Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.52 KB, 16 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân
Cuốn theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các khu công nghiệp(CN)
mọc lên ngày càng nhiều như khu CN Ngọc Hồi, khu CN Hoàng Mai…nhu cầu
trang thiết bị điện công nghiệp để xây mới cơ sở hạ tầng tăng lên đáng kể. Song
song với nó, đời sống người dân phát triển, xây nhà nhiều hơn, chung cư mọc
nhiều hơn, nhu cầu thiết bị điện dân dụng cũng ngày càng lớn. Đáp ứng những nhu
cầu bức thiết đó Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân được thành lập từ tháng 6
năm 1999 (do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số
072001 ngày 03 tháng 06 năm 1999). Sau đây là một số thông tin sơ lược về Công
ty.
Công ty TNHH thiết bị điện Vạn Xuân.
– Tên giao dịch quốc tế là VAXUCO.Ltd (Van xuan electric equipments
company limited).
– Trụ sở chính tại Lô 06- 9A- Khu CN Hoàng Mai – Q.Hoàng Mai – TP.Hà
Nội dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Nguyễn Công Mai và thay đổi giấy phép kinh
doanh lần 5 ngày 25/01/2008.
Ngày đầu mới thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn từ khâu giải phóng
mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, đến tìm nhà cung cấp, tìm thị trường tiêu thụ cho
đầu ra. Khi đó số vốn điều lệ của Công ty chỉ có 1.200.000.000 đ, một số vốn rất
nhỏ. Văn phòng Công ty ở một nơi (tại 387- Đường Tam Trinh- P.Hoàng Văn Thụ
- Q.Hoàng Mai – TP.Hà Nội) và xưởng sản xuất ở một nơi
(khu CN Ngọc Hồi). Việc trao đổi thông tin giữa hai nơi cực kỳ khó khăn. Đó là
những khó khăn bước đầu mà ban lãnh đạo phải đối mặt.
Vượt qua tất cả những khó khăn đó, Ban giám đốc luôn cố gắng phát huy nội
lực Công ty, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè bên ngoài, số vốn của Công ty TNHH
hai thành viên trở lên này đã tăng lên một cách đáng kể 7.000.000.000đ theo giấy
phép kinh doanh lần thứ 5 ngày 25/01/2008, đó là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát
triển của Công ty trong tương lai.
Công ty luôn phấn đấu cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao để đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước, tăng cường cạnh tranh với các đối thủ cùng


ngành. Sau hơn 9 năm hoạt động, hiện nay Công ty đã sản xuất và không ngừng cải
tiến chất lượng, mẫu mã các loại thiết bị điện như: Dây cáp, Tụ điện, Tủ bù cos tự
động, Chống sét ống PT, Cầu chì tự rơi, Cầu dao cách ly trung thế .v.v.
Các sản phẩm điện của Công ty Thiết bị điện Vạn Xuân đều đạt tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9001-2000, được sự tin tưởng, tín nhiệm lựa chọn tiêu thụ của
khách hàng trong nước từ nhiều năm qua, đặc biệt chủ yếu cho hai ngành Điện lực
và Bưu điện.
Cuối năm 2002, Công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất cáp bọc PVC và
XLPE có lõi đồng và nhôm, đã đưa vào vận hành ra sản phẩm các loại dây cáp
điện.
Năm 2003 Công ty tiếp tục nghiên cứu chế tạo Công tơ điện tử đáp ứng độ
chính xác giữa ngành điện với khách hàng mua điện.
Ta có thể thấy sự phát triển của Công ty qua một số chỉ tiêu:

Biểu 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
ĐVT: 1000đ
TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu thuần 13,288,368 12,070,767 12,957,601 14,025,643
2 Tổng lợi nhuận 160,763 53,445 97,137 165,863
3 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 45,014 14,965 27,199 46,442
4 Lợi nhuận sau thuế 115,749 38,480 69,938 119,421
5 TSCĐ bình quân 1,821,571 1,057,941 2,274,794 2,578,960
6 Vốn lưu động bình quân 8,856,183 7,473,160 9,989,054 10,009,320
7 Số lao động bình quân
Trong đó:
- Lao động thường xuyên
- Lao động thời vụ
45
35
10

60
42
18
48
40
8
43
43
0
8 Thu nhập bình quân lao động/tháng 1,200 1,300 2,000 2,300

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như lợi nhuận qua các năm từ
chỗ biến động giảm, sau càng ngày càng tăng cao thể hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty có sự tăng trưởng khá tốt, sản phẩm của doanh nghiệp tạo được
chỗ đứng trên thị trường, Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chi phí để giảm
giá thành và nâng cao chất lượng hàng hóa( năm 2005 doanh thu giảm 9.16% so
với 2004, năm 2006 tăng 7.3% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 8.2% còn lợi
nhuậnh năm 2006 tăng 43.692( nghđ), tương đương tăng 81.075%; năm 2007, lợi
nhuận tăng 68,726( nghđ), tương đương tăng 19.243 %).
Điều đáng mừng là Công ty luôn tìm cách cải thiện môi trường làm việc,
liên tục tăng thu nhập cho người lao động. Năm 2005 thu nhập tăng 8,3% so với
2004, năm 2006 tăng 53.85% so với năm 2005, năm 2007 tăng 15%, thậm chí năm
2005 Công ty đang gặp khó khăn nhưng vẫn cố gắng động viên công nhân. Đây
thực sự là chiến lược thu hút công nhân của Công ty.
Tình hình tài chính, kinh tế, lao động của Công ty hoàn toàn khả quan, tuy có
thời điểm gặp khó khăn nhưng nội bộ Công ty đoàn kết, Ban giám đốc sáng suốt đưa
Ban tổ chứcCông đoàn & y tế
BAN GIÁM ĐỐC
Ban kiểm tra
Phòng Tổng hợp, kinh tế, kế hoạch

Phòng Thiết kế kỹ thuật-KCS
Xưởng gia công cơ khí.
Phòng Tài chính - Kế toán
Xưởng lắp ráp sản phẩm.Xưởngsản xuấtcáp bọc
Kho thành phẩm & hàng hoá
Kho nguyên liệu, bán thành phẩm
ra phương hướng khắc phục nên tình hình Công ty từng bước phục hồi rồi liên tục
phát triển. Trong tương lai Công ty sẽ còn phát triển hơn nữa.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết
bị điện Vạn Xuân
Cơ cấu tổ chức là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ một đơn vị tổ chức
nào. Một đơn vị có cơ cấu tổ chức khoa học thì mọi hoạt động diễn ra nhịp nhàng,
hiệu quả, có trật tự.
Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân là một doanh nghiệp được tổ chức
và quản lý sản xuất theo mô hình tập trung.Việc quản lý được tổ chức theo cơ cấu
chức năng bao gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 5 phòng ban, 3 phân xưởng, 2
kho.
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý Công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân là một doanh nghiệp được tổ chức
và quản lý sản xuất theo mô hình tập trung. Việc quản lý được tổ chức theo cơ cấu
chức năng bao gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, 5 phòng ban, 3 phân xưởng, 2
kho.
- Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
+ Giám đốc(GĐ): là người giữ vai trò lãnh đạo cao nhất toàn Công ty. Là
người đại diện hợp pháp trước pháp luật. GĐ điều hành tổ chức nhân sự, kế toán
thống kê tài chính, dự án đầu tư, KD,…quyết định phương án xử lý lãi lỗ.
+ Phó giám đốc(PGĐ): thay mặt GĐ điều hành khi GĐ vắng mặt hoặc đi
công tác, do GĐ bổ nhiệm. Gồm 2 PGĐ như cánh tay trái và cánh tay phải của GĐ:
PGĐ kỹ thuật: trực tiếp quản lý phòng thiết kế kỹ thuật- KCS. PGĐ có

nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra, tổ chức nghiên cứu,
ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng sản phẩm.
PGĐ tài chính- kế toán: quản lý phòng tổng hợp kinh tế, kế hoạch và phòng
tài chính- kế toán. Thực hiện quản lý mảng tài chính, tham gia ký kết các HĐ kinh
tế…
Bên dưới là hệ thống các phòng ban chức năng sau:
- Ban kiểm tra: có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh trong Công ty.
- Ban tổ chức công đoàn và y tế: xây dựng kế hoạch quỹ lương, các định mức
lao động, đơn giá lương…, phân tích hiệu quả kinh tế của các định mức đó. Chăm
lo tổ chức đời sống cho CBCNV, mua BHXH, BHYT cho từng người lao động,
giải quyết trường hợp ốm đau, thai sản.
- Phòng thiết kế kỹ thuật - KCS: thiết kế định mức sản phẩm, khuôn mẫu, cải
tiến sản phẩm. Theo dõi việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất.
Kiểm tra sản phẩm hoàn thành xem có đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật hay
không trước khi nhập kho.
-Phòng tổng hợp kinh tế, kế hoạch: có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư hàng
tháng, hàng quý dựa trên định mức kỹ thuật của phòng thiết kế kỹ thuật. Lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng giá thành kế hoạch cho từng sản phẩm…
- Phòng tài chính - kế toán: tổ chức bộ máy kế toán, phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty; quản lý hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước, phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty; lập các báo cáo tài chính…
- Các phân xưởng: là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất của Công ty theo
quyết định từ trên xuống. Bao gồm 3 xưởng sản xuất với các chức năng khác
nhau.
+ Xưởng cơ khí: chuyên gia công các vật liệu, bán thành phẩm, thực hiện các
công đoạn ép, mạ, bào, tiện, phay...tạo ra các chi tiết hoàn chỉnh của sản phẩm.
+ Xưởng lắp ráp: khi các bán thành phẩm của xưởng cơ khí chuyển sang,
xưởng lắp ráp sẽ lắp thành sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Xưởng sản xuất cáp bọc: là nơi tiến hành các công đoạn của quá trình sản
xuất dây cáp điện.
- Kho nguyên liệu, bán thành phẩm: là nơi lưu trữ nguyên vật liệu khi mua
vào, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn; Đồng
thời nó là nơi chứa các bán thành phẩm không đảm bảo chất lượng, quy cách nhập
lại kho chờ quyết định xử lý.
- Kho thành phẩm, hàng hóa: khi thành phẩm hoàn thành, qua phòng KCS
kiểm soát chất lượng mẫu mã theo đúng tiêu chuẩn quy định thì được nhập vào
kho. Kho thành phẩm đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa, sẵn sàng cung cấp
hàng khi có hợp đồng kinh tế.

×