Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bán trục - trục cấu xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.49 KB, 2 trang )

Bán trục - Trục cầu xe
Bán trục (loại hệ thống treo độc lập) Cầu xe (loại hệ thống treo phụ thuộc)
Mô tả
Bán trục/cầu xe truyền lực dẫn động đến bánh xe.
1. Bán trục (loại hệ thống treo độc lập)
Chúng phải có một cơ cấu để triệt tiêu những thay đổi về chiều dài của các bán trục gây ra do các
chuyển động lên xuống của các bánh xe.
Trong trường hợp các xe FF, vì các bánh xe được sử dụng vừa để lái vừa để dẫn động, chúng phải
duy trì được cùng một góc làm việc trong khi các bánh trước đang được lái, và phải quay các bánh
xe với tốc độ đồng đều.
2. Cầu xe (loại hệ thống treo phụ thuộc)
Các bánh xe bên trái và bên phải được nối thẳng với cầu xe.
Hộp cầu xe vừa phải đỡ trọng lượng của xe vừa phải chứa bộ vi sai ở tâm của nó.
Cấu tạo và hoạt động
1. Các khớp nối có tốc độ không đổi
Các khớp nối có tốc độ không đổi dùng để tránh xảy ra tốc độ quay khác nhau giữa bán trục và
trục bị dẫn, bất kể góc của khớp nối như thế nào. Các khớp nối này chủ yếu được sử dụng ở các
bán trục của xe với các hệ thống treo độc lập.
Có nhiều loại khớp nối tốc độ không đổi khác nhau.
(1) Khớp nối Rzeppa (Birfield)
Vòng lăn trong lồng vào vòng lăn ngoài hình bát, với sáu viên bi thép được vòng cách bi giữ cách
nhau. Cấu tạo của hệ thống này đơn giản và có khả năng truyền lực lớn.
Người ta sử dụng loại khớp nối này ở phía bánh xe của bán trục.
(2) Nguyên lý của khớp nối có tốc độ không đổi (khớp Rzeppa)
Mặt tựa của các viên bi có một độ cong đặc biệt sao cho điểm giao nhau (0) của các đường tâm
của các trục chủ động và bị động luôn luôn nằm ở trên đường nối tâm (P) của các viên bi thép. Do
đó, tốc độ góc (tốc độ quay theo một góc) của bán trục luôn luôn bằng tốc độ của trục bị động.
2. Khớp chạc ba
Trong khớp nối này, có một chạc ba với ba trục xoay trên cùng một mặt phẳng. Ba con lăn được
lắp vào các trục xoay này, và ba vỏ hình khum có các rãnh song song được lắp với mỗi con lăn.
Cấu tạo của hệ thống này đơn giản và không đắt tiền. Nói chung, loại khớp nối này có thể dịch


chuyển theo chiều trục.
Người ta sử dụng loại khớp nối này ở phía bộ vi sai của bán trục.
3. Tốc độ không thay đổi có độ lệch kép
Cấu tạo của loại khớp nối này gần giống như loại khớp Rzeppa (Birfield), nhưng nó có thể trượt
theo chiều trục. Các bề mặt trong và ngoài của vòng cách bị lệch trục với nhau.
4. Khớp tốc độ không đổi kiểu rãnh chéo
Đây là loại khớp nối nhỏ và nhẹ, trong đó các rãnh đặt bi của vòng lăn ngoài và các rãnh của vòng
lăn trong tạo thành các góc.
Có hai loại, một loại trượt dọc trục, và loại kia không trượt.
Chiều dài của bán trục
Ở các xe FF, sự chênh lệch về chiều dài của các bán trục bên trái và bên phải cũng có thể làm cho
vô lăng lái bị ngoặt đột ngột về một bên, hoặc xe đổi hướng khi khởi hành nhanh hoặc khi tăng tốc
độ đột ngột. Người ta gọi hiện tượng này là “lái có mômen cản”.
Vì lẽ này, một số kiểu xe sử dụng một trục trung gian kết hợp với các bán trục bên trái và bên phải
có cùng chiều dài để tránh xảy ra hiện tượng lái có mômen cản.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×