Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương ôn thi lý thuyết môn Luật THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.76 KB, 8 trang )

Câu 1. Khái niệm, đặc điểm TMĐT
Khái niệm:
- Có nhiều quan niệm về TMĐT:
 Nghĩa hẹp:
TMĐT là hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng
internet
TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện
thông qua mạng internet mà khơng tính đến các phương tiện điện
tử khác như điện thoại, fax, telex...
 Theo pháp luật VN:
Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện
điện tử (điều 6.4 luật GDĐT)
 Giao dịch điện tử là giao dịch nhưng được thực hiện bằng
phương tiện điện tử
 Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công
nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây,
quang học, điện tử hoặc cơng nghệ tương tự.
Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết
nối mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở
khác (nghị định 52/2013)
TMĐT là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quy trình của
hoạt động TMĐT bằng phương thức thơng tin dưới dạng thông
điệp dữ liệu, các thông điệp dữ liệu này được truyền đi với kết nối
internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Đặc điểm
- Các bên trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và khơng địi hỏi
phải qun biết từ trước
- TMĐT cho phép các bên thực hiện giao dịch 24/24 và không bị giới hạn
bởi phạm vi địa lý
- Trong GDĐT phải có tối thiểu 3 chủ thể tham gia và bên thứ 3 là chủ thể


cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực
- Các bên trong giao dịch phải có một trình độ cơng nghệ thơng tin nhất
định


Câu 2. So sánh Hợp đồng TMĐT với Hợp đồng thông thường
Điểm chung của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Cả hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau. Khi giao kết
và thực hiện chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ
những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều
kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
Cả hai hợp đồng này đều phải đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng:
- Đúng đối tượng, số lượng, chủng loại thời hạn phương thức và các thỏa thuận
khác;
- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng
có lợi, đảm bảo tin cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác.

Hình thức
Chủ thể

Chữ ký

Hợp đồng TMĐT
Tồn tại dưới dạng thơng điệp dữ
liệu
Ngồi bên đề nghị và bên chấp

nhận đề nghị hợp đồng TMĐT
ln có bên thứ 3 là bên cung
cấp dịch vụ mạng và các dịch vụ
chứng thực, lưu trữ hợp đồng,...

Hợp đồng thông thường
Văn bản, lời nói, hành vi

Thơng thường có 2 bên đề nghị
và chấp nhận đề nghị, nhưng
cũng có các hợp đồng có nhiều
bên hơn tuỳ thuộc vào nội
dung, mục đích của hợp đồng.
Vd: hợp đồng hợp tác thì sẽ có
2 hoặc nhiều bên tham gia.
Được ký bằng chữ ký điện tử để được ký bằng chữ ký tay để thể
thể hiện việc giao kết.
hiện việc giao kết.

Phạm vi áp Chỉ áp dụng trong một số lĩnh
dụng
vực cụ thể mà không áp dụng đối
với việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà và các bất động sản khác,

Áp dụng rộng rãi trong mọi
hoạt động của đời sống kinh tế,
xã hội, mọi ngành, mọi lĩnh
vực….



văn bản về thừa kế, giấy đăng ký
kết hôn, quyết định ly hôn, giấy
khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu
và các giấy tờ có giá khác.
Nội dung Bên cạnh những nội dung bắt
hợp đồng
buộc như trong hợp đồng truyền
thống, hợp đồng điện tử có một
số điểm khác biệt:
+ Địa chỉ pháp lý: ngồi địa chỉ
pháp lý thơng thường (địa chỉ
bưu điện) hợp đồng điện tử cịn
có địa chỉ email, địa chỉ website,
địa chỉ xác định nơi, ngày giờ
gửi thông điệp dữ liệu, … Những
địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để
xác định tính hiện hữu, sự tồn tại
thật sự của các bên giao kết hợp
đồng với tư cách là chu thể của
việc giao kết hợp đồng điện tử.
+ Các quy định về quyền truy
cập, cải chính thơng tin điện tử.
Ví dụ như việc thu hồi hay hủy
một đề nghị giao kết hợp đồng
trên mạng Internet.
+ Các quy định về chữ ký điện tử
hay một cách thức khác như mật
khẩu, mã số, … để xác định

được các thơng tin có giá trị về
các chủ thể giao kết hợp đồng.
+ Quy định chi tiết về phương
thức thanh tốn điện tử. Ví dụ:
thanh tốn bằng thẻ tín dụng,
tiền điện tử, ví điện tử, …(bởi
việc thanh toán trong các hợp
đồng điện tử cũng thường được
thực hiện thông qua các phương
tiện điện tử)

Nội dung trong hợp đồng
truyền thống cần đầy đủ các nội
dung sau:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Số lượng, chất lượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời hạn, địa điểm, phương
thức thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng;
- Phương thức giải quyết tranh
chấp.

Lợi ích mà hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thông


Hợp đồng điện tử ra đời khắc phục hoàn toàn được những rủi ro và hạn chế so với
sử dụng hình thức hợp đồng truyền thống

- Tiết kiệm thời gian: Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn các quy trình
ký kết. Doanh nghiệp sẽ khơng mất thời gian đi lại, đàm phán, chờ đợi so với hoá
đơn truyền thống
- Tiết kiệm chi phí cho việc in ấn văn bản, hợp đồng, chi phí đi lại, lưu trữ hợp
đồng
- Hiện đại hố q trình lưu trữ, quản lý hồ sơ, dữ liệu hợp đồng bởi tất cả các dữ
liệu, nội dung hợp đồng được thể hiện bằng văn bản điện tử và lưu trữ trên hệ
thống điện tử của doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: việc tìm kiếm đối tác và thực hiện việc ký kết hợp
đồng nhanh chóng, thuận tiện trong mơi trường phi biên giới là lợi thế không thể
thiếu với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.
- Kết hợp với chữ ký số tạo nên mơi tường giao dịch an tồn, thuận tiện, nhanh
chóng, đem lại niềm tin cho các bên thực hiện giao kết hợp đồng
- Trao đổi thông tin dễ dàng, thuận tiện trên môi trường internet bất cứ ở đâu, bất
cứ khi nào, loại bỏ hoàn toàn những trở ngại về khoảng cách, không gian, thời gian
Như vậy, với những so sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống chắc
hẳn mọi người đã thấy nhiều khác biệt. Những đặc điểm, lợi ích ưu việt của hợp
đồng điện tử là lý do để doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hình thức hợp đồng
này, loại bỏ hồn tồn những hạn chế trước đây của hợp đồng giấy trong các hoạt
động giao dịch hợp tác của doanh nghiệp.
Câu 3. Trình tự giao kết, thực hiện hợp đồng TMĐT có gì khác so với HĐ
thơng thường
Trong giao dịch điện tử, ngồi các chủ thể tham gia vào giao kết như đối với
thương mại truyền thống (người bán, người mua, …) đã xuất hiện các bên thứ ba
có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ
mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm
vụ chuyển đi, lữu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại
điện tử, đồng thời họ cũng có thể đóng vai trị trong việc xác nhận độ tin cậy của
các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Với đặc thù được giao kết dưới dạng phi giấy tờ, việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ

gặp rủi ro nếu khơng có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực
chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm duy trì hệ thống


mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng như mạng quốc gia) ln ở trong tình
trạng hoạt động tốt với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh
hưởng đến việc giao kết hợp đồng điện tử. Cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ
đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra được một cơ chế sao cho các
hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp
phát sinh.
Những người thứ ba này khơng tham gia vào q trình đàm phán, giao kết hay thực
hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm
bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện
tử.
Quy trình giao kết hợp đồng TMĐT là điểm khác biệt lớn nhất với hợp đồng truyền
thống. Một hợp đồng truyền thống, đặc biệt là hợp đồng thương mại truyền thống,
sẽ được giao kết bằng việc các bên gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng
các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay. Còn một hợp đồng
thương mại điện tử sẽ được giao kết bằng phương tiện tử, các bên hồn tồn có thể
khơng cần gặp mặt và hợp đồng sẽ được “ký” bằng chữ ký điện tử. Hai phương
thức giao kết hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên
quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng
điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi”
và “nhận” một thơng điệp dữ liệu (chính là một đề nghị hay một chấp nhận) trở nên
khó xác định hơn trong mơi trường điện tử.

Câu 4. Phân biệt chữ ký số với chữ ký thông thường
Người gửi:
CHỮ KÝ SƠ
CHỮ KÝ THƠNG THƯỜNG

Soạn thảo thơng điệp dữ liệu phương
Viết thư hoặc soạn thảo và tìm ra văn
tiện điện tử (văn bản gốc)
bản giấy
Khởi động chương trình tạo chữ ký số,
chương trình thực hiện các bước sau:
1. Sử dụng hàm băm tạo ra bản tóm
tắt của văn bản gốc
2. Mã hố bản tóm tắt bằng khố bí
1. Ký tay lên văn bản
mật của người gửi
3. Đính kèm bản tóm tắt đã mã hố
2. Cho vào phong bì
và văn bản gốc thành một “gói”


4. Mã hố gói này bằng khố cơng
khai của người nhận
5. Gửi qua internet
Người nhận
Nhận một thông điệp dữ liệu từ mạng
Khởi động chương trình thẩm định chữ
ký số, chương trình thực hiện các bước
sau:
1. Giải mã thơng điệp dữ liệu nhận
được bằng khố bí mật của
mình, kết quả là có được gói như
tại bước 3 của người gửi
2. Dùng hàm băm tạo ra bản tóm
tắt của văn bản gốc trong gói

(như bước 1 của người gửi)
3. Dùng khố cơng khai của người
gửi giải mã bản tóm tắt đã được
người gửi mã hoá ở trên
4. So sánh kết quả ở bước 2 và
bước 3 nếu kết quả trùng nhau
có nghĩa là: đúng thông điệp dữ
liệu này do người gửi khởi tạo

3. Niêm phong phong bì
4. Gửi qua đường bưu điện
Nhận từ bưu điện

bóc phong bì có được văn bản và chữ

Kiểm tra xem có đúng chữ kí của
người gửi hay không

Câu 5. Nêu giá trị pháp lý của chữ ký số
Theo quy định mới nhất hiện nay thì chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được
tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã khơng đối
xứng, theo đó, người có được thơng điệp dữ liệu ban đầu và khóa cơng khai của
người ký có thể xác định được chính xác:
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa
cơng khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự tồn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu
trên.
Theo điều 24 Luật giao dịch điện tử, giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định
như sau:



“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì u cầu đó đối
với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng
để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ
được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thơng điệp
dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ
chức thì u cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thơng
điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử và chữ ký điện tử đó
có chứng thực.”

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực thi hành từ
15/11/2018) thì giá trị pháp lý của chữ ký số cụ thể như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì u cầu đối với
một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký
bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an tồn theo quy định tại Điều 9
Nghị định nàyNghị định 130/2018/NĐ-CP.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ
chức thì u cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thơng
điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm
bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam
theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ
ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công
cộng của Việt Nam cấp.
Tuy nhiên, để một chữ ký số được coi là hợp pháp thì chữ ký số đó phải đảm bảo
đầy đủ an toàn theo các điều kiện sau:

– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được
bằng khóa cơng khai ghi trên chứng thư số đó.


– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa cơng
khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ
chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
chun dùng
– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Nếu chữ ký số không đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu về an tồn này thì chữ ký
số đó không được công nhận giá trị pháp lý. Việc sử dụng những loại chữ ký số
này sẽ khiến người dùng có nguy cơ gặp rủi ro về mặt pháp lý do không tuân thủ
theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Cho biết vai trò pháp lý của chứng thư điện tử trong giao dịch dân sự
điện tử
Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng
thực là người ký chữ ký điện tử. chứng thư số là một loại chứng thư điện tử, do tổ
chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thơng tin định
danh cho khố cơng khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Từ đó xác nhận cơ
quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khố bí mật tương
ứng.
Chữ ký số là khố bí mật, chứng thư số là khố cơng khai, chỉ khi kết hợp 2 khố
này lại, chữ ký số Token mới là chữ ký số hợp lệ được chấp nhận.
Câu 7. Chứng cứ trong TMĐT có gì khác so với chứng cứ thơng thường.

Chứng cứ trong TMĐT tồn tại dưới dạng thông điệp dữ liệu trên phương tiện điện
tử, cịn chứng cứ thơng thường tồn tại dựa vào con người, dưới dạng vật hữu hình,
tài liệu, chữ ký tay,…
Chứng cứ trong TMĐT dễ tác động, bị xoá bởi sự can thiệp của người khác hơn so
với những chứng cứ thông thường.



×