Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY THỂ THAO XUẤT KHẨU KIÊU KỴ GIA LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.1 KB, 50 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP
GIẦY THỂ THAO XUẤT KHẨU KIÊU KỴ GIA LÂM
I-ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÍ NGHIỆP GIẦY THỂ THAO XK KIÊU KỴ -
GIA LÂM
1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ là một đơn vị sản xuất kinh
doanh còn rất trẻ trực thuộc Công ty xuất khẩu mây tre Việt Nam ( BAROTEX).
Sau khi được Bộ thương mại phê duyệt dự án đầu tư xuất khẩu giầy thể
thao xuất khẩu Kiêu Ktj số 162/TM-KH ngày 13 tháng 3 năm 1995 và có quyết
định số 2122 TM/TCCB ngày 20 tháng 7 năm 1995 cho phép Công ty XNK
Mây tre Việt Nam được phép thành lập Xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu
Kỵ. Ngày 22 tháng 7 năm 1995 xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ - Gia
Lâm chính thức được thành lập với quyết định số 296/ MT-TCCB.
Xí nghiệp có trụ sở giao dịch tại địa bàn xã Kiêu Kỵ - Huyện Gia Lâm -
TP Hà Nội với giấy phép kinh doanh số 301031 cấp ngày 9/9/1995.
Có thể nói quá trình hình thành của Xí nghiệp là một bức tranh phản ánh
rõ nét bước chuyển mình của doanh nghiệp nhà nước từ việc kinh doanh thương
mại đơn thuần tới việc kết hợp giữa sản xuất với kinh doanh. Để hiểu rõ bước
chuyển biến này trước hết phải nói tới Công ty XNK Mây tre và bối cảnh hình
thành xí nghiệp giầy thể thảo xuất khẩu Kiêu Kỵ mà dưới đây gọi tắt là xí
nghiệp giầy.
Công ty XNK mây tre Việt Nam là một công ty chuyên doanh xuất khẩu
hàng mây tre và thủ công mỹ nghệ; hàng may mặc nhập khẩu; các nguyên vật
liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Tính đến năm 1993 Công ty đã có gần 23
năm hoạt động xuất nhập khẩu, đã mang lại cho Nhà nước hàng tỷ Rúp, Đô la và
tạo được công ăn việc làm cho hàng chục vạn người lao động trong phạm vi cả
nước. Tuy nhiên đến cuối năm 1993, đầu năm 1994 toàn thể Công ty phải đương
đầu với những khó khăn to lớn do sự sụp đổ của thị trường xuất khẩu Đông Âu
và Liên Xô cũ (một trong những thị trường lớn của Công ty). Bên cạnh đó Công
ty còn phải đương đầu với những thử thách to lơn trong cạnh tranh của nền kinh
tế thị trường, Công ty đã nghiên cứu phương án chuyển đổi sang cơ cấu sản xuất


với kinh doanh để mở rộng mặt hàng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường. Do đó Xí
nghiệp giầy đã được thành lập tại Kiêu Kỵ - Gia Lâm.
Đối tượng sản xuất của Xí nghiệp là Giầy thể thao xuất khẩu. Khách
hàng của Xí nghiệp là Công ty FREEDOM TRADING một trong những công ty
có nhiều năm hoạt động và kinh doanh giầy có uy tín trên thị trường giầy thể
thao quốc tế. Xí nghiệp sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu do FREEDOM
cung cấp, ngoài ra còn một số nguyên liệu phụ phục vụ cho việc sản xuất giầy
được mua ở trong nước. Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được bao tiêu theo
hợp đồng với các kế hoạch tháng, quý, năm đã được ký kết.
Khi thành lập xí nghiệp giầy được đầu tư, trang bị đầy đủ về máy móc,
thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng. Cụ thể trên diện tích sử dụng là 22.000 m2, XN
được xây mới hơn 4.400 m2 nhà xưởng hiện đại, cải tạo và nâng cấp gần
1.600m2 nhà kho, xây mới 2.00 m2 nhà ăn, nhà xe và các công trình phụ khác.
Toàn bộ 2 dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp được nhập mới và hiện đại từ
hàng SUNSTAR; KUK DONG của Hàn Quốc.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho XN do Công ty XNK mây tre đứng ra lo
liệu dựa trên một phần vốn tự có và một phần vốn đi vay. Đội ngũ cán bộ quản
lý, kỹ thuật của xí nghiệp đều là những kỹ sư, cử nhân được đào tạo cơ bản về
quản lý kỹ thuật, được cử đi học tập tại các xí nghiệp giầy, trung tâm kỹ thuật da
giầy và đặc biệt là đã được đào tạo ngắn hạn tại Hàn Quốc về chuyên ngành sản
xuất giầy. Đội ngũ công nhân của xí nghiệp đều được tuyển chọn, có đào tạo và
kiểm tra tay nghề trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất. Xí nghiệp đã sản xuất
thử nghiệm gần 3 tháng sau đó mới bắt đầu đi vào sản xuất.
Một thuận lợi nữa cho xí nghiệp đó là kinh nghiệm tích luỹ từ hơn 20
năm kinh doanh xuất nhập khâủ khiến xí nghiệp có một đội ngũ cán bộ kinh
doanh vững chắc và dày dạn kinh nghiệm. Có thể nói rằng, xí nghiệp có một đội
ngũ cán bộ công nhân viên và cơ sở vật chất hàng đầu so với các xí nghiệp trên
miền bắc.
Tuy vậy không phải xí nghiệp không có những khó khăn, đó là việc xí
nghiệp phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt của kinh tế thị trường,

duy trì sản xuất thường xuyên liên tục cho trên dưới 800 công nhân, trả lãi và
khấu hao cơ bản hàng chục tỷ đồng vốn đầu tư... Song hơn 2 năm hoạt động với
cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể anh chị em cán bộ
công nhân viên trong xí nghiệp, xí nghiệp đã đạt được những thành tích đáng kế.
Tính đến tháng 3/1998, sau hai nẵm rưỡi hoạt động ( với số vốn lưu động bằng
không) xí nghiệp đã sản xuất, xuất khẩu được 2 triệu đôu giầy đạt kim ngạch
xuất khẩu gần 19 triệu USD, nộp khấu hao và trả lãi gần 1 triệu USD, tạo công
ăn việc làm ổn định cho 800 cán bộ công nhân viên của xí nghiệp với mức thu
nhập bình quân đầu người gần 500.000đ/ người/ tháng.
Với phương châm kinh doanh lấy chưa tín làm đầu, đa dạng về mẫu mã;
sản xuất lấy chất lượng làm đầu, giao hàng đúng hạn, đủ trong hợp đồng nên xí
nghiệp đã tạo được sự tín nhiệm cao của khách hàng nước ngoài. Sản phẩm của
xí nghiệp hiện đã có mặt tại hơn 15 nước trên thế giới trong đó có những nước
có công nghệ làm giầy cao như Đức, ý, Mỹ, Hà Lan, úc...
Để tạo thêm sự phát triển của xí nghiệp, ban lãnh đạo xí nghiệp đã chủ
động sáng tạo, phát triển thêm mặt hàng sản xuất phụ như sản xuất các loại túi
du lịch, đệm ghế ô tô, mũ... nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tận dụng tối đa
năng lực sẵn có của xí nghiệp bên cạnh đó nâng cao đời sống cho cán bộ công
nhân viên trong xí nghiệp. Có thể nói sau hơn 2 năm phấn đấu xây dựng và phát
triển xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ đã đứng vững và khẳng định vị
trí của mình trong nền kinh tế thị trường.
2. Mô hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp giầy
Do thực tế không có vốn lưu động, hoạt động tín chấp ngân hàng là một
khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Trên cơ sở giá trị L/C xuất khẩu dự kiến nhận được từ khách hàng và
trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu tại một International BANK.
- Sau khi giao dịch ký kết hợp đồng, khách hàng sẽ mở IRR L/C AT
SIGHT về ngân hàng nói trên.
- Trên cơ sở L/C nói trên xí nghiệp sẽ mở L/C BACK TO BACK hoặc
dùng L/C nói trên làm tín chấp để mở L/C nhập khâu NVL ( trên cơ sở định

mức sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất giầy thể thao xuất khẩu mà XN đã
đăng ký với cơ quan thuế và cơ quan Hải quan).
Bên cạnh các nguyên vật liệu nhập khẩu là nguyên vật liệu được mua
trong nước và quá trình gia công sản xuất sản phẩm được tiến hành. Tất cả các
thành phẩm đều được xuất khẩu 100%. Như vậy có thể nói mô hình sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp là: Nhập khẩu nguyên vật liệu→Sản xuất sản
phẩm→Xuất khẩu sản phẩm ( giầy thể thao các loại).
3. Đặc điểm tổ chức, quy trình công nghệ, sự luân chuyển nguyên vật liệu
trong sản xuất.
- Do đặc điểm sản xuất của xí nghiệp là sản xuất các loại giầy thể thao để
xuất khẩu. Nguyên vật liệu để sản xuất giầy rất nhiều loại, nguồn nguyên vật
liệu chính được nhập khẩu từ Hà Quốc, đơn hàng sản xuất lớn nên có thể nói xí
nghiệp sản xuất trên quy mô rất lớn với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao.
- Đặc điểm tổ chức sản xuất
+ Theo dõi đơn đặt hàng của người nước ngoài, sản xuất và giao hàng
gọn cho từng đơn hàng.
+ Kế hoạch chuẩn bị nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao
hàng đều được theo sát.
- Quy trình sản xuất, sự luân chuyển nguyên vật liệu trong sản xuất
+ Đặc điểm sản xuất là sản xuất theo đơn đặt hàng nên sự chuẩn bị
nguyên vật liệu mang tính đồng bộ cao.
+ Nguyên vật liệu cho sản xuất được nhập theo 2 nguồn chính
Một là: NVL chính được nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Chúng
được nhập khẩu theo định mức tiêu hao của từng đơn đặt hàng. Nó bao gồm da
thật, giả da, vải hoá học, tricot, hoá chất ( keo, nước tẩy), một số loại tem nhãn,
vật liệu đóng gói theo yêu cầu của khách ngoại...
Hai là: Vật liệu phụ được mua từ các cơ sở trong nước nó bao gồm các
nguyên liệu phụ phục vụ cho đóng gói sản phẩm, dây giầy, hòm caston, nylon,
chun buộc...
+ Quá trình luân chuyển nguyên vật liệu được diễn ra như sau:

Trên cơ sở đơn đặt hàng và định mức đã ký với khách, xí nghiệp nhập
khẩu các nguyên vật liệu chính... Các nguyên vật liệu này chuẩn bị đồng bộ và
giao hàng phù hợp với tiến độ sản xuất của xí nghiệp. Toàn bộ nguyên vật liệu
này được nhập về kho nguyên vật liệu của xí nghiệp. Tại đây quá trình kiểm tra
chất lượng và định lượng được tiến hành. Sau khi kiểm tra, các nguyên vật liệu
này được phân loại theo nhóm chủng loại, mầu sắc và phân theo từng đơn đặt
hàng. Các hướng dãn sử dụng nguyên vật liệu và định mức tiêu hao cũng được
lập và kiểm chứng trong thời gian này. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất và các định
mức đã được kiểm chứng, kế hoạch cấp phát vật tư được trình lên Ban giám đốc
xí nghiệp cùng với các phiếu xuất kho theo hạn mức.
Các nhóm vật tư thuộc các loại như mút xốp, giả da, da thật, tricot,
texion... được chuyển qua kho nguyên vật liệu bán thành phẩm phân xưởng cắt
để gia công chi tiết và xử lý in, thêu...
Các nguyên phụ liệu cho may như chỉ, keo may, dầu ngân chỉ được
chuyển qua kho nguyên liệu bán thành phẩm phân xưởng may để may thành mũ
giầy.
Các loại keo gò, đế, dây giầy...được chuyển qua kho nguyên liệu bán
thành phẩm phân xưởng gò để hoàn thiện sản phẩm.
Các nguyên vật liệu trên cùng một số vật liệu phụ khác được cấp phát
theo đơn hàng cho từng phân xưởng và tuỳ thuộc vào tiến độ sản xuất mà các
phân xưởng sẽ có kế hoạch luân chuyển.
Một điểm lưu ý là mọi nguyên vật liệu đều được cấp phát theo định mức.
Các nguyên vật liệu thừa do tiết kiệm định mức sẽ được quay lại kho nguyên vật
liệu chính để sắp xếp, phân loại chờ đơn hàng mới.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy của xí nghiệp có thể được tóm tắt theo
sơ đồ sau:
Quy trỡnh cụng ngh sn xut ca xớ nghip giy
th thao xut khu kiờu k
Nguyên vật liệu
Da, vải, mút xốp...

Cán sấy
Cắt các chi tiết
In thêu chi tiết
Gò mũ + Đế giầy
KCS, đóng gói - nhập kho
Kéo may, chỉ... Đế giầy
Đế hoàn chỉnh
May thành mũ
4. c im t chc b mỏy qun lý ca xớ nghip giy
m bo sn xut cú hiu qu v qun lý tt quỏ trỡnh sn xut. Xớ
nghip c xõy dng vi mt b mỏy qun lý rt gn nh, qun lý theo ch
mt th trng ó lm chú xớ nghip pỏh trin v ng vng trờn thng trng.
ng u xớ nghip l Giỏm c, ngi cú quyn hnh cao nht v chu trỏch
nhim vi cỏc c quan chc nng, cỏc khỏch hng v cỏn b cụng nhõn viờn
trong xớ nghip.
Giỳp vic cho Giỏm c l hai phú giỏm c, mt l phú giỏm c ph
trỏch k thut, hai l phú giỏm c ph trỏch vn ti chớnh v kinh doanh. Bờn
di l h thng cỏc b phn chc nng. Gm cú 5 phũng:
- Phũng t chc hnh chớnh
- Phòng Kế toán tài vụ
- Phòng kỹ thuật, KCS
- Phòng kế hoạch vật tư
- Phòng kinh doanh
và 4 phân xưởng:
- Phân xưởng cắt
- Phân xưởng may
- Phân xưởng gò ráp
- Phân xưởng cơ điện
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc: Là người phụ trách chung về tình hình sản xuất và kinh doanh
của xí nghiệp
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo vấn
đề sản xuất và chất lượng sản phẩm. Phó Giám đốc kỹ thuật và sản xuất phải
đánh giá được kết quả sản xuất liên tục từ đầu tới cuối qúa trình sản xuất, đồng
thời là người được uỷ quyền cùng phó giám đốc tài chính và kinh doanh giải
quyết các vấn đề có liên quan khi giám đốc vắng mặt.
+ Phó Giám đốc tài chính và kinh doanh: Là người được Giám đốc uỷ
quyền chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh và tài chính của xí nghiệp. Phó Giám
đốc tài chính và kinh doanh phải có trách nhiệm làm cho xí nghiệp luôn hoạt
động sản xuáat tức là chỉ đạo về tái chính và tìm kiếm những đơn đặt hàng. Là
người cùng phó giám độc kỹ thuật - sản xuất giải quyết các vấn đề liên quan khi
giám đốc vắng mặt.
- Các bộ phận chức năng:
+ Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận được tập hợp từ các ban tổ chức
lao động tiền lương, hành chính quản trị. Nhiệm vụ của bộ phận này là bố trí, sắp
xếp lao động trong xí nghiệp về số lượng, trình độ tay nghề từng phòng, từng
phân xưởng. Xây dựng những nội quy, quy chế, hướng dẫn thực hiện các quy
định theo đúng chế dộ chính sách của Nhà nước.
+ Phòng kế toán tài vụ: Làm công cụ quản lý trong xí nghiệp, giúp Giám
độc thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, thống kê, tài chính, thông tin kinh tế
cho xí nghiệp. Ngoài ra phòng này còn có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt các kế
hoạch tài chính và báo cso tài chính theo quy định.
+ Phòng kỹ thuật - KCS: có nhiệm vụ giám sát và đưa ra các định mức,
tiêu chuẩn về kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát minh sáng kiến cho cải
tiến sản phẩm. Phòng kỹ thuật - KCS chịu trách nhiệm về kỹ thuật, an toàn trong
sản xuất. Ngoài ra phòng này còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là kiểm tra chất
lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất.
+ Phòng kế hoạch - vật tư: dựa trên các đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh
chuyển sang, các định mức vật tư từ phòng kỹ thuật chuyển tới, lập kế hoạch sản

xuất theo đơn đặt hàng, kế hoạch mua sắm dự trữ, cấp phát vật tư sau khi đã kiểm
tra lại các định mức. Phải tính toán, cân đối điều chỉnh để sao cho luôn đủ vật tư
để sản xuất được thông suốt. Bên cạnh đó lập các báo cáo kế hoạch thực hiên.
+ Phòng kinh doanh tổng hợp: Nhiệm vụ tiếp cận thị trường, thu thập số
liệu , xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; chịu trách
nhiệm về toàn bộ thủ tục giấy tờ cần thiết liên quan tới việc nhập nguyên liệu,
xuất thành phẩm một cách trôi chảy.
+ Phân xưởng cắt, may, gò ráp là nhứng phân xưởng sản xuất chính thực
hiện sản xuất sản phẩm theo “quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp”.
+ Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc
thiết bị trong toàn xí nghiệp khi có sự hỏng hóc. Thực hiện bảo dưỡng thường
xuyên theo định kỳ đối với hệ thống đó. Ngoài ra còn tham gia chế tạo mẫu,
dưỡng phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó phân xưởng còn chịu trách nhiệm toàn bộ
khâu lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống an toàn điện của xí nghiệp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp giầy
Giám đốc
Phó Giám đốc
sản xuất và kỹ thuật
Phó Giám đốc
tài chính và kinh doanh
Phòng
tổ

chức
hành
chính
Phòng
kế toán
tài vụ
Phòng

kỹ thuật
KCS
Phòng
kế hoạch
vật tư
Phòng
kinh
doanh
Phân
xưởng
cắt
Phân
xưởng
may
Phân
xưởng

Phân
xưởng
cơ điện
5. c im t chc b mỏy k toỏn ti xớ nghip giy th thao xut khu
Kiờu K
5.1 c im t chc b mỏy k toỏn ti xớ nghip
Do c im t chc sn xut cng nh c im qun lý ca xớ nghip
nờn b mỏy k toỏn ca xớ nghip giy c t chỳc theo hỡnh thc k toỏn tp
trung, mi cụng tỏc k toỏn c thc hin b phn k toỏn ca xớ nghip, t
vic hch toỏn ban u ( thu thp, kim tra chng t, ghi s chi tit) n vic lp
cỏc bỏo cỏo k toỏn, cung cp thụng tin k toỏn phc v cho yờu cu qun lý.
Phũng k toỏn cú cỏc chc nng v nhim v:
Mt l: Lp k hoch ti chớnh ng thi thng nht vi k hoch sn xut,

k thut ca xớ nghip.
Hai l: Huy ng cỏc ngun vn thớch hp, s dng vn hp lý v tit
kim m bo hot ng sn xut kinh doanh cú hiu qu kinh t cao.
Ba là: Tổ chức hạch toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong quá trình sản xuất.
Bốn là: Thực hiện hướng dẫn và giám sát việc quản lý tiền tệ của xí nghiệp
theo quy định của Nhà nước.
Năm là: Phân tích các hoạt động kinh tế của xí nghiệp
Sáu là: Giúp Giám đốc xí nghiệp xây dựng giá bán sản phẩm, quyết định
về tài chính trong sản xuất kinh doanh.
Bảy là: Tham gia xây dựng hợp đồng kinh tế với các khách hàng đặc biệt
trong việc quy định các điều kiện tài chính ở hợp đồng.
Chính vì có chức năng và nhiệm vụ như vậy mà cơ cấu bộ máy kế toán tại
xí nghiệp được sắp xếp như sau:
* Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán, là người giúp việc
cho Giám đốc về công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm
trước cấp trên về chấp hành luật pháp, chế độ tài chính hiện hành. Là người kiểm
tra tình hình hạch toán, kiểm tra tình hình tài chính về vốn và huy động vốn. Kế
toán trưởng có trách nhiệm tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác khả năng
tiềm tàng của tài sản, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính một cách thật
chính xác, kịp thời và toàn diện để Ban Giám đốc quyết định trong kinh doanh.
Kế toán trưởng còn cùng các bộ phận liên quan tham gia ký kết các hợp đồng
kinh tế, xây dựng các kế hoạch tài chính cho xí nghiệp.
Ngoài ra kế toán trưởng tại xí nghiệp giầy còn đồng thời là kế toán tổng
hợp, là người ghi sổ cái, lên bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo kế toán. Kế
toán trưởng cũng là người tham mưu cho Giám đốc về việc áp dụng các chế độ
quản lý của nhà nước ban hành cho phù hợp với tình hình sản xuất của xí nghiệp.
* Kế toán thanh toán và kế toán lương:Theo dõi về vấn đề thanh toán, các
khoản thu chi có liên quan tới tiền mặt tại xí nghiệp, là người tính lương để trả
cho cán bộ công nhân viên, phân bổ các chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội,

kinh phí công đoàn cho các đối tượng, tính giá thành theo dõi doanh thu bán
hàng, theo dõi công nợ, thanh lý hợp đồng với từng khách hàng.
* Kế toán vật liệu: Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho của các loại
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ hạch toán, tính giá nhập - xuất - tồn
kho của chúng để ghi vào các chứng từ, sổ sách có liên quan. Hướng dẫn, kiểm
tra, đối chiếu với thủ kho về tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư hàng hoá. Là
một trong những thành viên trong đoàn kiểm kê định kỳ hoặc bất thường để xác
định giá trị hàng tồn kho.
*Kế toán giá thành sản phẩm và tiêu thụ: Là người tập hợp các chi phí sản
xuất từ các bộ phận kế toán liên quan, phân bổ các chi phí cho từng đối tượng sử
dụng, tính giá thành từng loại sản phẩm và xác định chi phí sản xuất kinh doanh
cuối kỳ.
Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, tính giá cho sản phẩm xuất
kho để ghi chép vào chứng từ, sổ sách có liên quan.
Là một trong những thành viên của đoàn kiểm kê để xác định giá trị hàng
tồn kho.
* Thủ quỹ: Là người trực tiếp quản lý tiền mặt tại xí nghiệp, chịu trách
nhiệm thu, chi tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt, lập báo cáo quỹ
hàng ngày, phản ánh tình hình thu, chi của xí nghiệp.
Ngoài ra tại xí nghiệp giầy thủ quỹ còn là kế toán tài sản cố định với nhiệm
vụ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ.
Có thể mô tả bộ máy kế toán tại xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ
qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp giầy
thể thao xuất khẩu kiêu kỵ - gia lâm
Kế toán trưởng
kiêm kế toán
tổng hợp
Kế toán
nguyên vật

liệu, công
cụ, dụng
cụ
- Kế toán
giá thành
sản phẩm và
tiêu thụ
- Kế toán
TSCĐ
- Thủ quỹ
- Kế toán
thanh toán
và tiền
lương
Thủ kho, nhân viên thống
kê ở các phân xưởng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối

hợp
5.2 Hỡnh thc k toỏn s dng
Do quy mụ sn xut ca xớ nghip ln, vic t chc sn xut theo n t
hng nờn xớ nghip ỏp dng ch k toỏn mi v hỡnh thc Chng t ghi s.
Hỡnh thc k toỏn ny tng i n gin, d kim tra i chiu. H thng s
sỏch s dng trong xớ nghip y v ỳng vi ch k toỏn ban hnh bao
gm:
- S k toỏn chi tit:
+ S TSC
+ S chi tit vt t, sn phm, th kho
+ Th tớnh giỏ thnh

+ S chi tit thanh toỏn vi ngi bỏn, ngi mua
- Sổ kế toán tổng hợp, sổ cái.
5.3 Phương pháp nộp thuế:
Xí nghiệp Giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế.
II-THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP GIẦY THỂ
THAO XUẤT KHẨU KIÊU KỴ - GIA LÂM
1.Tình hình quản lý nguyên vật liệu tại xí nghiệp giầy
1. 1. Đặc điểm của vật liệu tại xí nghiệp giầy:
- Do việc sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã liên tục thay đổi theo thị
trường, theo mùa, theo thị hiếu của nhiều khách hàng khác nhau do vậy mà mẫu
má giầy của xí nghiệp rất phong phú ( trong 2 năm rưỡi hoạt động xí nghiệp đã
sản xuất ra hơn 100 mẫu giầy các loại). Mỗi mẫu mã giầy được cấu thành từ
nhiều loại vật liệu khác nhau, điều đó đã tạo nên sự phong phú và đa dạng về
chủng loại vật liệu. Ví dụ: nguyên vật liệu chính để may mũ giầy cùng nhiều loại
như Action leather, ultra hide, Alpha, excellent Hi - SSaka, NQD... Trong từng
loại vật liệu này lại có khổ rộng, mầu sắc, độ dày mỏng khác nhau. Keo may
cũng nhiều loại như: MK 220 W, MK 220 C, MK 220B...rồi đế giầy cũng đủ loại
từ cao su đúc, cao su cán, Amoulding đến phylon, TPR...
- Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cũng rất đa dạng và phức tạp. Ngoài
nguồn vật liệu nhập khẩu, để sản xuất một đơn hàng có khi nguồn phụ liệu và vật
liệu phụ còn được mua trong nước ở các cơ sở khác nhau, chính vì thế mà vấn đề
giá cả của chúng rất phức tạp.
- Về giá cả:
+ Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì chúng được nhập theo giá CIF Hải
phòng ( Giá này bao gồm cả cươc phí vận tải và bảo hiểm về tới Việt Nam), tuy
nhiên do tính chất sản xuất theo đơn đặt hàng, tuỳ thuộc vào yêu cầu chất lượng,
nguồn gốc nhập khẩu vật liệu, biến động giá cả thị trường thế giới nên cùng một
chủng loại vật liệu nhưng giá cả cũng khác nhau, đôi khi trong cùng cả một đơn
đặt hàng giá cả cũng khác nhau.

+ Đối với nguyên vật liệu mua trong nước, do đặc điểm của nguyên vật
liệu, tuỳ thuộc vào khả năng của đơn vị cung cấp vật liệu đó có thể không đáp
ứng kịp tiến độ sản xuất của xí nghiệp nên để kịp thời cho tiến độ giao hàng xí
nghiệp phải mua loại vật liệu đó từ các đơn vị sản xuất khác, do đó các chi phí
vận chuyển, giá thành cũng hoàn toàn khác nhau.
- Do đặc điểm sản xuất với khối lượng lớn, chủng loại nguyên liệu nhiều
nên hệ thống kế toán vật liệu phải làm việc rất phức tạp, có nhiều loại nguyên
liệu khó định lượng chính xác vì thế lúc này phải bắt buộc áp dụng định lượng
gần đúng để tính.
- Về dự trữ NVL: chỉ áp dụng đối với các loại vật liệu phụ như mút xốp,
dây giầy, giấy gói, giấy bọc... còn các nguyên vật liệu nhập khẩu chỉ mở L/C
nhập khẩu nguyên liệu theo đơn hàng trên cơ sở định mức đã được xem xét.
Đối với vật liệu phụ khác như hoá chất, keo dán, chỉ không thể để lâu được
do điều kiện về thời tiết, khí hậu sẽ làm cho giá trị sử dụng của chúng bị giảm
sút.. Chính vì vậy nếu không có kế hoạch hợp lý trong khâu thu mua, dự trữ và sử
dụng sẽ làm cho vốn đầu tư lưu động bị thâm hụt.
- Với những vật liệu đắt tiền, nguồn thu mua khó khăn không thể thiếu và
thay thế trong sản phẩm, công tác lập kế hoạch thu mua, bảo quản, sử dụng đòi
hỏi nghiệp vụ quản lý phải vững vàng, am hiểu và người quản lý phải nhạy bén
với thị trường thì vốn mới được đảm bảo, sản xuất mới liên tục, kinh doanh mới
có hiệu quả.
- Với những vật liệu không có trên thị trường hoặc đắt thì tự gia công chế
biến hay thuê ngoài rẻ hơn như các chi tiết trang trí...
Nhìn chung, do đặc điểm vật liệu như vậy, công tác quản lý ở xí nghiệp đòi
hỏi người quản lý không những tuân thủ đúng quy trình bảo quản đối với từng
loại vật liệu mà phải am hiểu về mặt kỹ thuật.
1.2.Phân loại vật liệu ở xí nghiệp giầy
Vật liệu của xí nghiệp được xếp thành 6 kho: 3 kho chính và 3 kho phụ.
Nhìn chung, vật liệu của XN có rất nhiều chủng loại, quy cách, kích cỡ,
đơn vị khác nhau nên được phân thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại vật

liệu của XN dựa trên nội dung kinh tế và chức năng của vật liệu đối với dây
chuyền sản xuất kinh doanh. Vật liệu mà XN quản lý bao gồm 2 loại:
- Vật liệu chính: chủ yếu nhập từ nước ngoài (1521)
- Vật liệu phụ: mua trong nước ( 1522)
1.2.1 Vật liệu chính: gồm trên dưới 50 loại ( phụ thuộc vào mã giầy)
Ví dụ:
- Alpha, nubuk, emboss PVC.
- Mesh, D-Mesh, visaterry.
- Action leather, Split leather
- MK 825, MK 220C, MK 220W...
Tất cả vật liệu chính trên khi nhập về được đưa vào kho chính.
1.2.2 Vật liệu phụ: được chia làm 3 loại
- Loại phục vụ cho sản xuất: Dây giầy, giấy gói, giấy nhồi, keo latex,
toluen, hòm carton, dây chun, nylon...
- Loại phục vụ cho sửa chữa, thay thế: loại này cúng có trên dưới 80 loại
như sơn, sắt thép, que hàn, dầu nhớt, mỡ bôi, trơn giấy dán, băng dính...
- Loại vật liệu phục vụ cho văn phòng: Giấy, bút, thước kẻ...
1.3 Đánh giá vật liệu:
Tại xí nghiệp giầy các nghiệp vụ nhập vật liệu diễn ra không thường xuyên
nhưng số lượng và giá trị phát sinh lại lớn. Nguợc lại, nghiệp vụ xuất vật liệu thì
diễn ra thường xuyên liên tục và giá trị xuất ra lại nhỏ. Chính vì thế nên xí nghiệp
đã sử dụng giá thực tế để đánh giá vật liệu.
1.3.1 Giá thực tế vật liệu nhập kho
Theo thông tư số 13/1998/TT-TCHQ ngày 14/12/1998 của Tổng cục Hải
quan thì vật liệu nhập khẩu để sản xuất giầy xuất khẩu là đối tượng chịu thuế
nhập khẩu và thuế GTGT, được hoàn thuế nhập khẩu và thuế GTGT tương ứng
với tỷ lệ giầy xuất khẩu trên cơ sở định mức sử dụng nguyên vật liệu . Số thuế
XNK và thuế GTGT được Hải quan tính trên tờ khai hải quan và thời gian ân hạn
nộp thuế là 9 tháng (275 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan
Hải quan về số thuế phải nộp. Trong thời gian ân hạn 275 ngày, nếu XN đã thực

xuất khẩu số giầy thì XN không phải nộp thuế XNK, thuế GTGT đối với số
nguyên vật liệu đã nhập khẩu tương ứng với số giầy đã thực xuất.
Thực tế tại XN, trong thời gian ân hạn nộp thuế , XN thường đã xuất được
số giầy tương ứng (đơn hàng) với số NVL nhập khẩu. Do vậy số thuế XNK và
thuế GTGT của vật liệu nhập khẩu xí nghiệp không phải nộp. Xí nghiệp không
mở sổ theo dõi và cũng không tính phần thuế XK vào giá thực tế của vật liệu
nhập khẩu.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết với nước ngoài, hoá đơn thương mại
nhập khẩu, các hoá đơn cước phí vận chuyển, lưu kho bãi và các chi phí khác liên
quan đến nhập khẩu VL, kế toán tính giá thực tế của VL nhập khẩu theo công
thức:
Sau đây là mẫu hoá đơn thương mại nhập khẩu:
Biểu số 01
COMMERCIAL INVOICE
FREEDOM TRADING CO, INC INVOI No and date
# 349-8 GAMJUN-DONG, BUK-KU,
BUSAN KOREA
980422 APR.22,2000
TEL: 051.326.3115 FAX: 051-327-5869 L/C No: ILC/980331/034
Buyer: BAROTEX VIETNAM
Add: E6 Thai Thinh - Dong Da - Hanoi
TEL: 844 8530428 FAX: 844 8532387
Plan of de pature: PUSAN port
Plan of destination: HAI PHONG port
Commodetien: Raw Material for making Sport Shoes as per Contrant No
08/KK-BR/99
No Iterm Unit Q.ty U.pptice
CIF (USD)
Value Remain
1

2
Split leather
Brow
Ultra hide WHT
Sq
F
Sq
F
10.000
10.000
3,70
2,80
37.000,00
28.000,00
TOTAL 65.000,00
Say: US Dolars sixty five thousand only.
Quy đổi ra VNĐ: 65.000,00 USD x 13950 = 906.750.000 VNĐ
Chi phí thu mua NVL nhập khẩu trên tập hợp được là: 8.576.500 đ
Giá thực tế vật liệu nhập kho là: 906.750.000 + 8.576.500 =
915.326.500VNĐ
1.3.2 Giá thực tế vật tư mua trong nước
Vật liệu mà xí nghiệp mua vào, chi phí vận chuyển có thể do bên bán chịu
và chi phí này được cộng vào giá mua. Nhưng cũng có khi chi phí vận chuyển do
xí nghiệp chịu, chi phí này cũng cộng vào giá mua và phân bổ dần cho vật liệu
xuất kho. Như vậy giá thực tế của vật liệu mua trong nước bao gồm giá trị trên
hoá đơn ( giá chưa có thuế) cộng chi phí vận chuyển bốc dỡ...(nếu có). Ví dụ:
Biểu số 02
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Ngày 2 tháng 5 năm 2000
Đơn vị bán hàng: Công ty XNK tạp phẩm HN

Giá thực tế đơn vị củaNVL nhập kho theo từng lần nhập kho trước
Trị giá thực tế của NVL xuất kho
Số lượng NVL xuất kho trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
x
=
Địa chỉ: 36 Bà Triệu
Mã số: 0100106717-1
Họ tên người mua hàng: XN Giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ Gia Lâm
-HN
Địa chỉ: Xã Kiêu Kỵ Gia Lâm - HN
Mã số: 0100107194 - 1
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
T
T
T
Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn
vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1
2
Giấy gói
Dây giầy tròn trắng 1,2m
Kg
đôi
500
8.000
9.000
1.050
4.500.000
8.400.000

Cộng tiền hàng 12.900.000
Thuế suất GTGT: 10%. Tiền thuế GTGT:
1.290.000
Tổng cộng tiền thanh toán:
14.190.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười bốn triệu một trăm chín mươi ngàn đồng.
Ghi chú: Vận chuyển do bên bán chịu
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn
vị
Trường hợp này giá trị thực tế vật liệu nhập kho là 12.900.000 đ
1.3.3 Giá trị nguyên liệu xuất kho:
Tại XN giầy thể thao xuất khẩu Kiêu Kỵ, giá thực tế vật liệu xuất kho được
tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
2. Tổ chức kế toán vật liệu ở xí nghiệp giầy thể thao xuất khẩu
Vật liệu của XN biến động thường xuyên ( hàng ngày, hàng giờ) và rất
nhiều chủng loại. Vì vậy việc hạch toán vật liệu là công việc khá phức tạp và có
khối lượng công việc lớn. Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, trình độ chuyên
môn của cán bộ, tại
XN giầy kế toan vật liệu hạch toán chi tiết vật liệu tho “Phương pháp thẻ
song song” và kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo “Phương pháp kê khai
thường xuyên”.
2.1 Kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư và phân công quản lý vật tư:
- Trước khi vật tư đưa vào nhập kho đều phải qua sự kiểm tra tỉ mỉ và
chính xác của Ban kiểm tra vật tư. Vật tư của XN sau khi đã kiểm tra xong đều
được lập biên bản kiểm nghiệm về số lượng và sự thừa thiếu, hư hỏng...
- Để quản lý vật tư có hiệu quả, toàn bộ vật tư của xí nghiệp được chia làm
3 loại và được phân công quản lý như sau:
+ Vật liệu phục vụ sản xuất - do Phòng KHVT quản lý
+ Vật liệu phục vụ cho hành chính - do Phòng Tổ chức hành chính quản lý
+ Vật liệu để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế MMTB, nhiên liệu, điện, nước

do bộ phận cơ điện quản lý.
2.2 Các thủ tục Nhập - Xuất kho vật liệu
Tất cả các hoạt động kinh tế xẩy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của
XN liên quan đến việc nhập, xuất vật liệu đề phải được lập chứng từ kế toán đầy
đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ ban đầu về chứng từ đã được Nhà nước
ban hành đồng thời phải đảm bảo những thủ tục nhất định.
2.2.1 Thủ tục nhập kho vật liệu
a. Thủ tục nhập kho vật liệu nhập khẩu
Căn cứ vào hoá đơn thương mại, bản kê chi tiết hàng hoá nhập khẩu, biên
bản kiểm tra vật tư, Phòng Kế hoạch vật tư tiến hành làm thủ tục nhập kho. Phiếu
nhập kho được viết thành 4 liên
Một liên do Phòng vật tư giữ và lưu lại
Một liên chuyển cho kế toán thanh toán
Một liên chuyển cho thủ kho
Một liên chuyển cho kế toán vật liệu
Trong phiếu nhập kho căn cứ vào số lượng thực nhập để ghi vào cột số
lượng rồi căn cứ vào giá trên hoá đơn ngoại để ghi vào cột giá đơn vị và cột
thành tiền. Phiếu nhập kho phải được người giao vật tư, thủ kho, người viết
phiếu, phụ trách cung tiêu và thủ trưởng đơn vị ký.

×