Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.41 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH
PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Quá trình hình thành của công ty
Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông ở 89 Hạ Đình – Thanh Xuân –
Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty sành sứ thuỷ tinh
Bộ Công Nghiệp với hình thức sản xuất công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh là bóng
đèn, phích nước và sản phẩm thuỷ tinh các loại.
Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông trước đây là Nhà máy Bóng Đèn
Phích Nước Rạng Đông do chuyên gia Trung Quốc thiết kế và xây dựng trên diện
tích hơn 5 ha, nằm trong khu liên hợp công nghiệp bao gồm các nhà máy, xí nghiệp
như: Nhà máy xà phòng, Nhà máy Cao su Sao Vàng, Nhà máy thuốc lá Thăng
Long, Nhà máy X40…
Nhà máy được khởi công xây dựng vào tháng 05/1959 và đến tháng 06/1962
thì hoàn thành đi vào sản xuất thử. Tháng 01/1963 nhà máy chính thức cắt băng
khánh thành với tổng số công nhân lúc đó là 450 người. Ngày 26/03/1963 Nhà máy
Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông chính thức đi vào hoạt động với công suất thiết
kế ban đầu là 1,9 triệu bóng đèn tròn và 200.000 phích nước/ năm.
Ngày 24/03/1993, thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số
222/CNN/QĐ do Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp ông Vũ Chu ký. Ngày 30/06/1994,
nhà máy được đổi tên thành Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông theo quyết
định số 667/QĐ-TCLĐ của Bộ Công Nghiệp.
Đến ngày 15/07/2004, công ty tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công
ty Cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
2. Quá trình phát triển của công ty.
Gần 40 năm qua, công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông đã trải
qua biết bao nhiêu thăng trầm, gian nan nhưng cũng đạt được những thành tựu
đáng kể:
Với những năm đầu tiên vẫn còn khó khăn, nhà máy phải hoạt động trong
điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc đang diễn ra ác liệt, sản xuất không được


ổn định vừa sản xuất vừa chiến đấu. Tốc độ tăng trưởng chậm và đến năm 1975
mới đạt công suất thiết kế.
Bước vào thời kỳ chuyển cơ chế, công ty gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
của chế độ bao cấp cũ và thêm vào đó là máy móc thiết bị quá cũ, quá lạc hâụ, chất
lượng sản phẩm sản xuất ra còn chưa được tốt nên không cạnh tranh được với hàng
ngoại. Nhưng dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng, tập thể công ty đã
tập hợp được đội ngũ cán bộ có tâm huyết, có bản lĩnh, đầy trí tuệ để vực nhà máy
đứng dậy, sửa chữa yếu kém, thực hiện đổi mới để phù hợp với cơ chế mới. Được
thể hiện rõ nét qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn từ 1990-1993: giai đoạn tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao
động, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ và đổi mới cơ chế điều hành, khai thác tối
đa cơ sở cũ.
Đây là giai đoạn công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban Giám Đốc đã tổ
chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, thực hành hạch toán kinh tế nội bộ triệt để,
tăng quyền chủ động cho các đơn vị và đổi mới cơ chế điều hành tạo nên bước đột
phá đầu tiên. Với nhà xưởng, máy móc thiết bị hoàn toàn như cũ, chỉ bằng việc tổ
chức lại và phát huy nhân tố con người, sau 4 năm từ 1990 đến 1993 giá trị tổng
sản lượng đã tăng 2,27 lần, vốn kinh doanh tăng 2,34 lần, thu nhập bình quân tăng
4,88 lần. Năm 1990 còn lỗ, năm 1993 đã lãi gấp 16,85 lần năm 1991. Đặc biệt là
năm 1993, lần đầu tiên sản phẩm bóng đèn, phích nước Rạng Đông được người
tiêu dùng cả nước bình chọn vào “TOPTEN hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa
thích nhất”.
Giai đoạn từ 1994-1997: giai đoạn phát huy nội lực, đầu tư chiều sâu, khai
thác năng lực toàn hệ thống, tiếp tục đưa công ty phát triển.
Trong giai đoạn này, năng lực của từng khâu đã được khai thác song trên
toàn dây chuyền, toàn hệ thống vẫn có những mất cân đối, có khâu “căng”, nếu đầu
tư chiều sâu giải quyết được khâu “căng” sẽ khai thác được tiềm năng toàn hệ
thống. Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã quyết định trích toàn bộ tiền
thưởng từ lợi nhuận tập trung cho công ty vay để đầu tư phát triển. Với tổng số tiền
8,4 tỷ đồng, công ty đã đầu tư vào khâu “căng”, tiếp tục đà tăng trưởng và hiệu

quả. So sánh năm 1997 với năm 1993, giá trị tổng sản lượng tăng thêm 2,35 lần,
nộp ngân sách tăng 2,8 lần, lợi nhuận thực hiện tăng 2,56 lần, vốn kinh doanh tăng
3,9 lần và thu nhập bình quân của công nhân viên chức tăng 2 lần đạt trên 1,8 triệu/
người/ tháng.
Bốn năm liền trong giai đoạn này, sản phẩm Rạng Đông liên tục được bình
chọn trong TOPTEN mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất. Đặc biệt
năm 1998 công ty được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng
Ba.
Giai đoạn từ 1998-2002: giai đoạn phát huy cao nội lực, đẩy tới một sự
nghiệp hiện đại hoá công ty, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh chuẩn bị hội nhập
kinh tế quốc tế.
Nguồn lực chủ yếu phục vụ cho đầu tư phát triển là phát huy cao độ nội lực
với tranh thủ sự hợp tác bên ngoài, trong đó nhân tố con người là trung tâm. Chủ
trương của Đảng Bộ công ty là không ngừng phát triển với tốc độ cao, có hiệu quả
từ sản xuất kinh doanh sản phẩm hiện có, lấy hiệu quả đó làm nguồn lực chủ yếu
để tiến hành song song nhiệm vụ đầu tư hiện đại hoá công ty. Thực tế đã chứng tỏ
chủ trương đó là đúng đắn, thích hợp và thông qua đó trình độ quản lý, trình độ đội
ngũ cán bộ công nhân viên cũng từng bước được nâng lên tương ứng với từng
bước phát triển của trình độ thiết bị công nghệ. Yêu cầu về đầu tư phát triển phải
tiến hành khẩn trương, đưa các công trình đầu tư mới vào khai thác tối đa và sớm
nhất, để tranh thủ khấu hao xong vay vốn mới để đầu tư. Chương trình hiện đại hoá
công ty trong 3 năm 1998-2000 đã được hoàn thành trước 2 tháng. Đặc biệt ngày
28/04/2000 công ty đã vinh dự được tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động thời kỳ
đổi mới. Cho đến năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 310,803 tỷ
đồng, vượt 142,62% so với năm 2000, doanh thu tiêu thụ đạt 246,756 tỷ, vượt
120,92% và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 2.292.000đ/ người/
tháng, vượt 117% so với năm 2000.
Sản phẩm của Rạng Đông được người tiêu dùng cả nước bình chọn là “sản
phẩm uy tín nhất năm 2000” và “ hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tại Hội chợ
Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam cả ba sản phẩm bóng đèn tròn, bóng đèn

huỳnh quang và phích nước Rạng Đông được tặng thưởng ba Huy chương Vàng.
Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 phiên bản
2000 trong toàn bộ các dây chuyền. Ngày 08/12/2001, sản phẩm đã được trung tâm
kiểm tra chứng nhận Quốc gia QUACERT và tổ chức AJA (Anh ) chứng nhận đạt
tiêu chuẩn.
Giai đoạn từ 2003- nay: giai đoạn Hội nhập Kinh tế Quốc tế
Trong giai đoạn này, công ty đã xây dựng và triển khai chương trình các
nhóm giải pháp về đầu tư, về phát triển sản phẩm mới đa dạng và đồng bộ, nâng
cao chất lượng sản phẩm; về phấn đấu giảm giá thành và giảm chi phí; về thị
trường và xuất khẩu; về xây dựng và đào tạo đội ngũ, về công tác cổ phần hoá.
Năm 2003 công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, tạo nên thế và lực
mới làm đà tiếp tục phát triển cho năm 2004. So với năm 2002 giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 32,14%, doanh thu tiêu thụ đạt 345,03 tỷ tăng 15,92%, xuất khẩu đạt
965 ngàn USD tăng 51,9%, nộp ngân sách đạt 23,5 tỷ tăng 32,29%, thu nhập bình
quân CNVC đạt 2,34 triệu/ người/ tháng tăng 4,5%, lợi nhuận đạt 16 tỷ tăng 2%.
Năm 2004, đầu năm sự biến động lớn về giá thép các loại, kim loại màu, hạt nhựa,
nhiên liệu, tỷ giá USD ảnh hưởng giá thành của tất cả các sản phẩm bóng đèn, thiết
bị chiếu sáng, chấn lưu, phích nước của công ty. Song công ty vẫn chủ trương khai
thác tối đa năng lực sản xuất để giảm tối đa các chi phí cố định trên đơn vị sản
phẩm bù đắp yếu tố tăng giá vật tư. Trong năm này, giá trị tổng sản lượng đạt
511,879 tỷ đồng, tăng 8,91%, doanh số tiêu thụ tăng đạt 399,42 tỷ đồng, tăng
15,76% và xuất khẩu tăng 2,34 lần so với năm 2003.
Vào tháng 07, công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ
Phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
Hiện nay công ty có 4 chi nhánh: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và
Khánh Hoà. Và 4 văn phòng đại diện ở Vinh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.
1. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng chủ yếu của công ty
* Chức năng:

Chức năng của công ty được thể hiện qua mục đích và nội dung hoạt động kinh
doanh.
- Mục đích kinh doanh: Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý lao động để tối đa
hoá lợi nhuận của công ty nhằm tăng lợi tức cho các cổ đông và tích luỹ tái đầu tư
để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
- Nội dung ngành nghề kinh doanh: tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bóng
đèn, phích nước các loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước. Công ty đã xâm
nhập thị trường nước ngoài mở rộng thị trường tiêu thụ ở Hàn Quốc và Ai Cập.
* Nhiệm vụ:
- Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng bóng đèn, phích nước trên thị
trường trong nước và nước ngoài.
- Tổ chức tốt nghiệp vụ mua và cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất bóng
đèn, phích nước.
- Không ngừng đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ và sản xuất bóng
đèn, phích nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về số lượng và chất lượng.
- Tổ chức tiến hành sản xuất bóng đèn, phích nước từ những nguyên liệu cơ
bản đến khi thu được sản phẩm cuối cùng được người tiêu dùng chấp nhận.
- Tổ chức dự trữ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm kịp thời trên thị trường tiêu
thụ.
- Tổ chức quản lý sản xuất bóng đèn một cách có hiệu quả, đảm bảo mục
tiêu lợi nhuận của công ty, đảm bảo các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo
tăng thu nhập cho người lao động và không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên
thị trường trong và ngoài nước.
2. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
SHAPE \* MERGEFORMAT
 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất có trách nhiệm tập thể
trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi
pháp luật, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị.
 Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc có trách nhiệm trực tiếp với cấp

trên về tình hình công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện kế hoạch và
chiến lược mà công ty đề ra, trên cơ sở đó xây dựng và xét duyệt các kế hoạch, chỉ
tiêu cụ thể.
 Kế toán trưởng: trực tiếp phụ trách các công việc chính trong phòng kế toán tài
chính.
 Các phòng ban:
+ Phòng thị trường: phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu, tìm thị trường, đề
xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm.
+ Phòng quản lý kho: quản lý việc luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật
tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban chức năng.
+ Phòng bảo vệ: Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung, quản lý trật tự trong
công ty, phòng cháy chữa cháy.
+ Phòng tổ chức điều hành: tổ chức, quản lý, bố trí về lao động nhân sự
trong toàn công ty, các chế độ đối với người lao động, đề xuất về mặt tổ chức bộ
máy quản lý để trình lên giám đốc, xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất, đảm
bảo cung cấp vật tư đầu vào quản lý về an toàn sản xuất thiết bị cho công ty.
+ Phòng dịch vụ đời sống: chăm lo sức khoẻ bồi dưỡng độc hại, phòng khám
chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên, quản lý khu tập thể và giáo dục ở nhà trẻ.
+ Phòng tài chính kế toán thống kê: giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện công
tác thống kê kế toán tài chính của công ty, thực hiện đúng các chế độ, các quyết
định về quản lý vốn, tài sản và các chế độ chính sách khác của nhà nước.
+ Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển: gồm hai bộ phận
- Văn thư: chăm lo công việc hành chính như đón khách, hội họp, hội
nghị, công tác văn thư lưu trữ.
- Tư vấn đầu tư: nghiên cứu, xây dựng chiến lược đầu tư ngắn và dài hạn,
đề xuất chuẩn bị dự án và đôn đốc thực hiện trong quá trình đầu tư mới, triển khai
các kế hoạch và sản phẩm mới.
+ Phòng KCS: chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm.
 Các phân xưởng: gồm 8 phân xưởng đó là:
+ phân xưởng thuỷ tinh + phân xưởng cơ động

+ phân xưởng chấn lưu + phân xưởng huỳnh quang
+ phân xưởng bóng đèn + px thiết bị chiếu sáng
+ phân xưởng phích nước + phân xưởng compact.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH
Px phích nước
Px bóng đèn
Tp phích ho n chà ỉnh
Px thiết bị chiếu sáng
Px chấn lưu
Px compact
Tp đèn compact
Px cơ động
Tp bóng đèn tròn
Th nh phà ẩm ruột phích
Px thuỷ tinh
Tp đèn huỳnh quang
Px huỳnh quang

 Nhiệm vụ của các phân xưởng:
- Phân xưởng thuỷ tinh: Là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ, có nhiệm
vụ sản xuất ra thuỷ tinh, vỏ bóng đèn tròn, vỏ bóng đèn huỳnh quang, vỏ
bóng đèn compact và bình phích.
- Phân xưởng chấn lưu: sản xuất chấn lưu hoàn chỉnh.
- Phân xưởng bóng đèn: có nhiệm vụ sản xuất một số phụ kiện như loa, trụ,
láp ráp bóng đèn tròn hoàn chỉnh.
- Phân xưởng phích nước: có nhiệm vụ sản xuất ruột phích, trong đó một
phần ruột phích nhập kho để bán và một phần được hoàn thiện để thành
phích hoàn chỉnh.
- Phân xưởng cơ động: có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, động lực (điện,
nước, than, khí gas) cho các phòng ban và phân xưởng sản xuất.

- Phân xưởng huỳnh quang: sản xuất đèn huỳnh quang hoàn chỉnh.
- Phân xưởng thiết bị chiếu sáng: sản xuất các thiết bị chiếu sáng.
- Phân xưởng compact: sản xuất đèn compact hoàn chỉnh.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
3.1 Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.
Các phân xưởng có nhiệm vụ thống kê ở phân xưởng về vật tư, thành phẩm và lập
bảng đề nghị thanh toán lương trên cơ sở các số liệu thống kê được. Hiện nay do
Công ty được thành lập tập trung tại một địa điểm, phương tiện kỹ thuật tính toán,
ghi chép được trang bị đầy đủ nên hình thức sổ kế toán tập trung tỏ ra rất phù hợp
với Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất của Công ty, số lượng nghiệp vụ kinh
tế phát sinh đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu kế toán
quản trị, phòng kế toán được tổ chức theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp)
Phó phòng kế toán (phụ trách hệ thống máy tính)
KT tiền mặt, tiền gửi
NH
KT nhập xuất VL v tính GTà
KT công nợ
KT chi phí v tính KH TSCà Đ
KT tiêu thụ v xác à định KQKD
KT tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Phòng kế toán của Công ty gồm 10 người: 1 kế toán trưởng kiêm trưởng
phòng, 2 phó phòng kế toán, 6 kế toán viên và 1 thủ quỹ.
- Kế toán trưởng: Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của
Công ty. Phân phối công việc cho từng nhân viên kế toán dựa theo kế hoạch công

tác chung, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về toàn bộ tình hình công tác
tài chính kế toán của Công ty và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp
luật.
- Phó phòng kế toán đồng thời là kế toán tổng hợp: Điều hành trực tiếp mọi
công tác kế toán, cùng kế toán trưởng xem xét các yếu tố sản xuất, định mức vật
tư, sản lượng tiêu thụ,… để ra quyết định, kế hoạch cụ thể. Cuối tháng, tiếp nhận
các Nhật ký - chứng từ của các kế toán viên, vào sổ cái các tài khoản và lập báo
cáo kế toán.
- Phó phòng kế toán phụ trách tin học kiêm công tác thống kê tổng hợp: thiết
lập các chương trình phần mềm, thực hiện việc lưu giữ, bảo quản số liệu.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Quản lý và hạch toán các khoản
vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của quỹ tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng.
- Kế toán nhập, xuất vật liệu và tính giá thành: Theo dõi tình hình nhập, xuất
vật liệu, các khoản gia công, thuê ngoài chế biến, tình hình luân chuyển vật tư
trong kho, tính giá vật liệu thực tế, phân bổ chi phí vật tư vào chi phí sản xuất đồng
thời tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán công nợ: Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo
từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh
toán được kịp thời.
- Kế toán chi phí và tính khấu hao TSCĐ: Xác định chi phí của các phân
xưởng, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm hiện có, hao mòn TSCĐ.
- Kế toán tiêu thụ và xác định KQKD: Xác định được chi phí, thu nhập và
kết quả thuộc từng hoạt động kinh doanh.
- Kế toán tiền lương: Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và
phần huy động vốn của công nhân viên chức.
- Thủ quỹ: Phụ trách việc thu, chi tiền mặt khi có nhu cầu, quản lý két tiền
mặt của Công ty. Cuối ngày, thủ quỹ tiến hành tập hợp các phiếu thu, chi để lập
báo cáo.
3.2 Tổ chức công tác kế toán.

Để phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh của mình, Công ty
hiện đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Đây là hình thức sổ rất
phù hợp với điều kiện của Công ty là một đơn vị có quy mô kinh doanh lớn, loại
hình tương đối phức tạp, có yêu cầu chuyên môn hoá cao trong công tác kế toán.
Với hình thức sổ đó, Công ty luôn tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ tài
chính về sử dụng chứng từ, sổ sách kế toán. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong
Công ty đều được lập chứng từ theo đúng mẫu và phương pháp tính toán. Hệ thống
sổ kế toán của Công ty hiện nay bao gồm:
- Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10.
- Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 11.
- Bảng phân bổ số 1, 2, 3.
- Sổ chi tiết các tài khoản.
- Sổ cái các tài khoản.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thường xuyên, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế,
phương pháp tính giá vật liệu và giá vốn hàng xuất kho là phương pháp nhập trước
xuất trước.
Báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài
chính được lập hàng quý.
+ Các báo cáo tạm thời lập hàng tháng: Báo cáo nhanh về tình hình công nợ,
tình hình kinh doanh (doanh thu, giá vốn, chi phí,…) để phục vụ yêu cầu quản lý
kinh tế tài chính của Công ty, theo yêu cầu chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực
tiếp vào các Nhật ký Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các
Nhật ký Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn
cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu
tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết vào Nhật ký Chứng từ.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang

tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các
bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và
Nhật ký Chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký Chứng từ ghi trực
tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi
tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng sổ hoặc thẻ
kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi
tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Chứng từ gốc v các bà ảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ v sà ổ
Kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo t i chínhà
Ghi chú:
III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ
THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
1. Kế toán thành phẩm
1.1 Đánh giá thành phẩm và quản lý thành phẩm
Thành phẩm sản xuất ra là kết tinh thành quả lao động của toàn bộ công
nhân viên của DN nên phải được quản lý chặt chẽ, tránh mọi tổn thất xảy ra. Thành
phẩm ở mỗi DN có các đặc điểm riêng do đó phương thức quản lý ở mỗi DN khác
nhau.
a/ Phân tích thành phẩm và đặc điểm quản lý
* Thành phẩm của công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông là các loại

sản phẩm về bóng đèn, phích nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu đến thị trường ở Hàn Quốc, Ai Cập
Ghi h ng ng yà à
Ghi cuối tháng
+ Bóng đèn: Bóng đèn nấm, đèn tròn từ 25W- 300W, bóng đèn huỳnh quang
0,6m và 1,2m và huỳnh quang compact.
+ Phích nước: - Phích 1040- 1L - Phích nhựa 997- 2L
- Phích trà 1045 TS - 1L - Phích vân đá 2L
- Phích 1055 ST1- 1L - Phích sắt 2L
* Đặc điểm quản lý:
+ Thủ kho các xí nghiệp quản lý số lượng thành phẩm, sắp xếp phân loại
theo yêu cầu, cất giữ một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình nhập- xuất theo
dõi kịp thời chi tiết tình hình hiện có và sự biến động của thành phẩm, báo cáo tình
hình chất lượng trong kho.
+ Phòng kế toán: Theo dõi tổng hợp tình hình xuất tồn kho thành phẩm và
hạch toán quá trình tiêu thụ toàn bộ thành phẩm trên cả hai chi tiêu hiện vật và giá
trị.
+ Cán bộ KCS ở các Xí nghiệp kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm
trước khi đưa vào nhập kho hoặc xuất kho.
b/ Đánh giá thành phẩm
Thành phẩm nào cũng được biểu hiện trên hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị
nhưng muốn biểu hiện được theo giá trị cần phải thông qua công tác đánh giá
thành phẩm.
Có nhiều phương pháp đánh giá thành phẩm, mỗi doanh nghiệp sử dụng một
phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN mình, từ đó có thể
hạch toán một cách chính xác.
 Đối với sản phẩm nhập kho:
Giá thành thực tế từng loại SP nhập kho trong kỳ
Số lượng từng loại sản phẩm nhập kho trong kỳ
Giá th nh à đơn vị

SP nhập kho
trong kỳ
=
Ví Dụ: Thẻ tính giá thành thực tế của sản phẩm Bóng nấm 40W trong tháng
10/2004 như sau:
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
Tháng 10/2004
Tên sản phẩm, dịch vụ: Bóng nấm 40W
Sản lượng sản phẩm hoàn thành: 1.028.060 cái
Chi phí
sản xuất
KD
CF SXKD
dở dang
ĐK
CF SXKD PS
trong kỳ
CF
SXKD
DD cuối
kỳ
Giá thành SP dịch vụ
trong kỳ
Giá thành GT đơn
vị
Chi phí
NVL TT
75.300.000 636.875.000 0 712.175.000 693
Chi phí
NC TT

571.200.000 0 571.200.000 555
Chi phí
sản xuất
chung
567.133.000 0 567.133.000 552
Cộng 75.300.000 1.775.208.00
0
0 1.850.508.000 1.800
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Chỉ
tiêu
KM
CF
Chi phí SX
DD đầu kỳ
Chi phí SX PS
trong kỳ
Chi phí
SXDD
c. kỳ
Tổng giá
thành
Giá
thành
đơn vị
Bóng
nấm
40W
621
622

627
75.300.000 636.875.000
571.200.000
567.133.000
712.175.000
571.200.000
567.133.000
693
555
552
Cộng 75.300.000 1.755.208.000 0 1.850.508.000 1.800

×