Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TỎ LÒNG Phạm Ngũ Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.07 KB, 3 trang )

Đề: Nhận đinh: Bài thơ “Tỏ lòng” đã khắc họa con người với tầm vóc, sức mạnh và lí tưởng, nhân cách cao đẹp.
Đồng thời tơn vinh khí thế hào hùng của thời đại Đơng A. Hãy phân tích và chúng minh nhận định đó.

TỎ LỊNG
Phạm Ngũ Lão được biết đến là võ tướng có nhiều cơng lớn trong cuộc kháng chiến chống qn Ngun Mơng. Bên
cạnh đó ơng cịn rất ham đọc sách, làm thơ và được xem là người văn võ toàn tài. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ơng là bài
“Tỏ lịng”. Tác phẩm đã cho ta thấy lí tưởng sống và nhân cách cao đẹp của tác giả. Từ những điều ấy để thấy được khí
phách con người thời Trần và hào khí thời đại: Đơng A.
“Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam qn tì hổ khí thơn ngưu
Nam nhi vị liễu cơng danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Một bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích đã khắc họa được vẻ đẹp
của con người có tầm vóc, sức mạnh, có lí tưởng và nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại: Hào khí Đơng
A.
Hai câu thơ đầu của bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp hào hùng của con người, quân đội thời Trần qua việc khắc
họa hình tượng người anh hùng hiên ngang lẫm liệt với tầm vóc và sức mạnh trong khơng gian và thời gian.

“Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam qn tì hổ khí thôn ngưu”
Với giọng điệu khỏe khoắn, bức phác họa người tráng sĩ hiện lên với tư thế hiên ngang, kiên cường trong bối cảnh
khơng gian bao la rộng lớn. Đó là tư thế "hồnh sóc" - cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ biên cương, sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ lãnh thổ. Người tráng sĩ ấy được đặt trong bối cảnh "giang sơn" rộng lớn, thời gian "kháp kỉ thu" muôn đời. Không
gian rộng lớn mang tầm vũ trụ ấy cùng thời gian trải dài như bất tử hóa, thiêng liêng hóa tư thế hào hùng lẫm liệt của
người anh hùng. Bản dịch thơ dù đã tạo âm hưởng uyển chuyển song chữ "múa giáo" không khắc họa đầy đủ tư thế vững
chãi, hiên ngang của tướng sĩ. Câu thơ đầu tiên đã tái hiện vẻ đẹp người tráng sĩ trong tư thế sẵn sàng, oai phong trong
không gian bao la, sẵn sàng lập nên những chiến công oanh liệt cho Tổ quốc.
Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của người chủ tướng, hình ảnh quân đội nhà Trần cũng được diễn tả khéo léo trong câu
thơ thứ hai - "Tam qn tì hổ khí thơn ngưu".Ba qn được ví như "tì hổ" (hổ báo) và "khí thơn Ngưu" (khí thế át cả sao
Ngưu). Bản dịch thơ dịch "khí thơn ngưu" là "nuốt trôi trâu" không hề sai, ca ngợi sức mạnh vô địch, khỏe khoắn của ba
quân, tuy nhiên cách dịch "ba quân khí thế hào hùng át cả sao Ngưu trên trời" lại phóng đại, làm tăng hào khí của quân


đội nhà Trần, giọng thơ như thế cất lên vừa hào sảng nhưng cũng rất giàu yếu tố thẩm mỹ. Câu thơ có sự kết hợp giữa
những hình ảnh khách quan và những cảm nhận chủ quan của Phạm Ngũ Lão, góp phần miêu tả vẻ đẹp và hào khí dũng
mãnh của quân đội nhà Trần. Kết hợp cả hai câu thơ đầu, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hùng dũng của người tráng sĩ
cũng tầm vóc mạnh mẽ của quân đội thời đại Đông A, qua đó gián tiếp thấy được niềm tự hào của tác giả.


Là một thành viên ưu tú của quân đội hào hùng ấy, Phạm Ngũ Lão ý thức rất rõ về trách nhiệm của bản thân, bởi vậy ông đã
bày tỏ nỗi lịng mình:
"Nam nhi vị liễu cơng danh trái”

“Thân là đấng nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh”. Qua câu thơ, tác giả nêu lên suy nghĩ của bản thân cũng như
tất cả đáng nam nhi của đất nước về trách nhiệm bổn phận của bản thân khi sống ở trên đời, trong một dân tộc anh
hùng. Khác với trí làm trai của Nguyễn Cơng Trứ “ thỏa sức vẫy vùng giữa bốn bể” Phạm Ngũ Lão cho rằng một đấng
nam nhi thì phải có cơng danh trong thiên hạ, đóng góp sức mình cho đất nước. nếu như khơng thì khơng xứng đáng là
một vị anh hùng. Đã sinh ra trên đời thì phải góp sức mình tạo dựng cơng lao với đất nước của mình. Đây là một trong
những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sơng".
Chúng ta tin tưởng rằng, đây có lễ khơng phải là suy nghĩ của riêng Phạm Ngũ Lão mà là của toàn thể đấng nam nhi
của dân tộc, suy nghĩ này đồng thời cũng thể hiện sự khiêm tốn nơi sâu thẳm tâm hồn họ: những câu lao vẻ vang của mình
đều là việc hiển nhiên phải như thế, nếu chưa làm được gì cho đất nước sẽ thấy hổ thẹn, khơng ỷ vào mình có cơng với
đất nước mà tự mãn.
“Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”
Khi phân tích bài thơ Tỏ lịng đến câu cuối ta lại càng kính phục hơn những con người ấy. Phạm Ngũ Lão tự “thẹn” vì chưa
có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước. Thẹn bởi vì so với cơng lao to lớn của cha ơng mình thì
mình chưa có gì đáng nói. Gia Cát Lượng là một kỳ tài nổi tiếng là lòng tuyệt đối trung thành với chủ là Lưu Bị. Vì thế “luống
thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” của Phạm Ngũ Lão có thể coi là một lời thề suốt đời tận tụy với đất nước với vua. “Thẹn” cũng
có thể là biểu hiện của hiện vọng, hồi bão to lớn đây có thể nói là tâm lý chung của những bậc anh hùng luôn coi những cơng
lao của mình chưa đáng là gì để từ đó nỗ lực hơn. Câu thơ đã cho ta thấy khả năng tự ý thức về cuộc sống và vị trí, vai trò, sự
nghiệp của mỗi cá nhân trong xã hội. Đó là ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và xây dựng phát triển quê hương đất nước.


Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong
lịng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ơng, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hịa mình để tạo nên một
vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đơng A mãi cịn vang vọng đến tận hôm nay.


Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời
đại nhà Trần. Được thể hiện thật cơ đọng và súc tích, bài thơ đã tốt lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát
lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lịng u nước vơ cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự
hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể
ba lần đánh bại đội qn Mơng - Ngun đang tung hồnh khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã
trơi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì cịn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí
anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta
càng khơng thể qn hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng,
cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đơng A quyết thắng ấy.
Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ,
mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời
vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải ln biết rèn luyện nhân cách sống có lý
tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để khơng thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể
hiện qua bao tháng năm qua

HÀO KHÍ ĐƠNG A:
Đơng A là triết tự của chữ Trần trong tiếng Hán gồm bộ A và chữ Đơng. Cịn hào khí Đơng A là khí thế chiến đấu hào
hùng của đời Trần và cũng là của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV dựa trên sức mạnh tinh thần tự lập, tự cường, của ý
chí quyết chiến, quyết thắng chống mọi kẻ thù xâm lược. Hào khí Đơng A là sản phẩm tinh thần kì vĩ của thời đại hào
hùng. Âm vang của hào khí Đơng A phần nào được tái hiện qua bài "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão với vẻ đẹp hùng
dũng, cao cả và khát vọng lập công của người tráng sĩ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×