Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.08 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>



<b>NGUYỄN THU TRANG </b>


<b>QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO </b>
<b>THANH NIÊN VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY </b>


<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

MỞ ĐẦU


<b>1.Tính cấp thiết của đề tài </b>


Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln dành
cho thanh niên – thế hệ trẻ nước ta tình cảm thương yêu sâu sắc và sự quan tâm
chăm sóc ân cần. Một trong những di sản tinh thần vô giá mà Người để lại là
những tư tưởng về giáo dục thanh niên vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội và giải phóng con người. Thơng qua những bài nói, bài viết, Hồ
Chí Minh đã có những chỉ dẫn cơ bản và cụ thể về quan điểm, đường lối, nội dung
giáo dục thanh niên. Trong đó, vấn đề được Người quan tâm và đề cập sâu sắc nhất
đó chính là vấn đề giáo dục đạo đức thanh niên, giúp họ trở thành người công dân
tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt. Người cho rằng, thanh niên phải có đạo
đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ. Có đạo đức cách mạng thì sẽ
khơng sợ thất bại, không lùi bước trước khó khăn; có đạo đức cách mạng thì sẽ
khơng kiêu ngạo, tự mãn, không kèn cựa địa vị, không suy bì hưởng thụ…Điều đó
cho thấy vai trị quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tiêu cực đáng lo ngại như: phai nhạt lý tưởng, lệch lạc trong nhận thức về giá trị
cuộc sống, bàng quan với trách nhiệm xã hội, lười biếng lao động, chạy theo lối


sống thực dụng, buông thả, tự do tuỳ tiện, không chịu học tập, thiếu ý thức rèn
luyện phấn đấu vươn lên, thoái hố về đạo đức, tình trạng phạm pháp trong thanh
niên có chiều hướng gia tăng…Trong khi đó, cơng tác giáo dục - đào tạo thanh
niên có sự tách rời giữa học chữ với học làm người. Mặt khác, giữa học tập chuyên
môn nghiệp vụ với rèn luyện phẩm chất, tư cách, đạo đức cho thanh niên cũng
chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau…


Những tình trạng trên nếu khơng được khắc phục kịp thời, chúng ta sẽ khơng
thể có được những người thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên” để đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với mục tiêu xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, toàn Đảng và toàn dân ta
càng phải chăm lo giáo dục bồi dưỡng thanh niên, coi đó là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu bởi nó có liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước, của dân tộc.


Khi giải quyết nhiệm vụ to lớn đó, thế hệ hơm nay có rất nhiều cơ sở, chỗ
dựa vững chắc trong đó có di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo
thanh niên, trong đó có quan điểm giáo dục đạo đức cho thanh niên. Vì vậy, việc
nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức cho thanh niên nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục -
đào tạo thanh niên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là một
việc làm quan trọng và cần thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả quyết định chọn “Quan
điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều
kiện hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Từ trước đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo, trong đó có
tư tưởng về giáo dục, đồn kết, tổ chức thanh niên, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau được các học giả ở nước ta nghiên cứu khá công phu và đã xuất
bản nhiều cơng trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, chúng tơi tạm
phân thành một số nhóm cơ bản sau:



<i><b>Thứ nhất, mảng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo có </b></i>
các cơng trình sau:


1. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục - đào tạo – Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1990


2. Bách khoa thư Hồ Chí Minh( Tư liệu – sơ giản) – Tập 1: Hồ Chí Minh
với giáo dục - đào tạo – Phan Ngọc Liên – Nguyên An biên soạn – Nxb
Từ điển Bách khoa, 2002


<i><b>Thứ hai, mảng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo </b></i>
thanh niên có các cơng trình sau:


1. Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ – Viện Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985


2. Hồ Chí Minh với sự nghiệp bồi dưỡng thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 1985


3. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên – Văn Tùng –
Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999


4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau – TS.
Trần Qui Nhơn – Nxb Giáo dục, 2005


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên - Đề tài khoa học do
Trung tâm văn hoá giáo dục Tổng hợp Thanh thiếu nhiên Trung ương
làm chủ trì (5 – 1996)


<i><b>Thứ ba, mảng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên có các cơng </b></i>


trình sau:


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị thanh niên trong cách mạng Việt Nam
– Trần Qui Nhơn – Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004


2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và cơng tác thanh niên – Văn Tùng
– Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006


Nhìn chung, những cơng trình trên đã có nhiều đóng góp quan trọng khơng
những về mặt lý luận mà phần nào kết quả nghiên cứu còn được ứng dụng vào thực
tiễn giáo dục nước ta. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu việc
giáo dục đạo đức cho thanh niên mà vấn đề này mới chỉ được đề cập trong các
cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo nói chung và tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo thanh niên nói riêng. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh
niên và sự vận dụng quan điểm này trong điều kiện hiện nay là một vấn đề cần
thiết. Với đề tài này, tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên cả về
phương diện lý luận và thực tiễn.


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Để đạt mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:


+ Phân tích nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho
thanh niên


+ Trình bày sự vận dụng và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta trong giai đoạn hiện nay


+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo


đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay


<b>4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thanh niên, những quan điểm của Hồ
Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên


- Phạm vi nghiên cứu của luận văn


+ Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản của quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức cho thanh niên thơng qua các bài nói, bài viết, việc làm và tấm gương đạo
đức của Người, từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn giáo dục đạo đức
thanh niên ở nước ta hiện nay


+ Luận văn làm rõ thực trạng việc vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên ở nước ta hiện nay, qua đó nêu lên phương hướng và
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức thanh niên
trên cơ sở quan điểm Hồ Chí Minh.


<b>5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn chủ yếu là phương pháp
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử
– cụ thể, phương pháp kết hợp lịch sử với lơgíc, phương pháp so sánh, đối chiếu,
phương pháp phân tích – tổng hợp…Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp,
có tác dụng hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau.


<b>6. Đóng góp của luận văn </b>


Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu một cách có hệ thống quan điểm của


Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và bước đầu tìm hiểu về ý nghĩa
cũng như sự vận dụng những quan điểm đó ở nước ta hiện nay.


<b>7. Kết cấu của luận văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƢƠNG 1 </b>


<b>QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN </b>


<b>1.1.Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho </b>
<b>thanh niên </b>


Như chúng ta đã biết, để có thể phân tích được nội dung của một quan điểm,
tư tưởng nào đó, trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu cơ sở hình thành quan điểm,
tư tưởng đó. Vì vậy, việc xác định cơ sở góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung và quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên nói
riêng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng.


Qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo
dục đạo đức cho thanh niên được xuất phát từ những cơ sở chủ yếu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong
quá trình tồn tại và phát triển, dân tộc Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều khó
khăn, thử thách hiểm nghèo, phải liên tục đấu tranh chống lại nạn xâm lăng, ách đô
hộ, âm mưu đồng hoá của kẻ thù, thường xuyên phải đấu tranh để thích ứng với
thiên nhiên và vật lộn với thiên tai khắc nghiệt. Chính những đặc điểm này đã ảnh
hưởng tới sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam, tạo nên sự gắn bó cộng
đồng bền chặt, sự thương yêu đùm bọc, đoàn kết bảo vệ lẫn nhau, cùng giúp nhau
vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Vì vậy, trong nấc thang giá trị xã hội, việc
ưu tiên các giá trị cộng đồng, hay nói cách khác, việc đề cao các giá trị đạo đức là


đặc điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Các giá trị đạo đức đó được
bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử và cùng với thời gian, những giá
trị đó trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua
con đường giáo dục và trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con
người Việt Nam.


Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao
gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần
nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Giáo sư Trần Văn Giàu cho
rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước,
cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Còn trong các văn
kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường được đề cập đến và được
coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định
hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: “Những giá trị văn hoá truyền
thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng
đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù…”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc,
tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Những giá trị đạo đức đó
ln được các thế hệ người dân Việt Nam lưu giữ, phát triển và trở thành một nội
dung cơ bản trong quá trình giáo dục nhân cách con người Việt Nam.


Một bối cảnh văn hố nữa có nhiều tác động thiết thực và có ảnh hưởng sâu
sắc đến quan điểm giáo dục đạo đức cho thanh niên của Hồ Chí Minh là hồn cảnh
q hương và gia đình.


Q hương Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, nơi Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên
tuy đất đai khô cằn, đời sống nghèo nàn nhưng người dân xứ Nghệ lại có truyền
thống hiếu học từ lâu. Theo sử sách ghi lại thì từ khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên
(1075), cho đến khoa thi theo lối cử tử cuối cùng của nhà Nguyễn (1918) thì ở


vùng đất Nghệ Tĩnh có 248 người đỗ đại khoa. Ngoài ra, Nam Đàn cịn có rất
nhiều người đỗ đạt cao, nhiều tấm gương về sự ham học, khổ học, thơng minh, có
nghĩa khí, trọng đạo lý làm người, yêu nước, dám can việc trái, dám trình bày việc
phải với người trên, không sợ uy quyền, đào tạo được nhiều người thành danh…
Tính cách xứ Nghệ với các đặc điểm: lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản
chất, khắc khổ trong sinh hoạt, cứng cỏi trong giao lưu…đều là những tính cách có
ý nghĩa đạo đức. Điều đó có tác dụng lớn trong việc hình thành ý chí, nghị lực của
Hồ Chí Minh ngay từ thời niên thiếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Ban tư tưởng – văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ </i>


<i>Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới </i>


<i>tương lai – vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>3. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng </i>
trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội


<i>4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1983), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội </i>


<i>5. Lê Duẩn (1975), Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên, </i>
Nxb Sự thật, Hà Nội


<i>6. PGS.TS. Thành Duy (Cb) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb </i>
Chính trị Quốc gia, Hà Nội



<i>7. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb </i>
Chính trị Quốc gia, Hà Nội


<i>8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời </i>


<i>kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội </i>


<i>9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp </i>


<i>hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>12. Phạm Văn Đồng (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của </i>


<i>dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội </i>


<i>13. Hiến pháp Việt Nam (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>14. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1995), tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>15. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1995), tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>16. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1995), tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>17. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1995), tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>



<i>18. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1995), tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>19. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1996), tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>20. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1996), tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>21. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1996), tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>22. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1996), tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>23. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1996), tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>24. Hồ Chí Minh: Tồn tập (1996), tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội </i>


<i>25. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội </i>


<i>26. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội </i>


<i>27. Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục - đào tạo (1990), Nxb Giáo dục, Hà </i>
Nội


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<i>29. GS. Vũ Khiêu (Cb) (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống </i>


<i>đạo đức và nhân loại – Nxb Khoa học xã hội </i>


30. Phan Ngọc Liên, Nguyên An biên soạn (2002), Bách khoa thư Hồ Chí
<i>Minh (Tư liệu – sơ giản), Tập 1, Hồ Chí Minh với giáo dục - đào tạo, Nxb </i>
Bách khoa



<i>31. V.I. Lênin (1981), Bàn về thanh niên, Nxb Tiến bộ Matxcơva </i>


<i>32. TS. Trần Qui Nhơn (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ </i>


<i>cách mạng cho đời sau, Nxb Giáo dục, Hà Nội </i>


<i>33. TS. Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên </i>


<i>trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên </i>


<i>34. GS. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận </i>
chính trị


<i>35. Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh( 1982), </i>
Nxb Sự thật, Hà Nội


<i>36. Hoàng Trung (2005), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Qua các phạm trù </i>


<i>mà Người đã sử dụng, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh </i>


<i>37. Đào Tùng (1962), Thanh niên với đạo đức cộng sản, Nxb Thanh niên, Hà </i>
Nội


<i>38. Văn Tùng ( 1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, </i>
Nxb Thanh niên, Hà Nội


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>40. Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (1985), Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ </i>


</div>

<!--links-->

×