Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng công tác bán hàng của Công ty CEMACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.58 KB, 43 trang )

Thực trạng công tác bán hàng của Công ty CEMACO:
Trong hệ thống phòng ban của Công ty, chúng ta thấy rằng phòng tài chính-
kế toán là một phòng không thể thiếu được trong việc quản lý Doanh nghiệp.
Nó có thể cung cấp thông tin chính xác về thực trạng tài chính của Công ty,
về tình hình sản xuất có thể đưa ra kiến nghị về phương án quản lý kinh
doanh tiết kiệm nhất, có hiệu quả cao, quyết định sự tồn tại và phát triển cũng
như việc cạnh tranh trên thị trường .
- Kế toán bán hàng là một phần hành mà trong đó kế toán viên phải theo dõi
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanh thu và tiêu thụ hàng hoá. Các số liệu
phát sinh phải được cập nhật thường xuyên, liên tục.
- Đối với công tác bán hàng thì kế toán viên được sử dụng những tài khoản
chuyên dùng sau:
• Tài khoản 511 : Theo dõi doanh thu bán hàng .
• Tài khoản 3331: Theo dõi thuế giá trị gia tăng phải nộp.
• Tài khoản 632 : Theo dõi giá vốn hàng bán.
Ngoài ra, còn có các tài khoản khác như: 111, 112, 131, 136, 413, 531, 532.
 Các tài khoản này được dùng để theo dõi giá bán và giá vốn của hàng đã
tiêu thụ.
• Nhiệm vụ kế toán bán hàng:
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của
Công ty trong kỳ.
- Tính toán giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ nhằm xác định đúng kết quả
bán hàng.
- Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng. Đối với hàng
hoá bán chịu cần phải mở sổ sách ghi chép từng khách hàng, số tiền khách
hàng nợ thời hạn và tình hình trả nợ.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bán
hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty .
II, Tài khoản chuyên dùng:
A, Các tài khoản chính:
1, Doanh thu bán hàng :


Theo chế độ kế toán mới, để theo dõi doanh thu bán hàng người ta dùng tài
khoản 511.
a, Công dụng:
- Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Doanh
nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung
cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả phụ thu và phí thu them ngoài giá
bán (nếu có). Số tiền bán hàng được ghi trên Hoá đơn (GTGT), Hoá đơn bán
hàng hoặc các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng hoặc giá thoả
thuận giữa người mua và người bán.
1
1
- Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền hoặc chưa thu được tiền ngay sau
khi đã giao sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được
khách hàng chấp nhận thanh toán.
- Trường hợp Doanh nghiệp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại
tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh nghiệp vụ kinh tế.
- Doanh thu bán hàng thuần mà Doanh nghiệp thu được có thể thấp hơn
doanh thu bán hàng do các nguyên nhân: Giảm giá hàng đã bán cho khách
hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại, và Doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt hoặc thuế xuất khẩu được tính trên doanh thu bán hàng thực tế mà Doanh
nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
Tóm lại, doanh thu thuần là doanh thu đã trừ thuế, trừ chiết khấu, trừ phần
giảm giá, trừ hàng trả lại.
b, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511:
* Bên Nợ:
- Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên
doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho

khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ.
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”
* Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp
thực hiện trong kỳ kế toán
* Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng, có 4 tài khoản cấp 2.
- Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hoá (dùng cho các ngành kinh doanh)
- Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm (dùng cho các ngành sản
xuất vật chất ).
- Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ (dùng cho các ngành kinh
doanh dịch vụ ).
- Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
2, Thuế giá trị gia tăng phải nộp:
Công ty thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng cho Ngân sách Nhà nước theo
phương pháp khấu trừ.
Theo chế độ kế toán hiện hành, để theo dõi thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước người ta dùng tài khoản 3331- “Thuế giá trị gia tăng phải nộp”
a, Công dụng:
- Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế giá
trị gia tăng phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã nộp và còn phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước .
2
2
- Tài khoản này áp dụng chung cho cả đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp .

b, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331- “Thuế giá trị gia tăng
phải nộp”.
* Bên Nợ:
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.
- Số thuế giá trị gia tăng được giảm trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp .
- Số thuế giá trị gia tăng đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại.
* Bên Có:
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dung để trao đổi, biếu
tặng, sử dụng nội bộ.
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập
bất thường, số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
* Số dư bên Có: Số thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ.
* Số dư bên Nợ: Số thuế giá trị gia tăng đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà
nước.
* Tài khoản 3331- “Thuế giá trị gia tăng phải nộp”, có 2 tài khoản cấp 3:
- Tài khoản 33311- “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”: phản ánh số thuế giá trị gia
tăng đầu ra, số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng
hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
- Tài khoản 33312- “Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu” : phản ánh số thuế
giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu .
3, Giá vốn hàng bán:
Theo chế độ kế toán hiện hành, để theo dõi giá vốn hàng bán người ta dùng
tài khoản 632- “Giá vốn hàng bán”.
a, Công dụng:
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch
vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây, lắp bán trong kỳ.
b, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632- “Giá vốn hàng bán”
* Bên Nợ:

- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá
đơn.
* Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành đã được
xác định là tiêu thụ vào bên Nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
* Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
* Tài khoản 632 không có tài khoản cấp 2.
B, Các tài khoản bổ sung:
3
3
Thông thường để phục vụ cho việc theo dõi công tác bán hàng, bên cạnh việc
theo dõi các tài khoản 511, 632 và 3331 kế toán viên còn phải theo dõi các tài
khoản 111, 112, 136,156, 413, 531 và 532.
1, Tài khoản 111- “Tiền mặt”:
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của
Doanh nghiệp, bao gồm:
+ Tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu)
+ Ngoại tệ
+ Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
- Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh tình hình tồn quỹ.
- Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1111- “Tiền Việt Nam” (bao gồm cả ngân phiếu).
+ Tài khoản 1112- “Ngoại tệ” (quy đổi ra đồng Việt Nam).
+ Tài khoản 1113- “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý” được phản ánh về mặt
giá trị nhập, xuất, tồn quỹ của Doanh nghiệp.
2, Tài khoản 112- “Tiền gửi ngân hàng”
- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các
khoản tiền gửi ngân hàng của Doanh nghiệp tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà
nước.

- Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh số hiện còn gửi tại ngân hàng.
- Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1121- “Tiền Việt Nam” phản ánh số tiền gửi vào, rút ra, và hiện
đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam.
+ Tài khoản 1122- “Ngoại tệ” phản ánh theo số ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt
Nam.
+ Tài khoản 1123- “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”
3, Tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng”
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh
toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản
phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
- Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh số tiền còn phải thu của khách
hàng.
- Tài khoản này có thể có số dư bên Có: phản ánh số tiền nhận trước hoặc số
đã thu nhiều hơn số phải thu của khách.
- Tài khoản này không có tài khoản cấp 2.
4, Tài khoản 136- “Phải thu nội bộ”
Vì là một Công ty có quy mô kinh doanh lớn, bao gồm nhiều đơn vị trực
thuộc cho nên kế toán bán hàng của Công ty phải sử dụng tài khoản 136-
“Phải thu nội bộ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các
khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với cấp trên hoặc các đơn vị trực thuộc,
phụ thuộc, hoặc các đơn vị khác trong một Doanh nghiệp độc lập, một Tổng
4
4
Công ty về các khoản đã thu hộ, chi hộ, trả hộ…Các khoản mà đơn vị cấp
dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới.
- Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh số còn phải thu ở các đơn vị nội
bộ trong Doanh nghiệp .
- Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1361- “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc”
+ Tài khoản 1368- “Phải thu nội bộ khác”.
5, Tài khoản 156- “Hàng hoá”
- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm các loại hàng hoá của Doanh nghiệp, bao gồm: hàng hoá tại các kho
hàng, quầy hàng.
- Tài khoản này có số dư bên Nợ:
+ Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho.
+ Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho.
- Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1561- “Giá mua hàng hoá”
+ Tài khoản 1562- “Chi phí thu mua hàng hoá”
6, Tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá”
Vì Công ty CEMACO là Công ty có quan hệ Xuất nhập khẩu với nước ngoài
nên khi hạch toán kế toán bán hàng, để theo dõi được một cách chính xác tình
hình tăng, giảm tỷ giá ngoại tệ tính theo tiền Việt Nam thì kế toán phải theo
dõi tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá” .
- Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ
của Doanh nghiệp và tình hình xử lý số chênh lệch đó.
- Tài khoản này có số dư bên Nợ và cả bên Có.
+ Số dư bên Nợ: phản ánh số chênh lệch tỷ giá được xử lý ở thời điểm cuối kỳ
lập báo cáo tài chính.
+ Số dư bên Có: phản ánh số chênh lệch tỷ giá chưa xử lý ở thời điểm cuối
kỳ lập báo cáo tài chính.
- Tài khoản này không có tài khoản cấp 2.
7, Tài khoản 531- “Hàng bán bị trả lại”
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh
tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá
hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế để tính doanh thu

thuần trong kỳ kế toán.
- Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 531 không có tài khoản cấp 2.
8, Tài khoản 532- “Giảm giá hàng bán”
- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá thực tế phát sinh trong kỳ
kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận trên
giá đã thoả thuận cho số hàng hoá đã bán vì lý do hàng kém phẩm chất hay
không đúng quy cách trong hợp đồng kinh tế.
5
5
- Cuối kỳ kế toán phải kết chuyển giảm doanh thu bán hàng thực tế để tính
doanh thu thuần.
- Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
- Tài khoản 532 không có tài khoản cấp 2.
III, Hạch toán kế toán bán hàng:
1, Phương pháp hạch toán:
1.1, Bán hàng qua kho:
a, Bán hàng trực tiếp:
- Trị giá hàng xuất kho để bán:
Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán”
Có TK1561: “Giá mua hàng hoá”
Có TK1562: “Chi phí thu mua hàng hoá”
- Doanh thu bán hàng và các khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp, thu của
khách hàng:
Nợ TK111, 112, 131:
Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng hoá
đã bán được:
Nợ TK5111: “Doanh thu bán hàng hoá”

Có TK3332,3333:
- Giảm giá hàng bán trên giá đã được thoả thuận hay hàng bán bị trả lại trong
kỳ:
Nợ TK531 : “Hàng bán bị trả lại”
Nợ TK532 : “Giảm giá hàng bán”
Nợ TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”
Có TK111,112,131:
Đồng thời kết chuyển giảm doanh thu :
Nợ TK5111: “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK531,532
- Khi Doanh nghiệp nhận lại hàng do khách hàng trả lại:
Nợ TK1561: “Giá mua hàng hoá”
Có TK632: “Giá vốn hàng bán”
- Cuối kỳ, kế toán tính và xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo
phương pháp khấu trừ thuế:
Nợ TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”
Có TK1331: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào”
- Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK5111: “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK911: “Xác định kết quả kinh doanh”
- Kết chuyển trị giá vốn hàng xuất bán:
6
6
Nợ TK911: “Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK632: “Giá vốn hang bán”
b, Hàng gửi đi bán:
- Trị giá hàng xuất gửi đi bán:
Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán”
Có TK156: “Hàng hoá”
- Nếu cùng với hàng hoá còn xuất cả bao bì đi kèm và tính giá riêng:

Nợ TK1388: “Phải thu khác”
Có TK1532: “Bao bì luân chuyển”
- Nếu tiền vận chuyển và bốc dỡ do phía bên mua chịu nhưng Doanh nghiệp
ứng chi hộ:
Nợ TK1388: “Phải thu khác”
Có TK111, 112…
- Sau khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng hoặc chứng từ chấp nhận
thanhtoán:
Nợ TK111, 112, 131, 311
Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”
Có TK1388 : “Thu hồi tiền chi hộ và tiền bao bì”
- Tiến hành kết chuyển trị giá hàng hoá đã bán được:
Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán”
Có TK157: “Hàng gửi đi bán”
1.2, Bán hàng vận chuyển thẳng:
- Chuyển bán thẳng hàng mua đang đi đường:
Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán”
Có TK151: “Hàng mua đang đi đường”
- Khi nhận được chứng từ đòi tiền của đơn vị cung cấp do hàng đã chuyển đi
bán theo ủy quyền của Doanh nghiệp :
Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán”
Có TK331: “Phải trả cho người bán”
- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng hoặc chứng từ chấp nhận thanh toán
của đơn vị mua về khoản tiền bán hàng của số hàng chuyển bán:
Nợ TK111, 112, 131
Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”
Đồng thời, kết chuyển trị giá hàng gửi đi bán đã được tiêu thụ:
Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán”

Có TK157: “Hàng gửi đi bán”
1.3, Hàng gửi đại lý bán và làm đại lý bán hàng:
a, Hàng gửi đại lý:
- Hàng xuất gửi cho các đại lý được xem như là hàng gửi đi bán:
Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán”
7
7
Có TK 1561: “Giá mua hàng hoá”
- Khi đại lý bán được hàng và nộp tiền cho Doanh nghiệp :
Nợ TK111,112: Số tiền đại lý nộp
Nợ TK6417: “Chi phí bán hàng”Tiền hoa hồng đại lý được hưởng
Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”
- Phản ánh giá vốn hàng gửi đại lý đã bán được:
Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán”
Có TK157: “Hàng gửi đi bán”
b, Làm đại lý bán hàng:
- Khi Doanh nghiệp nhận hàng về bán đại lý:
Nợ TK003: “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi”
- Khi bán được hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng :
Nợ TK111: “Tổng số tiền thu được”
Có TK5111: “Doanh thu”Hoa hồng được hưởng
Có TK331 : “Phải trả cho người bán”
Đồng thời, sau khi bán được hàng kế toán phải ghi:
Có TK003: Số hàng đã bán.
- Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý:
Nợ TK331: “Phải trả cho người bán”
Có TK111, 112…
1.4, Hàng bán trả góp:
* Bán trả góp là phương thức bán hàng mà khách hàng phải trả trước cho

Doanh nghiệp một khoản tiền nhất định và phải chịu khoản lãi do trả chậm.
- Xuất giao hàng cho khách:
Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán”
Có TK1561: “Giá mua hàng hoá”
- Khi khách hàng thanh toán tiền cho Doanh nghiệp :
Nợ TK111, 131: Số tiền khách hàng thanh toán.
Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá”
Có TK33311: “Thuế GTGT phải nộp” tính theo DT tại thời điểm bán
Có TK711 : “Lãi trả chậm”
8
8
1561 632 1561
157
Xuất bán trực tiếp
Nhập kho hàng bán bị trả lại
Gửi bán Kết chuyển
TK531,532 511 111,112
KÕt chuyÓn c¸c kho¶n gi¶m trõ
3332, 3333 131
C¸c kho¶n thuÕ tÝnh trõ vµo DT B¸n hµng cha Khi kh¸ch hµng
thu tiÒn tr¶ tiÒn
911
KÕt chuyÓn doanh thu thuÇn
1331 3331
KhÊu trõ thuÕ GTGT DT thu b»ng tiÒn
-> Ph¶n ¸nh gi¸ vèn hµng b¸n
2, Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng t ại Công ty CEMACO:
- Công ty CEMACO áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ thuế, cùng với các phương thức bán hàng:
+ Bán thông thường:

* Bán truyền thống: Kế toán sử dụng TK511 để theo dõi doanh thu bán hàng,
và TK3331 để theo dõi thuế GTGT phải nộp.
* Bán điều chuyển nội bộ trong Công ty: Kế toán sử dụng TK512 để theo dõi
doanh thu bán hàng nội bộ và TK3331 để theo dõi thuế GTGT phải nộp. Hình
thức này được áp dụng cho các chi nhánh là các đơn vị trực thuộc sự quản lý
của Công ty.
+ Bán xuất khẩu: Kế toán sử dụng tài khoản 511 để theo dõi doanh thu bán
hàng và TK3333 để theo dõi thuế xuất khẩu phải nộp.
+ Bán xuất khẩu uỷ thác: Trong trường hợp này, Công ty không phải theo dõi
doanh thu bán hàng mà chỉ theo dõi hoa hồng được hưởng qua TK3388.
Trên thực tế, Công ty áp dụng nhiều phương thức bán hàng nhưng vì thời
gian thực tập có hạn, cho nên em chỉ đi sâu và tìm hiểu phương thức bán hàng
truyền thống. Để hiểu rõ hơn về công tác kế toán bán hàng theo phương thức
truyền thống của Công ty CEMACO, em sẽ lấy số liệu của tháng 03 năm
2002 làm căn cứ phân tích.
a, Hoá đơn xuất bán:
9
9
- Vì Công ty thực hiện hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ và bán hàng
hoá, dịch vụ với số lượng lớn nên phải sử dụng mẫu đơn:
Hoá đơn (GTGT) – Ký hiệu: 01GTKT – 3LL
Được ban hành theo quyết định số 885/1998/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính.
- Hoá đơn (GTGT) bao gồm có 3 liên:
+ Liên 1: Lưu.
+ Liên 2: Giao khách hàng.
+ Liên 3: Dùng thanh toán.
- Hoá đơn này do người bán hàng lập khi bán hàng hoặc cung ứng lao vụ,
dịch vụ có cùng thuế suất.
* Yêu cầu:
- Ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế tổ chức, cá nhân bán hàng và mua hàng, hình

thức thanh toán ( bằng séc hay bằng tiền mặt ).
- Đối với các cột:
+ Cột A, B: Ghi số thứ tự tên hàng hoá, dịch vụ cung ứng thu tiền.
+ Cột C : Đơn vị tính, ghi theo đơn vị quốc gia quy định.
+ Cột 1 : Ghi số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá, dịch vụ.
+ Cột 2 : Ghi đơn giá bán của từng loại hàng hoá, dịch vụ… trường hợp
hàng hoá trao đổi thì ghi theo đơn giá bán hàng hoá, dịch vụ mang trao đổi.
+ Cột 3 : Bằng cột 1 nhân cột 2 ( Cột 3 = Cột 1 x Cột 2 ).
 Đối với các dòng còn thừa dưới các cột A, B, C, 1, 2, 3 được gạch chéo từ
trên xuống dưới, từ phải qua trái.
- Đối với các dòng:
+ Dòng “Cộng tiền hàng”: Ghi số tiền cộng được ở cột 3.
+ Dòng “Thuế suất GTGT”: Ghi thuế suất của hàng hoá, dịch vụ theo luật
thuế.
+ Dòng “Tiền thuế GTGT”: Ghi số tiền thuế của số hàng hoá, dịch vụ ghi
trong hoá đơn bằng (=)Cộng tiền hàng (x) Thuế suất % GTGT.
+ Dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”: Ghi bằng (=) Số tiền hàng (+) Số tiền
thuế GTGT.
+ Dòng “Số tiền viết bằng chữ”: Ghi bằng chữ số tiền “Tổng cộng tiền thanh
toán”.
 Chú ý: Khi viết hoá đơn phải đặt giấy than, viết 1 lần in sang các liên có
nội dung như nhau.
 Ví dụ:
Theo Hoá đơn (GTGT) số 24874 ( Ngày 05/03/2002 ) của Trung tâm kinh
doanh tổng hợp- 25 Hàng Gà- Hà Nội, bán hoá chất PP164 cho công ty
TNHH Phúc Quang- Hồng Anh, để tính số tiền tổng cộng thanh toán, kế toán
làm như sau:
- Số lượng: 500kg.
- Đơn giá : 8455đ.
- Cộng tiền hàng = Thành tiền = 500kg x 8455đ =4227500đ

- Tổng cộng tiền thanh toán = 4227500đ + 422750đ = 4650250đ.
10
10
- Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm năm mươi ngàn hai trăm
năm mươi đồng.
 Số liệu cũng như các dữ kiện trên Hoá đơn (GTGT) được dùng làm cơ sở
để vào Phiếu thu (nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt), vào giấy Nhận nợ (nếu
chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa hết), vào Sổ chi tiết bán hàng và Sổ chi
tiết của TK1561.
 Định khoản:
- Doanh thu bán hoá chất PP164 ngày 05/03/2002:
Nợ TK1111: 4650250,
Có TK5111 : 4227500,
Có TK33311: 422750,
- Doanh thu bán hoá chất Amien Nga ngày 07/03/2002:
Nợ TK1111: 6014250,
Có TK5111 : 5467500,
Có TK33311: 546750,
11
11
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01GTKT- 3LL
Liên 3 (Dùng để thanh toán) HG/01-B
Ngày: 07-03-2002 No: 24875
Đơn vị bán hàng : Công ty hoá chất VLĐ và Vật tư KHKT. Trung tâm kinh doanh tổng hợp.
Địa chỉ : 70 Hàng Mã – Hà Nội. Số TK: đ/c 25 Hàng Gà- Hà Nội.
MST : 0100108575 Mã số : 01 00108575 018
Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Phúc Quang - Hồng Anh.
Đơn vị :
Địa chỉ: Số 3 Trần Khánh Dư – Hà Nội. Số TK:
Hình thức thanh toán: TM Mã số : 01 0102540 2

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
PP164 kg 500 8455 4227500,
Cộng tiền hàng : 4227500,
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 422750,
Tổng cộng tiền thanh toán: 4650250,
Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm năm mươi ngàn hai trăm năm mươi đồng.
Người mua hàng: Kế toán trưởng: Thủ trưởng đơn vị:
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)

12
12
Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01GTKT- 3LL
Liên 3 (Dùng để thanh toán) HG/01-B
Ngày: 05-03-2002 No: 24874
Đơn vị bán hàng : Công ty hoá chất VLĐ và Vật tư KHKT. Trung tâm kinh doanh tổng hợp.
Địa chỉ : 70 Hàng Mã – Hà Nội. Số TK: đ/c 25 Hàng Gà- Hà Nội.
MST : 0100108575 Mã số : 01 00108575 018
Họ tên người mua hàng: Trần Ngọc Vị.
Đơn vị : Cơ sở Liên Hà.
Địa chỉ: Từ Sơn- Bắc Ninh Số TK:
Hình thức thanh toán: TM Mã số : 23 0016760 6
STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
Amien Nga kg 2025 2700 5467500,
Cộng tiền hàng : 5467500,
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 546750,
Tổng cộng tiền thanh toán: 6014250,
Số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu sáu trăm năm mươi ngàn hai trăm năm mươi đồng.
Người mua hàng: Kế toán trưởng: Thủ trưởng đơn vị:

(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
13
13
b, Phiếu thu:
- Theo thông lệ đi kèm với Hoá đơn (GTGT) bao giờ cũng có Phiếu thu.
Phiếu thu được ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CDDKT ra ngày
1/11/1995 của Bộ Tài Chính:
Phiếu thu - Mẫu số 01 – TT
- Mục đích: Xác định số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý… thực tế nhập
quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản
thu có liên quan. Mọi khoản tiền, ngoại tệ, đồng Việt Nam, vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý khi nhập quỹ nhất thiết phải có Phiếu thu.
Chú ý: Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý trước khi nhập quỹ phải
được kiểm nghiệm và lập “Bảng kê ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý” đính kèm với
Phiếu thu.
* Yêu cầu:
- Số liệu trên Phiếu thu được cập nhật trên cơ sở của Hoá đơn (GTGT) cũng
như hình thức thanh toán của bên mua.
- Đối với kế toán bán hàng: Phiếu thu chỉ được lập khi và chỉ khi bên mua
thanh toán tiền hàng cho bên bán, hoặc đơn vị cấp dưới nộp tiền lên cho đơn
vị cấp trên…
+ Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu cũng như khi thu
tiền.
+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ và lý do nộp tiền.
+ Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị
tính.
+ Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc đi kèm theo Phiếu thu.
+ Dòng “Đã nhận đủ số tiền”: Ghi bằng số và bằng chữ số tiền mà đơn vị sản
xuất, kinh doanh nhận được từ người nộp, ghi rõ đơn vị tính.
- Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm.

Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu. Số Phiếu thu
phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.
- Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần ) ghi đầy đủ
các nội dung trên và ký vào phiếu, sau đó chuyển cho Kế toán trưởng duyệt,
chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ
ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào Phiếu thu trước khi ký tên.
+ Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp và 1 liên lưu
nơi lập phiếu.
- Cuối ngày, toàn bộ Phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi
sổ.
- Chú ý: Nếu là thu ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải ghi rõ tỷ giá,
đơn giá tại thời điểm nhập quỹ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng tiền
ghi sổ.
 Định khoản:
14
14
- Thu tiền bán hàng theo HĐ24874:
Nợ TK1111: 4650250,
Có TK1361: 4650250,
- Thu tiền bán hàng theo HĐ24875:
Nợ TK1111: 6014250,
Có TK1361: 6014250,
- Số liệu trên Phiếu thu được dùng làm căn cứ để ghi vào Báo cáo quỹ.
Đơn vị : Công ty HCVLĐ và VTKHKT
Địa chỉ: 70 Hàng Mã – Hà Nội
* * * * *
Mẫu số: 01 - TT
QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT
ngày 1-11-1995 của BTC


.
PHIẾU THU
Ngày 07 tháng 03 năm 2002.
Nợ: TK1111. Quyển số: 03.
Có: TK1361. Số: 17/03.
- Họ tên người nộp tiền: Dương Thu Hà.
- Địa chỉ: Trung tâm kinh doanh tổng hợp- 25 Hàng Gà- Hà Nội.
- Lý do nộp: Nộp tiền bán hàng theo HĐ24875.
Số tiền: 6014250đ (viết bằng chữ): Sáu triệu không trăm mười bốn ngàn hai trăm năm
mươi đồng.
Kèm theo: 01 Chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Sáu triệu không trăm mười bốn ngàn hai trăm năm
mươi đồng.
Ngày 07 tháng 03 năm 2002.
Thủ trưởng đơn vị:
(Ký tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng:
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu:
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ:
(Ký, họ tên)
Người nộp:
(Ký, họ tên)

15
15
Đơn vị : Công ty HCVLĐ và VTKHKT
Địa chỉ: 70 Hàng Mã – Hà Nội
* * * * *

Mẫu số: 01 - TT
QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT
ngày 1-11-1995 của BTC
PHIẾU THU
Ngày 05 tháng 03 năm 2002.
Nợ: TK1111. Quyển số: 03
Có: TK1361. Số: 16/03
- Họ tên người nộp tiền: Đinh Việt Hoàng.
- Địa chỉ: Trung tâm kinh doanh tổng hợp- 25 Hàng Gà- Hà Nội.
- Lý do nộp: Nộp tiền bán hàng theo HĐ24874.
Số tiền: 4650250đ (viết bằng chữ): Bốn triệu sáu trăm năm mươi ngàn hai trăm năm
mươi đồng.
Kèm theo: 01 Chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Bốn triệu sáu trăm năm mươi ngàn hai trăm năm
mươi đồng.
Ngày 05 tháng 03 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị:
(Ký tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng:
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu:
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ:
(Ký, họ tên)
Người nộp:
(Ký, họ tên)
c, Báo cáo quỹ tiền mặt:
- Căn cứ vào Phiếu thu, kế toán tập hợp số liệu lên Báo cáo quỹ tiền mặt.
- Mục đích: Trước kia người ta dùng sổ quỹ để theo dõi các khoản thu, chi về
tiền mặt, nhưng hiện nay theo chế độ kế toán của Công ty người tat hay Sổ

quỹ bằng Báo cáo quỹ được ban hành theo quyết định của Bộ Thương Mại.
- Báo cáo quỹ tiền mặt cũng được cập nhật theo ngày, được ghi chép theo
từng chứng từ thu, chi.
- Kết cấu và phương pháp lập Báo cáo quỹ:
+ Cột “Chứng từ thu/chi”: Ghi mã số của chứng từ thu vào cột thu và ngược
lại.
+ Cột “Diễn giải”: Giải thích nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng
chứng từ.
+ Cột “TK đối ứng”: Ghi số hiệu của tài khoản đối ứng với TK1111.
+ Cột “Số tiền thu/chi”: Ghi số tiền thu theo khoản thu trong Phiếu thu và
ngược lại.
 Đối với các dòng còn thừa thì phải gạch chéo từ trên xuống, từ phải qua
trái.
- Đối với các dòng:
+ Dòng “Tổng cộng”: Cộng tổng số tiền theo hàng dọc của 2 cột thu, chi.
+ Dòng “Số dư đầu” : Ghi số tiền…
+ Dòng “Số dư cuối”: Ghi số tiền…
16
16
+ Dòng “Kèm theo….Phiếu thu/chi”: Ghi số tờ Phiếu thu/chi đi kèm theo Báo
cáo quỹ của ngày hôm đó, và chỗ trống đằng sau Phiếu thu/chi để ghi mã số
chứng từ.
 Chú ý: Mỗi chứng từ được ghi trên 01 dòng Báo cáo quỹ.
 Ví dụ:
Theo Báo cáo quỹ tiền mặt số 65 ngày 05/03/2002, căn cứ vào số liệu của
Phiếu thu và chi trong ngày, ta có tình hình sau:
- Dòng 1:
+ Ghi vào cột “Chứng từ thu”:16/3
+ Ghi vào cột “Diễn giải”: Thu tiền bán hàng theo HĐ24874.
+ Ghi vào cột “TK đối ứng”: 1361.

+ Ghi vào cột “Số tiền thu”: 4650250đ,
+ Ghi vào cột “Tổng cộng”: 4650250đ,
+ Kèm theo 01 Phiếu thu 16/3
- Dòng 2:
+ Ghi vào cột “Chứng từ chi”: 02/03
+ Ghi vào cột “Diễn giải”: Nộp ngân hàng.
+ Ghi vào cột “TK đối ứng”: 1121.
+ Ghi vào cột “Số tiền chi”: 457750000đ
+ Ghi vào cột “Tổng cộng”: 457750000đ
+ Kèm theo 01 Phiếu chi 02/03.
- Số dư đầu: Ghi số dư đầu của Báo cáo.
- Số dư cuối: Bằng (=) Số dư đầu (+) Số tiền thu (-) Số tiền chi
 Định khoản:
* Theo Báo cáo quỹ số 65:
- Thu tiền bán hàng theo HĐ24874 căn cứ vào PT16TM:
Nợ TK1111:4650250,
Có TK1361: 4650250,
- Nộp ngân hàng căn cứ vào PC02TM:
Nợ TK1121: 457750000,
Có TK1111: 457750000,
* Theo Báo cáo quỹ số 66:
- Thu tiền bán hàng theo HĐ24875 căn cứ vào PT17TM:
Nợ TK1111: 6014250,
Có TK1361: 6014250,
- Thanh toán tiền ăn trưa tháng 02/2002 căn cứ vào PC04TM:
Nợ TK334: 4510000,
Có TK1111: 4510000,

17
17

×