thì 1ram=500 tờ.
Tuỳ theo yêu cầu của sản xuất và đặc điểm được sản xuất mà công ty sử dụng
rất nhiều loại giấy khác nhau như: giấy Couche TQ( 140g/m
2
), giấy hoa, giấy VP
cuộn (57-60g/m
2
), giấy ram(57-60g/m
2
), giấy Couche Ý, Đài loan, giấy Crystan, A
rập, In đô thường và màu 70-80g/m

2
(840 x 590).
Có rất nhiều loại bìa khác nhau phục vụ cho nhu cầu sản xuất: đóng bìa sản
phẩm in, bìa vở học sinh.
Ví dụ:Bìa xanh Vạn Điểm, bìa Duplex 200g/m
2
, bìa Việt trì (100-180g/m
2
), bìa
vàng…
Về mực in, có bốn màu mực cơ bản là: đen, vàng, xanh, đỏ. Ngoài ra trong khi
in, mực in sẽ được pha trộn theo một tỉ lệ quy định để ra các màu thích hợp như:
tím, hồng, lam… Mực in sẽ nhập từ nhiều nguồn như: Anh, Đức, Nhật bản, Trung
quốc… sử dụng theo từng loại máy in khác nhau.
Về bản kẽm, công ty sử dụng hai loại bản kẽm là bản kẽm máy 16 dùng cho
máy in 16 trang và bản kẽm máy 8 dùng cho máy in 8 trang.
Nguyên vật liệu chính là phần vật chất cơ bản tạo thành sản phẩm, chính vì vậy
mà công ty quản lý rất chặt chẽ, thông qua hệ thống định cụ thể:
Ví dụ:
Máy in: + in đen trắng : 1000g/250.00 trang (14,5 x 20,5)
+ in màu:
- In nền 1000g/50.000 trang (14,5 x 20,5)
- In từ hai màu trở lên: 1000g/200.000 trang (14,5 x 20,5)
Bản kẽm: Định mức: 1 bản điazo/ khuôn
Máy 16: 800 x 1030
Máy 8: 550 x 650
Nguyên vật liệu phụ có rất nhiều loại, gồm: hoá chất các loại, bột dung dịch ẩm,
xút, PVA, phèn chua… Công ty có định mức xuất kho cho sử dụng rất rõ ràng tuỳ
theo khối lượng trang in được thực hiện.
Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất gồm: dầu HD 40, dầu PF 140, dầu CS 32,

xăng các loại… đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi và kịp
thời.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được tập riêng thành chi phí nguyên vật
liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ(gồm cả nhiên liệu). Chi phí nguyên vật
liệu chính được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu xuất dùng. Nếu vật tư xuất
dùng đã có sẵn trong kho thì giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền liên hoàn sau mỗi lần nhập, xuất kho. Trong trường hợp đặc biệt, vật tư
mua về đưa ngay vào sản xuất không qua kho thì giá vật tư = giá mua( chưa có
thuế GTGT) + chi phí mua.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ
gốc là: lệnh sản xuất, kế hoạch sản xuất, phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất cho
từng phân xưởng. Ngoài ra, có thể căn cứ vào các sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ để theo dõi và tính giá xuất kho thực tế của từng loại sản phẩm
đối chiếu với thủ kho.
Các tài khoản kế toán được sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp gồm:
TK 621- chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
TK 152- nguyên liệu, vật liệu.
Trong đó TK 621 được mở sổ cái cho từng phân xưởng sản xuất gồm: sổ cái
TK 621-phân xưởng in, sổ cái TK 621- phân xưởng xén kẻ. TK 152 được mở sổ
cái và sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu.
Quy trình hạch toán và ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty như
sau:
Theo kế hoạch mang tính thời vụ hàng năm và khi nhận được đơn đặt hàng, căn
cứ vào yêu cầu và thời gian thực hiện, Giám đốc công ty sẽ lập lệnh sản xuất. Ví
dụ: Tháng 4/2003: cũng như mọi năm công ty tiến hành in sách ôn tập để chuẩn bị
cho ôn thi tốt nghiệp lớp 5 và lớp 9, in giấy thi và nháp…Bên cạnh đó công ty
cũng nhận được các đơn đặt hàng như: in giấy kiểm tra chất lượng(Hải Dương),
giấy thi C1,C2,C3 và giấy nháp (Ninh Bình)…Tại phân xưởng giấy vở tiến hành
sản xuất các loại giấy vở cho học sinh, các loại sổ theo mẫu đặt hàng. Lệnh sản

xuất sẽ được lập cho từng loại sản phẩm sản xuất. Trong lệnh sản xuất đã qui định
về loại nguyên vật liệu được sử dụng , kích cỡ mẫu mã theo yêu cầu của bên đặt
hàng.
Khi có lệnh sản xuất, phòng kế hoạch vật tư in sẽ lập kế hoạch sản xuất cho
từng loại sản phẩm căn cứ vào hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà
công ty đã xây dựng để xác định hạn mức sử dụng cho từng loại nguyên vật liệu cụ
thể. Công thức khái quát như sau:
= x
Sau khi đã kế hoạch sản xuất cụ thể, phòng kế hoạch vật tư in sẽ lập phiếu xuất
kho vật tư. Cứ mỗi kế hoạch sản xuất lập một phiếu xuất kho tương ứng, lập thành
3 liên:
Liên 1: Phòng kế hoạch vật tư in sẽ giữ theo qui định.
Định mức sử dụng
vật tư i cho 1 đơn vị
sản phẩm
Số lượng sản
phẩm sản xuất theo
kế hoạch
Hạn mức sử dụng vật
liệu i được duyệt
(số lượng)
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán.
Liên 3: Cán bộ của phân xưởng giữ để ghi sổ và theo dõi.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho sẽ tiến hành xuất kho cho phân xưởng, cán
bộ phụ trách của phân xưởng kiểm tra và ký nhận. Sau đó liên 2 sẽ được chuyển
lên phòng kế toán của công ty.
"Kế toán sản xuất" là người chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép thường xuyên,
liên tục tình hình nhập kho, xuất, tồn kho các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ. Khi
có phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng gửi lên, kế toán sẽ tổng hợp, phân loại,tính
giá nhập. Đồng thời phản ánh vào nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 152

và các tài khoản đối ứng. Giá trị vật tư nhập kho được phản ánh ở thẻ kho và sổ chi
tiết tài khoản 152. Trong tháng mỗi khi có mỗi khi có phiếu xuất kho gửi lên, kế
toán sẽ tính ngay giá thực tế vật liệu xuất kho cụ thể cho từng loại vật tư theo
phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn tính theo mỗi lần nhập xuất kho. Căn
cứ tính giá là số liệu trên thẻ kho và các sổ chi tiết TK 152, kết quả tính được ghi
trên thẻ kho. Công thức tính toán như sau( cho từng loại vật tư cụ thể):
=
= x
Ví dụ:Tháng 4/2003 , giấy Việt trì(Ram) 58g/m
2
khổ 840
Tồn đầu kỳ 10 tấn, trị giá: 105.390.000(đ)
Ngày 3/4/2003 mua vào 24 tấn, trị giá 253.080.000(đ)
Đơn giá bình quân(lần1)
105.390.000 253.080.000
10.543.235
10 24
+
= =
+
(đ/tấn)
Trị giá vốn thực tế tồn ĐK + Trị giá vốn thực tế nhập khoĐơn giá
bình quân
Khối lượng tồn ĐK+ Khối lượng nhập kho
Giá trị thực
tế xuất kho
Đơn giá
bình quân
Số lượng
xuất kho

Ngày 5/4/2003, xuất cho phân xưởng xén kẻ giấy vở để sản xuất vở 48 trang: 5
tấn
Giá thực tế xuất kho = 10.543.235 x 5 = 52.716.175 đ
Trong kho còn 29 tấn trị giá: 305.753.825 đ
Ngày 20/4/2003, mua vào 15 tấn, trị giá: 158.100.000 đ
= = 10.542.132(đ/tấn)
Sau khi đã tính toán xác định được giá thực tế xuất kho, kế toán ghi vào cột đơn
giá và thành tiền của phiếu xuất kho (biểu số 1). Công ty áp dụng phương pháp
hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo phương pháp ghi thẻ song song: Thủ kho sử
dụng bộ thẻ kho được lập cho từng danh điểm vật tư hàng hoá tình hình nhập xuất
theo chỉ tiếu số lượng. Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật tư như thẻ kho, có thêm cột
"số tiền" để hạch toán hàng ngày tình hình nhập xuất tồn theo chỉ tiêu số lượng và
giá trị.
Biểu số 1.1:
PHIẾU XUẤT KHO số 58
Ngày 10 tháng 1 năm 2003
Họ tên người nhận hàng: Ông Lê Tiến Hùng. Nợ TK 621(PX in)
Địa chỉ(bộ phận): Phân xưởng in offset. Có TK 152
Lý do xuất: In sách ôn tập toán 9 HP
Xuất tại kho: Bà Tuyết.
S
T
T
Tên nhãn hiệu
quy cách vật tư,
hàng hoá.
Khuôn
khổ
Đơn
vị

tính
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiền.
Yêu
cầu
Thực
xuất
305.753.825+158.100.000
Đơn giá
bình quân
29 + 15
1 Giấy VP 58g/m
2
84x60 4506 10.21
2
15.379.27
2
2 Giấy VP 100g/m
2
86x64 1840 419 770.960
3 Mực đen TQ TH kg 4,3 10.00
0
172.000
4 Mực màu TQ TH kg 0,3 43.72
8
13.118
5 Thép ghim kg 2,9 11.03
8

32.010
6 Kẽm M8 TQ 65x55 bản 2 25.46
0
50.920
7 Kẽm M16 TQ 80x103 bản 5 52.72
7
263.635
Cộng 16.681.91
5
Biểu số 1.2
PHIẾU XUẤT KHO số 67
Ngày 17 tháng 4 năm 2003
Họ và tên người nhận hàng: Bà Phạm Thị Dần. Nợ TK 621(PX xén kẻ)
Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng xén kẻ giấy vở. Có TK 152
Lý do xuất kho: sản xuất vở 84 trang(KH45)
Xuất tại kho: bà Tuyết.
S
T
T
Tên nhãn hiệu quy cách vật
tư, hàng hoá.
Khuôn mẫu
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu

Thực
xuất
1 Giấy VP 58g/m
2
84x61 389.4 10.505 4.090.910
2 Mực kẻ Việt Nam kg 3 3 11.150 334.650
3 Thép ghim kg 1 1 11.038 11.038
Cộng 4.436.598
Hàng ngày, khi xuất kho vật tư cho sản xuất, kế toán sẽ phản ánh vào sổ NKC.
Sổ NKC là sổ kế toán tổng hợp, ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính
trong công ty theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Căn cứ ghi
sổ NKC là các chứng từ gốc, chính là các phiếu xuất kho đã qua kiểm tra tính toán
đúng.
Cách ghi như sau:Kế toán ghi ngày tháng ghi sổ vào NKC đối với từng nghiệp
vụ. Căn cứ vào ngày tháng lập phiếu xuất kho để ghi sổ NKC theo trình tự thời
gian. Đối với nghiệp vụ xuất kho vật tư cho sản xuất, kế toán ghi theo định khoản,
mỗi tài khoản một dòng riêng và ghi số tiền phát sinh tương ứng.
Nợ TK 621 :16.681.915
Có TK 152:16.681.915
Nợ Tk 621: 4.436.598
Có TK 152:4.436.598
Số liệu ghi trên sổ NKC là căn cứ để ghi sổ cái TK 621,TK 152.
Cứ khoảng 5 ngày, kế toán viên sẽ thực hiện ghi chép các nghiệp vụ phát sinh
vào sổ cái các tài khoản tương ứng. Công ty mở sổ cái TK 621 ứng với từng phân
xưởng sản xuất. Sổ cái TK 621 sử dụng để theo dõi, tập hợp và phân bổ chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào các định khoản
trên sổ nhật ký chung, số tiền phát sinh tương ứng và trình tự phát sinh nghiệp vụ
để phản ánh vào sổ cái Tk 621. Vật tư xuất kho cho sản xuất sản phẩm nào thì ghi
vào sổ cái TK 621 của phân xưởng đó.
Đồng thời kế toán ghi vào sổ cái TK đối ứng(TK 152). Số liệu trên sổ cái tài

khoản 621,152 là căn cứ để lập Bảng cân đối số phát sinh, số liệu trên các sổ chi
tiết được sử dụng để lập Bảng tổng hợp chi tiết vào cuối tháng.
Tại phân xưởng, sau khi nhận vật tư sẽ phân loại đưa vào sản xuất. Vật tư dùng
để sản xuất sản phẩm nào thì đưa vào sản xuất sản phẩm đó vì theo yêu cầu cụ thể
của từng loại hàng. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí là từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng 4
mà không phải phân bổ. Trong quá trình sản xuất, nhân viên thống kê của từng
phân xưởng theo dõi, ghi chép, kiểm tra tình hình thực hiện định mức, lãng phí tiết
kiệm ở từng khâu, xác định giá nguyên vật liệu xuất dùng chưa đưa vào sản xuất
tại thời điểm cuối tháng, sau đó gửi lên phòng kế toán tại trụ sở công ty.
Tại phòng kế toán, cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ gốc là các
phiếu xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất và phiếu xuất kho cho dùng trong
quản lý phân xưởng, tiến hành tổng hợp theo từng phân xưởng và từng loại nguyên
vật liệu để lập Bảng kê nguyên vật liệu-công cụ, dụng cụ xuất kho(biểu số 2)
Biểu số 2
BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ XUẤT KHO.
Phân xưởng in
Tháng 4 năm 2003
CHỨNG TỪ LOẠI VẬT LIỆU CÓ
TK
SỐ LƯỢNG ĐƠN
GIÁ
THÀNH TIỀN XUẤT CHO SỬ DỤNG
số ng
ày
Nợ
TK621
Nợ
TK627
Nguyên vật liệu

NVL chính 152
Giấy (kg) 152 216.507.207 216.507.20
7
56X 5 Việt trì 58 kg/m
2
1.056,00 10.120 15.379.272 15.379.272
58X 10 Vĩnh phú 100kg/m
2
1.840,00 419 770.960 770.960
55X 5 Bãi bằng 58kg/m
2
4.067,80 10.325 42.000.000 42.000.000
………….. ……. ….. ….. ……… ……..
Mực(kg) 152 4.507.802 4.507.802
58X 10 Mực đen TQ 4,30 40.000 172.000 172.000
60X 10 Mực đen TQ 0,30 43.728 136.118 13.118
……….. ….. ….. ……. ……. ……..
Kẽm(bản) 152 4.507.802 4.507.802
61X 10 Kẽm máy 8 2,00 25.460 50.920 50.920
58X 10 Kẽm máy 16 5,00 52.727 263.635 263.635
…………. …… …… …….. …….. ……..
NVL phụ 152 4.119.019 4.119.019
53X 3 Xuất NVL phụ 373.600 373.600
62X 12 Xuất NVL phụ 572.000 572.000
………….. …….. …….. …….. ………. ………
Cộng có TK 152 228.091.662 228.091.66
2
CCDC 153 906.342 906.342
52X 3 Xuất giẻ lau 155.200 155.200
77X 24 Xuất đế phim 751.142 751.142

…………….. …….. ……. ………. ……… ……..
Cộng có TK 153 906.342 906.342
Cách lập Bảng kê: Nếu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất
thì ghi vào cột Có TK 621 theo số tiền tương ứng. Còn Nếu sử dụng cho quản lý
phân xưởng thì ghi vào cột Có TK 627. Bảng kê là căn cứ để kế toán lập " Bảng
tổng hợp NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm."(Biểu số 3)
Biểu số 3: Bảng tổng hợp NL-VL sử dụng cho sản xuất sản phẩm
ST
T
Tên sản phẩm Giấy Mực Kẽm In Bìa NVLphụ Tổng
Phân xưởng In 216.507.207 4.507.80
2
2.008.467 949.16
7
4.119.01
9
228.091.66
2
1 Vở BT toán 5HP - - - - - -
2 Vở BT TV 5HP - - - - - -
3 Ôn tập toán 9HP 16.150.232 185.118 314.555 400.86
3
654.450 17.737.228
4 Ôn tập TV 9HP 15.827.907 205.858 289.095 358.79
4
629.841 16.952.701
5 Ôn tập Anh 9HP 3.558.843 48.373 183.641 85.961 132.142 3.952.999
………………. …………. ……… ………… …….. ……….. …………..
Phân xưởng xén kẻ 73.788.278 334.650 106.222.54
9

1 Vở thếp ép nhũ 120
tr
13.538.844 - - - - 17.228.844
2 Vở bìa ĐB bóng
120 tr
6.137.609 - - - - 805.209
3 Vở 84 trang 4.090.910 334.650 - - - 4.497.410
……………………
.
………. ………. ………… ……… ………
…..
…………..
Cộng 260.295.485 4.842.45
2
2.008.467 949.16
7
4.119.01
9
334.314.21
1

×