Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tham luận của đ c Lưu Xuân Giới-Trưởng phòng GD&ĐT tại Hội thảo CNTT của Sở GD&ĐT năm học 2012-2013 - Sáng kiến-Kinh nghiệm... - Trung tâm Thông tin - Thư viện điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.61 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>THAM LUẬN:</b></i>


<b>KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ, DẠY HỌC </b>
<b>VÀ “TRUNG TÂM THÔNG TIN-THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ”</b>


<b>CỦA PHỊNG GD&ĐT H.ĐƠNG TRIỀU </b>


<i><b>Lưu Xuân Giới- PGD&ĐT huyện Đông Triều.</b></i>
<b>1- ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC</b>


Xác định việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường là
một phương tiện hữu ích và hiệu quả nhằm tăng cường nội lực, tính chủ dộng của
các nhà trường, góp phần hiện đại hóa giáo dục đào tạo. Thực hiện chủ trương chỉ
đạo của Ngành, trong những năm qua, phòng giáo dục huyện Đông Triều đã chú
trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT và tổ chức thực hiện ứng dụng
CNTT trong giáo dục, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng trong công tác
quản lý của Ngành.


Một trong những khó khăn ban đầu khi triển khai ứng dụng CNTT trong các
nhà trường là hầu hết các cán bộ giáo viên đều rất băn khoăn và lo ngại, nhất là đội
ngũ giáo viên tuổi cao, bởi những kiến thức cơ bản về CNTT đối với họ cịn q
mới mẻ. Chính vì vậy, Phịng giáo dục huyện Đơng Triều đã phải tăng cường công
tác tuyên truyền nhằm tạo ra sự đồng thuận từ lãnh đạo phòng, các trường đến giáo
viên giảng dạy... Đồng thời tập trung công tác bồi dưỡng đội ngũ về tin học bằng 2
hình thức chính là mở lớp đào tạo chính qui và tự bồi dưỡng. Phịng giáo dục
huyện đã chủ động tiến hành khảo sát, điều tra trình độ tin học và kỹ năng sử dụng
máy vi tính của CBGV để từ đó phân loại về trình độ tin học, xây dựng kế hoạch
mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên cốt cán các trường, hỗ trợ các
trường liên kết với các trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ bồi dưỡng nâng cao
trình độ C tin học cho trên 900 CBGV. Và một trong các giải pháp tự bồi dưỡng


giáo viên là phân công ''giáo viên trẻ hỗ trợ giáo viên cao tuổi về tin học bằng cách
dạy truyền tay- giáo viên cao tuổi hỗ trợ giáo viên trẻ về nghiệp vụ chuyên mơn''.


Trong các dịp hè, Phịng giáo dục huyện đã tổ chức tập huấn cho trên 1.800
CBGV MN, Tiểu học, THCS về ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học, tập huấn
về kỹ thuật sử dụng các phần mềm cơng cụ thiết kế bài trình chiếu và bài giảng
điện tử. Việc ứng dụng CNTT đã được đông đảo CBGV, đặc biệt là đội ngũ giáo
viên trẻ tích cực hưởng ứng. Số giáo viên và cán bộ quản lý có máy tính và biết sử
dụng máy tính để soạn bài giảng điện tử tăng nhanh. Đến nay huyện Đông Triều đã
đạt ''chuẩn hóa'' tiêu chuẩn CNTT đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp
giảng dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

bảo có thiết bị tối thiểu là máy tính, máy chiếu hoặc màn hình LCD, bộ nghe, và
vận động đạt tỷ lệ 75 % CBGV có máy tính riêng. Tuy nhiên đến nay thì kết quả
đã có nhiều chỉ tiêu vượt qua sự mong muốn, đặc biệt là về trang thiết bị phục vụ
dạy học, đó là 100% các trường đã đảm bảo nhu cầu thiết bị cho giáo viên khi cần
cho lên lớp dạy học, trong đó có 50% số trường đã lắp máy tính kết nối máy chiếu
cố định tại phòng học đạt tỷ lệ 50-70% số phịng học, có 15% số trường đạt 100%
số phịng học. Tại cơ quan Phịng GD&ĐT thì đã đảm bảo 100% CB, CV có máy
tính làm việc. Các máy tính cá nhân đều kết nối mạng LAN và Internet, 02 đường
truyền cáp quang (VNPT và Viettel), thiết bị máy chủ và quản trị web, 02 phòng
stiudio và thiết bị dựng phim.


Bên cạnh những nỗ lực của mình, Phịng giáo dục huyện Đơng Triều cịn
nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của VNPT và Viettel trong việc tạo điều kiện thuận
lợi để các trường và đội ngũ CBGV có cơ hội tiếp cận với CNTT trong khai thác
bài giảng điện tử từ các Website của ngành GD-ĐT làm tài liệu tham khảo và sử
dụng trong giảng dạy. Trong năm học 2008-2009, được Cục CNTT (Bộ GD-ĐT)
hỗ trợ ứng dụng một số phần mềm quản lý nhà trường, phần mềm phòng họp trực
tuyến đã tạo ra bước đột phá trong quản lý và dạy học. Việc đầu tư phòng họp trực


tuyến Adobe conect đến nay đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong môi trường giáo dục,
cùng một lúc đáp ứng cho 80 trường học đều tham gia họp trực tuyến. Việc tổ chức
họp trực tuyến qua mạng Internet không chỉ rút gọn thời gian chuẩn bị, công việc
triển khai nhanh mà cịn tiết kiệm kinh phí đi lại cho các trường, số người được
cùng dự họp nhiều hơn và lãnh đạo Phòng tổ chức dự giờ giảng của các trường qua
mạng thuận tiện hơn. Từ việc phổ cập Internet, các trường học sẽ có điều kiện
thuận lợi trong việc tham gia bầu chọn Vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên
nhiên thế giới mới do tỉnh Quảng Ninh phát động phát động, tham gia thi trắc
nghiệm cuộc thi ''Tìm hiểu biển, đảo Việt Nam” do Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam tổ chức trên Internet hàng tuần.


<b>Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản</b>
<b>lý vẫn còn gặp nhiều bất cập, khó khăn vì nhiều lý do khác nhau như: </b>


<i><b>-Về đội ngũ:</b></i>


Tuy đã chủ động đón đầu cho cơng tác chuẩn bị về đội ngũ song cho đến
nay vẫn cịn một bộ phận tuy khơng nhiều CBQL và GV vẫn cịn hạn chế về cả
nhận thức và trình độ tin học, khả năng sử dụng các phần mềm công cụ và kỹ năng
sử dụng các thiết bị CNTT.... Đội ngũ giáo viên tin để làm lực lượng nòng cốt cho
phong trào còn thiếu và yếu, ngay cả nhiều giáo viên được đào tạo có chun mơn


tin cũng cịn rất hạn chế về trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành. Do đó, khi


thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành và trong việc hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy học còn nhiều bất cập:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học: cũng do khả</i>
năng của đội ngũ mà việc thực hiện ứng dụng trong dạy học còn nhiều bất cập như:
việc thiết kế các bài giảng trình chiếu, việc sử dụng CNTT trong từng phần bài


giảng, việc sử dụng các tư liệu số làm minh họa trong bài giảng …cịn có khi vụng
về trong kỹ thuật sử dụng các phần mềm công cụ thiết kế bài giảng trình chiếu, bài
giảng e-Learning, lạm dụng các hiệu ứng, thiếu hợp lý về tính logic của bài giảng,
chưa khoa học về việc phối hợp giữa trình bày bố cục ghi bảng và chiếu trên màn
hình...


<i>- Về CSVC Thiết bị: Tuy đã có sự chủ động đón đầu để đầu tư trang thiết bị</i>
CNTT, lượng thiết bị đã được đầu tư sớm, khá phù hợp với yêu cầu nội dung triển
khai trong công tác quản lý và hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, song mới chỉ
đáp ứng ở giai đoạn ban đầu. Đến nay, CSVC thiết bị đang là vấn đề trở ngại, khó
khăn cần được tập trung tháo gỡ, đó là:


Thiết bị CNTT thiếu, khơng đáp ứng được nhu cầu ở tốc độ tăng nhanh
chóng trong quản lý và dạy học, như thiết bị với chất lượng, cấu hình cao hơn để
sử dụng các phần mềm, cơng nghệ ngày càng cao. Số giờ dạy có nhu cầu ứng dụng
CNTT tăng nhanh, có nơi tới mức 80-90%, nên nhiều nơi khơng đủ máy tính, máy
chiếu để phục vụ nhu cầu này. Phịng máy tính dành cho giáo viên trong các
trường cịn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giáo viên, nhất là trong việc
cập nhật thông tin, dữ liệu cho quản lý trường học và việc giao tiếp điện tử, khai
thác tư liệu trên Iternet.


Các phần mềm ứng dụng trong quản lý và phục vụ dạy học nhiều, nhưng
chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của ngành, thể hiện
nhiều nhất là thiếu tính đồng bộ, nhiều phần mềm tính năng đơn điệu, trùng nhau,
giao nhau, kỹ thuật thiếu đồng nhất, chưa thân thiện với người dùng. Hầu hết các
phần mềm chưa được cơ quan thẩm quyền thẩm định. Hiện nay chúng ta cần
những phần mềm ứng dụng có tính đồng bộ cao, thân thiện, hiệu quả. Ngồi ra,
chúng ta cần phải có sự đầu tư đúng cách, có hệ thống và phải đồng bộ, không phải
lúc nào phần mềm đắt tiền cũng tốt bởi thực tế cho thấy chúng sẽ kém hiệu quả nếu
không được đồng bộ với các hệ thống có sẵn khác.



<i>-Về tổ chức thực hiện: UWD CNTT là một vấn đề mới và khó, một trong</i>
những yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công chính là việc tổ chức thực hiện.
Việc thay đổi theo hướng “số hóa” của ngành trước hết nên bắt đầu từ đội ngũ lãnh
đạo các cấp quản lý đến nhà trường, nhằm xóa bỏ sức ì và tâm lý ngại thay đổi từ
những “đầu tàu” làm nên sự thay đổi này. Tổ thực hiện một cách triệt để, có tính hệ
thống, tính thống nhất cao sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản cho cả hệ thống quản
lý. Trong tổ chức thực hiện cũng rất cần một chức năng quan trọng là tư vấn về
việc cung cấp các dịch vụ thiết bị phần mềm và kỹ thuật để tạo ra sự đồng bộ trong
quá trình triển khai ứng dụng trong đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trung tâm Thông tin-Thư viện điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo Đông
Triều đuợc triển khai, chạy thử trên internet từ tháng 10/2010 đến tháng 01/2012,
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/02/2012, Trung tâm được thiết kế xây
dựng trên website (phần mềm) với công nghệ cổng thông tin (Portal), sử dụng
internet để vận hành, khai thác, cập nhật thông tin vào Trung tâm. Từ khi 80 đơn vị
trường học và phòng GD&ĐT Đông Triều cùng vận hành, khai thác sử dụng trên
Trung tâm (Trung tâm được tích hợp thêm 80 cổng cho 80 trường: 30 Mầm non,
27 Tiểu học, 23 THCS các trường có quyền quản trị riêng) đến nay kết quả thể
hiện rõ nét là:


<i><b>- Phục vụ công tác quản lý:</b></i>


Cơng tác quản lý được tin học hố việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện trao
đổi thông tin hai chiều giữa Phòng GD&ĐT với 80 trường và các đơn khác thơng
qua các chức năng chính như: Văn bản (gồm chức năng soạn thảo và ban hành, lưu
trữ văn bản theo qui định tại nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ; chức
năng truyền thơng văn bản điện tử nội bộ giữa Phịng và 80 trường với Quy trình
khép kín, khoa học, chính xác, nhanh và thuận tiện), chức năng báo cáo trực tuyến,
thông tin nhà trường và hội nghị trực tuyến đã đáp ứng các yêu cầu về quản lý,


đảm bảo cơng khai hố các thơng tin của các đơn vị thuộc phòng GD&ĐT;


Đặc biệt với chức năng hành chính cơng của Trung tâm thì với người có nhu
cầu thực hiện các thủ tục hành chính với Phịng được thực hiện qua các thủ tục
hành chính với các cấp độ I, II và III …đẩy mạnh việc xây dựng thủ tục hành chính
cơng một cửa.


<i><b>- Phục vụ Dạy và Học cho CBGV, HS, phụ huynh hs và nhân dân:</b></i>


Chức năng thư viện tài nguyên bao gồm: Giáo án, bài trình chiếu, bài giảng
điện tử, ngân hàng đề thi, được xây dựng theo hệ thồng phân phối chương trình
cho từng môn học, lớp học, cấp học mà Bộ GD&ĐT quy định đã góp phần nâng
cao chất luợng Dạy và học, đặc biệt đối với nguời học vì một lý do nào đó khơng
thể đến trường được, thì đây là cơ hội để họ tham gia học tập, tạo điều kiện cho họ
tiếp cận tri thức;


Với kho tư liệu số, phần mềm học tập, và các chức năng thông tin nhà
trường, hội nghị trực tuyến là môi trường để CBGV, học sinh nâng cao trình độ,
nghiệp vụ chun mơn thơng qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trực tuyến, tạo ra
phong trào thi đua tự học, tự bồi dưỡng và trao đổi trình độ cơng nghệ thơng tin
giữa các đối tượng khai thác thông tin với nhau. Với học sinh và phụ huynh học
sinh Trung tâm là các cầu nối giữa Nhà trường-Gia đình-Học sinh để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục cho các thế hệ của đất nước.


<i><b>- Phục vụ xã hội học tập:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đặc biệt Trung tâm đã góp phần tích cực vào việc xây dựng Nông thôn mới trên địa
bàn huyện, đã đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhân dân ở thơn, khu góp
phần tích cực phát triển nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương, là môi trường tuyên truyền, quảng bá các tiềm năng, thế mạnh để phát


triển kinh tế, văn hoá xã hội của huyện tới nhân dân, và bạn đọc toàn cầu.


Với các chức năng chính được bố trí khoa học, trên giao diện thân thiện bắt
mắt, cách sử dụng đơn giản, người sử dụng khai thác thông tin thông qua khai thác
trực tiếp trên Trung tâm hoặc tiếp cận thông tin của Trung tâm từ thư điện tử hoặc
điện thoại di động, hoặc các hệ thống trực tuyến của Trung tâm để đáp ứng các nhu
cầu về thông tin, thông tin tới người sử dụng có giá trị cao (nhanh, chính xác, đồng
nhất, kịp thời, người sự dụng có thể ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời gian nào trong ngày
đều có thể khai thác thơng tin).


Do nguồn tài nguyên phong phú, cách tiếp cận thông tin của người sử dụng
đa dạng, khoảng cách địa lý giữa người học và Trung tâm khơng có giới hạn, u
cầu trình độ cơng nghệ thơng tin với người sử dụng là trình độ đơn giản…các
thông tin trên Trung tâm đáp ứng các nhu cầu về thông tin phục vụ Quản lý_Dạy
và Học, và xã hội học tập nên đã tác động tới đông đảo cán bộ nhân dân trong xã
hội, thúc đẩy các ngành nghề trong xã hội cùng phát triển, hiệu quả kinh tế mang
lại được thể hiện rõ nét qua việc tiết kiệm kinh phí trong các hoạt động Quản lý
Dạy và Học, và xã hội học tập, tiết kiệm thời gian, giá trị kinh tế và tác động tới xã
hội khơng thể tính được thơng qua việc tun truyền, cách tiếp cận nhanh, chính
xác, đồng nhất, kịp thời, người sự dụng có thể ở bất cứ đâu…


Với các chức năng trên Trung tâm đã đáp ứng các nhu cầu thiết thực về
thông tin phục vụ các hoạt động Quản lý Dạy và Học, và xã hội học tập góp phần
nâng cao chất lượng Dạy và Học là cơ sở để tiến tới xây dựng trường học điện tử,
Phòng GD&ĐT điện tử, tạo điều điện cho mọi nguời trong xã hội tham gia học tập,
tiếp cận tri thức;


Về kỹ thuật: Công nghệ thiết kế và xây dựng thư viện điện tử là công nghệ
cổng (Portal) rất mềm dẻo, khoa học do vậy việc bổ sung thêm các tính năng của
Trung tâm rất đơn giản có thể bổ sung bất cứ lúc nào, các tính năng hiện tại của


Trung tâm đều thiết kế, xây dựng theo hướng mở, do đó người quản trị cấp Phịng
Giáo dục đều có thể tự điều chỉnh, thêm, bớt được các tính năng theo yêu cầu riêng
của mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm Thông tin-Thư viện thân thiện, dễ
sử dụng cho tất cả các đối tượng tham gia tác nghiệp. Do đó, khi Sở GD&ĐT thực
hiện quyết định của UBND tỉnh cho triển khai nhân rộng đến các PGD, thì việc
chuyển giao kỹ thuật đến các đơn vị cũng rất đơn gian, thuận lợivà nhanh chóng.


</div>

<!--links-->

×