MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 26 3
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP 26.3.
3.1.1. Nhận xét chung.
Qua nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán kế toán nói chung và về công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy Xí
nghiệp không những đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý sản xuất kinh doanh
trong điều kiện nền kinh tế thị trường mà còn khẳng định vai trò, vị thế của mình
trong ngành sản xuất các sản phẩm phục vụ quốc phòng .Để đạt được kết quả này,
đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ
công nhân cũng như BGĐ Xí nghiệp.Cho đến nay,Xí nghiệp đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị cấp trên giao phó,đời sống của cán bộ công nhân viên được cải
thiện về mọi mặt ...
Xí nghiệp 26.3 là một xí nghiệp chuyên sản xuất, gia công các sản phẩm
giày da,giày vải, tạp trang, mặc dù nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, nhưng do Xí
nghiệp đã thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính nên việc thực hiện hình thức
chứng từ ghi sổ là hợp lý, đáp ứng nhanh chóng chính xác thông tin hữu dụng đối
với việc quản lý của Xí nghiệp và các đối tượng quan tâm. Bên cạnh đó, bộ máy kế
toán được giám sát dưới dự chỉ đạo của Ban tài chính -Công ty, đội ngũ nhân viên
kế toán gọn nhẹ, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đối
với phần hành của mình, tạo điều kiện kiểm tra chỉ đạo dưới sự đảm bảo thống
nhất của trưởng Ban tài chính cũng như sự chỉ đạo kịp thời của cấp trên.
Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện
một cách nghiêm túc, về cơ bản tuân thủ đúng chế độ hiện hành, phù hợp với điều
kiện cụ thể của Xí nghiệp.
3.1.2. Nhận xét cụ thể về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3
Những ưu điểm về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3
Xí nghiệp đã xác định đúng tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm.Vì vậy, việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm được Ban Tài chính thực hiện một cách nghiêm túc hợp lý
nhanh gọn.
Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, Xí nghiệp áp dụng phương pháp tập
hợp chi phí trực tiếp đối với những chi phí có liên quan trực tiếp cho các đối tượng
như: CPNVLTT, CPNCTT và phương pháp phân bổ chi phí liên quan đến nhiều
loại sản phẩm như CPSXC. Kế toán CPSX theo phương pháp này giúp nhân viên
kế toán thực hiện nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
Ngoài ra, Xí nghiệp chọn tiêu thức phân bổ CPSXC là tiền lương sản phẩm của
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là hợp lý. Bởi vì, mỗi khi sản xuất một loại
sản phẩm, Xí nghiệp đều phải nghiên cứu mẫu mã, sản xuất chế thử để xác định
thời gian tiêu hao của từng công đoạn sản xuất, từ đó xác định đơn giá tiền lương
của từng sản phẩm.Do đó, đơn giá tiên lương đã phản ánh mức độ đơn giản hay
phức tạp của từng loại sản phẩm.
Về công tác tính giá thành: Sản phẩm hiện nay của Xí nghiệp bao gồm nhiều
loại sản phẩm với số lượng lớn. Do vậy, đối tượng tính giá thành hiện nay được
xác định là từng loại sản phẩm riêng biệt là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng được nhu
cầu quản lý giá thành của Xí nghiệp.
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp gọn nhẹ, khoa học, số lượng kế toán hợp lý,
làm việc có hiệu qủa, các kế toán viên có khả năng, có kinh nghiệm, công tác tổ
chức, quản lý, hạch toán quy củ, cung ứng vật tư nguyên liệu kịp thời, hoàn thành
kế hoạch SXKD cung cấp thông tin cho hạch toán, dự toán quản lý thuế, nộp thuế,
đầy đủ cho Ngân sách Nhà nước.
Hình thức Chứng từ ghi sổ và các phương pháp hạch toán tương đối phù hợp
với tình hình sản xuất tại Xí nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm của Xí nghiệp đã đạt được tất yếu không tránh khỏi những tồn
tại nhất định.Cụ thể :
Về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Xí nghiệp không
thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Công nhân
trực tiếp sản xuất là những người lao động tạo sản phẩm cho doanh nghiệp,nhưng
có nếu có công nhân được nghỉ phép theo chế độ thì Xí nghiệp vẫn phải trả lương
cho công nhân đó trong thời gian nghỉ phép.
Về phương pháp xác định hàng tồn kho:Mỗi phương pháp xác định hàng tồn
kho sẽ cho chúng ta một đơn giá NVL xuất dùng.Việc lựa chọn phương pháp xác
định trị giá hàng tồn kho ảnh hưởng đến giá trị NVL trực tiếp đưa vào sản xuất chế
tạo sản phẩm. Hiện nay, Xí nghiệp 26.3 đang xác định hàng tồn kho theo phương
pháp nhập trước xuất trước.Với phương pháp này thì việc xác định xác định trị giá
hàng tồn kho cuối kỳ phản ánh trên bảng cân đối kế toán sát với thực tế.Tuy
nhiên,NVL dược xuất dùng để sản xuất dùng lại chịu tác động rất lớn của giá cả,
mặt khác ở Xí nghiệp 26.3 CPNVLTT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành
sản phẩm.Chi phí sản xuất là chi phí sản phẩm gắn liền với thành phẩm và chỉ
được thu hồi khi thành phẩm tiêu thụ. Chi phí sản phẩm ở kỳ này nhưng lại tiêu thụ
ở kỳ khác.
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ,TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, TK 627 mở chi tiết cho từng phân
xưởng .Và đều được quản lý trên máy. Mỗi loại SP được quy định mã hiệu, khi
phát sinh nghiệp vụ, căn cứ vào những chứng từ có liên quan, kế toán mã hiệu từng
sản phẩm, từng phân xưởng máy sẽ tự kết chuyển, rất thuận tiện cho việc tính giá
thành nhưng khó khăn khi cần theo dõi thông tin chi tiết về tình hình CPSX từng
loại sản phẩm.Sổ chi tiết từng TK: muốn có về từng mặ loại sản phẩm phải nhặt số
liệu từ các sổ chi tiết TK621,622..nên gây chậm chễ.
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN"TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ
NGHIỆP 26.3
Tại Xí nghiệp 26.3,công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3 tiến hành tương đối phù hợp với yêu cầu quản lý song
vẫn còn một số điểm đáng chú ý.Với kiến thức đã thu được trong quá trình học tập
kết hợp với phần tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp, em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ
nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở Xí nghiệp 26.3.
Ý kiến 1:Về trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trưc tiếp sản xuất
Hiện nay hàng năm ở các Xí nghiệp đều thực hiện lập kế hoạch nghỉ phép
cho các công nhân sản xuất, song trên thực tế việc nghỉ phép không thể thực hiện
đúng kế hoạch được vì còn phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất.Thông thường,các Xí
nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ phép vào thời kỳ ít việc và cuối năm ,vì vậy tiên
lương nghỉ phép vào thời kỳđó tăng đáng kể sẽ làm cho giá thành sản phẩm không
ổn định.Theo em, Xí nghiệp nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của
công nhân sản xuất vào giá thành sản phẩm hàng tháng. Để thực hiện công việc
này, kế toán mở sổ chi tiết TK335-Chi phí phải trả cho Xí nghiệp.
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm trong
kỳ kế toán định khoản: Lập bảng tính phân bổ lương và các khoản phải trích theo
lương ( trích 3%)
Nợ TK 622 ( Chi tiết cho từng xưởng và tổ chuẩn bị)
Có TK 335
Khi tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
Ý kiến 2:Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho.
Xí nghiệp nếu áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước thì giá thành sản
phẩm sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động giá cả nguyên liệu đầu vào. Muốn
hạn chế được điều này, Xí nghiệp nên sử dụng phương pháp bình quân gia quyền.
Vì Xí nghiệp áp dụng kế toán máy nên việc xác định giá trị NVL tồn kho là
rất khó khăn. Sau mỗi lần mua vật tư về nhập kho hoặc đưa ngay vào sản xuất, kế
toán vật tư sẽ nhập dữ liệu cần thiết vào máy tính và máy tính sẽ tự động tính giá
bình quân liên hoàn của từng loại thành phẩm,vật tư..theo công thức
Đơn giá tiền lương
bq
(từng loại vật tư)
=
Trị giá vật tư tồn kho + Trị gía vật tư mỗi lần nhập
Số lượng vật tư tồn + Số lượng vật tư mỗi lần nhập
Khi sử dụng phương pháp này, đơn giá bình quân dùng để tính trị giá vật tư
mỗi lần xuất chịu ảnh hưởng bởi giá và lượng của vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong
kỳ. Có như vậy mới hạn chế được sự biến động của giá cả vật tư xuất dùng trực
tiếp trong kỳ.
Ý kiến 3:Nhượng bán, thanh lý những TSCĐ chưa dùng tới
Với những TSCĐ, máy móc thiết bị chưa dùng tới trong kho, Xí nghiệp nên
có biện pháp giải quyết như thanh lý, nhượng bán vừa là tránh tình trạng ứ đọng
vốn, vừa giúp Xí nghiệp có tiền đầu tư máy móc mới.Vì ngày nay, Khoa học kỹ