Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HOẰNG HOÁ TỈNH THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.6 KB, 14 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN HUYỆN HOẰNG HOÁ TỈNH THANH HOÁ
1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hoằng hoá trong
những năm tới.
1.1 Các mục tiêu.
Tổng nguồn vốn huy động tăng 25% trở lên để cuối năm 2004 có số dư tiền
gửi dân cư tối thiểu 100 tỷ tăng 20 tỷ đồng.
Tổng dư nợ NHNo tăng 20% để cuối năn đạt dư nợ 206 tỷ, tăng 31 tỷ đồng.
Nợ quá hạn dưới 2%. Tài chính đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
1.2 Giải pháp thực hiện.
Từng phòng, từng cán bộ tổng kết rút kinh nghiệm, đánh gía thật sâu sắc
những việc làm được, chưa làm được của năm 2003 để có các giải pháp thực hiện
năm 2004.
Xác định rõ mục tiêu kinh doanh năm 2004
Phát động huy động vốn rộng khắp, đều ở khu vực dân cư bằng các hình thức
tiết kiệm điều tra nắm và huy động vốn có địa chỉ, đầu tư tín dụng trên cơ sở củng
cố chất lượng tín dụng, đảm bảo các vốn vay an toàn, thu 100% lãi để thu nhập cho
cán bộ
Tăng cường hiệu quả của công tác chỉ đạo điều hành từ ban giám đốc đến các
trưởng phó phòng, bảo đảm dân chủ kỷ cương, tập trung ky cương tập trung thống
nhất phân công uỷ nhiệm, uỷ quyền và chịu trách nhiệm công việc được giao.
Tập trung chỉ đạo tích cực vào các mục tiêu trọng tâm, giao chỉ tiêu kế hoạch ngay
từ thang đâu năm để từng cán bộ xác định mục tiêu kinh doanh của mình từ đó đưa
các giải pháp thực hiện.
Phát huy công tác huy động vốn năm 2003, năm 2004 vẫn chu trọng công tác huy
động vốn, coi huy động vốn là mũi nhọn để mở rộng tín dụng và hạ lãi xuất đầu
vào nâng cao hiểu quả kinh doanh.
+ Cần điều tra nắm chắc từng địa bàn, thống kê các hộ có thu nhập
thường xuyên với quan điểm huy động có địa chỉ, khai thác tiềm năng về nguồn
vốn ở các địa bàn dân cư đây là nguồn vốn vững chắc để tăng 20 tỷ đồng.


+ Rút kinh nghiệm của năm 2003 các hình thức huy động mới còn thấp
từ đó có biện pháp tuyên truyền quảng cáo mạnh hơn nữa các hình thức huy động
này để có số dư cao, lãi xuất thấp.
+ Gắn huy động vốn với khoán tài chính, xét thi đua khen thưởng kịp
thời.
+ Tăng cường mở tài khoản tiền gửi của các hộ sản xuất kinh doanh, tài
khoản tiền gửi ngoại tệ, của các hộ đi nước ngoài để thu hút ngoại tệ.
+ Giữ vững thị phần huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp, muốn
vậy phải nắm chắc diễn biến lãi xuất huy động của các tổ chức trên địa bàn để có
biện pháp điều hành lãi xuất phù hợp theo cơ chế ngân hàng tỉnh cho phép.
+ Khai thác tối đa nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức, các doanh
nghiệp.
- Về đầu tư tín dụng:
+ Điều tra nắm chắc tình hình kinh tế xã hội từng xã để phân loại khách
hàng chủ động đầu tư.
+ Tập trung vào các chương trình dự án phát triển trên địa bàn, mở rộng cho
vay các mô hình mới, các doanh nghiệp tư nhân.
+ T ăng cường đầu tư cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại.
+ Tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.
* Muốn nâng cao chất lượng tín dụng phải xuất phát từ nâng cao công
tác thẩm định nắm chắc khả năng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của
khách hàng để hạn chế rủi ro.
* Tập trung sử lý nợ quá hạn thường xuyên kiểm tra phân tích đánh giá
để có giải pháp ngăn chặn rủi ro ngay từ khi cho vay.
* Kết hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để xác định cho vay có hiểu
quả an toàn, xử lý nợ quá hạn rứt điểm đến tưng món nợ.
* Thường xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ tín dụng thực hiện
tốt hơn nữa đề án chỉnh sửa cho vay qua tổ nhóm để giảm tải công tác tín dụng và
kế toán.
- Về công tác kiểm toán, ngân quỹ, tài chính.

+ Cải tiến hơn nữa phong cách phục vụ, giả phóng nhanh khách hàng, gây ấn
tượng đẹp khi khách hàng đến với ngân hàng.
+ Mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thanh toán, chi trả ngoại hối,
chuyển tiền nhanh mua bán ngoại tệ, để tăng thu dịch vụ.
+ Nâng cao trình độ thao tác của cán bộ để giải phóng khách hàng nhanh
chóng.
+ Tận thu, tiết kiệm chi phí, quản lý tài sản hồ sơ giấy tờ để có quỹ thu nhập
đảm bảo lương cho cán bộ.
+ Sử lý các khoản nợ tồn đọng kéo dài, để hạn chế trả lại vốn cấp trên, trong
khi không thu được lãI để bù đắp.
- Công tác kiểm tra, kiểm toán:
+ Thường xuyên kiểm tra có hiệu quả để nâng cao chất lượng tín dụng, chất
lượng thanh toán và ngăn chặn rủi ro.
+ Khi kiểm tra phát hiện phải tập trung xử lý dứt điểm, không để tái phạm.
- Về công tác tổ chức điều hành thi đua:
+ Thống nhất chỉ đạo điều hành từ ban giám đốc đến trưởng phó phòng các
ngân hàng loại ba để tạo sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh.
+ Nâng cao chất lượng đào tạo, học tập, tập huấn nghiệp vụ để từng cán bộ có
nghiệp vụ vững.
+ Phát huy vai trò của tổ chức đảng chính quyền đoàn thể tạo thành sức mạnh
tổng hợp.
+ Bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ cho phù hợp với khả năng nhiệm vụ được
giao.
2. Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng và hoàn thiện kế toán cho
vay.
2.1 Giải pháp 1: Mở rộng phương thức cho vay
Ngân hàng nông nghiệp Hoằng hoá hiện chỉ áp dụng một phương thức cho
vay là phương thức cho vay từng lần, trong khi hoạt động trên địa bàn rất phong
phú và ngày một phát triển nên ngân hàng cần sử dụng thêm phương thức cho vay
theo hạ mức tín dụng đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch thường

xuyên và có uy tín với Ngân hàng. Phương thức này cho vay trên tài khoản vãng
lai (tài khoản này có thể dư nợ hoặc dư có) hoặc tài khoản cho vay luôn chuyển.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn vì mỗi lần vay
vốn khách hàng không phải làm các thủ tục giấy tờ phức tạp như trong cho vay
từng lần, mặt khác giúp cho Ngân hàng biết được tình hình sản xuất kinh doanh
của khách hàng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát thu nợ, thu lãi.
2.2 Giải pháp 2: Kiểm tra giám sát vốn vay
+ Cần tăng cường kiểm tra sau khi cho vay để phát hiện khách hàng sử dụng
vốn vay sai mục đích nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những
cam kết thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Tập trung vào các chương trình dự án phát triển kinh tế trên địa bàn, mở rộng
cho vay các mô hình mới, các doanh nghiệp tư nhân.
+ Điều tra nắm chắc tình hình kinh tế xã hội từng xã để phân loại khách hàng
chủ động đầu tư.
+ Đặc biệt là đầu tư hộ kinh tế hộ, kinh tế trang trại nhất là tập trung vào 21
ngàn hộ chưa vay qua điều tra để chủ động cho vay có hiệu quả.
+ Tạm ngừng cho vay khi khách hàng sử dụng sai mục đích, cung cấp thông tin
sai sự thật.
+ Chấm dứt cho vay trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam
kết không khắc phục sữa chữa.
+ Khởi kiện trước pháp luật trong trường hợp vi phạm hợp đồng đã thông báo
bằng văn bản, có hành vi lừa đảo, gian lận, trốn tránh trả nợ.
2.3 Giải pháp 3: Thực hiện thu hồi nợ gốc, lãi phù hợp với từng khoản vay vốn
Trên cơ sở công tác kiểm tra quản lý tín dụng, Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá cần phân loại chất lượng các khoản vay để
từ đó có biện pháp thu nợ và lãi cho phù hợp, cụ thể là:
Đối với những khoản vay có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay
đúng hạn thì chỉ chú ý đến việc trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến.
Đối với những khoản nợ vay có dấu hiệu bị đe dọa không hoàn trả đúng hạn do
những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp thì cần có những biện pháp điều chỉnh tình huống kịp thời
để đảm bảo khả năng thu nợ, tránh nợ quá hạn phát sinh có thể xử lý:
+ Giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện
pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả giúp doanh nghiệp thanh toán hàng tồn kho
hoặc giảm bớt dự trữ quá mức hoặc sử dụng để vay tín chấp, vay cầm cố.
+ Cán bộ Ngân hàng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho các hộ sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp về các vấn đề bán sản phẩm, thu nợ, tiếp tục sản

×