Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Con người cá nhân bản năng trong thơ Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.55 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CON NGƯỜI CÁ NHÂN BẢN NĂNG TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG </b>
<b>(THẾ KỶ XVIII – XIX)</b>


Một biểu hiện hiếm có, độc đáo của con người cá nhân trong văn học Việt Nam thời kỳ
này là con người bản năng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đây là điều mà nhiều nhà
nghiên cứu văn học thời kỳ này đã khẳng định. Nguyễn Lộc viết : “Hồ Xuân Hương
không giả dối, bà đã cơng khai nói lên cái sự thật ấy. Thoả mãn cuộc sống bản năng cũng
là một khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng chính đáng
nào ; và điều đáng chú ý hơn nữa ở nhà thơ này là đã cơng khai nói đến cuộc sống bản
năng, dù viết về những đề tài cốt để người ta liên tưởng đến chuyện trong buồng kín của
vợ chồng, nhưng bất cứ một bài thơ nào của bà cũng đều gợi lên một cảm giác đẹp hiếm
có. Và chính điều này đã nâng nhà thơ lên hàng những nghệ sĩ lỗi lạc, chứ không phải là
những kẻ tầm thường làm thơ, viết văn với mục đích khiêu dâm”.


ý thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhân. Phân tâm học cho biết có
một vơ thức cá nhân sâu xa bao gồm tất cả những thúc đẩy của bản năng, mà những
cưỡng chế xã hội và văn hố đã chơn vùi, “bịt miệng”, nhưng khơng huỷ diệt được. Vơ
thức sâu xa bao gồm tồn thể những thúc đẩy nguyên thuỷ, những thúc đẩy này tạo thành
tính cảm tính (affectivité) cổ xưa của con người. Nhưng cái làm cho vơ thức được cá
nhân hố là những dấu vết của đời sống riêng tư của mỗi người, những biến cố nguyên
nhân của hiện tượng dồn ép. Nói chung hiện tượng cơng khai các ám ảnh tình dục trong
văn học đều có mấy nguyên nhân : Một là chủ nghĩa cấm dục kéo dài phản tự nhiên, giả
dối khiến người ta phản ứng ; hai là đời sống tình dục thực tế bị ức chế, khơng thoả mãn ;
ba là tình cảm sùng bái sinh thực khí ngun thuỷ. Ngồi ra cũng chú ý tính thời thượng
của mỗi thời.


ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng Nho giáo, tư tưởng “nam nữ hữu biệt”, “nam nữ thụ thụ bất
thân”, để lộ thân thể bị xem là ô nhục. Tư tưởng cấm dục của Tống Nho càng khắc nghiệt
và giả dối. Cuộc sống truỵ lạc trong cung đình, tướng phủ thời ấy đã quá tai tiếng, tương
phản gay gắt với đạo đức phong kiến. Tuy vậy, số phận đặc biệt với nhiều thiệt thịi trong
cuộc đời tình dun đã để lại dấu ấn thiếu thốn, không thoả mãn sâu đậm trong tâm tình


của Hồ Xn Hương. Nhưng cái chính ở chỗ bà là một cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, dám
nói cái mà đời ít người dám nói trong thơ. Vì vậy thơ bà thể hiện chân thực tình cảm của
bà :


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Sau giận vì dun để mõm mịm.</i>
<i>Tài tử văn nhân ai đó tá ?</i>
<i>Thân này đâu đã chịu già tom !</i>
(Tự tình III)


<i>Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,</i>
<i>Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.</i>
<i>Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,</i>
<i>Mảnh tình san sẻ tý con con !</i>
(Tự tình II)


<i>Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,</i>
<i>Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.</i>
(Tự tình III)


<i>Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc,</i>
<i>Trăm năm ơng Phủ Vĩnh Tường ơi !</i>
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường)


<i>Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi !</i>
<i>Thiếp bén dun chàng có thế thơi !</i>
(Khóc Tổng Cóc)


<i>Năm thì mười họa hay chăng chớ,</i>
<i>Một tháng đơi lần có cũng không.</i>
<i>Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,</i>



<i>Cầm bằng làm mướn, mướn không công !</i>
(Làm lẽ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cái cá nhân không thoả mãn bị dồn nén ấy trở thành ám ảnh làm cho thơ bà có cái nhìn
ngộ nghĩnh, nhìn đâu cũng thấy cơ thể người phụ nữ và việc sinh hoạt chốn buồng khuê.
Đây là điểm đã được nhiều người khẳng định. Nhưng điều mới mẻ là nhà thơ xem đó là
một nhu cầu đương nhiên, cơng khai, có tính chất thách thức :


<i>Quản bao miệng thế lời chênh lệch,</i>
<i>Khơng có, nhưng mà có, mới ngoan.</i>
(Khơng chồng mà chửa)


<i>Cịn thú vui kia sao chẳng vẽ,</i>
<i> Trách người thợ vẽ khéo vơ tình.</i>
(Đề tranh tố nữ)


<i>Qn tử dùng dằng đi chẳng dứt,</i>
<i>Đi thì cũng dở, ở khơng xong.</i>
(Thiếu nữ ngủ ngày)


<i>Qn tử có u thì đóng cọc,</i>
<i> Xin đừng mân mó nhựa ra tay.</i>
(Quả mít)


<i>Hiền nhân qn tử ai là chẳng,</i>
<i>Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo…</i>
(Đèo Ba Dội)


<i>Đá kia còn biết xuân già dặn,</i>


<i>Chả trách người ta lúc trẻ trung.</i>
(Đá ông chồng bà chồng)


<i>Thú vui quên cả niềm lo cũ,</i>
<i>Kìa cái diều ai nó lộn lèo.</i>
(Qn Khánh)


</div>

<!--links-->

×