Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.92 KB, 9 trang )

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ Ý
KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
I - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI
1/ Mặt ưu điểm
Nhìn chung kế toán tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp đã cung cấp
những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý của đơn vị. Kế toán đã ghi
chép đầy đủ tình hình thanh toán tiền hàng đối với khách hàng, tình hình nhập
xuất, tồn hàng hoá, cung cấp các số liệu giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả nhất định
Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán và luân chuyển chứng từ đảm bảo nguyên
tắc kế toán của chế độ hiện hành và phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán
bộ của công ty phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn, có các đơn vị trực thuộc
thì khối lượng công việc của phòng kế toán tương đối lớn, các doanh nghệp này có
kế hoạch theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực
thuộc thông qua các sổ chi tiết nội bộ của doanh nghiệp. Việc làm này thuận lợi
cho việc kiểm tra, giám sát, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp.
Kế toán tiêu thụ hàng hoá cũng đã đảm bảo theo dõi sát sao tình hình tiêu
thụ, chi tiết về số lượng hàng hoá xuất kho, lượng hàng trả lại và tồn kho cuối kỳ,
đồng thời phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu bán hàng cùng các khoản giảm
trừ doanh thu khác. Không chỉ có vậy, để chủ động tìm hiểu nhu cầu thị trường về
các mặt hàng trong các thời kỳ khác nhau, kế toán bán hàng giúp các nhà quản lý
dễ dàng kiểm tra, xác định và so sánh doanh thu giữa các thời kỳ, giữa các chủng
loại mặt hàng khác nhau,.. Qua đó các nhà quản lý thấy được sự biến động về
doanh thu giữa các thời kỳ, giữa các mặt hàng để từ đó có các định hướng, kế
hoạch cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Các doanh nghiệp thương mại hiện nay luôn chấp hành đúng các chính sách,
chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, các chính sách thuế tổ chức một cách phù


hợp để phản ánh và theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu
thụ. Đồng thời ghi chép đầy đủ hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo
cho lĩnh vực lưu thông đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thương mại có quy mô hoạt động lớn đã sử
dụng máy vi tính và phần mềm kế toán vào việc xử lý thông tin kế toán, giúp cho
công việc kế toán được nhanh chóng, chính xác, kịp thời cung cấp thông tin phục
vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế, giảm nhẹ khối lượng công việc nhưng vẫn đảm
bảo độ tin cậy về số liệu.
Hơn nữa, để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong
các trường hợp xảy ra do tác nhân khách quan như giảm giá hàng bán, các doanh
nghiệp lập dự phòng để phần nào giảm bớt những rủ ro, thực chất việc lập dự
phòng là quyền lợi về mặt tài chính của các doanh nghiệp, chính Nhà nước đã hỗ
trợ cho việc mất mát đó. Điều này giúp cho doanh nghiệp hạch toán kết quả tiêu
thụ một cách chính xác.
Với những khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào
những thời kỳ phát sinh nhiêù không tương xứng với doanh thu trong kỳ thì các
doanh nghiệp hiện nay đã kết chuyển vào TK 142 (1422). Việc làm này có ý nghĩa
rất quan trọng nhằm đánh giá đúng kết quả kinh doanh của kỳ kinh doanh, thêm
vào đó việc hạch toán này đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán, tức là tất cả
các chi phí được xác định để tính lỗ, lãi phải phù hợp với doanh thu ghi nhận trong
kỳ và phải được phân chia rõ ràng trong kỳ hạch toán.
2/ Những tồn tại
Bên cạnh những ưu đIểm trên, kế toán tiêu thụ hàng hoá còn có những tồn
tạI cần khắc phục:
Việc xác định trị giá vốn của hàng nhập bao gồm giá mua thực tế cộng với
chi phí mua, đIều này là đúng, song các doanh nghiệp thương mại hiện nay không
tách biệt chi phí mua hàng riêng để tập hợp phân bổ cho hàng hoá xuất bán như
chế độ kế toán quy định. Theo chế độ thì các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình mua hàng trong doanh nghiệp thương mại phải hạch toán vào TK 1562- Chi
phí mua hàng. Nhưng các doanh nghiệp thương mại lại hạch toán các khoản chi

phí thu mua vào TK 641-Chi phí bán hàng. Việc ghi này làm cho công việc đơn
giản nhưng không phân bổ chi phí cho hàng tiêu thụ trong kỳ cũng như hàng tồn
cuối kỳ. Công việc hạch toán như vậy làm cho chi phí tăng sẽ giảm được thuế thu
nhập phải nộp.
Đối với các khoản chiết khấu thương mại dành cho khách hàng mua hàng
với khối lượng lớn hay phần chiết khấu thanh toán do khách hàng thanh toán tiền
trước thời hạn quy định, các doanh nghiệp hiện nay đều hạch toán vào TK 641.
Việc hạch toán như vậy không làm thay đổi lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
nhưng không phản ánh đúng lãi thuần hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lãi
thuần hoạt động tài chính.
Về các phương pháp tính giá mua của hàng hoá xuất bán các doanh nghiệp
thường hay áp dụng phương pháp giá bình quân, phương pháp này dễ làm, thích
hợp với doanh nghiệp có mặt hàng lớn và nhiều chủng loại nhưng không phải
doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này mà còn tuỳ thuộc vào tính
chất mặt hàng của đơn vị.
II - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN
HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1/ Tính cấp thiết phải hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ
Với nền kinh tế mở cửa, những chính sách khuyến khích và ưu đãi, ngày
càng thu hút nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam, cùng với sự du nhập này là các
phương thức bán hàng cũng ngày một đa dạng hơn. Trong nền kinh tế thị trường
tồn tại nhiều nền kinh tế khác nhau, trước kia, trong nền kinh tế cũ bán hàng theo
phương thức trực tiếp, theo pháp lệnh của nhà nước là chủ yếu thì giờ đây có thể
bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau (bán qua đại lý, bán trả góp,..)kèm
theo phương thức bán hàng là phương thức thanh toán đa dạng phong phú hơn
nhiều (thanh toán bằng séc, ngoại tệ..). Để bán được nhiều hàng hoá thì doanh
nghiệp rất chú trọng đến khâu bán hàng với nhiều chiến lực quảng cáo, tiếp thị đặc
biệt trong gian đoạn hiện nay là phát triển thương mại thông qua Internet, và
nghiên cứu nắm vững hệ thống luật pháp quốc tế.

Sự đổi mới sâu sắc cơ chế kinh tế hiện nay đòi hỏi chúng ta phải đổi mới
cách thức quản lý noí chung mà còn chú trọng đến sự cải cách cơ chế quản lý tàI
chính nói riêng.
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công
cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong quản lý đIều hành và kiểm
soát các hoạt đông kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong quản lý điều hành và
kiểm soát các hoạt động kinh tế. Để theo kịp và phản ánh đúng thực chất nghiệp vụ
kinh tế trong thời kỳ mới đòi hỏi hệ thống kế toán tài chính áp dụng cho các doanh
nghiệp cũng phảI từng bước đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trước chúng ta, trên thế giới có nhiều quốc gia đã từng chuyển đổi nền kinh
tế từ những mức độ khác nhau sang nền kinh tế thị trường, gặt hái được nhiều
thành công với những thành tựu vượt bậc về tăng trưởng và phát triển. Như vậy, là
một nước đi sau, chúng ta học hỏi được những gì trong quá trình đổi mới, tổ chức
lại hệ thống kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ nói riêng.
Kinh nghiệm của một số nước phát triển đi trước là : Phải đổi mới hệ thống
kế toán doanh nghiệp khi cơ chế thay đổi, đIều này là một tất yếu khách quan,
hoàn toàn phù hợp với quy luật biện chứng, quy luật phủ định. Nếu không thay đổi
hoặc chậm thay đổi sẽ dẫn đến tụt hậu, làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng, chậm
phát triển.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới không ngừng của nền kinh tế, hệ
thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được nâng cao chất lượng về quản lý tài
chính doanh nghiệp. Gần đây, theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002
hướng dẫn kế toán thực hiện 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ TàI chính trong đó có
chuẩn mực Hàng tồn kho và chuẩn mực Doanh thu và thu nhập khác cũng góp phần
nào bổ sung hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ ở các doanh nghiệp thương
mại
2/ Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng trong
doanh nghiệp thương mại
2.1 Ý kiến về hạch toán chi phí mua hàng

Theo chế độ kế toán Việt Nam thì khoản chi phí phát sinh mua hàng sẽ hạch
toán riêng biệt vào TK1562-Chi phí tthu mua hàng hoá-Nhưng các doanh nghiệp
hiện nay lại gộp luôn và coi đó là chi phí bán hàng. Việc hạch toán như vậy, về bản
chất không đúng vì chi phí phát sinh trong khi mua hàng sẽ được phân bổ theo số
lượng hàng tiêu thụ theo từng kỳ
2.2 Ý kiến về các khoản chiết khấu bán hàng
Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 quy định khoản chiết
khấu thương mại sẽ hạch toán vào TK521 Chiết khấu thương mại còn chiết khấu
thanh toán coi đó như một khoản chi phí tài chính và hạch toán vào TK635 Chi phí

×