Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.86 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHNO&PTNT TÂY HÀ NỘI
1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
NHNo&PTNT Tây Hà Nội :
1.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội tiếp giáp
với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía đông; Vĩnh Phúc
ở phía tây; Hà Tây ở phía nam. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 92.097 ha, dân
số là hơn 3 triệu người. Hà Nội có vị trí địa lí, chính trị quan trọng, có ưu thế đặc
biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là trung tâm đầu não về
chính trị, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, một
trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ thủ đô đi
đến các thành phố, thị xã của vùng Bắc Bộ cũng như của cả nước bằng đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, và đường thủy cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Đây
chính là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Thủ đô với các trung tâm khác trong cả
nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành
tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới, tham gia quá trình phân công lao động quốc
tế, khu vực và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Á.
Trong năm 2003, kinh tế Thủ đô đạt kết quả khả quan, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) toàn thành phố đạt mức tăng 11,1% so năm 2002. Nền kinh tế Thủ đô tiếp
tục phát triển ổn định, nhìn chung các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô đang
tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường. Một số ngành, mặt hàng đã tìm được
chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới đặc biệt là các mặt hàng may mặc,
tiểu thủ công. Một số chính sách của Nhà nước và Thủ đô thông thoáng hơn đã có
tác động tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
Sự phát triển mạnh, ổn định của kinh tế Thủ đô trong những năm qua đã có tác
động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng đóng trên địa bàn trong đó có chi
nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
1.2. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng NN và PTNT Tây Hà Nội.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng


nông nghiệp, viết tắt là NHNo Việt Nam được thành lập từ 26/3/1988 theo nghị
định số 53/HĐBT để tách hệ thống ngân hàng thành hai cấp là ngân hàng Nhà
nước và ngân hàng chuyên doanh. Mục tiêu của NHNo Việt Nam là ngân hàng
hoạt động trong khu vực nông nghiệp nông thôn, giúp cho sự phát triển của khu
vực này. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta, NHNo đóng
một vai trò quan trọng đó là phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp
với sự hội nhập của đất nước tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới và phát
triển cho phù hợp với xu thế hội nhập thông qua mở rộng mạng lưới hoạt động.
Xuất phát từ việc muốn mở rộng phạm vi hoạt động Ngân hàng Nông Nghiệp và
phát triển nông thôn - Chi nhánh Tây Hà Nội được thành lập dựa trên điều lệ và
các quyết định:
- Căn cứ Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, ban
hành kèm theo quyết định số 117/ QĐ/ HĐQT- NHNo, ngày 3/6/2002 của Chủ tịch
Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã được Thống đốc Ngân hàng nhà
nước chuẩn y tại Quyết định số 571/ 2002/ QĐ - NHNN ngày 5/6/2002.
-Căn cứ quyết định số 90/ QĐ/ NHNN ngày 7/2/2001 củaThống đốc NHNN
quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh văn
phòng, đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại.
- Căn cứ văn bản số 564/ NHNN ngày 28/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng
nhà nước về việc chấp thuận mở Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội - chi nhánh cấp 1 trực thuộc
NHNo&PTNT Vịêt Nam. NHNo&PTNT Tây Hà Nội được khai trương ngày
7/5/2003 và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 21/7/2003 theo Quy chế tổ chức và hoạt
động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số
169/ QĐ/ HĐQT - 02 ngày 07 tháng 09 năm 2000 của Hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam.
* Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội:
Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội có trụ sở giao dịch tại 115, phố Nguyễn
Lương Bằng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Là chi nhánh mới thành lập, ngân hàng có 62 cán bộ trong đó có 2 người trình
độ trên đại học 46 người trình độ cao đẳng và đại học. Hiện nay, chi nhánh có 80%
cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Trong năm 2003, Chi nhánh đã triển
khai 5 Phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân.
- Phòng giao dịch Nguyễn Du.
- Phòng giao dịch Hàng Trống.
- Phòng giao dịch Hoàng Văn Thái.
- Phòng giao dịch Hàng Lược.
Đến đầu quý I năm 2004, Chi nhánh triển khai thêm phòng giao dịch Trung
Hoà - Nhân Chính với đội ngũ cán bộ trẻ, trình độ từ cao đẳng trở lên.
+ Hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ
sau :
BAN GI M Á ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
PHÒNG H NH CH NH NH N SÀ Í Â Ự
PHÒNG THẨM ĐỊNH
PHÒNG THANH TO N QUÁ ỐC TẾ
PHÒNG KẾ TO N , NG N QUÁ Â Ỹ
C C PHÒNG GIAO DÁ ỊCH
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Trong năm 2003, hoạt động Tiền tệ - Tín dụng nhìn chung ổn định, tuy nhiên
việc biến động tỷ giá USD, lãi suất huy động vốn trong 7 tháng đầu năm, ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
nói riêng và hoạt động kinh doanh tiền tệ của các TCTD trên địa bàn nói chung.
Tuy mới khai trương và đi vào hoạt động từ 21/7/2003, nhưng với sự đoàn kết
nhất trí từ Ban Giám đốc, BCH công đoàn và toàn thể cán bộ viên chức
NHNo&PTNT Tây Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam,
NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của ngân hàng. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những khó khăn,

khai thác những thuận lợi một cách có hiệu quả NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đạt
được những kết quả sau:
1.3.1. Công tác huy động vốn .
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng không chỉ nhìn trên kết
quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu mà còn phải xem
xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị trường,
Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính dùng nguồn vốn huy động được
để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận hay nói cách khác đi công tác
huy động vốn và công tác sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề đó là kinh doanh
tiền tệ. Chúng có quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, nguồn
vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu tín dụng. Có như vậy hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng mới thực sự có hiệu quả.
Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành
lập, NHNo&PTNT Tây Hà Nội rất quan tâm đến nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu
là công tác huy động vốn. Ngân hàng thực hiện các quy chế dự trữ bắt buộc, quy
chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại đồng
thời thường xuyên xây dựng kế hoạch và quản lí điều hành vốn kinh doanh của
mình (hàng tháng, quý, năm).
Do ngân hàng mới đi vào hoạt động trong quý 3 năm 2003 nên trong quý 4 chi
nhánh đã cố gắng chỉ đạo điều hành để thực hiện kế hoạch được giao. Cụ thể là:
Tuy mới thành lập vào tháng 7 nhưng đến cuối quý 3 ngân hàng đã đạt được
tổng nguồn vốn là 433.406 triệu đồng và tính đến 31/12/2003, tổng nguồn vốn huy
động là 852.093 triệu đồng, tăng 417.687 triệu đồng đạt 196% so với quý trước. So
với kế hoạch, quý 4 đạt 130% kế hoạch (kế hoạch do Trung ương giao 656.000
triệu đồng kể cả ngoại tệ quy đổi).
Để biết một cách cụ thể hơn về sự biến động của nguồn vốn ta xem xét kết cấu
nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua số liệu bảng 1:
Bảng1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

T. hiện
30.09.03
T.hiện
31.12.03
T.hiện
11.03.04
Cơ cấu
So sánh +,- ,%
(+,-)
%
Tổng nguồn vốn 434,406 852,093 1,767,767 100% 915,674 207.5%
+ Nguồn nội tệ 360,557 600,331 1,439,931 81.5% 839,600 239.9%
+Ngoại tệ 127,849 251,762 327,836 18.5% 76,074 130.2%
Phân theo thành phần kinh tế 434,406 852,093 1,767,767 100% 915,674 207.5%
+Tiền gửi, tiền vay các
TCTD
273,250 637,556 1,043,035 59.0% 405,479 163.6%
+ Tiền gửi các TCKT 27,674 52,076 44,762 2.5% (7,314) 85.96%
+Tiền gửi dân cư 12,634 40,740 56,552 3.2% 15,812 138.8%
+ Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 50,000 100,000 100,000 5.7% 0 100%
+ Huy động hộ Trung ương 20,848 21,721 523,418 29.6% 501,697 2409.7%
Phân theo thời gian huy động 434,406 852,093 1,767,767 100% 915,674 207.5%
+ TG không kỳ hạn 25,765 49,151 42,034 2.4% (7,117) 85.5%
+ TG có kỳ hạn< 12 tháng 227,357 529,835 828,569 46.9% 298,734 156.4%
+ TG có kỳ hạn >= 12 tháng 110,436 153,132 273,746 15.5% 120,614 178.8%
+ Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 50,000 100,000 100,000 5.7% 0 100%
+ P. hành các giấy tờ có giá 20,848 21,721 523,418 29.6% 501,697 2409.7%

(Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy tính đến 31/12/2003, nguồn vốn huy

động của ngân hàng có xu thế tăng. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn huy động có
21.721 triệu đồng là trái phiếu huy động hộ trung ương. Như vậy, tổng nguồn vốn
của chi nhánh sau khi loại trừ phần vốn này sẽ là 830.372 triệu đồng; tăng 416.814
triệu đồng với thời điểm đầu quý và đạt 119% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn
tăng lên chủ yếu do nguồn tiền gửi TCTD.
Tổng nguồn vốn huy động đến 11/03/2004 đạt: 1.767.767 triệu đồng, so với
31/12/2003 tăng 915.674 triệu đồng tăng 207,5%.
+ Nguồn vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội theo thành phần kinh tế được
thể hiện thông qua bảng biểu sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT
Tây Hà Nội theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
T. hiện
30.09.03
T.hiện
31.12.03
T.hiện
11.03.04
Cơ cấu
So sánh +, -, %
(+, -) %
Phân theo thành phần kinh tế 434,406 852,093 1,767,767 100% 915,674 207.5%
+Tiền gửi, tiền vay các
TCTD
273,250 637,556 1,043,035 59% 405,479 163.6%
+ Tiền gửi các TCKT 27,674 53,822 44,762 2.5% (480,187) 8.5%
+Tiền gửi dân cư 12,634 40,740 56,552 3.2% 15,812 138.8%
+ Nguồn vốn uỷ thác đầu tư 50,000 100,000 100,000 5.7% 0 100%
+ Huy động hộ Trung ương 20,848 21,721 523,418 29.6% 502,570 2510.6%


(Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng lên là từ tiền gửi,
tiền vay của các TCTD khác và do huy động hộ Trung ương lớn. Nguồn vốn huy
động hộ NHTW tăng 502.570 triệu đồng, về số tương đối đạt 2510,6%. Tiền gửi và
tiền vay của các TCTD là 1.043.035 triệu đồng tăng so với cuối năm 2003 là
405.479 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 63,3%. Nhưng ngược lại, nguồn vốn huy động
từ các tổ chức kinh tế lại có xu hướng giảm xuống chỉ đạt được 85,96% so với quý
trước do ngân hàng mới thành lập nên đa số các doanh nghiệp có uy tín đã quan hệ
với các TCTD khác thời gian dài không muốn thay đổi nên chi nhánh gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tiền gửi cũng như tiền vay.
+ Nếu phân theo thời gian huy động vốn thì nguồn vốn của ngân hàng tăng
lên là tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tính đến
11/03/2004 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 828.569 triệu đồng tăng 298.764
triệu đồng và tăng 56,4% so với 31/12/2003. Nguồn vốn huy động trên 12 tháng
cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao đạt 273.746 triệu đồng và tăng lên là 78,7%. Trong
khi đó tiền gửi không kỳ hạn tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội lại có giảm xuống rất
nhiều chỉ đạt có 85,5% so với đầu quý.
Tuy nhiên, so với ngày đầu khi mới thành lập thì hiện nay, nguồn vốn kinh
doanh của NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã tăng lên rất nhiều, từ đó tạo thế và lực
vững chắc cho NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong việc cung ứng vốn cho các nhu
cầu phát triển kinh tế Thủ đô. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tăng cường công tác tiếp
thị, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo dõi mức
lãi suất trên địa bàn để đưa ra mức lãi suất phù hợp, linh hoạt theo cơ chế lãi suất
thoả thuận, khuyến mại tặng quà,... để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Tiếp cận
các đơn vị, tổ chức kinh tế mở tài khoản để thu hút nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi.
Thường xuyên theo dõi các lãi suất các NHTM để điều chỉnh lãi suất huy động và
lãi suất cho vay phù hợp.
1.3.2. Công tác sử dụng vốn.
Huy động vốn đã gặp không ít khó khăn nhưng việc sử dụng vốn sao cho hợp

lý lại càng khó khăn hơn. Nhận thức vấn đề này một cách rõ ràng, Ban lãnh đạo,
cán bộ công nhân viên chi nhánh đã cố gắng sử dụng vốn một cách có hiệu quả
nhất, tạo được lợi nhuận cao nhất, an toàn cao nhất.
Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động tại địa bàn nội thành Hà
Nội, nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đầu tư mở rộng
cho vay nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, Ngân
hàng còn mở rộng cho vay với tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như:
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các xí nghiệp
liên doanh với nước ngoài, cho vay các hộ sản xuất cá thể. Ngoài ra còn mở rộng
các loại hình đầu tư khác như cho vay cán bộ công nhân viên,...
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
31.12.03

cấu
Thực hiện
11.03.04

cấu
So sánh +,-,%
+,- %
Tổng dư nợ 409,020 100% 499,302 100% 90,282 122.1%
+ Ngắn hạn 279,018 68.2% 248,282 49.7% (30,736) 88.9%
+ Trung hạn 130,002 31.8% 250,320 50.1% 120,318 192.6%
+ Dài hạn 0 0 700 0.02% 700
(Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Để đánh giá một cách toàn diện công tác sử dụng vốn của Ngân hàng, ta xét
đến chỉ tiêu tổng dư nợ. Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2003 là 409.020 triệu

đồng, đạt 280% kế hoạch năm. Trong đó:
+ Dư nợ nội tệ: 383,5 tỷ đồng.
+ Dư nợ ngoại tệ quy đổi: 25,52 tỷ đồng.
Xét về loại cho vay, Ngân hàng chủ yếu cho vay vốn ngắn hạn đáp ứng nhu cầu
vốn lưu động của các thành phần kinh tế, thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng,
chiếm 62,8% tổng dư nợ cho vay. Đây cũng là một hạn chế không nhỏ của ngân
hàng trong việc mở rộng đầu tư tín dụng và phần nào phản ánh về thực trạng tình
hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vốn kinh doanh chủ yếu là vốn huy
động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng trở xuống (ngắn hạn) cho nên ngân
hàng chỉ đầu tư ngắn hạn.
Tuy nhiên, tính đến 11/03/2004 cơ cấu dư nợ của ngân hàng đã có sự thay đổi:
Tổng dư nợ của ngân hàng đạt 499.302 triệu đồng. Nếu loại trừ cho vay bằng
nguồn vốn của trung ương thì tổng dư nợ còn 299.302 triệu đồng đạt 61,7% so với
kế hoạch, trong đó:
- Ngắn hạn: 248.282 triệu đồng, chiếm 49,7% so với tổng dư nợ.
- Trung hạn, dài hạn 251.020 triệu đồng, nếu loại trừ cho vay hộ Trung ương
200.000 triệu đồng thì dư nợ trung, dài hạn còn 51.020 triệu đồng, chiếm 10,2%
tổng dư nợ.
Dư nợ của ngân hàng tăng lên là do dư nợ trung hạn và dài hạn tăng lên, đặc
biệt là dư nợ trung hạn đạt 192,6%, trong khi đó dư nợ ngắn hạn có phần giảm
xuống, chỉ đạt 88,9%.
Do mới thành lập nên kết cấu nguồn vốn vẫn chưa hợp lý, vốn dài hạn vẫn còn
chiếm tỷ trọng thấp, lãi suất đầu vào còn cao, không ổn định. Trong đó, ngân hàng
chưa có khách hàng quan hệ tín dụng lâu. Mặt khác, loại cho vay trung dài hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cố định để hình thành nên các tài sản cố định của doanh
nghiệp nên ngân hàng thực tế mới đầu tư tín dụng trung hạn chưa nhiều trong tổng
dư nợ là phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng cũng như hoạt động của nền kinh
tế. Về phía ngân hàng, để mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn thì trước hết
ngân hàng phải có nguồn vốn ổn định, có thời hạn dài. Muốn vậy thì ngân hàng
phải huy động được nguồn vốn này từ phía dân cư, các tổ chức kinh tế. Nhưng

trong thực tế, trước khi bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta trải
qua một thời kỳ tiền tệ không ổn định, sức mua của đồng tiền không ngừng giảm
thấp, điều này đã làm thiệt thòi rất lớn đối với người tích luỹ tiền tệ gửi vào ngân
hàng. Do vậy, đến nay tâm lý của họ chỉ muốn gửi vào ngân hàng dưới hình thức
tiền gửi ngắn hạn để đối phó kịp thời với những diễn biến không có lợi của nền
kinh tế.
Về phía khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh không vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng do vốn tự có của
doanh nghiệp thấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, nguồn kinh doanh chủ yếu dựa
vào nguồn cấp phát của ngân sách nhà nước, nguồn tích luỹ từ kết quả kinh doanh
không đáng kể cho nên vốn tự có rất hạn hẹp. Còn đối với những doanh nghiệp
ngoài quốc doanh hiện nay thì cũng cần một lượng vốn rất lớn để phục vụ cho sản
xuất kinh doanh. Do vậy, vay vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi
mới máy móc thiết bị đa dạng hoá sản phẩm thì các khách hàng phải chịu một
khoản chi phí trả lãi tiền vay rất lớn, chi phí cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao
không cạnh tranh được, dự án sản xuất của doanh nghiệp không có hiệu quả. Vì
vậy, các khách hàng không thể vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng.
Bảng 4: Cơ cấu tín dụng NHNo&PTNT Tây Hà Nội
phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
T. hiện
30.09.03
T. hiện
31.12.03
T. hiện
11.03.04

cấu
So sánh +,-,%

+,- %
Tổng dư nợ 115,035 409,020 499,302 100% 90,282 122.1%
DN nhà nước 94,328 318,564 364,302 72.9% 45,738 114.4%
DN ngoài
QD
14,957 70,324 104,775 21% 34,451 149%
Hộ gia đình,
cá nhân
5,750 20,132 30,225 6.1% 10,093 150%
(Nguồn: Các báo cáo giao ban của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Phân loại cho vay theo thành phần kinh tế, qua bảng 4 ta thấy tính đến thời
điểm 30/9/2003 và 31/12/2003, dư nợ của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng
cao 72%-80% tổng dư nợ. Nhìn từ góc độ ngân hàng có thể đánh giá rằng
NHNo&PTNT Tây Hà Nội rất chú trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước.
Còn nhìn từ góc độ nền kinh tế thì có thể cho rằng: Doanh nghiệp nhà nước là lực
lượng kinh tế chủ yếu cơ bản, nó giữ vai trò đòn bẩy kinh tế, có tính chất định
hướng, thúc đấy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh chiếm từ 13% -
22% tổng dư nợ nhưng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng ngày càng
tăng. Quý 4 tăng so với quý 3 năm 2003 là 55.367 triệu đồng. Có thể nói đây là
thành phần kinh tế mới phát triển nhưng lại rất năng động, nhạy bén trong kinh
doanh. Ngân hàng nông nghiệp Hà nội cũng rất quan tâm đầu tư cho thành phần
kinh tế này. Tuy tỷ trọng cho vay trong tổng dư nợ của ngân hàng chưa cao song
dư nợ cho vay luôn ổn định và có xu hướng tăng trưởng liên tục cả về số tuyệt đối
lẫn tương đối.
* Xét về công tác cho vay và thu nợ của ngân hàng:
Mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế, nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu vay
vốn của các Doanh nghiệp cung như các hộ vay vốn, NHNo&PTNT Tây Hà Nội
có chính sách lãi suất phù hợp với từng đối tượng, đa dạng hoá các thể thức cho
vay, áp dụng chủ yếu là phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức,

tranh thủ các khách hàng nhất là khách hàng là các Doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh ổn định có hiệu quả, các hộ sản xuất kinh doanh lớn có uy tín để mở rộng thị
phần cho vay. Tuy mới thành lập vào giữa năm 2003 nhưng đến 2003 với mức dư
nợ là 409.020 triệu đồng, tăng so với mức dư nợ quý 3 là 293.985 triệu đồng với
tốc độ tăng trưởng tín dụng là 426%. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh như
vậy, Ngân hàng luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm
bảo an toàn vốn và doanh lợi cho Ngân hàng.
Sau đây là số liệu cụ thể về doanh số cho vay và thu nợ của NHNo&PTNT Tây
Hà Nội.
Bảng 5: Doanh số cho vay và thu nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Thực hiện 31.12.03 Thực hiện 11.03.04
Tổng dư nợ 409,020 499,302
Doanh số cho vay 503,961 525,324
Doanh số thu nợ 209,976 435,042
Nợ quá hạn 0 0
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy:
+ Về Doanh số cho vay: Đầu quý I năm 2004, doanh số cho vay tăng so với
quý 4 năm 2003 là 21.363 triệu đồng chủ yếu là tăng ở các đơn vị là doanh nghiệp.
Nguyên nhân của việc tăng này chính là do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh
nghiệp đã mở rộng quy mô phạm vi hoạt động kinh doanh của mình nên cần lượng
vốn lớn từ Ngân hàng, Ngân hàng đã cấp vốn cho một số doanh nghiệp như Công
ty Xây Lắp Vật Liệu Xây Dựng, Công ty Thực Phẩm Miền Bắc, Công ty Cổ phần
Quốc tế Hoàng Sơn, công ty TNHH XNK Quang Minh,... Do sự phát tiển mạnh
mẽ của nền kinh tế, các Doanh nghiệp quốc doanh hoạt động ngày càng hiệu quả
hơn, nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng lên rõ rệt.
+ Về thu nợ: Doanh số thu nợ của đầu quý I năm 2004 tăng so quý 4 năm 2003
là 225.066 triệu đồng. Đạt dược kết quả này là do một số các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh phát đạt, quay vòng vốn nhanh, thu hồi vốn đầu tư đúng chu kỳ.

Nhìn chung, trong năm 2003, hoạt động của các đơn vị đã đi vào ổn định và ngày
càng phát triển mạnh tạo tiền đề cho Ngân hàng trên tất cả mọi lĩnh vực cho vay,
thu nợ cũng như dư nợ. Nhìn vào số liệu trên, ta thấy, dư nợ bình quân của Ngân
hàng là tương đối cao. Mục tiêu của NHNo&PTNT Tây Hà Nội là phải mở rộng
việc đầu tư tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa trong năm
2004 này .
Do NHNo&PTNT Tây Hà Nội mới đi vào hoạt động nên hoạt động tín dụng
của ngân hàng vẫn đang ở giai đoạn đầu nên chưa có nợ quá hạn. Nhưng trong thời
gian tới ngân hàng cũng sẽ làm tốt công tác thu nợ và thu lãi để cho nợ quá hạn
không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ của ngân hàng.
1.3.3.Hoạt động kinh doanh đối ngoại.
Bên cạnh việc cho vay, các dịch vụ cũng được ngân hàng cung cấp mở rộng và
cố gắng ngày càng phát triển như: L/C, hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) sẽ
đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng về xuất nhập khẩu; góp phần tích cực
tăng cường nguồn vốn, tín dụng nội, ngoại tệ và mở rộng nguồn thu dịch vụ của
chi nhánh. Do NHNo&PTNT Tây Hà Nội mới đi vào hoạt động nên hoạt động
thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn còn ít. Để nâng cao hoạt động thanh toán
quốc tế, ngân hàng sẽ chú trọng trong công tác tiếp thị, tìm kiếm và phát triển
khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đào tạo đội ngũ nhân
viên có trình độ hoạt động ngoại hối và thanh toán quốc tế giỏi biết phân tích, dự
báo thị trường và xu hướng biến động của tỷ giá ngoại tệ. Qua việc phân tích biến
động thị trường, ngân hàng có thể cung cấp thông tin và tư vấn kịp thời ch khách
hàng về thị trường, tỷ giá ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Bảng 6: Kết quả thực hiện thanh toán quốc tế tháng 12/2003
Danh mục
Thực hiện:
11/2003
Thực hiện:
12/2003
Tăng giảm so với

tháng trước
Số
món
Số tiền
USD
Số
món
Số tiền
USD
Số món
+(-)
Số tiền
+(-)
1.Thanh toán hàng NK.
1.1 Mở L/C 08 1,927,010 04 141,487 -4 -1,785,523
L/C đã thanh toán 03 191,954 07 512,517 04 320,563
Huỷ L/C 02 588,000 135,295 -2 -588,000
1.2 Chuyển tiền TTR 03 44,795 04 135,295 01 90,500
1.3 Nhờ thu
2. Thanh toán hàng XK
2.1. L/C xuất
2.2. Nhờ thu xuất
2.3.Chuyển tiền khác 02 24,070 05 23,946 03 -124
3. Mua ngoại tệ 22 518,250 26 296,914 04 -221,336
Trong đó: Kết hối 05 59,694 0 0 -5 -59,694
Mua của Sở giao dịch 06 450,000 05 263,997 -1 -186,003
4. Bán ngoại tệ 20 440,585 30 335,532 10 105,053
Trong đó, bán cho Sở
giao dịch
01 70,000 01 6,079 -63,921

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tháng 12/2003)
Mặc dù công tác thanh toán quốc tế chưa cao nhưng ngân hàng vẫn thường
xuyên chú trọng và tăng cường để làm tốt công tác thanh toán xuất nhập khẩu,
mua bán ngoại tệ, mở dịch vụ thu đổi ngoại tệ, đặc biệt là chuyển tiền WESTERN
UNIOM, dịch vụ thẻ,...
1.3.4.Nghiệp vụ kế toán, thanh toán.
Về nghiệp vụ kế toán, thanh toán, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện
hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số liệu chính
xác, chấp hành chế độ hạch toán kế toán, thu, chi tài chính, quản lý an toàn tài sản
đảm bảo khả năng thanh toán trong toàn chi nhánh. Thực hiện các hình thức thanh
toán không dùng tiền mặt: UNT, UNC, chuyển tiền nhanh, trong đó chủ yếu là
chuyển tiền nhanh qua máy vi tính.
Cho đến nay, NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã có 103 tài khoản của đơn vị kinh tế
và 512 cá nhân mở tài khoản.
Trong quá trình thu, chi, điều chuyển tiền mặt, NHNo&PTNT Tây Hà Nội tổ
chức tốt công tác ngân quỹ đảm bảo phục vụ tốt khách hàng đến giao dịch và đảm
bảo an toàn kho quỹ, không để xảy ra thừa, thiếu, mất quỹ.

×